Nhóm nghiên cứu Tái Tạo Gan (TTG) có tiền thân là nhánh nghiên cứu về gan thuộc Nhóm nghiên cứu Y học tái tạo của PTN TBG. Nhánh nghiên cứu được khởi xướng và hình thành từ những năm 2008 tại PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc. Đến năm 2010, PTN đào tạo được 1 thạc sĩ về hướng nghiên cứu này. Đến 2012, nhánh nghiên cứu có được điều kiện để phát triển nhanh và mạnh hơn thông qua kinh phí đầu tư từ Đại học Quốc gia – HCM theo đề tài mã số B2012-18-07TĐ. Minh chứng cho sự phát triển của nhóm nghiên cứu là sự tăng lên về số lượng các công trình công bố quốc tế/trong nước và sự phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu.Từ các thành quả đã đạt được, nhóm TTG được thành lập vào 17/06/2016.Với các kinh nghiệm nghiên cứu đã có được, nhóm TTG tự tin có thể tổ chức thực hiện các nghiên cứu từ cơ bản, chuyên sâu đến ứng dụng về bệnh lí gan-mật bằng các phương pháp hiện đại, góp phần vào sự phát triển của hướng nghiên cứu về khoa học sức khoẻ và khoa học y sinh của PTN nói riêng và cả nước nói chung…[Đọc thêm]
Nhóm Tái tạo Tim mạch là một trong các Nhóm nghiên cứu Y học tái tạo thuộc PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. HCM. Nhóm chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu các cơ chế tái tạo tim mạch, cũng như tìm các liệu pháp mới nhằm điều trị hiệu quả các bệnh về tim mạch. Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nhóm đã tạo được mô hình chuột tổn thương tim dùng cho các nghiên cứu in vivo tiếp theo; thu nhận và tăng sinh nguồn tế bào gốc trung mô và nội mô từ máu cuống rốn người; biệt hoá tế bào gốc thành tế bào tiền thân cơ tim; thử nghiệm ghép tế bào trên mô hình chuột tổn thương cơ tim. Kết quả ban đầu cho thấy tế bào ghép có tác động tích cực trong việc làm giảm diện tích vùng nhồi máu, duy trì chức năng tim tốt hơn nhóm đối chứng không được ghép tế bào. Trong các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về cơ chế tác động của tế bào được ghép trong cơ thể động vật mô hình, tìm thêm các liệu pháp mới, cải tiến mới phương pháp điều trị bệnh tim mạch, và hướng đến thử nghiệm lâm sàng. Tương lai, chúng tôi hy vọng có thể phát triển liệu pháp tế bào để điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ và các bệnh tim mạch khác. Chúng tôi tin rằng với những nỗ lực của nhóm, sự hỗ trợ, hợp tác từ nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, cùng với sự quan tâm và giúp đỡ từ các cấp chính quyền sẽ sớm mang lại một liệu pháp tiên tiến trong điều trị bệnh tim mạch với tính an toàn, hiệu quả cao mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, giảm bớt gánh nặng cho Gia đình bệnh nhân và Xã hội…[Đọc thêm]
Nhóm tái tạo chỉnh hình (Orthopedic regeneration) được thành lập ngày 16/6/2016 theo nhu cầu phát triển nhóm nghiên cứu chuyên sâu của PTN. Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
Mục tiêu
- Nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu hướng tới ứng dụng công nghệ tế bào/tế bào gốc, vật liệu và chế phẩm sinh học mới trong điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp
- Hợp tác với các bệnh viện triển khai ứng dụng công nghệ tế bào/tế bào gốc, vật liệu và chế phẩm sinh học mới trong điều trị bệnh
- Hợp tác với các doanh nghiệp, công ty ứng dụng sản phẩm từ công nghệ tế bào/tế bào gốc, vật liệu và chế phẩm sinh học mới trong thương mại…
- Nghiên cứu điều trị bệnh Đái tháo đường bằng liệu pháp tế bào gốc trung mô (từ mô mỡ, cuống rốn, máu cuống rốn, tủy xương…)
- Nghiên cứu biệt hóa tế bào tiết insulin, tái tạo đảo tụy in vitro
- Nghiên cứu tạo mô hình Đài tháo đường (típ 1, típ 2) trên động vật thí nghiệm
- …
- Nghiên cứu sàng lọc các hợp chất tự nhiên có hoạt sinh sinh học kháng ung thư vú, buồng trứng, gan…
- Nghiên cứu liệu pháp tế bào tua trong điều trị ung thư
- Nghiên cứu tạo mô hình ung thư 2D, 3D in vitro
- Nghiên cứu tạo mô hình động vật thí nghiệm mang khối u
- …
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm tế bào gốc off-the-shelf
Pham, P. (2016). Stem cell drugs: the next generation of pharmaceutical products. Biomedical Research and Therapy, 3(10), 857-871. https://doi.org/https://doi.org/10.15419/bmrat.v3i10.128http://www.bmrat.org/index.php/BMRAT/article/view/128
“What are stem cell drugs?”
“A drug is defined as any substance other than food that when inhaled, injected, smoked, consumed, absorbed via a patch on the skin or dissolved under the tongue causes a physiological change in the body. In pharmacology, a drug (or pharmaceutical drug) is a substance used to treat, cure, prevent or diagnose a disease or to promote well-being. According to this definition, a drug must satisfy some criteria, such as having indication to treat any disease and is an off-the-shelf product. Therefore, by definition stem cell drugs are off-the-shelf products based on stem cells that are indicated to treat, cure, prevent or diagnose a disease or to promote well-being.
As off-the-shelf products, stem cell drugs are used in the allogeneic setting in stem cell transplantation. There are key differences between allogenic stem cell transplantation and stem cell drugs. The biggest difference between them is that the stem cell drug is a product, while allogenic stem cell transplantation is a procedure using the stem cell drug. Moreover, the former is approved as a drug and the latter is approved as a medical device.”