ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI PHÔI NGƯỜI LÀM CHIA RẼ CÁC NHÀ KHOA HỌC

0
1375

Các nhà nghiên cứu đang bất đồng quan điểm trong việc biến đổi phôi người thông qua con đường di truyền học.

 

02

Hình. CRISPR/Cas9 tạo ra những biến đổi chính xác trên gen mục tiêu.

 

Những nhà khoa học thống nhất rằng cần phải ngăn chặn những nhà nghiên cứu sử dụng những kĩ thuật biến đổi gen mạnh mẽ trên phôi người, nhưng họ đang chia rẽ vì lý do gì?

Vài người nói rằng nếu nỗi sợ hãi về tính an toàn có thể dịu đi, ví dụ như những ứng dụng có một tương lai tươi sáng hơn và có thể giúp tiêu diệt những căn bệnh nguy hại. Những người khác lại cho rằng việc sửa đổi DNA của phôi, đồng nghĩa với việc những thay đổi đó có thể di truyền đến thế hệ sau, một con đường luân thường đạo lý không nên được thông qua.

Mối lo ngại này xuất phát từ một bài báo được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 12 tháng 3 năm 2015 và một bài báo khác được mong chờ xuất hiện trên tạp chí Science, giữa những nghi ngờ rằng các nhà khoa học đã biến đổi hoàn toàn những gen của phôi người.

Những kĩ thuật biến đổi gen sử dụng những enzyme nuclease để cắt DNA tại những điểm chuyên biệt và sau đó loại bỏ hoặc sửa lại những thông tin di truyền tại vị trí đó. Gần đây nhất, sự phấn khích tập trung vào một kĩ thuật gọi là CRISPR/Cas9, một phương pháp rất dễ sử dụng. Hiện nay, những kĩ thuật chỉ được ứng dụng trên những tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào không có khả năng sinh sản: ví dụ, công ty Sangamo BioSciences of Richmond, California đã sử dụng enzyme nuclease zinc finger (ngón tay kẽm), một công nghệ biến đổi gen cũ hơn, để loại bỏ một gen từ những tế bào bạch cầu mã hóa cho thụ thể mà virus HIV gắn vào để xâm nhập tế bào.

Nhưng mối lo ngại tập trung vào việc sử dụng biến đổi gen để sửa đổi bộ gen của trứng và những trứng đã được thụ tinh – một quá trình được gọi là biến đổi tế bào dòng mầm.

Edward Lanphier, chủ tịch của Sangamo và chủ tịch Hội đồng của Hội liên hiệp Y học tái tạo ở Washington DC, cùng với những đồng nghiệp ở hai tổ chức này đã viết một bài báo phản hồi trên tạp chí Nature kêu gọi các nhà khoa học ngưng việc biến đổi phôi người, thậm chí là trong nghiên cứu. Tác giả cảnh báo rằng những công việc như vậy có thể bị khai thác cho “những sửa đổi không mang tính chữa trị” – như để thay đổi màu mắt trẻ chẳng hạn – và gây ra một sự phản đối của công chúng về một “vi phạm đạo đức” có thể gây trở ngại cho việc sử dụng biến đổi gen trên tế bào sinh dưỡng

Họ cũng có những phản đối đơn giản hơn. Lanphier nói “Chúng ta là con người, không phải là con chuột biến đổi gen”. “Chúng tôi tin rằng đó là một vấn đề đạo đức cơ bản xuyên biên giới đối với việc sửa đổi tế bào dòng mầm người”.

George Church, một nhà di truyền học tại Đại học Y Harvard ở Boston, Massachusetts, đồng ý rằng cần phải có một lệnh tạm ngưng hoạt động biến đổi phôi, nhưng chỉ “cho đến khi vấn đề an toàn được làm sáng tỏ và sự đồng thuận chung chấp thuận nó”. Church, cùng với một nhóm các nhà khoa học đã gặp ở Napa, California, vào tháng giêng năm 2015 để thảo luận các vấn đề đạo đức và tiềm năng của những tiến trình nay, một phần trong công bố trên tạp chí Science mô tả chi tiết hơn về những lo ngại của họ.

Một mối lo ngại rằng những enzyme nuclease có thể gây ra những đột biến tại các vị trí khác với vị trí mục tiêu và có khả năng gây bệnh. Church nói rằng những biến đổi gen ở động vật có khả năng tiết lộ cách thức làm thế nào để hiểu và tránh các biến chứng này. Trong một thử nghiệm ứng dụng, nhóm của ông đã biến đổi các gen liên quan đến hệ miễn dịch ở phôi heo để “nhân hóa” chúng hướng đến việc cho phép những cơ quan của heo có thể ghép cho người.

Những chỉ định khác về tính an toàn sẽ đến từ những thử nghiệm trên tế bào sinh dưỡng. Sangamo đã chứng minh tính an toàn của những tế bào bạch cầu biến đổi trong một thử nghiệm lâm sàng của người với virus HIV.

Church thấy căn bản không có vấn đề gì với việc biến đổi tế bào dòng mầm – ông lưu ý rằng ngay cả những liệu pháp trên tế bào sinh dưỡng vẫn là một dạng sửa đổi nhân tạo. Ông so sánh việc biến đổi gen trong phôi với việc thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm (IVF), mọi người vẫn phản đối cho đến khi nó đã được chứng minh là an toàn.

Craig Mello, tại Đại học Massachusetts ở Worcester, một nhà di truyền học đã đạt giải Nobel, nói rằng “trong một tương lai xa, tôi có thể tưởng tượng rằng các tế bào dòng mầm đã biến đổi sẽ bảo vệ con người chống lại ung thư, đái tháo đường và các vấn đề liên quan đến tuổi tác khác. Trong thời gian gần hơn, đó có thể là một lý do chính đáng để thí nghiệm với phôi thai bị loại bỏ hoặc những tế bào gốc phôi vì mục đích nghiên cứu”.

Nhưng Lanphier nói rằng hầu hết mọi trường hợp mà cha mẹ mang những gen gây bệnh, không phải tất cả những phôi của cặp đôi đó đều mang gen lỗi. Những kĩ thuật hiện hành có thể được sử dụng để sàng lọc di truyền và chọn ra những phôi thai khỏe mạnh trước khi cấy vào tử cung, phủ nhận sự cần thiết phải sửa chữa tế bào dòng mầm. Ông nói “hầu như luôn luôn có lựa chọn thay thế”

Tuy nhiên, Church cho rằng đối với số ngày càng tăng của các trường hợp trong đó vài gen có liên quan đến một căn bệnh, hầu hết phôi cần phải được loại bỏ. Việc biến đổi sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ có được một phôi thai khỏe mạnh .

Dana Carroll, một nhà di truyền học tại Đại học Utah ở Salt Lake City, người đã có mặt tại cuộc họp Napa, nói rằng Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ nên triệu tập một hội nghị bao gồm các chuyên gia y tế và những người quan tâm đến các khía cạnh tích cực và tiêu cực của tế bào dòng mầm biến đổi.

Carroll cũng trích dẫn tầm quan trọng của việc giáo dục các thế hệ bác sĩ tiếp theo về việc biến đổi gen. “Hiện nay, họ cần được học tập những gì công nghệ có thể làm và những gì xã hội, cũng như lâm sàng, đang lo ngại.”

 

Kiều Oanh dịch

Theo Nature

ngtkoanh@hcmus.edu.vn

Link bài báo: http://www.nature.com/news/ethics-of-embryo-editing-divides-scientists-1.17131