Hội nghị Y – Sinh học Phân tử toàn quốc lần thứ 2

0
628
Nhân dịp “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội”, Trường đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội Hóa sinh Y học Việt Nam (trực tiếp là Chi hội Y Sinh học phân tử), Hội Hóa sinh Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tổ chức Hội nghị “Y Sinh học phân tử và Hóa sinh Y học toàn quốc” vào ngày 18-19 tháng 9 năm 2010 tại Trường đại học Y Hà Nội. Ban tổ chức xin trân trọng kính mời các nhà khoa học và các quý đồng nghiệp quan tâm tham gia Hội nghị.

 

Đây sẽ là dịp tốt để các nhà Y sinh học phân tử và các nhà khoa học khác, kể cả các bác sĩ lâm sàng trình bày các kết quả nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, tìm hướng hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo. Những vấn đề sẽ được báo cáo và thảo luận tại hội nghị lần này sẽ là những kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong nước về lĩnh vực: Bệnh học phân tử, các phương pháp, kỹ thuật y sinh mới ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị, các chế phẩm sinh học mới trong y học và nhiều thành tựu khác nữa trong lĩnh vực khoa học này. Thêm vào đó hội nghị năm nay cũng là dịp để các Quý đồng nghiệp có thể tham gia các chuyến du lịch khám phá thủ đô Thăng Long, Hà Nội 1000 năm văn hiến của chúng ta.

Trân trọng kính chào.

Trưởng Ban tổ chức

PGS. TS. TẠ THÀNH VĂN

 

Các cán bộ PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc có nguyện vọng tham dự Hội nghị:

– Viết bài toàn văn và gửi về địa chỉ: pvphuc@hcmuns.edu.vn trước ngày 30/5/2010.

– Nội dung: Sinh học phân tử và hóa sinh học.

– Thể lệ viết:

Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học
1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học phải chưa được đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách Khoa Việt Nam.

3. Bài gửi đăng bắt buộc phải đánh máy bằng tiếng Việt, Font chữ Time New Roman 14 (hệ chữ unicode), khoảng cách dòng 1,5 (line spacing), mỗi bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu, hình minh hoạ và tài liệu tham khảo. Mỗi bảng tối đa 10 dòng và 6 cột. Tổng số bảng và hình không quá 4. Ảnh được quét đưa vào đúng chỗ hình minh hoạ và gửi kèm theo ảnh gốc. Danh từ tiếng Việt nếu được dịch từ tiếng nước ngoài phải được viết kèm theo từ nguyên gốc. Các chữ viết tắt phải có chú thích các từ gốc của các chữ viết tắt, trong đó phần bảng biểu không dài quá 2 trang. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài phải viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú thích các từ gốc của các chữ viết tắt.


4. Trình tự về cách trình bày các mục trong bài:
a. Đầu đề: Cần ngắn gọn, cuối tiêu đề không để dấu chấm, Font chữ Time New Roman 14, đậm, viết in
b. Họ và tên tác giả, nơi làm việc, không ghi, chức danh, học vị
c. Tóm tắt tiếng Việt: nêu rõ các phần đặt vấn đề, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, bàn luận và kết luận được trình bày trong một paragraph không quá 200 từ .
– Từ và cụm từ khoá không quá 6 từ / cụm từ.
d. Nội dung: Các phần được đánh số la mã từ I đến V
I. Đặt vấn đề bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
III. Kết quả nghiên cứu
IV. Bàn luận.
V. Kết luận.

e. Tài liệu tham khảo: không quá 10 tài liệu theo thứ tự tài liệu tiếng Việt trên, tiếng nước ngoài xuống dưới theo tên tác giả. Cần nêu đủ: tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tập san, báo, quyển (tập), số, trang, xếp theo thứ tự vần A, B, C (tên tác giả)

f. Tóm tắt bằng tiếng Anh hoặc Pháp: được dịch từ phần tóm tắt tiếng Việt, kể cả từ khoá và đầu đề.
5. Bài không được đăng, không trả lại bản thảo.
6. Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa là một bài trong một số.
7. Lệ phí bài là 400.000 đồng một bài.