Author: tcnhat

  • Các cơ sở khoa học của Tế bào tua trong điều trị tiểu đường loại 1

    Clare-Salzler và cộng sự, cách đây 20 năm, lần đầu tiên đã chứng minh những tế bào Tua có nguồn gốc từ hạch bạch huyết tuyến tụy của chuột tiểu đường (NOD) có khả năng ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 1 khi tiêm vào những con chuột đồng gen. Đột phá này đã bắt đầu kỉ nguyên của tế bào tua, ở một khía cạnh trước đó chưa ai đánh giá: tiềm năng ức chế miễn dịch. Kể từ đó, liệu pháp miễn dịch tế bào tua nhắm đến khối u ác tính, những thử nghiệm liệu pháp tế bào tua trên bệnh nhân được bảo hiểm y tế, những điều này mở đường cho các thử nghiệm đầu tiên của tế bào tua trên con người.

    18-9

    (A) Hướng tiếp cận chung cho liệu pháp trị ung thư bằng liệu pháp tế bào tua.
    Hầu hết tế bào tua được tạo ra từ bạch cầu đơn nhân dưới sự hiện hiện của GM-CSF/IL4. Sau đó tế bào tua được tiếp xúc với kháng nguyên ly giải từ khối u rồi được tiêm vào bệnh nhân. Tùy thuộc vào khối u mà tế bào tua có thể được tiêm trực tiếp vào vị trí u hoặc được tiêm vào máu ngoại vi. Các tế bào tua được tạo ra bằng sự thúc đẩy trưởng thành về mặt kiểu hình, đặc trưng bởi các protein bề mặt đồng kích thích, biểu hiện cao HLA và tiết ra các cytokine tiền viêm.

    (B) Ngược lại, liệu pháp tế bào tua chữa tự miễn bằng cách cung cấp một môi trường điều hòa.
    Mục tiêu là ngăn chặn tế trực tiếp hoặc gián tiếp các tế bào T tự phản ứng hoặc ngăn chặn các tế bào T/B trinh nguyên trở thành tế bào tự phản ứng. Tế bào tua chưa trưởng thành ngăn chặn các tế bào T tự phản ứng trực tiếp và gián tiếp bằng cách kích thích sự tăng sinh và biệt hóa các tế bào T và B điều hòa. Như vậy sử dụng tế bào tua chưa trưởng thành có thể ngăn chặn sự hình thành tế bào T tự phản ứng, điều này rất có ý nghĩa trong điều trị tiểu đường loại 1.

    Tài liệu tham khảo:
    Dendritic Cell Therapy for Type 1 Diabetes Suppression. Nick Giannoukakis, Massimo Trucco;  Immunotherapy. 2012;4:1063-1074.

    Phan Lữ Chính Nhân

  • Phát hiện mối liên hệ giữa hormone cơ tim liên quan đến lộ trình viêm với sự phát triển khối u.

    Báo cáo được đưa ra bởi các nhà khoa học tại đại học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học Nano Nam Florida: phát hiện một thụ thể tín hiệu hormone cơ tim biểu hiện mạnh ở cả mô viêm và mô bị ung thư có tác dụng huy động tế bào gốc để hình thành mạch máu nuôi dưỡng khối u.

    17-9

    Nghiên cứu này có thể giúp phát triển loại thuốc mới nhằm điều trị ung thư bằng cách khóa một loại thụ thể được gọi là natriuretic peptide receptor A (NPRA).

    Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hormone NRPA giữ vai trò chính yếu trong mối liên hệ giữa phản ứng viêm và sự phát triển của khối u gây ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng tín hiệu NPRA từ các tế bào ung thư kích thích sản xuất một số nhân tố có tác dụng thu hút tế bào gốc đến hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng khối u.  Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm: nếu tín hiệu NPRA bị khóa, quá trình hình thành mạch mới sẽ bị ngưng dẫn đến không có máu cung cấp cho khối u, khối u sẽ chết.

    Thực nghiệm cho thấy chuột thiếu tính hiệu NPRA không có khả năng phát triển khối u khi được tiêm tế bào khối u. Tuy nhiên, đồng cấy ghép tế bào khối u với tế bào gốc trung mô có thể thúc đẩy sự mọc chồi mạch máu mới cần thiết cho sự phát triển của khối u trên chuột suy giảm khả năng sản xuất NRPA. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất thêm: NRPA xuất hiện để điều hòa các cytokine chính yếu của quá trình viêm liên quan đến sự thu hút tế bào gốc đến mô khối u.

    Phòng thí nghiệm của Dr. Mohapatra đang tiên phong thử nghiệm và đưa ra hệ thống phân phối mới sử dụng các phân tử nano nhắm chuyên biệt vào các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này dự dịnh sẽ đưa vào cơ thể các túi chứa các phân tử có khả năng tương tác với các thụ thể  hormone cơ tim để tác động lên khả năng dẫn truyền tín hiệu từ đó ức chế sự hình thành khối u có khả năng phát triển ung thư.

    Nguyễn Thị Phương Dung
    Theo ScienceDaily

  • Những chú rùa chưa nở chống lại nhiệt độ bằng cách dịch chuyển

    Phôi dịch chuyển trong trứng để điều chỉnh nhiệt độ – yếu tố quyết định giới tính ở rùa.

    16-9
    Rùa ao Trung Quốc loại nhỏ (Chinemys reevesii) có thể điều hòa nhiệt độ cơ thể trước khi nở.

    Chinemys reevesii bắt đầu tự chủ từ rất sớm. Một nghiên cứu đăng trên Biology Letters cho thấy phôi của loài bò sát này có thể di chuyển xung quanh trong trứng để điều hòa nhiệt độ cơ thể và tiếp theo là giới tính của mình. Wei-Guo Du, nhà sinh thái học ở Học viện Khoa học Trung Quốc – Bắc Kinh và là trưởng nhóm thực hiện nghiên cứu cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy nhiều động vật có thể chủ động chọn lựa vận mệnh cho mình ngay cả ở giai đoạn rất sớm của phôi”.

    Phát hiện này chống lại giả định từ lâu cho rằng nhiệt độ phôi của bò sát được xác định chỉ bởi môi trường nơi mà rùa mẹ đẻ trứng. Đối với C. reevesii, phôi phát triển trong điều kiện mát chủ yếu mang giới tính đực, trong khi những phôi phát triển trong điều kiện ấm hơn mang giới tính cái.

    Vị trí

    Du và cộng sự cho thấy phôi C. reevesii đã điều chỉnh nhiệt độ của chúng bằng cách di chuyển đến những điểm nóng hay lạnh bên trong trứng giống như những chú rùa di chuyển đến hay đi khỏi ánh sáng mặt trời để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể một khi chúng nở.

    Nghiên cứu trước đó kiểm tra một giống rùa khác cũng đã cho thấy phôi có thể di chuyển từ khu vực lạnh hơn đến khu vực ấm hơn trong trứng. Nhưng nhóm của Du đã đi một bước xa hơn, kiểm tra xem phôi có thể di chuyển ra khỏi khu vực nóng nguy hiểm giống như những con rùa trưởng thành không. Các nhà nghiên cứu đã đặt 125 trứng trong lồng ấp 260C và chia ngẫu nhiên các trứng vào 5 nhóm. Các trứng bị làm nóng đến 290C ở một bên dọc theo chiều dài, đặt gần trung điểm của trứng. Phôi trong trứng bị đốt nóng đến 290C hay 300C ở hai đầu trứng sẽ di chuyển đến những vùng ấm áp hơn. Nhưng trứng bị đốt nóng đến 330C ở hai đầu trứng – nhiệt độ quá nóng cho sự phát triển của rùa – phôi sẽ di chuyển ra khỏi các điểm nóng.

    Để xác định những con rùa nhỏ đang kiểm soát chuyển động của chúng bên trong trứng, nhóm đã ấp đến 410C. Nhiệt độ bề mặt tại một đầu của C. reevesii được giữ ở 280C, nhiệt độ tối ưu cho phôi phát triển. Sau 10 ngày, các nhà khoa học giết ngẫu nhiên một nửa số phôi đang phát triển, một tuần sau đó, họ đánh giá những thay đổi nếu có trong các vị trí ở tất cả phôi còn sống hay chết. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phôi còn sống sẽ di chuyển đến đầu ấm của quả trứng, trái ngược với khá nhiều phôi chết – do đó điều này ngụ ý rằng một ít rùa thực sự chuyển mình bên trong trứng. Điều này gọi là hành vi điều nhiệt bên trong trứng, phổ biến trong các loài bò sát và cũng có lẽ ở loài chim. Điều này có thể có ích cho những loài đó khi khí hậu ấm lên bởi vì nó có thể giúp phôi tránh được nhiệt độ nóng nguy hiểm.

    George Parsons, Giám đốc cấp cao của Ban Ngư học tại Bể cá John G. Shedd ở Chicago cũng hi vọng rằng kết quả của nghiên cứu sẽ giúp giữ lại nhiều loài bò sát, mặc dù ông không lạc quan mấy về việc phôi có thể tự cứu mình khỏi sự nóng lên toàn cầu. Ông nói: “Hành vi có thể đệm cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhưng chỉ ở một mức độ nhất định”. Và Parsons muốn thấy nhiều kết quả nghiên cứu hơn về những phát hiện mới liên quan đến xác định giới tính: “Các phôi sẽ có khuynh hướng tiến lại gần hay ra xa sức nóng?”.

    Trong khi nghiên cứu được ca ngợi, Fredric Janzen, một nhà sinh thái học tại Đại học bang Iowa ở Ames đã đặt ra câu hỏi liệu các phát hiện này có tác động lên tỉ lệ giới tính rùa trong tự nhiên. Ông đã ghi nhận trên nhiều rùa tồn tại sự xác định giới tính phụ thuộc nhiệt độ, tỉ lệ giới tính của con non được xác định bởi nhiều nhân tố khác nhau như thực vật phủ trên tổ, nhiệt độ thời tiết nói chung và mức độ hormone steroid trong lòng đỏ trứng. Ông đã nói: “ Nếu đây là điểm chung giữa các loài rùa, điều đó có vẻ không để lại nhiều chỗ cho cơ chế điều hòa nhiệt độ của phôi để có tác động đáng kể lên việc xác định giới tính của con non”.

    Nguyễn Thị Mỹ Phước
    Theo Nature

  • Tuần 16/9/2013 đến 22/9/2013

    Ngày

    Giờ

    Nội dung

    Địa điểm

    Thành phần

    Thứ 2

    16/9

    8h-11h

    Họp giao ban lab

    Open lab-SCL

    Toàn thể thành viên PTN

    13h-15h

    Họp nhóm Gan

    Thư viện

    Nhóm Gan

    15h30-17h30

    Họp nhóm Thần kinh

    Thư viện

    Nhóm Thần kinh

    Thứ 3

    17/9

    8h-9h

    Họp nhóm Tim mạch 2

    Thư viện

    Nhóm Tim mạch 2

    9h30-10h

    Họp nhóm Quản lý sinh viên

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc, nhóm QLSV

    13h-17h

    Thư viện sắp xếp

    Thư viện

    Nhóm thư viện

    Thứ 4

    18/9

    8h-9h

    Tập huấn chuyển giao công nghệ cho phòng khám PhucAnKhang

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc

    Họp nhóm TT HTSS (Mỹ Hậu)

    Thư viện

    Nhóm TT HTSS (Mỹ Hậu)

    9h-11h

    Đón đoàn đại học Cần Thơ

    I11

    Phạm Văn Phúc

    13h00-13h30 Trao đổi với công ty ETS Phòng lãnh đạo Phạm Văn Phúc

    13h30-14h30

    Họp đề cương thạc sĩ

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc+Học viên cao khóa 22

    14h30-15h30

    Họp nhóm sinh sản

     

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc+toàn bộ thành viên nhóm sinh sản

    15h30-16h30

    Họp kiểm tra tiến độ NCS

    Thư viện

    Phạm Văn Phúc, Bửu Trúc, Hải Nhung, Bích Ngọc

    16h30-17h30 Họp nhóm Tiểu đường 1 Phòng lãnh đạo Phạm Văn Phúc, Quỳnh Anh, Mỹ Phước

    Thứ 5

    20/9

    8h-11h

    Đón đoàn tham quan của Sở Khoa học Công nghệ An Giang

    SCL

    Pham Van Phúc

    Chính Nhân, Trường Sinh

    13h-13h30

    Nộp xét khen thưởng thành tích PTN cho Trường

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc

    PLB Trúc, LTM Hậu

    13h30-14h30

    Họp nhóm Website

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc

    Thứ 6

    21/9

    8h-11h

    Họp nhóm Tiểu đường 2

    Thư viện

    Nhóm tiểu đường 2

    8h-9h30

    Họp nhóm Mạch máu và kế hoạch nghiệm thu đề tài

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc

    VB Ngoc; TNL Vân, PT Lan

    9h30-10h30

    Họp nhóm Phần mềm và kế hoạch nghiệm thu đề tài

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc, Hải Nhung, Bích Ngọc, Minh Hoàng, Thanh Tâm, Quốc Việt, Minh Vương

    10h30-11h30 Làm việc với đại diện công ty Roche VN Thư viện Phạm Văn Phúc

    12h-13h30

    Họp nhóm Dược chất thiên nhiên và triển khai đề tài

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc, Duy Bình

    13h30-15h30

    Họp nhóm Ung thư (cả nhóm)

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc

    15h30-16h00 Trao đổi với đại diện công ty Biomedic Thư viện Phạm Văn Phúc

    Thứ 7

    22/9

    9h-11h

    Họp nhóm mAb

    Thư viện

    Nhóm mAb

    8h-9h

    Sửa luận văn Thạc sĩ

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc, Thanh Tâm, Minh Hoàng, Lê Vân, Mỹ Hậu, Phương Dung

    9h-10h

    Họp nhóm
    tim mạch

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc. (nhóm Bửu Trúc)

    13h-17h

    Họp nhóm UTV2

    Thư viện

    Nhóm UTV2

     

    13h30-14h30

    Trả lời phóng viên báo Sài gòn tiếp thị

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc

  • Giả thuyết mới về nguyên nhân của Alzheimer: Sự tương tác của các protein trong não

    Nghiên cứu cho thấy sự tương tác của tau và amyloid beta trong não có thể gây suy giảm nhận thức.

    Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất. Bệnh Alzheimer được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1906 do bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer. Bệnh diễn tiến chậm và có thể gây tử vong. Trong nhiều năm, các nhà khoa học nghiên cứu về bệnh Alzheimer tập trung tìm hiểu hai protein tích lũy trong não của những người bị bệnh Alzheimer có thể góp phần gây ra bệnh. Các protein đó gồm amyloid beta tạo ra các mảng bám và protein tau tạo ra các đám rối thần kinh.

    Bệnh Alzheimer đã được xác định là một bệnh liên quan đến sự gấp cuộn protein, do sự tích tụ các protein amyloid beta và protein tau gấp cuộn sai trong não. Ở bệnh Alzheimer, protein APP bị phân cắt thành các sợi amyloid beta, và các sợi này tạo nên các cụm tích tụ bên ngoài tế bào thần kinh dưới dạng mảng dày đặc gọi là mảng lão hóa. Bên cạnh đó protein tau bị thay đổi về mặt hóa học, trở nên phosphoryl hóa quá mức, nó bắt cặp với các sợi khác, tạo thành các đám rối sợi thần kinh và làm tan rã hệ thống vận chuyển của tế bào thần kinh.

    13-9

    Nhưng lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu bệnh Alzheimer đã tiến hành quan sát hai loại protein không phải một cách độc lập mà là sự tương tác của hai loại protein với nhau. Nghiên cứu được thực hiện trên mô não sau khi khám nghiệm tử thi bệnh nhân Alzheimer và trong não chuột mắc bệnh Alzheimer. Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự tương tác giữa hai protein này có thể là chìa khóa cho căn bệnh Alzheimer. Khi những tương tác tăng lên, sự tiến triển của bệnh Alzheimer trở nên trầm trọng hơn.

    Nghiên cứu được thực hiện bởi Hemachandra Reddy, tiến sĩ, nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon tại Đại học Khoa học và Sức khoẻ Oregon, công trình được công bố trong tháng 6 năm 2013 trên Tạp chí Bệnh Alzheimer (Journal of Alzheimer’s Disease).

    13-9_2

    Nghiên cứu cho thấy khi có sự tương tác giữa protein tau phosphoryl hóa và amyloid-beta, đặc biệt là ở dạng độc của nó, xảy ra tại các synap thần kinh, các synap thần kinh này sẽ bị tổn thương. Chính sự tổn thương đó có thể dẫn đến sự suy giảm nhận thức ở các bệnh nhân Alzheimer. Reddy, tác giả nghiên cứu, cho rằng phức hợp được hình thành giữa amyloid-beta và tau có thể ngăn chặn các giao tiếp thần kinh. Reddy cũng hướng đến việc tìm kiếm một phân tử có thể ức chế sự gắn kết của hai protein này ở các synap thần kinh, từ đó đưa ra hướng chữa trị cho bệnh Alzheimer.

    Để tiến hành nghiên cứu, Reddy và nhóm của ông đã sử dụng ba loại chuột khác nhau, những con chuột này đều có những đặc điểm của bệnh Alzheimer, bao gồm việc có amyloid-beta và tau phosphoryl hóa trong não bộ. Reddy cũng phân tích mô não từ những người bị mắc bệnh Alzheimer sau khi chết. Reddy và Maria Manczak, tiến sĩ, một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Reddy, đã sử dụng các kháng thể nhận biết và bắt cặp đặc hiệu với amyloid-beta và tau phosphoryl hóa nhằm tìm kiếm các bằng chứng cho thấy sự tương tác của amyloid-beta và tau phosphoryl hóa. Họ đã tìm thấy phức hợp amyloid-beta/tau trong mô não bệnh Alzheimer của người cũng như trong não chuột mắc Alzheimer. Nhóm Reddy đồng thời nhận thấy rằng những vùng có nhiều phức hợp amyloid-beta/tau cũng chính là những vùng Alzheimer tiến triển mạnh nhất.

    Reddy tìm thấy rất ít hoặc không có bằng chứng của sự tương tác tương tự trong các đối tượng đối chứng- những con chuột không có những đặc điểm của bệnh Alzheimer và mô não của những người không có bệnh Alzheimer. “Nhiều nghiên cứu bệnh Alzheimer đã được thực hiện để xem xét sự tương tác giữa amyloid-beta và tau,” Reddy nói. “Nhưng bài báo này là bài báo đầu tiên đưa ra những chứng cứ mạnh mẽ để chứng minh rằng có một sự tương tác giữa amyloid-beta và tau, và tương tác này có thể gây ra những tổn thương tại các synap thần kinh và gây suy giảm nhận thức ở những người bị bệnh Alzheimer. “

    Reddy và công sự tiếp tục thực hiện những nghiên cứu để xác định các vấn đề quan trọng tiếp theo. Một là xác định vị trí gắn hoặc tương tác giữa amyloid-beta và tau, tìm hiểu nơi đầu tiên trong tế bào thần kinh tương tác của amyloid-beta và tau xảy ra. Hai là tìm ra một phương pháp để hạn chế tương tác đó và từ đó có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

    Lâm Thái Thành
    Theo Neuroscience News

  • Tiêm tế bào gốc giúp cải thiện tình trạng chấn thương cột sống ở chuột rat

    Một nhóm nghiên cứu quốc tế tại SAN DIEGO, California, đã đưa ra báo cáo về việc tiêm các tế bào gốc thần kinh người lên chuột Rat bị chấn thương tủy sống cấp tính (spinal cord injury – SCI). Theo kết quả này thì sau một liều tiêm duy nhất đã làm tái sinh tế bào thần kinh tại vị trí tổn thương, đồng thời giúp cải thiện chức năng và khả năng di chuyển ở chuột.

    12-9Giáo sư Bác sĩ Martin Marsala, tại Khoa Gây mê hồi sức cùng với các đồng nghiệp tại Đại học California, Trường Y San Diego, và các trường khác tại  Slovakia, Cộng hòa Séc và Hà Lan, cho biết việc ghép tế bào gốc thần kinh thu nhận từ tủy sống của thai người lên vị trí tổn thương cột sống ở chuột Rat đã đưa ra một loạt các lợi ích trong điều trị: làm giảm sự co cứng cơ và hình thành các liên kết mới giữa các tế bào gốc thần kinh được tiêm vào với các tế bào còn sống tại vị trí tổn thương trên cơ thể chuột.

    Bác sĩ Marsala, một chuyên gia về chấn thương cột sống và các rối loạn liên quan đến chấn thương cột sống cho biết: “Lợi ích chính trong liệu pháp này là đã cải thiện tình trạng tại vị trí tổn thương, kiểm soát khả năng di chuyển trong các thử nghiệm đi bộ và ức chế sự co cứng cơ”. 
    Co cứng (Spasticity) – là một thuật ngữ dùng để chỉ sự trương lực hoặc co thắt quá mức ở cơ không kiểm soát được – đây là một biến chứng nghiêm trọng và phổ biến trong chấn thương tủy sống.

    Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các tế bào gốc người được tiêm vào tập trung nhiều tại vị trí chấn thương trên chuột. Bác sĩ Marsala nói: “Tất cả các tế bào được ghép vào đều có sự sát nhập mạnh mẽ và sự trưởng thành của tế bào gốc thần kinh người được ghép vào đã được ghi nhận. Điều quan trọng hơn là các khối u nang hoặc khoang trống có thể hình thành trong hoặc xung quanh vị trí tổn thương cột sống đã không có mặt trong bất kỳ mô hình chuột nào. Vị trí tổn thương trên chuột đã hoàn toàn lấp đầy bởi các tế bào được ghép vào. “

    Những con chuột Rat bị chấn thương cột sống sau ba ngày sẽ được ghép tế bào gốc đã thu nhận từ người và không sử dụng bất cứ vật liệu hỗ trợ nào khác trên vị trí tổn thương. Ngoài ra, chuột còn được sử dụng thuốc để ngăn chặn các phản ứng loại thải miễn dịch với tế bào gốc dị loài được ghép. Theo BS. Marsala, các tế bào gốc sau khi được tiêm vào sẽ có hai tác động chính là: kích thích tế bào thần kinh trên chuột tái sinh và thay thế một phần chức năng của tế bào thần kinh bị mất.

    “Nguồn tế bào gốc thu nhận từ tủy sống chứa nhiều các yếu tố tăng trưởng khác nhau, có thể có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và có thể thúc đẩy sự tăng sinh các sợi thần kinh của các tế bào thần kinh chủ. Chúng tôi cũng đã chứng minh rằng tế bào thần kinh được ghép có thể phát triển và liên kết với các tế bào thần kinh chủ và ở một mức độ nào đó sẽ khôi phục lại liên kết giữa, trên và dưới vị trí tổn thương. Sự phục hồi này sẽ khôi phục lại khả năng vận động và cảm giác ở chuột. ” Bác sĩ Marsala cho biết thêm

    Các nhà khoa học đã sử dụng một dòng tế bào gốc phôi người đã được cho phép gần đây để tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người ở những bệnh nhân bị chấn thương cột sống do chấn thương mãn tính. Marsala cho biết: mục tiêu cuối cùng là phát triển tế bào thần kinh tiền thân (có khả năng trở thành một trong ba loại tế bào chính trong hệ thống thần kinh) từ các tế bào gốc vạn năng cảm ứng (IPS) lấy từ bệnh nhân, nhờ đó có khả năng sẽ loại bỏ việc ức chế miễn dịch trong điều trị.

    Trong khi chờ phê duyệt của UC San Diego’s Institutional Review Board, một bước nhỏ tiếp theo trong giai đoạn 1 được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả với bệnh nhân đã bị một chấn thương cột sống lưng (giữa đốt sống T2-T12) trong 1-2 năm trước đó và những người mất khả năng cử động cơ và cảm giác ở dưới vùng chấn thương cột sống.

    Tài liệu tham khảo:
    Sebastiaan van Gorp et al., 2013. Amelioration of motor/sensory dysfunction and spasticity in a rat model of acute lumbar spinal cord injury by human neural stem cell transplantation. Stem Cell Research & Therapy, 4(5): 57. DOI: 10.1186/scrt209

    Bùi Nguyễn Tú Anh
    Theo Stem Cell Research News

  • Các chất từ cây thuốc châu Phi có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của ung thư

    Nhiều cây thuốc châu Phi chứa các chất hóa học có thể ngăn ngừa sự di căn các tế bào ung thư. Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu sau khi thực hiện tại phòng thí nghiệm Đại học Johannes Gutenberg University, Mainz (JGU). Các hợp chất từ cây sẽ được tiếp tục phân tích để đánh giá tiềm năng điều trị bệnh của chúng.

    GS. Thomas Efferth của Viện Dược học và Sinh hóa – Khoa học liệu pháp sự sống tại đại học Mainz giải thích: “Các hoạt chất hiện diện trong các cây thuốc châu Phi có thể giết các tế bào ung thư đã kháng nhiều hơn một loại thuốc. Vì vậy, chúng là một điểm khởi đầu hoàn hảo trong việc phát triển những chiến lược điều trị ung thư mới khi tế bào ung thư không bị tác động bởi các tác nhân liệu pháp thường quy”. Trong 4 năm qua, GS. Efferth và TS. Sinh hóa Victor Keute của Đại học Dschang ở Cameroon đã nghiên cứu các hoạt chất trong các cây cỏ châu Phi như cây cúc gai (giant globe thistle), tiêu dại (wild pepper), cỏ mác (speargrass) và ớt Ethiopia (Ethiopian pepper).

    Sự kháng đa thuốc là một trong những vấn đề gây lo ngại nhất trong liệu pháp điều trị ung thư vì trong những trường hợp như vậy hầu hết các thuốc trị ung thư chuẩn được sử dụng trong liệu pháp bị thất bại và cơ hội sống sót của bệnh nhân vì thế bị giảm đáng kể. Vấn đề không thể chỉ đơn giản được giải quyết bằng cách tăng liều điều trị vì nó cũng gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm không mong muốn. GS Efferth nói thêm: “Chúng tôi đang tìm kiếm các chất có thể phá vỡ tính kháng thuốc của ung thư và không gây tác dụng phụ”, ông cũng làm việc với các cây thuốc được sử dụng trong đông y Trung Hoa.

    11-9

    Các đoạn rễ của cây cúc gai

    Nhiều loại cây chứa các độc tố có tác dụng tự bảo vệ chống lại động vật ăn chúng và các bệnh do vi sinh vật. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa trên mặt đất, các thực vật đã kiểm soát các phân tử xác định để giúp chúng bù đắp bất lợi chính của chúng khi đối mặt với kẻ thù, tức là tính bất động và thiếu một hệ thống miễn dịch. Thách thức cho các nhà dược học bây giờ là xác định chất từ thực vật nào là thuốc và chất nào là độc và nguy hiểm.

    Trong dự án liên kết với Mainz, nhà khoa học người Cameroon Victor Kuete đã kiểm tra hơn 100 loại thực vật ở đất nước của ông và tác động gây độc của chúng lên tế bào ung thư. Được trao giải Humboldt Research Fellowship, bây giờ ông có thể tiếp tục và mở rộng nghiên cứu của mình như là một thành viên của nhóm nghiên cứu của Thomas Efferth tại Mainz. Efferth nói: “Chúng tôi đã tìm thấy các chất benzophenone và các chất hóa học thực vật khác có thể vượt qua các cơ chế kháng thuốc của ung thư và vì thế mở ra nhiều cơ hội mới cho nghiên cứu kế tiếp”.

    Các nhà nghiên cứu đang tập trung vào 3 cơ chế kháng thuốc khác nhau. Sự kháng thuốc qua trung gian kênh vận chuyển, chúng ngăn chặn thuốc gây ra tác động do một cơ chất gọi là P-glycoprotein thúc đẩy sự bơm thuốc ra khỏi tế bào ung thư. Trong trường hợp sự kháng thuốc thông qua gen ức chế khối u, một đột biến trong protein p53 nghĩa là các tế bào ung thư không những không bị tiêu diệt mà còn trở nên kháng thuốc và tăng tính ác tính. Cuối cùng, sự kháng thuốc thông qua gen gây ung thư (oncogene), thụ thể nhân tố tăng trưởng biểu bì (epidermal growth factor receptor – EGFR) gửi tín hiệu vào trong tế bào làm cho khối u tăng trưởng nhanh hơn. Các nhà nghiên cứu tại Mainz có các mô hình tế bào của cả 3 cơ chế kháng thuốc, giúp họ có thể thử nghiệm tính hiệu quả của các chất thu từ thực vật.

    Trong tổng số 8 công bố gần đây nhất của họ, nhóm nghiên cứu báo cáo rằng 4 hoạt chất benzophenone tự nhiên có thể ngăn chặn sự tăng sinh của các dòng tế bào ung thư được nghiên cứu, bao gồm cả các dòng kháng đa thuốc. “Benzophenone được tìm thấy là những chất có tiềm năng gây độc cần được nghiên cứu mở rộng với mục đích phát triển các loại thuốc tiêu diệt ung thư mới có hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư kháng thuốc” là lời khẳng định trên bài báo được công bố gần đây trong tạp chí khoa học Phytomedicine.

    Vũ Thanh Bình
    Theo ScienceDaily
  • Protein nanog thúc đẩy tăng sinh ung thư đầu và ung thư cổ

    Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại trung tâm  Ung thư thuộc đại học bang Ohio, phối hợp với bệnh viện ung thư Arthur G. James và Việc nghiên cứu Richard J. Solove đã xác định được một con đường truyền tín hiệu hóa sinh học trong tế bào gốc ung thư, đóng vai trò thiết yếu với sự phát triển ung thư đầu và cổ.

    10--9

    Nghiên cứu đã chỉ ra protein Nanog, một nhân tố hoạt động bình thường trong tế bào gốc phôi, có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào gốc ung thư trong ung thư đầu và cổ. Phát hiện này cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chế một loại thuốc nhắm trúng đích mới, giúp tăng cường điều trị ung thư đầu và cổ.

    Bình thường, Nanog giúp tế bào gốc phôi khỏe mạnh và duy trì trạng thái không biệt hóa, uncommited (tính vạn năng). Nhưng một số nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng Nanog thúc đẩy tế bào gốc ung thư tăng sinh, từ đó làm khối u phát triển.

    “Nghiên cứu này đã xác định một trục tín hiệu cốt lõi cho tiến trình phát triển ung thư đầu và cổ, và có thể làm gián đoạn trục này qua 3 bước chính”, tiến sĩ Quintin Pan cho biết. “Thuốc nhắm trúng đích được thiết kế để ức chế 1 hay cả 3 bước này nhằm tăng hiệu quả điều trị ung thư đầu và cổ.”

    Nghiên cứu được xuất bản trong số mới nhất của tạp chí Oncogene.

    Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng enzyme Protein kinase C-epsilon (PKCepsilon) gắn nhóm phosphat mang năng lượng lên phân tử Nanog. Sự phosphoryl hóa này giúp ổn định và hoạt hóa các phân tử Nanog.

    Điều này cũng đồng thời kích hoạt một chuỗi sự kiện: 2 phân tử Nanog gắn lại với nhau, và được kết nối bằng phân tử đồng hoạt hóa thứ ba gọi là p300. Phức hợp này sau gắn với promoter của gene  Bmi1, tăng cường biểu hiện gene này. Từ đây, thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào gốc ung thư.

    Nghiên cứu này cho thấy trục PKCepsilon/Nanog/Bmi1 cần thiết cho sự phát triển ung thư đầu và cổ. Ngoài ra, những bằng chứng ban đầu còn cho thấy việc phát triển các nhân tố ức chế để khóa các điểm cốt lõi của trục là một liệu pháp chữa ung thư đầu và cổ đầy tiềm năng.

    Tài liệu tham khảo:
    X Xie, L Piao, G S Cavey, M Old, T N Teknos, A K Mapp, Q Pan. Phosphorylation of Nanog is essential to regulate Bmi1 and promote tumorigenesis. Oncogene, 2013; DOI: 10.1038/onc.2013.173

    Nguyễn Thuỳ Linh
    Theo ScienceDaily

  • Tuần 9/9/2013 đến 15/9/2013

    Thứ/Ngày

    Giờ

    Nội dung

    Địa điểm

    Thành phần

    Thứ 2

    9/9/2013


    09h00-11h00

    Họp đầu năm học mới 2013-2014

    SCL

    Toàn bộ CBNV PTN

    13h00-15h00

    Họp hợp tác giữa PTN và ĐHYD Tp.HCM

    ĐHYD

    Phạm Văn Phúc

    Thứ 3

    10/9/2013

    08h00-17h00


    SCL


    Thứ 4

    11/9/2013


    9h00-10h00


    SCL


    10-11h00


    SCL


    13h00-15h00


    SCL


    Thứ 5

    12/9/2013

    9h00-11h00


    SCL


    13h00-17h00

    Tiếp và làm việc với đoàn đánh giá an toàn vệ sinh môi trường của Bộ Công thương

    SCL

    Phạm Quốc Việt

    Nguyễn Minh Hoàng

    Nguyễn Thanh Tâm

    Lê Thị Hạnh

    Và các bạn liên quan

    Thứ 6

    13/9/2013



    SCL




    SCL


    Thứ 7

    14/9/2013

    9h30-11h00


    SCL


    13h00-15h00


    SCL


    15h00-16h00


    SCL


    21h00-22h00

    SCL


    Chủ nhật

    15/9/2013

    8h00-17h00

    Phỏng vấn tuyển chọn SV,HV, NCS vào PTN

    SCL


  • Kỹ thuật chụp hình não giúp chẩn đoán các bệnh rối loạn vận động.

    Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 của Đại học California mở ra phương pháp chẩn đoán cho các bệnh về rối loạn vận động thông qua hình ảnh chụp não bệnh nhân. Với các kết quả từ kĩ thuật chụp ảnh tán xạ và phép chiếu, các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm các loại bệnh rối loạn và đưa ra liệu trình chữa trị và can thiệp thích hợp.

    Nghiên cứu trong vòng 3 năm được tiến hành trên 72 bệnh nhân với các dấu hiệu rối loạn vận động lâm sàng nhất định. Sử dụng kỹ thuật ghi hình tán xạ tensor, những nhà nghiên cứu thành công trong phân loại bệnh nhân ra các nhóm bệnh với độ chính xác cao. Kết quả được công bố trên tạp chí Rối loạn Vận động (Journal Movement Disorders). Ông David Vaillancourt, phó giáo sư Khoa Ứng dụng Sinh lý học và Vận động học, cố vấn khoa học của đề tài cho biết “Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định các dấu hiệu riêng biệt ở não của từng loại bệnh, từ đó phân loại được chúng, điều mà trước đây không thực hiện được do sự trùng lắp các dấu hiệu lâm sàng giữa các bệnh”. “Không chỉ ở kỹ thuật hình ảnh, kết quả chẩn đoán từ dịch não tủy và máu cũng đem lại kết quả thành công tương tự”, ông cho biết thêm.

    9-9

    Hình ảnh chụp bằng phương pháp DTI thể hiện các vùng quan tâm khu vực Basal Ganglia.

    Các loại bệnh rối loạn vận động như Parkinson, bệnh run, bệnh đa xơ cứng, chứng liệt trên nhân gia tăng (Progressive supranuclear palsy –PSP) cùng có các triệu chứng ban đầu giống nhau, điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị, có thể ảnh hưởng đến diễn tiến bệnh sau này.

    Kỹ thuật Diffusion tensor imaging – DTI là một kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn dựa trên nghiên cứu các phân tử nước trong não và xác định vùng quan trọng gây tổn thương đến vùng chất trắng hoặc chất xám của não. Vaillancourt và các cộng sự khảo sát vùng hạch đáy và tiểu não ở từng bệnh nhân và sử dụng thống kê để thực hiện phân loại. Thực hiện nhiều phương pháp thống kê và so sánh giữa các nhóm, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các điểm khác biệt giữa các loại bệnh rối loạn này.

    Vaillancourt so sánh kết quả chẩn đoán thu được từ nhóm sẽ giúp việc chẩn đoán và phân loại bệnh nhân hiệu quả hơn và chính xác hơn như một bài kiểm tra lượng cholesterol thông thường. “Một bệnh nhân đến với chúng tôi với các dấu hiệu lâm sàng ban đầu phù hợp với nhóm bệnh về vận động, với các thông tin thu thập được sau đó, chúng tôi có thể phân loại được bệnh nhân với dấu hiệu run đặc biệt và bệnh Parkinson”.

    Vaillancourt và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện được rất nhiều nghiên cứu trong chương trình của Viện Quốc gia về các Rối loạn Thần kinh và Dấu hiệu sinh học của bệnh Parkinson. Nhóm tiếp tục thực hiện các nghiên cứu dài hạn về dấu hiệu sinh học của bệnh Parkinson trên 150-180 người bệnh trong vài năm tới. Nhóm hướng đến sử sụng DTI và các kỹ thuật MRI khác để phân loại và theo dõi tiến trình của bệnh Parkinson.

    Lê Minh Dũng
    Theo ScienceDaily