PHÁT HIỆN MỚI VỀ CƠ CHẾ DI CĂN VÀ TÁI PHÁT CỦA TẾ BÀO GỐC UNG THƯ

0
1651

Tế bào ung thư khi tách khỏi khối u sẽ tìm một vị trí phát triển mới thích hợp hơn, thông tin mới nhất từ các nhà nhiên cứu tại Đại học Illinois.

Một số yếu tố đặc biệt giúp tế bào ung thư chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể, quá trình này được gọi là sự di căn (metastasis). Sự di căn có thể giúp tế bào tránh được các biện pháp điều trị tại chỗ khối u. Nhóm nghiên cứu tại Illinois kết hợp với Đại học đã phát hiện ra rằng các tế bào khởi tạo khối u có thể lẫn trốn tốt trong các mô rắn nhưng lại phát triển mạnh ở điều kiện các mô mềm. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications.

 

“Nguyên nhân tái phát ung thư vẫn chưa được biết rõ”, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Ning Wang phát biểu. Các nhà nghiên cứu chia sẻ: Tại sao một số tế bào còn sót lại có thể trở nên mạnh mẽ hơn? Chúng tôi cho rằng các tế bào ung thư này có một số đặc tính giống tế bào gốc cho phép chúng di chuyển đến các mô khác nhau. Thông thường, nếu bạn đặt một tế bào gan vào trong phổi, nó sẽ chết. Nhưng một tế bào chưa biệt hóa sẽ sống”

 

Hai năm trước, nhóm nghiên cứu của Wang đã trình bày phương pháp chọn lọc tế bào khởi sự khối u, hay còn gọi là tế bào gốc ung thư (cancer stem cell) bằng phương pháp nuôi cấy. Nhờ phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể phân phân lập tế bào gốc ung thư từ mô ung thư da melanoma, một loại ung thư da phổ biến và có nguy cơ tái phát sau khi điều trị cao, nhằm nghiên cứu môi trường xung quanh ảnh hưởng đến khả năng phân chia của tế bào và nguyên nhân gây ra khối u mới.1.7

Các nhà nghiên cứu cho tế bào gốc ung thư phát triển trong gel có độ cứng khác nhau, một số rất mềm và một số rất đặc nhằm mô phỏng các mô khác nhau trong cơ thể. Những kết quả thu được rất thú vị.

Những tế bào gốc ung thư đặt trong môi trường gel mềm phát triển rất mạnh. Nhưng trong môi trường gel đặc, chúng lại không tăng sinh. Tuy nhiên, những tế bào này lại không chết, chúng không hoạt động, giống như là đang “ngủ đông”. Sau đó, nếu chuyển những tế bào ngủ đông này sang môi trường gel mềm, chúng lại “thức giấc” bắt đầu phân chia và phát triển.

Wang dự đoán rằng tính chất ngủ đông và thức giấc của tế bào gốc ung thư khi đặt trong các môi trường nuôi cấy khác nhau có thể là mấu chốt để giải thích rằng tại sao các mô mềm như mô não hay phổi là nơi các tế bào gốc ung thư dễ di căn đến.

“Chúng ta thấy rất nhiều cơ quan rắn khác nhau trong cơ thể có thể bị ung thư, nhưng nếu bạn để ý tại các vị trí ung thư do di căn, hầu hết là ở các mô mềm” Wang cho biết. “Não, phổi, gan và xương đều là những mô mềm. Điều này có thể không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Chúng tôi cần làm thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh điều đó”.

Tiếp theo, Wang và  cộng sự hy vọng có thể tìm ra có chế tại sao tế bào gốc ung thư có khả năng kháng lại thuốc, một tính trạng làm cho việc tái phát ung thư trở nên khó điều trị hợn. Hiểu rõ cơ chế này sẽ giúp các bác sĩ điều trị ung thư tái phát tốt hơn. Theo Wang, nếu hiểu rõ cơ chế hoạt động của tế bào gốc ung thư có thể tìm ra cách ngăn chặn sự di căn của chúng ngay giai đoạn đầu.

“Vấn đề nổi bật trong nghiên cứu vừa công bố này là cơ chế điều khiển tế bào gốc ung thư tăng sinh. Việc hiểu biết những có chế này giúp chúng tôi nhận biết ra những mục tiêu chưa từng được biết trước đó, những mục tiêu đặc biệt cho thử nghiệm các loại thuốc mới. Điều này có thể giúp chúng tôi tìm ra cách ngăn chặn và điều trị tái phát của ung thư”, Wang phát biểu.

Công trình được tài trợ bởi NIH và có sự tham gia nghiên cứu của các trung tâm Department of Bioengineering, the Beckman Institute for Advanced Science and Technology, the Institute for Genomic Biology và  the Micro and Nanotechnology Laboratory tại Illinois. Công trình được đăng tải trên tạp chí Nature Publishing Group với tiêu đề: Matrix softness regulates plasticity of tumor-repopulating cells via H3K9 demethylation and Sox2 expression.

Theo ScienceBlog.com

VNN

http://engineeringatil.scienceblog.com/2014/08/06/cell-mechanics-may-hold-key-to-how-cancer-spreads-and-recurs/elq=57b76d48f7d14deda6cde03c0599c416&elqCampaignId=11