SẮP THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TỬ CUNG NHÂN TẠO?

0
1890

Lược dịch: Lê Văn Trình

Link bài gốc: https://www.nature.com/articles/d41586-023-02901-1

Các nhà chức trách Mỹ đang xem xét các thử nghiệm lâm sàng về một số hệ thống giả lập tử cung, nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ tử vong và khuyết tật ở trẻ sinh non.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại bệnh viện nhi Philadelphia ở Pennsylvania đã tiến hành thử nghiệm sử dụng tử cung nhân tạo để nuôi thai cừu. Thành công của nghiên cứu đã nhanh chóng lan tỏa rộng rãi, khiến người ta mường tượng ra tương lai về việc tạo ra con người hoàn toàn từ phòng thí nghiệm.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang mong đợi được cấp phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho thiết bị có tên EXTEND (the Extra-uterine Environment for Newborn Development). Mục đích của thiết bị nhằm mô phỏng được một số điều kiện tự nhiên của tử cung, qua đó giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non. Ở người, sinh non là trường hợp mang thai dưới 28 tuần, chỉ bằng 70% thời gian của việc mang thai thông thường là kéo dài 40 tuần.

Cơ quan quản lý dược và thực phẩm, FDA của Mỹ sẽ họp bàn với các chuyên gia độc lập để xem xét về thử nghiệm này vào ngày 19 và 20 tới đây. Sự kiện đang được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quan tâm và chờ đợi.

Sinh non là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2020, cả thể giới có khoảng 13.4 triệu ca sinh non và là nguyên nhân tử vong của 900.000 trẻ vào năm 2019. Việc sinh non trong khoảng 22-28 khiến cho cơ thể trẻ khong được bảo vệ và nuôi dưỡng trong bào thai trong khi các hệ cơ quan vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành về mặt chức năng. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trẻ dễ bị mắc các bệnh lý khác nhau về miễn dịch, hô hấp, thần kinh…

Hệ thống tử cung nhân tạo là một túi sinh học chứa dung dịch tương tự dịch ối để cung cấp môi trường cho trẻ sinh non tiếp tục phát triển. Ngoài ra, túi dịch ối này được kết nối với hệ thống bơm máu chứa oxy tương tự như khi bào thai trong cơ thể.

Một số cách tiếp cận khác: ngoài hệ thống EXTEND, nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới cũng đang phát triển tử cung nhân tạo theo một số cách tiếp cận khác. Hệ thống life support như hình dưới đây là một ví dụ.

Từ cừu đến người: mặc dù việc thành công trên cừu rất ấn tượng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa cừu và người là rất lớn. Đây chính là vấn đề lo ngại của thử nghiệm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải tiến hành thử nghiệm trên các loài động vật khác như heo, linh trưởng rồi mới thử nghiệm trên người.