SỰ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẾ BÀO T THÔNG QUA PD-1: CHÌA KHÓA CHO LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH UNG THƯ

0
1622

lmphong 2

Hình. Lách của chuột bị nhiễm LCMV. Quần thể các tế bào T đáp ứng PD-1 là CD8+ và TCF1+ và do đó xuất hiện màu vàng.


Ngày nay, các nhà khoa học từ Trung Tâm Vaccine Emory đã tìm ra cách phục hồi chức năng của tế bào T thông qua các phân tử đặc trưng từ các quần thể tế bào T, đặc biệt nhất là phân tử PD-1.

Các nhà nghiên cứu mong đợi khám phá của họ sẽ có giá trị trong điều trị tối ưu với các thuốc mục tiêu nhắm vào PD-1. Các thử nghiệm được thực hiện trên chuột nhiễm virut mãn tính, mà trong đó các tế bào T bị mất chức năng bởi phân tử ức chế miễn dịch PD-1.

Kết quả được công bố trên Nature.

Các thuốc mục tiêu nhắm vào PD-1 chẳng hạn như nivolumab, pembrolizumab và atezolizumab là một loại thuốc được biết như chất ức chế kiểm soát, và nhiều nhà nghiên cứu ung thư hiện nay đang cố gắng tìm ra cách để tăng cường hoạt động của chúng bằng cách kết hợp chúng với của các loại thuốc khác.

Với hơn một thập niên qua, Ahmed và các cộng sự cho thấy hệ thống miễn dịch của chuột nhiễm virut mãn tính hoàn toàn không hoạt động, hoặc “mất chức năng” các tế bào T kháng virut. Các tế bào T này cho thấy mức độ biểu hiện cao PD-1, và hoạt động kháng virut có thể được phục hồi lại nếu có sự tương tác PD-1 với phối tử của nó (PD-L1).

Trong nghiên cứu này, các tác giả chứng minh đối với những con chuột bị nhiễm virut mãn tính với các tế bào T kháng virut đã mất chức năng có thể được chia thành hai lô. Một lô các tế bào T trãi qua sự tăng sinh khi chuột nhiễm virut được cho kháng thể khóa PD-1, và một nhóm tế bào T khác thiếu khả năng tăng sinh khi không có kháng thể khóa PD-1.

Ngay cả trước khi có các kháng thể khóa PD-1, sự mở rộng tăng sinh của các tế bào T đặc hiệu virut phân chia với tốc độ chậm. Tuy nhiên, các tế bào này chỉ xuất hiện trong các cơ quan lympho (hạch lympho và lách), và không lưu thông xuyên suốt cơ thể. Sau khi PD-1 được khóa, các tế bào T bắt đầu phân chia và biệt hóa thành các tế bào đặc hiệu di cư đến các mô nhiễm.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy một gen điều hòa phiên mã TCF1 đóng vai trò quan trọng trong sự tạo ra và duy trì của tế bào T biểu hiện PD-1 trên chuột bị nhiễm virut mãn tính. Các tế bào T này có các phân tử đặc trưng giống với tế bào T nhớ hoặc giống với tế bào gốc, trong khi các tế bào T bình thường không có đặc điểm này.

Trong sự cộng tác với các nhà nghiên cứu ở Viện Ung thư Winship của trường Đại học Emory, phòng thí nghiệm của Ahmed đang tìm các tế bào miễn dịch với các đặc trưng tương tự trên các bệnh nhân ung thư. Có thể nhóm các tế bào T có khả năng phục hồi lại có thể được tìm thấy trong sự tương tác với khối u, hoặc có lẽ nhiều khả năng trong các hạch bạch huyết gần đó góp phần trong điều trị ung thư hiện nay.

Minh Phong dịch

Theo ScienceDaily

Email: lmphong@hcmus.edu.vn