Ung thư ống động mạch tuyến tụy là dạng ung thư thường gặp nhất của bệnh ung thư tuyến tụy. Căn bệnh này hết sức nguy hiểm với một tỷ lệ khoảng 6% người mắc bệnh có thể sống đến 5 năm. Hiệu quả của phương pháp hóa trị để điều trị bệnh nàykhông cáo do sự kháng thuốc của các tế bào ung thư với phác đồ hiện đang được sử dụng.
Trong một nghiên cứu mới, được công bố trực tuyến ngày 06 tháng 06 trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu tại trường Y Khoa, Đại học California – San Diego và Trung tâm ung thư Moores, cùng với các đồng nghiệp tại Đại học Keio, Đại học Nebraska và Trung tâmDược phẩmIonis đã mô tả một mô hình sáng kiến mới, không chỉ cho phép họ theo dõi kháng thuốc trong cơ thể, mà còn giúp họ nhắm tới một mục tiêu điều trị mới. Thử nghiệm đầu tiên cho thấy có thể cung cấp một chiến lược để bắt giữ các khối u tuyến tụy đang phát triển.
Nhờ sự hợp tác giữa khoa họcứng dụng và lâm sàng, giữa Tiến sĩ Tannishtha Reya, giáo sư tại khoa Y- Dược, trường Y khoa tại ĐH California – San Diegovà tiến sĩ Y khoa Andrew Lowy, giám đốc khoa giải phẫu ung thư tại Khoa Phẫu thuật thuộc trung tâm ung thư Moores, ĐH California –San Diego, đã phát triển một loại mô hình “theo dõi” mới trên chuột cho phép không xâm lấn vàtheo dõi hình ảnh từ các tín hiệu của tế bào gốc ở động vật sống.
Hình ảnh theo dõi gen tế bào gốc Musashi (MSI) trong bệnh ung thư tuyến tụy người. Cancer cells are shown in green, Musashi expression in red and blue includes cells within the cancer microenvironment. Tế bào ung thư được thể hiện màu xanh lá cây, biểu hiện của Musashi có màu đỏ và nhân tế bào màu xanh dương. Nguồn: Dawn Jaquish, UC San Diego
Sử dụng chiến lược này, nhóm đã cho thấy rằng gen tế bào gốc Musashi (MSI) là một yếu tố quan trọng trong sự tiến triển ung thư tuyến tụy. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy sự biểu hiện MSItăng cùng với sự phát triển ung thư và biểu hiện MSI trong tế bào chính là nhân tố của sự tăng trưởng ung thư, kháng thuốc và gây chết.
Nhờ phát hiện vai trò của MSI trong tiến triển bệnh, các nhà nghiên cứu đã hợp tác với tiến sĩ Robert MacLeod, phó chủ tịch Phòng Nghiên cứu thuốc Ung Thư tại Trung tâm Dược phẩm Ionis, để phát triển thế hệ tiếp theo của Antisense oligonucleotide (ASO) – chất ức chế chống lại MSI. Các chất ức chế nhắm mục tiêu một cách hiệu quả và ngăn chặn MSI biểu hiện trong tế bào, dẫn đến sự ngừng tăng trưởng khối u trong các mô hình động vật cũng như trong các tế bào ung thư của bệnh nhân.
Các chất ức chế antisense là dạng thuốc tổng hợp axit nucleic, được thiết kế để gắn chọn lọc vào RNA mục tiêu và bất hoạt nó.
Reya cho biết phát hiện này có thể hữu ích cho việc nghiên cứu bệnh ung thư. “Bởi vì hoạt động MSI có thể được theo dõi bằng hình ảnh trực tiếp,” Reya cho biết “các mô hình này có thể được sử dụng để theo dõi các tế bào gốc ung thư trong khối u, cung cấp một hình ảnh thực tại của tế bào ung thư và sự di căn của chúng, đồng thời là nền tảng để thử nghiệm loại thuốc mới tốt hơn để tiêu diệt tế bào đã đề kháng với các thuốc trước đó”.
Theo ScienceDaily
Dịch bởi Bùi Nguyễn Tú Anh
Xem thêm công trình tại: Raymond G. Fox, Nikki K. Lytle, Dawn V. Jaquish, Frederick D. Park, Takahiro Ito, Jeevisha Bajaj, Claire S. Koechlein, Bryan Zimdahl, Masato Yano, Janel L. Kopp, Marcie Kritzik, Jason K. Sicklick, Maike Sander, Paul M. Grandgenett, Michael A. Hollingsworth, Shinsuke Shibata, Donald Pizzo, Mark A. Valasek, Roman Sasik, Miriam Scadeng, Hideyuki Okano, Youngsoo Kim, A. Robert MacLeod, Andrew M. Lowy, Tannishtha Reya. hình ảnh phát hiện dựa trên và mục tiêu của kháng điều trị trong ung thư tuyến tụyNature năm 2016. DOI: DOI: 10,1038 / nature17988