LẼ RA MẮT BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỤC TIÊU VỀ TẾ BÀO GỐC

0
1474

 

Sáng 09/02/2018, tại hội trường Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM đã tổ chức buổi lễ trao quyết định và ra mắt 04 Ban chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ mục tiêu. Trong đó, về lĩnh vực tế bào gốc có Ban chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Mục tiêu của chương trình là kết nối hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm cụ thể có thể thương mại hoá trên thị trường phục vụ trực tiếp lợi ích của xã hội.

Buổi lễ công bố quyết định và ra mắt

4 ban chủ nhiệm chương trình NCKH&CN mục tiêu

BCN chương trình tế bào gốc gồm 5 thành viên:

1/ PGS.TS. Phạm Văn Phúc – Viện tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM – Chủ nhiệm

2/ PGS.TS. Huỳnh Nghĩa -Trường Đại học Y Dược TP.HCM- Uỷ viên

3/ PGS.TS. Bùi Hồng Thiên Khanh- Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM- Uỷ viên

4/ TS. Trần Cẩm Tú – Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM – Uỷ viên

5/ ThS. BS. Lê Thị Bích Phượng- Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh- Uỷ viên

Ban chủ nhiệm chương trình về Tế bào gốc

Các thành viên trong Ban chủ nhiệm đều là những nhà khoa học hoạt động chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tế bào gốc, đã và đang có các công trình nghiên cứu và sản phẩm được đánh giá cao trong các đề tài, dự án đã thực hiện.

Trong nhiệm kỳ của mình, Ban chủ nhiệm sẽ phối hợp với Sở KHCN tìm hiểu về khả năng làm chủ công nghệ và mức độ sẵn sàng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, nhân sự, tiềm lực tài tính… của các doanh nghiệp. Đồng thời, Ban chủ nhiệm cũng có những hoạt động phối hợp với sở KHCN để khảo sát và xác định nhu cầu dủa doanh nghiệp để tư vấn cho Sở KHCN đặt hàng đề tài nghiên cứu phù hợp với định hướng của chương tình mục tiêu.

Đây được coi là một trong những bước đi có thay đổi so với trước đây, nhằm tập trung đầu tư nghiên cứu cho những đơn vị mạnh, có tính khả thi để tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cho xã hội.

(VBN)