Author: tcnhat

  • Thong bao ket qua tuyen dung nhan su PTN TBG nam 2011

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    V/v Tuyển chọn nhân sự nghiên cứu khoa học tại PTN TBG

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24  tháng 08 năm 2011

    THÔNG BÁO

    PTN thông báo kết quả xét tuyển nhân sự tham gia nghiên cứu khoa học tại PTN TBG

    Danh sách các ứng viên lọt vào vòng 2 như sau:

    STT

    Tên

    Ngạch

    1

    Nguyễn Trường Sinh

    Trợ giảng

    2

    Nguyễn Thị Phương Dung

    Trợ giảng

    3

    Trịnh Ngọc Lê Vân

    Trợ giảng

    4

    Nguyễn Thị Kim Nguyền

    Trợ giảng

    5

    Huỳnh Thúy Oanh

    KTV

    6

    Đinh Thị Hồng Nhung

    KTV

    7

    Vũ Thanh Bình

    KTV

    8

    Phạm Minh Vương

    KTV

    9

    Nguyễn Thị Kiều Oanh

    KTV

    10

    Trần Huệ Vy An

    KTV

     

     

    TM. Lãnh đạo phòng TN

    Phó trưởng phòng TN Tế bào gốc

    Trưởng phòng TN SLH & CNSH động vật

    (đã kí)

    Phạm Văn Phúc

     

  • Thong bao ket qua xet tuyen Sinh vien tham gia nghien cuu tai PTN nam hoc 2011 – 2012

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    V/v Tuyển chọn sinh viên/ học viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại PTN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22  tháng 08 năm 2011

    THÔNG BÁO

    PTN thông báo kết quả xét tuyển ứng viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại phòng.

    Danh sách các ứng viên được tuyển chọn như sau:

    STT

    Tên

    Ghi chú

    1

    Tô Thị Ngọc Hân

    SV năm 4

    2

    Nguyễn Thị Thúy Giang

    SV năm 4

    3

    Đặng Châu Ngô Hoàng

    SV năm 4

    4

    Nguyễn Vương Tường Vy

    SV năm 4

    5

    Phạm Bích Ngọc

    SV năm 4

    6

    Nguyễn Thị Mỹ Phước

    SV năm 4

    7

    Lương Thị Đoan Trang

    SV năm 4

    8

    Lê Thị Hạnh

    SV năm 4

    9

    Lê Minh Dũng

    SV năm 4

    10

    Lý Thục Uyên

    SV năm 4

    11

    Thái Doãn Lượng

    SV năm 4

    12

    Nguyễn Quốc Hoàng

    SV năm 2

    13

    Nguyễn Hoàng Nam

    SV năm 2

    14

    Phan Thành Phát

    SV năm 3

     

     

    TM. Lãnh đạo phòng TN

    Phó trưởng phòng TN Tế bào gốc

    Trưởng phòng TN SLH & CNSH động vật

    (đã kí)

    Phạm Văn Phúc

     

     

  • Thông báo thay đổi thời gian phỏng vấn tuyển dụng nhân sự tại PTN năm 2011

    Thông báo về việc thay đổi thời gian phỏng vấn tuyển dụng nhân sự tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    Thông báo đến toàn thể ứng viên, thời gian nộp đơn xin tuyển dụng và phỏng vấn tuyển dụng nhân sự sẽ thay đổi so với thời gian đã thông báo trước đây. Cụ thể, hạn cuối nộp đơn xin tuyển dụng sẽ dời đến ngày 15.08.2011, thời gian phỏng vấn dự kiến sẽ là ngày 18.08.2011.

    Các ứng viên chú ý thời gian thay đổi để thực hiện tốt quá trình phỏng vấn

    Ban lãnh đạo Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

  • Thông báo tuyển dụng sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia học tập, nghiên cứu tại PTN

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số: 01011/TBG – 11

    V/v Tuyển chọn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại PTN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

     

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12  tháng 7  năm 2011

    THÔNG BÁO

     

    Để tạo điều kiện cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tiếp xúc, học tập nâng cao kĩ năng PTN, học tập kĩ năng tổ chức nghiên cứu, thực hiện các đề tài nghiên cứu, Lãnh đạo PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, PTN Sinh lý học và CNSH Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN-ĐHQG-HCM tổ chức tuyển chọn sinh viên, học viên cao học và NCS tham gia vào các đề tài, dự án của PTN trong năm học 2010-2011 như sau:

     

    1.  Đối tượng tuyển chọn

    – SInh viên, học viên cao học, Nghiên cứu sinh thuộc tất cả các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước và ngoài nước

    2. Điều kiện tuyển chọn

    – Sinh viên/ Học viên/ Nghiên cứu sinh phải có lòng đam mê khoa học thật sự, thích học hỏi, thích tìm tòi nghiên cứu

    –  Sinh viên/Học viên/ Nghiên cứu sinh tham gia tuyển dụng phải nộp Bộ hồ sơ xét tuyển và phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo PTN

    3. Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

    – Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu trong PTN (tự viết), trong đơn xin ghi rõ hướng nghiên cứu muốn tham gia, định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

    –  Bảng điểm (bảng điểm của chương trình học cao học đối với học viên cao học) (không cần công chứng)

    4. Thời gian xét tuyển

    – Nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 13/7/2011 đến 16h30 ngày 15/8/2011

    – Phỏng vấn trực tiếp: ngày 21/8/2011 (dự kiến)

    – Thông báo kết quả: ngày 29/8/2011 (dự kiến)

    – Tham gia vào phòng thí nghiệm: ngày 5/9/2011 (dự kiến)

    5. Số lượng sinh viên tuyển chọn

    –  Sinh viên: 6

    – Học viên cao học: 6

    –  Nghiên cứu sinh: 2

     

    6. Quy trình tuyển chọn

    –  Sơ tuyển: tuyển chọn qua hồ sơ: sau khi nhận hồ sơ Lãnh đạo PTN sẽ chọn những ứng viên đủ điều kiện tuyển chọn

    – Phỏng vấn: chỉ những ứng viên trúng tuyển trong đợt sơ tuyển được mời đến phỏng vấn (mời qua điện thoại)

    – Thông báo trúng tuyển và tham gia vào PTN: ứng viên được thông báo trúng tuyển sau khi phỏng vấn 1-3 ngày bằng điện thoại và tham gia vào PTN sau 3-10 ngày kể từ ngày thông báo trúng tuyển

    7. Các hướng đề tài sẽ triển khai trong năm 2011-2012 của PTN

    – Nghiên cứu điều trị ung thư vú: nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế phân tử tế bào gốc ung thư vú, liệu pháp gen và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư vú.

    – Nghiên cứu điều trị ung thư gan/ xơ gan: nghiên cứu chuyên sâu về cơ chế kích thích tái tạo gan của tế bào gốc và các thành phần khác.

    – Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 hướng đến thử nghiệm trên người.

    – Mĩ phẩm: mĩ phẩm chăm sóc da mặt từ tế bào gốc dây rốn.

    – Tế bào gốc phôi: tế bào gốc phôi thu từ phôi nang in vitro, tế bào gốc phôi nhân tạo IPSc.

    – Nhân bản vô tính: nhân bản mèo.

    – Hỗ trợ sinh sản: tối ưu quy trình tạo phôi bò in vitro bằng ROSI, ICSI, Piezo ICSI.

    – Chấn thương tủy sống: điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.

    – Nghiên cứu điều trị thiếu máu chi, suy tim bằng ghép tế bào gốc.

    8. Liên hệ

    Mọi thắc mắc xin liên hệ thầy Phan Lữ Chính Nhân (plcnhan@hcmus.edu.vn) hoặc 0912804550

    TM. Lãnh đạo PTN

    Phó trưởng PTN Tế bào gốc

    Trưởng PTN SLH&CNSH Động vật

     

     

     

     

    Phạm Văn Phúc

     

  • Thông báo tuyển dụng nhân sự PTN năm 2011

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    Bộ môn SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số: 0101/TBG – 11

    V/v Tuyển dụng nhân sự

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

     

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12  tháng 7  năm 2011

    THÔNG BÁO

    Căn cứ kế họach tuyển dụng cán bộ viên chức của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM trong năm 2011-2012, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Bộ môn SLH&CNSH Động vật sẽ tuyển dụng nhân sự theo kế họach sau đây:

    I. ĐIỀU KIỆN DỰ XÉT TUYỂN

    1. Đối tượng xét tuyển

    Tất cả các đối tượng có nguyện vọng, đam mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực tế bào gốc, hỗ trợ sinh sản, y học tái tạo, y-sinh học.

    2. Trình độ chuyên môn

    Tất cả các ứng viên tham gia dự tuyển phải có trình độ chuyên môn tối thiểu là Cử nhân/Kĩ sư Sinh học hay Công nghệ Sinh học.

    – Về Cử nhân Sinh học: cử nhân Sinh lí học động vật, Di truyền, Công nghệ y-sinh

    – Về Cử nhân Công nghệ Sinh học: cử nhân CNSH y dược, CNSH động vật, CNSH Công nghiệp, CNSH Nông nghiệp

    – Về Thạc sĩ: chuyên ngành: Sinh lí học người – động vật, Công nghệ sinh học y dược, Công nghệ sinh học động vật, Di truyền học

    – Về Tiến sĩ: chuyên ngành: Sinh lí học động vật, Sinh lí học người, Di truyền học, Miễn dịch.

    3. Trình độ ngoại ngữ

    – Tiếng Anh: có chứng chỉ TOEFL ITP hoặc TOEFL nội bộ (400-Kĩ thuật viên, 450-Nghiên cứu viên, 500-Trợ giảng), TOEFL iBT tương đương hoặc IELTS 5.0 điểm trở lên.

    – Tiếng Pháp: có chứng chỉ TCF niveau 2 trở lên

    4. Phỏng vấn trực tiếp

    Tất cả các ứng viên có đầy đủ bộ hồ sơ sẽ được phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo PTN.

     

    II. QUY TRÌNH XÉT TUYỂN

    1. Hồ sơ xét tuyển

    Ứng viên tham gia xét tuyển cần phải nộp đầy đủ hồ sơ với các giấy tờ, văn bằng sau:

    – Đơn xin việc (tự viết, có dán ảnh, ghi rõ ngạch muốn tuyển: trợ giảng/giảng viên; nghiên cứu viên, kĩ thuật viên)

    – Bảng photo Bảng điểm của 4 năm học (Đại học) và Bảng photo Bảng điểm cao học (nếu là Thạc sĩ) (không cần công chứng)

    – Bảng photo Bằng tốt nghiệp (nếu chưa kịp cấp bằng: giấy chứng nhận tốt nghiệp) hay Giấy xác nhận đủ điều kiện tốt nghiệp trước tháng 11/2011 do Bộ môn hoặc Khoa xác nhận (không cần công chứng)

    – Bảng photo Giấy chứng nhận Trình độ Ngoại ngữ (không cần công chứng)

    2. Thời gian xét tuyển

    PTN sẽ nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày ra thông báo này đến ngày 25/7/2011.

    Nơi nhận Hồ sơ: nộp trực tiếp cho Thầy Phan Lữ Chính Nhân tại PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc.

    227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, Tp.HCM

    3. Phỏng vấn

    Tất cả các ứng viên có hồ sơ hợp lệ sẽ được mời tham dự phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo PTN.

    Thời gian phỏng vấn dự kiến: ngày 26/7/2011.

    4. Công bố kết quả xét tuyển

    Kết quả xét tuyển sẽ được thông báo trực tiếp đến ứng viên qua điện thoại và thông báo trên website: www.vinastemcelllab.com.

    Ngày công bố dự kiến: 31/7/2011

    III. SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ ĐƯỢC TUYỂN

    –          Trợ giảng/giảng viên: 03

    –          Nghiên cứu viên: 03

    –          Kĩ thuật viên: 02

    Lưu ý: Hồ sơ xét tuyển không được trả lại sau khi tham gia xét tuyển.

     

    TM. Ban Lãnh đạo PTN

    TM. Trưởng phòng

    P. Trưởng phòng

     

     

    Phạm Văn Phúc

     

     

  • CÁC TẾ BÀO NGƯỜI CÓ NGUỒN GỐC TỪ TẾ BÀO GỐC GIÚP PHỤC HỒI KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG VẬT

    Nhóm nghiên cứu thuộc khoa Y Đại học Colorado và Trung tâm Y khoa Đại học Rochester đã tạo ra bước đột phá mới trong nghiên cứu điều trị tổn thương cột sống đồng thời mở ra tiềm năng điều trị những bệnh khác liên quan đến tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. Nhóm nghiên cứu sử dụng tế bào astrocyte (tế bào hình sao, là loại tế bào chính trong hệ thần kinh trung ương) được thu nhận từ tế bào gốc người và ghép chúng vào mô hình chuột tổn thương cột sống. Các tế bào này không chỉ sửa chữa những sai hỏng cho hệ thần kinh mà còn giúp chuột hồi phục được khả năng vận động.

    Các tế bào tiền thân tế bào thần kinh đệm được sử dụng để biệt hóa thành 2 loại tế bào hình sao bằng cách bật, tắt các tín hiệu nội bào khác nhau. Khi ghép cả hai loại tế bào hình sao này vào chuột, nhóm nghiên cứu nhận thấy chỉ có 1 loại tế bào hình sao BMP có tác động hồi phục tổn thương cột sống rõ rệt (tăng 70% trong việc bảo vệ thần kinh cột sống khỏi tổn thương, thúc đẩy sợi thần kinh phát triển, hồi phục khả năng di động) trong khi loại tế bào CNTF còn lại không có tác dụng. Điều này chứng tỏ các loại tế bào hình sao là khác nhau dù được thu nhận từ cùng một quần thể tế bào tiền thân của người và có tác động hoàn toàn khác nhau trong việc thúc đẩy sửa chữa tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. Hiện nay, nhóm tác giả đang tiếp tục nghiên cứu vì sao tế bào hình sao BMP có tác dụng tốt hơn hẳn tế bào CNTF, đồng thời cũng thử nghiệm ghép tế bào hình sao người trên các mô hình tổn thương tủy sống khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau.

    (Theo Science Daily)

    Dương Thanh Thủy

  • Tế bào gốc từ cơ thể mẹ, chìa khóa điều trị bệnh di truyền ngay từ trước khi sinh

    Hiện nay, các nhà khoa học xem việc ghép tế bào gốc vào bào thai như một chiến lược điều trị tiềm năng cho nhiều loại bệnh di truyền được chẩn đoán sớm tại tam cá nguyệt đầu tiên của thai kì, bao gồm bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và những rối loạn miễn dịch khác. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học California – San Francisco cũng đã xác định chính đáp ứng miễn dịch của người mẹ ngăn cản bào thai chấp nhận tế bào gốc máu được ghép, và đáp ứng này có thể được loại bỏ bằng cách dùng tế bào gốc thu từ chính người mẹ để ghép cho thai nhi từ trước khi sinh. Việc ghép tế bào gốc vào phôi thai bao gồm thu nhận tế bào khỏe mạnh từ tủy xương người cho và ghép chúng vào phôi thai thông qua tiêm với sự giúp đỡ của kĩ thuật siêu âm. Khi thành công, tế bào được ghép cung cấp những tế bào gốc giúp hình thành hệ thống tế bào máu khỏe mạnh cho bệnh nhân.

    Về mặt lý thuyết, phôi thai đang phát triển với hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành nên là mục tiêu hứa hẹn cho liệu pháp ghép tế bào, vì nguy cơ đào thải mảnh ghép thấp và tránh được việc cần phải có liệu pháp ức chế miễn dịch lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết những cố gắng trước đây để ghép tế bào gốc máu vào phôi thai người đều chưa thành công. Điều thú vị trong nghiên cứu này là chính hệ thống miễn dịch của mẹ mới là tác nhân chính. Ban đầu, những nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần tế bào của máu bào thai chuột và tìm thấy một tỉ lệ lớn tế bào máu có nguồn gốc từ mẹ (chiếm đến 10%, là tỉ lệ cao nhất so với bất kì cơ quan nào khác của thai nhi) trong bào thai. Tỉ lệ quá lớn không mong đợi của tế bào từ mẹ trong máu bào thai đưa đến giả thuyết có thể chính tế bào mẹ gây ra đáp ứng miễn dịch tác động đến hiệu quả ghép tế bào gốc.

    Để nghiên cứu sâu hơn giả thuyết này, nhóm nghiên cứu ghép tế bào gốc máu có nguồn gốc từ chủng chuột thứ hai mà không tương hợp với cả chuột mẹ và phôi thai vào phôi chuột. Sau khi ghép, nhận thấy dòng tế bào T, nhân tố tác động chính trong đáp ứng miễn dịch, từ mẹ di chuyển vào bào thai, mà chính điều này sau đó dẫn đến thải loại mảnh ghép. Tuy nhiên, nếu loại bỏ tế bào T từ cơ thể chuột mẹ trước khi đem ghép thì gần như 100% các bào thai được tiêm tế bào ghép chấp nhận tế bào được ghép, điều này chỉ ra rằng chính tế bào T từ mẹ đóng vai trò chính yếu trong việc khởi sự thải loại. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu ghép tế bào gốc tương hợp với mẹ vào bào thai, kết quả đạt được tỉ lệ thành công rất cao.

    Ở bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ xác nhận lại là những phát hiện này có tương tự ở  người hay không và cũng sẽ kiểm tra chính xác bao nhiêu tế bào T gây ra thải loại miễn dịch. Từ đó hướng đến việc sử dụng các loại tế bào gốc khác để điều trị mọi căn bệnh từ rối loạn thần kinh đến rối loạn cơ cho người ngay từ trước khi sinh.

    (Theo Science Daily)

    Dương Thanh Thủy

  • Khám phá về Tế bào gốc ung thư bạch cầu

    Các nhà nghiên cứu King’s College London vừa mới khám phá ra rằng các tế bào gốc ung thư bạch cầu có thể được chuyển biệt hóa thành các tế bào ở giai đoạn tiền ung thư thông qua việc ức chế một protein được gọi là beta-catenin. Họ cũng thấy rằng các tế bào này có khả năng kháng lại các biện pháp điều trị, tuy nhiên khi protein beta-catenin bị ức chế, chúng trở nên nhạy cảm với các liệu pháp điều trị.

    Vai trò của protein beta-catenin trong quá trình phát triển và sự kháng thuốc của các tế bào gốc máu ở bệnh bạch cầu cho đến nay vẫn chưa được biết rõ. Trong các nghiên cứu mới đây do Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Association for International Cancer Research-AICR), Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc (Cancer research UK) và Hiệp hội Kay Kendall Leukaemia công bố rằng protein beta-catenin đóng vai trò quan trọng và được xem là mục tiêu cho các liệu pháp chữa trị bệnh bạch cầu tiềm năng.

    Các nhà khoa học nhận thấy rằng ở một số trường hợp ung thư máu, tế bào gốc ung thư bạch cầu là các thể đột biến gene MLL. Tỷ lệ này chiếm 70% ở trẻ em và 10% ở người lớn. Chỉ khoảng 50% các bệnh nhân nhi sống sót khi điều trị bằng liệu pháp anti-leukaemia.

    Để nghiên cứu sự phát triển của bệnh, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học King đã tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu quá trình biệt hóa của các tế bào gốc tiền ung thư bạch cầu thành các tế bào gốc ung thư bạch cầu. Các tế bào gốc ung thư bạch cầu này là nhân tố duy trì bệnh và có thể cảm ứng gây tái phát bệnh. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy các tế bào tiền ung thư bạch cầu đã hình thành các tế bào gốc ung thư bạch cầu, cảm ứng bệnh ung thư bạch cầu, và đồng thời hoạt hóa protein beta-catenin. Thông qua việc ức chế protein beta-catenin ở các tế bào gốc ung thư bạch cầu làm giảm sự tăng sinh các tế bào ung thư bạch cầu, trì hoãn sự tàn phá của bệnh và chuyển ngược các tế bào gốc thành các tế bào ở giai đoạn tiền ung thư bạch cầu. Mặt khác, khi các protein beta-catenin bị bất hoạt ở chuột để chuyển thành các tế bào tiền ung thư bạch cầu, các con chuột này không phát triển thành bệnh ung thư bạch cầu, mặc dù các tế bào này vẫn mang đột biến gene MLL.

    Các nhà nghiên cứu đã và đang tiếp cận các nghiên cứu trên người nhắm vào protein beta-catenin. Họ cho rằng khi ức chế protein này ở các tế bào ung thư bạch cầu mang đột biến MLL, các tế bào này bị giảm khả năng tăng sinh và tự làm mới. Đây cũng là mục tiêu tiềm năng trong việc thiết kế thuốc cho các liệu pháp điều trị bệnh ung thư bạch cầu.

    (Theo King College Newspaper)

    Nguyễn Thị Minh Nguyệt

  • PHÁT HIỆN SỰ BIỂU HIỆN VƯỢT MỨC MỘT SỐ PROTEIN TRONG TẾ BÀO GỐC UNG THƯ VÚ

    Nhóm nghiên cứu do giáo sư Mien-Chie Hung đứng đầu vừa công bố phát hiện protein EZH2, protein đóng vai trò chủ yếu trong quá trình làm mới tế bào gốc, cũng thúc đẩy sự phát triển của tế bào gốc ung thư vú khi nó được sản xuất quá mức trong các tế bào này. Công trình này được tiến hành tại Trung tâm Ung thư MD Anderson đại học Texas và được đăng trên các tạp chí Cancer Cell và Nature Cell Biology. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra hai loại thuốc có khả năng khóa các con đường khởi phát khối u liên quan đến EZH2.

    EZH2 khóa khả năng sửa chữa tổn thương DNA của tế bào

    Phân tử làm tăng khả năng tự làm mới, tồn tại và tăng sinh của tế bào gốc ung thư vú có thể được khởi phát bởi tình trạng “đói oxy” của mô ung thư. Tình trạng thiếu hụt oxy ở mô ung thư kích thích sự biểu hiện vượt mức của EZH2. Lượng lớn EZH2 tác động xấu đến quá trình sản xuất những protein quan trọng liên quan đến việc sửa sai DNA. Những nhiễm sắc thể sai hỏng không được sửa chữa sẽ khuếch đại quá trình sản xuất RAF1, gây ra dòng thác phân tử kích thích các tế bào khởi sự ung thư vú hoạt động mạnh mẽ. Tế bào gốc ung thư vú có thể thu nhận được từ các tế bào ung thư sơ khai dựa trên sự hiện diện protein bề mặt CD44 và sự biểu hiện mức thấp hay không biểu hiện CD24 ở các tế bào khối u. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sự biểu hiện mức cao EZH2 trong tế bào gốc ung thư vú làm giảm lượng chất ức chế khối u, RAD1, đồng thời làm tăng số lượng tế bào khởi phát khối u trong môi trường nuôi cấy. EZH2 biểu hiện mạnh và RAD1 giảm do thiếu hụt oxy trong môi trường khối u làm hoạt hóa protein HIF1a. HIF1a hoạt hóa gene EZH2 bằng cách gắn vào vùng promoter của gene. Khi RAD1 không thể sửa sai, RAF1 được khuếch đại khơi mào con đường MEK-ERK-β-Catenin.

    Hai loại thuốc làm giảm quần thể tế bào gốc ung thư vú

    Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra hiệu quả của năm loại thuốc kháng ung thư đối với tế bào ung thư vú trong nuôi cấy in vitro và đối với mảnh mô của bệnh nhân ung thư vú trên mô hình chuột. Kết quả cho thấy Sorafenib hay còn gọi là Nexavar, nhân tố ức chế RAF, hạn chế tế bào gốc ung thư và khóa quá trình hình thành khối u tốt hơn những loại khác. Do Sorafenib ức chế nhiều đích tác dụng nên các nhà nghiên cứu kiểm tra một loại thuốc đang được thử nghiệm là AZD6244. Thuốc này ức chế chuyên biệt kinase MEK-ERK được khởi động bởi RAF1, bất hoạt EZH2 và khóa sự hình thành mammosphere.  Thuốc ức chế tế bào khởi phát ung thư vú gợi ra những liệu pháp liên quan tới chất ức chế RAF1-ERK để ngăn cản quá trình phát sinh ung thư vú. AZD6244 đang được kiểm tra trong thử nghiệm lâm sàng, hứa hẹn về khả năng tiêu diệt tế bào gốc ung thư.

    (Theo Science Daily)

    Dương Thanh Thủy

  • Thong bao tham du seminar hoc thuat

     

     

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    PTN. NC & UD TẾ BÀO GỐC                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    THÔNG BÁO

    Seminar học thuật về:

    REGULATION OF LUNG DEVELOPMENT BY VEGF.

    Do Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thiên Nữ , thuộc Khoa Y, đại học California, San Francisco, Hoa Kỳ trình bày.

    Thời gian: 9h00 đến 10h30 ngày 05/03/2011.

    Địa điểm: Phòng F102

    Mời quý Thầy Cô và các bạn sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này tham dự.

    Xin chân thành cảm ơn.

    TP.HCM, ngày 01/03/2011

    Trưởng PTN. NC&ƯD TBG

     

     

    Phan Kim Ngọc