Author: tcnhat

  • Thuốc có nguồn gốc từ tế bào gốc đầu tiên trên thế giới

    THUỐC TẾ BÀO GỐC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

    Prochymal

    Tháng 5 năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử, một sản phẩm tế bào gốc được phê duyệt là thuốc và lưu hành trên thị trường. Tên thương mại sản phẩm này là Prochymal được chỉ đỉnh bởi FDA, do công ty Osiris – Canada sản xuất.

    Prochymalchính là tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells – MSCs), một loại tế bào gốc ưu việt có khả năng hình thành nhiều loại tế bào đặc trưng như xương, sụn, cơ, gân, mỡ, gan và nhiều loại tế bào khác.

    Prochymal hiện được sử dụng ưu tiên hàng đầu cho điều trị lâm sàng Bệnh cơ quan ghép chống lại vật chủ cấp tính (Graft versus Host Hisease – GvHD). Đây là một loại bệnh xuất hiện sau ghép tủy xương đe dọa sự sống của bệnh nhân. Steroids được sử dụng để kiếm soát tình hình bệnh, tuy nhiên những bệnh nhân không đáp ứng với steroid tỉ lệ tử vong lên đến 85%.

    Dưới đây là một bệnh nhi mắc GvHD của da hết sức nghiêm trọng do thất bại trong nhiều liệu pháp điều trị bao gồm cả steroid liều cao và các biện pháp ức chế miễn dịch khác. Biểu hiện của tình trạng GvHD nặng chính là sự viêm và lột da. Tuy nhiên khi sử dụng Prochymalthì 5 ngày sau, phản ứng viêm không còn và quá trình tái sinh da được bắt đầu. Đến ngày 18, sự hiện diện của GvHD hoàn toàn không còn.

    Prochymalcũng được thử nghiệm lâm sàng đến phase III đối với bệnh Crohn (bệnh viêm đường ruột cục bộ – bệnh này xuất hiện ở cộng đồng châu Âu, ở châu Á thì ít hoặc không có). Sau 9 ngày tiêm kể thừ thời điểm tiêm truyền Prochymal, hiện tượng viêm không còn, có sự phục hồi đồng thời tái sinh màng ruột như hình bên dưới.

    Ngoài ra, Prochymal cũng được phát triển để sữa chữa mô tim sau một tổn thương về tim, bảo vệ các tế bào đảo tụy ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại I và sữa chữa mô phổi ở các bệnh nhân mắc các bệnh về phổi.

    Hình sau mô tả tình hình thử nghiệm điều trị lâm sàng của Prochymal

    Prochymalđược xem là mốc son chói lọi của kỷ nguyên Công nghệ tế bào gốc, đánh dấu bước tiến vược bậc của các sản phẩm Tế bào gốc, sự tin tưởng của cộng đồng vào Tế bào gốc đồng thời mở đường cho hàng loạt sản phẩm có nguồn gốc từ Tế bào gốc tiếp theo.

    Phan Lữ Chính Nhân (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    plcnhan@hcmus.edu.vn

  • Điều trị thành công bệnh khiếm khuyết miễn dịch kết hợp trầm trọng bằng liệu pháp gen tế bào gốc

    Mới đây các nhà nghiên cứu tế bào gốc của UCLA công bố đã điều trị thành công bệnh khiếm khuyết miễn dịch kết hợp trầm trọng ở người bằng liệu phép gen tế bào gốc sau 11 năm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí uy tín Blood.

    Khiếm khuyết miễn dịch kết hợp trầm trọng (SCID) là bệnh do đột biến gen adenosine deaminase (ADA) mà giữ vai trò quan trọng trong sự sản xuất và sóng sót của các tế bào bạch cầu khoẻ mạnh.

    Trước đây việc điều trị bệnh này bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương đã thành công; tuy nhiên việc tìm kiếm mẫu tế bào gốc phù hợp HLA cho cấy ghép rất hiếm.

    Nghiên cứu này đã sửa chữa chính tế bào gốc của bệnh nhân. Đầu tiên tế bào gốc tạo máu CD34+ của chính bệnh nhân được thu nhận và việc sửa chữa gen ADA được thực hiện trong PTN. Sau đó, những tế bào gốc đã sửa chữa được ghép lại cho bệnh nhân.

    Đến nay 40 bệnh nhân đã sử dụng liệu pháp này từ khắp nơi trên thế giới.Bệnh nhân đầu tiênlà một cậu bé 10 tháng tuổi bệnh SCID do khiếm khuyết ADA. Vì khiếm khuyết trầm trọng nên cậu bé mắc đa viêm nhiễm, viêm phổi nặng và không thể tăng cân. Bé này đã liên tục được cung cấp ADA thay thế trong 3-4 tháng nên không cải thiện được sức khoẻ nên gia đình đã cho bé tham gia nghiên cứu này vào năm 2008. Đến nay cậu bé đã sống khoẻ bên gia đình và đã được 5 tuổi.

    PVP

     

  • Công nghệ hỗ trợ sinh sản và các dị tật bẩm sinh

    So với trẻ được sinh theo phương pháp tự nhiên, những trẻ ra đời với sự hỗ trợ của công nghệ sinh sản (ART) có nguy cơ mắc một số khuyết tật về tim, hở môi và đường tiêu hóa cao hơn từ 2-4 lần. Đây là kết luận được công bố của Trung tâm nghiên cứu kiểm soát dịch bệnh (CDC).

    ART, trong đó bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm, một kỹ thuật thu trứng của người phụ nữ kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm, và chuyển lại cơ thể mẹ hoặc được hiến tặng cho một phụ nữ khác.

    “Ngày nay, khoảng một phần trăm trẻ sơ sinh ra đời nhờ ART, và con số này sẽ tiếp tục tăng. Rủi ro dù có nhưng rất thấp, ART vẫn khiến các bậc cha mẹ phải xem xét khi dùng công nghệ này vì những tiềm năng và lợi ích mà ART mang lại “Jennita Reefhuis, một nhà dịch tễ học tại Trung tâm quốc gia của CDC về dị tật bẩm sinh và các khuyết tật, cho biết trong một thông cáo báo chí của cơ quan.

    Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ 281 ca ART và 14.095 ca sinh tự nhiên. Các kết quả trong một ca sinh duy nhất cho thấy, ART tăng hai lần nguy cơ gặp phải một số loại khuyết tật tim, hơn hai lần nguy cơ sứt môi có hay không có hở hàm ếch, và hơn bốn lần nguy cơ khuyết tật đường tiêu hóa.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh ở trẻ ART vẫn thấp. Ví dụ, sứt môi có hoặc không có vòm miệng xảy ra chỉ 1/950 ca sinh, có nghĩa tỷ lệ này ở những trẻ ART chỉ là 1/425 ca sinh..

    ART không làm tăng đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh trong những ca đa thai. Tuy nhiên, ART có tác động gián tiếp, bởi vì nó làm tăng khả năng sinh đôi, một yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều loại dị tật bẩm sinh. Các nhà khoa học đề nghị mở rộng nghiên cứu để xác định ART có liên quan đến các khuyết tật trong những ca đa thai hay không.

    ART đã phổ biến ở Hoa Kỳ từ những năm 1980, và số lượng trẻ sinh ra nhờ ART tăng gấp đôi từ năm 1996-2004. Năm 2002, khoảng 12% phụ nữ Mỹ trong độ tuổi từ 15 đến 44 sử dụng các dịch vụ về hỗ trợ sinh sản. Trong năm 2005, hơn 134.000 ca ART được thực hiện tại Hoa Kỳ, với sự ra đời của khoảng 52.000 trẻ sơ sinh, CDC cho biết.

    Thúy Oanh (nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    htoanh@hcmus.edu.vn

  • Sự tái sinh sợi trục của tế bào gốc thần kinh trong điều trị chuột tổn thương tủy sống

    Tế bào gốc thần kinh (NSCs) biểu hiện GFP đã được gắn vào chất nền fibrin có chứa hỗn hợp nhân tố tăng trưởng và ghép vào vị trí chấn thương tủy sống nghiêm trọng. Các tế bào được ghép đã biệt hóa thành nhiều kiểu tế bào, bao gồm cả tế bào thần kinh, hình thành một số lượng lớn các sợi trục thần kinh trên một khoảng cách đáng kể. Sợi trục thần kinh kéo dài hình thành các synaps phong phú với tế bào chủ. Tăng trưởng sợi trục phụ thuộc một phần vào mTOR, chứ không phải tín hiệu Nogo. Tế bào thần kinh được ghép hỗ trợ hình thành các chuyển tiếp điện sinh học tại các vị trí cắt ngang tủy sống hoàn toàn, dẫn đến phục hồi chức năng. Hai dòng tế bào gốc người (566RSC và HUES7) được gắn vào trong fibrin có chứa yếu tố tăng trưởng cho thấy sự tăng trưởng tương tự, và các tế bào 566RSC hỗ trợ phục hồi chức năng. Như vậy, tính chất nội tại để các tế bào thần kinh trong giai đoạn đầu có thể vượt qua những nhân tố ức chế của dây sống chấn thương để gắn kết tăng trưởng đáng chú ý sợi trục, dẫn đến sự hình thành của các mạch chuyển tiếp mới cải thiện đáng kể chức năng.

    Mỹ Hậu (nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    halam132676@gmail.com

  • Can activated platelet rich plasma combined with adipose-derived stem cells be used to treat skin wrinkle? A mechanism study.

    Editor: Andriani Daskalaki.

    Copyright: © 2013 |Pages: 17

    DOI: 10.4018/978-1-4666-2506-8.ch014
     

    Can Activated Platelet Rich Plasma Combined with Adipose-Derived Stem Cells Be Used to Treat Skin Wrinkles?: A Mechanism Study

    Phuc Van Pham, Loan Thi-Tung Dang, Nhung Hai Truong, Ngoc Kim Phan
    Laboratory of Stem cell research and Application, University of Science, VNU-HCM, Vietnam

    In recent years, Platelet Rich Plasma (PRP) and Adipose-Derived Stem Cells (ADSCs) have been used separately for many clinical applications, especially skin rejuvenation. A combined injection of PRP and ADSCs could therefore be used to treat skin wrinkles. However, there are controversies and reports with conflicting results regarding the efficacy of this treatment. The authors aimed to determine the anti-wrinkle and skin rejuvenation mechanism of combined PRP and ADSCs treatment. The effects of PRP and ADSCs isolated from the same consenting donors were evaluated using in vitro and in vivo models. The in vitro effects of PRP and ADSCs on dermal fibroblast proliferation, collagen production, and inhibition of Matrix Metalloproteinase-1 (MMP-1) production were investigated using a co-culture model. Fibroblasts and ADSCs were cultured within the same dish, but in two separate cavities (using an insert plate), in the presence of the same PRP-supplemented medium. In vivo, the authors evaluated the effects of combined PRP and ADSCs on skin histochemistry, including changes in the dermal layer and collagen production in photo-aged skin (mice). They also determined the survival and differentiation of grafted ADSCs. The results show that combined PRP and ADSCs strongly stimulate in vitro fibroblast proliferation, collagen production, and inhibition of MMP-1 synthesis. Intra-dermal co-injection of PRP and ADSCs was observed to stimulate increased dermal layer thickness and collagen production compared with the untreated group. These results indicate that a combined PRP and ADSC injection can reduce wrinkles more effectively than either PRP or ADSC alone, and provide insight into the clinical use of PRP combined with ADSCs for dermal applications, particularly skin rejuvenation.

    Read more in the Book: Medical Advancements in Aging and Regenerative Technologies: Clinical Tools and Applications”

    Cover

    Get it at:

    IGI Global

    amazon

  • Thông báo gặp gỡ sinh viên và lãnh đạo PTN

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số: 08/12

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2012

    THÔNG BÁO

    Các bạn sinh viên (Danh sách đính kèm) tham gia học tập, nghiên cứu khoa học tại PTN Tế bào gốc sẽ gặp gỡ Lãnh đạo PTN theo lịch như sau:

    1. 1. Gặp gỡ Lãnh đạo PTN: 9h-10h, Thứ 7, 15/09/2012.
    2. 2. Tập huấn thao tác PTN: 13h30-17h, Thứ 7, 15/09/2012

    08h-11h, Chủ nhật, 16/09/2012

    STT

    Họ tên

    MSSV

    STT

    Họ tên

    MSSV

    1

    Nguyễn Thị Quỳnh Tiên

    0918498

    14

    Trần Thị Bảo Trâm

    1118497

    2

    Nguyễn Thị Ngọc Oanh

    0918339

    15

    Nguyễn Thị Huyền Trang

    HVCH

    3

    Hoàng Hải Thủy

    0918481

    16

    Trần Đức Tín

    0918664

    4

    Trịnh Vạn Ngữ

    0918652

    17

    Trần Đỗ Thành Cường

    0915067

    5

    Trần Nguyễn Thu Minh

    1018243

    18

    Đặng Trường Sơn

    1015377

    6

    Bùi Thị Vân Anh

    1018002

    19

    Nông Đăng Quang

    0918375

    7

    Hà Thị Diễm Uyên

    0918590

    20

    Phan Thành Phát

    0918344

    8

    Lê Minh Phong

    0918346

    21

    Nguyễn Hoàng Nam

    1018249

    9

    Đinh Như Quỳnh

    0918656

    22

    Nguyễn Quốc Hoàng

    1018141

    10

    Đỗ Thị Linh

    0918246

    23

    Nguyễn Vũ Ngọc Châu

    0915051

    11

    Nguyễn Thị Hoàng Oanh

    0918338

    24

    Nguyễn Thị Mai Đan

    3082084

    12

    Trương Châu Nhật

    0915357

    25

    Nguyễn Nhật Nam

    1080158

    13

    Hoàng Kim Sơn

    0915431

    26

     

     

    Đề nghị tất cả sinh viên có mặt đúng giờ.

    Mọi sự vắng mặt đều không được chấp nhận.

    TM. Lãnh đạo PTN

    Trưởng PTN Tế bào gốc

    Phan Kim Ngọc

     

  • Tạo thành công tai người từ tế bào bệnh nhân

    Tạo thành công tai người từ tế bào bệnh nhân

    Một nhóm nghiên cứu bệnh viện Massachusetts – Mỹ đã sử dụng tế bào con người tạo thành công tai người trong phòng thí nghiệm.

    Khác với các tai nhân tạo khác, loại tai này có hình dáng và cảm giác giống hệt tai người, và sẽ được ứng dụng trong y học dùng để thay thế cho những thưong binh bị mất hoặc hỏng tai do chiến tranh.

    tai_nguoi

    Khuôn và mô hình tai.

    Cụ thể, các nhà nghiên cứu sẽ tạo ra mô hình cái tai hoàn chỉnh của bệnh nhân trên máy tính, rồi căn cứ theo các thông số kỹ thuật của cái tai, sử dụng kim loại titan có collagen bao phủ chế tạo thành khuôn tai. Sau đó, họ dùng xương sụn ở mũi hoặc ở xương sườn để cấy vào khuôn tai đó.

    Sau hai tuần, khuôn tai sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, đến khi khuôn tai đó hình thành đủ xương sụn. Khi cái tai nuôi cấy hoàn thành có thể dùng để cấy ghép, các nhà khoa học sẽ lấy mẫu da trên người bệnh để cấy da cho tai, sau đó ghép tai đó vào người bệnh.

    Được biết, các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công “tai người”. Để có thêm phát hiện mới, họ đã đưa tai đó cấy ghép lên chuột thí nghiệm.

    Hiện tại, họ đang chuẩn bị xin Cục quản lý thực dược phẩm để có thể bắt đầu cấy ghép tai cho bệnh nhân bằng cái tai được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm này để có thể tiến hành vào năm 2013

    Bích Ngọc (PTN Tế bào gốc – ĐH Khoa học Tự nhiên)

    vbngoc@hcmus.edu.vn

    Theo Đất Việt

  • Điều trị chấn thương tuỷ sống bằng ghép tế bào gốc trên người

    Công ty Stemcells Inc. vừa công bố kết quả điều trị chấn thương tuỷ sống bằng ghép tế bào gốc trên người. Tất cả các kết quả này được trình bày bởi Bác sĩ Armin Curt tại Cuộc gặp gỡ khoa học thường niên lần thứ 51 của Hội tuỷ sống quốc tế tại London, Anh.  Đây là lần đầu tiên trên thế giới tế bào gốc thần kinh được ghép trong điều trị bệnh này.

    Kết quả cho thấy việc ghép này hoàn toàn an toàn và cho kết quả đầy hứa hẹn.

    Nghiên cứu tiến hành trên 3 bệnh nhân bị tổn thương tuỷ sống hoàn toàn. Mỗi bệnh nhân được ghép với 20 triệu tế bào gốc thần kinh vào vị trí tổn thương. Kết quả cho thấy tế bào gốc thần kinh đã dung nạp tốt trong bệnh nhân; không có bất kì dấu hiệu không an toàn nào được ghi nhận.

    Đặc biệt, hai trong ba bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt về cảm giác của vùng sau của tổn thương. Đây là lần đầu tiên trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị tổn thương tuỷ sống phục hồi cảm giác sau khi ghép tế bào gốc. Với kết quả đầy khích lệ này sẽ thúc đẩy cho Stemcells Inc. đẩy nhanh sang thử nghiệm trên bệnh nhân tổn thương tuỷ sống không hoàn toàn.

    Các ghi nhận sau 4-9 tháng ở hai bệnh nhân cho thấy thay đổi trong cảm giác về tiếp xúc, cảm giác nóng và kích thích điện; tuy nhiên ở bệnh nhân còn lại thì không có sự thay đổi gì.

    PVP

  • Thông báo kết quả tuyển dụng nhân sự năm 2012

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    BM SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số: 08/TBG – 12

    V/v Kế hoạch tuyển dụng nhân sự

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

     

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2012

     

    THÔNG BÁO


    Danh sách các ứng viên đã trúng tuyển vào PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc có sự thay đổi như sau:

    1. 1. Bộ môn Sinh lý học và CNSH Động vật

    STT

    Họ và tên

    Điểm trung bình

    Điểm rèn luyện

    Ngạch

    1

    Lâm Thái Thành

    8,34

    Tốt

    Trợ giảng

    2

    Lương Thị Đoan Trang

    8,29

    Khá

    Trợ giảng

    3

    Nguyễn Thị Mỹ Phước

    8,23

    Khá

    Trợ giảng

    4

    Nguyễn Thùy Linh

    8,20

    Tốt

    Trợ giảng

    5

    Nguyễn Thị Ngọc Mỹ

    7,60

    Khá

    NCV

    6

    Bùi Nguyễn Tú Anh

    7,90

    Khá

    NCV

    1. 2. PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    STT

    Họ và tên

    Điểm trung bình

    Điểm rèn luyện

    Ngạch

    1

    Đặng Thanh Long

    7,53

    Khá

    NCV

    2

    Trương Thị Hoàng Mai

    7,64

    Khá

    NCV

    3

    Lê Minh Dũng

    7,58

    Khá

    NCV

    4

    Lê Thị Hạnh

    7,52

    Khá

    NCV

    5

    Nguyễn Hải Nam

    7,38

    Khá

    KTV

    TM. Lãnh đo PTN
    Phó trưởng PTN Tế bào gốc
    Trưởng PTN SLH&CNSH Động vật
    Phạm Văn Phúc

  • Triển vọng của thuốc tránh thai nam

    Một nghiên cứu trên chuột đã được đăng tải trên Tạp chí Cell cho thấy các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một loại thuốc (không chứa hormone) có triển vọng để điều chế thuốc tránh thai cho nam trong tương lai không xa.
    Hợp chất này ức chế sự sản xuất tinh trùng của chuột đực, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục. Khi ngưng điều trị thuốc, chuột đực phục hồi khả năng sản xuất tinh trùng như cũ, cũng như khả năng di chuyển của t

    inh trùng, làm cải thiện hiệu quả thụ tinh, và có thể làm cha những chuột con khoẻ mạnh, trường nhóm nghiên cứu James Bradner của Viện Ung Thư Dana-Farber đã cho biết.
    Các thuốc tránh thai cho nam giới trước đây gặp những hạn chế bởi vì khi vào máu, nó không thể vượt qua được hàng rào tinh hoàn để ức chế tế bào sinh tinh. Các biện pháp tránh thai cho nam ít nhiều cũng đã góp phần làm tăng tỷ lệ của việc có thai ngoài ý muốn. Mặc dù có những hạn chế, nhưng gần 1/3 cặp vợ chồng vẫn tin vào phương pháp kiềm soát sinh sản của nam giới.

    Hợp chất sử dụng trong nghiên cứu nói trên có tên JQ1. Phân tử này tấn công nhằm vào protein BRDT, một protein cần thiết cho sự sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn. Đối với những con chuột được thử nghiệm với phân tử JQ1, tinh trùng sản xuất ít hơn và khả năng bơi của tinh trùng cũng giảm. 

    Các nghiên cứu về giao phối cho thấy JQ1 thực sự hoạt động như một biện pháp tránh thai hiệu quả. Thậm chí rất tốt vì không có ảnh hưởng xấu đến mức testosterone hoặc tập quán của động vật, và có thể phục hồi khả năng sinh tinh sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các phân tử nhỏ đi kèm không gây tác dụng phụ rõ ràng với con của các con đực.

    Không có một phương pháp tránh thai hồi phục dành cho nam từ khi bao cao su ra đời vào thế kỷ trước, William Bremner từ Đại học Washington, Seattle lưu ý, trong một bài bình luận đi kèm cho biết như vậy, trong đó ông đề cập Matzuk và phương pháp tránh thai của Bradner là một bước đột phá.

    “Chúng tôi hình dung những khám phá của chúng tôi hoàn toàn có ý nghĩa với nam giới, mở ra một chương mới và cung cấp chiến lược hiệu quả về biện pháp tránh thai ở nam”, các nhà nghiên cứu đã viết. Trên cơ sở mức độ bảo tồn cao protein BRDT giữa người và chuột, việc phát triển JQ1 thành thành thuốc tránh thai nam là có thể. 

    Thúy Oanh – Trường Sinh (cán bộ nghiên cứu PTN Tế bào gốc – ĐH Khoa học Tự nhiên)

    htoanh@hcmus.edu.vn