Em bé đầu tiên trên thế giới được sinh ra từ kĩ thuật “3 mẹ cha”

0
1711

Đó là một cậu bé! Cậu bé này hiện đã được hơn 1 năm tuổi và mang DNA từ ba người bố mẹ (từ một ông bố và hai bà mẹ). Ca điều trị được thực hiện ở Mexico từ một đội ngũ các nhà phôi học đến từ Hoa Kì.

Mẹ của bé mang những gen đột biến gây nên hội chứng Leigh. Những gen này thuộc DNA của ti thể là bào quan cung cấp năng lượng cho tế bào. Mặc dù người mẹ rất khỏe mạnh, nhưng những đột biến trên ti thể của người phụ nữ này đã gây ra cái chết cho hai đứa con đầu của bà. Chính vì vậy, cặp vợ chồng đã tìm đến đội ngũ của John Zhang ở Trung tâm New Hope Fertility ở New York để nhờ giúp đỡ.

Bác sĩ John Zhang và em bé

Kĩ thuật tương tự đã được chấp nhận ở Anh Quốc liên quan đến việc chuyển tiền nhân. Tinh trùng sẽ được thụ tinh với cả trứng của người mẹ cho DNA nhân và trứng của người phụ nữ cho ti thể. Trước khi hợp tử tiến hành phân cắt để tạo thành phôi giai đoạn sớm, tiền nhân cái trong hợp tử của người “mẹ” cho ti thể được thay thế bằng tiền nhân cái từ hợp tử của người mẹ cho DNA nhân. Tuy nhiên, phương cách trên không phù hợp với một số cặp vợ chồng, đặc biệt là những người Hồi giáo vì họ phản đối việc phải phá hủy hai phôi.

Zhang đã có cách tiếp cận khác, dựa trên việc chuyển nhân. Ông ta hút nhân từ trứng của người mẹ cho DNA, sau đó tiêm vào trứng đã bị loại bỏ nhân của một người phụ nữ khác. Trứng này (gồm DNA nhân từ mẹ cho nhân và DNA ti thể từ người mẹ cho trứng) sẽ được thụ tinh với tinh trùng tạo ra phôi. Zhang đã thành công với tỉ lệ 1/5 phôi sau nuôi cấy. Em bé sinh ra được kiểm tra ti thể và cho kết quả khỏe mạnh tính tới thời điểm này (chỉ có ít hơn 1% DNA ti thể mang đột biến, trong khi cần ít nhất 18% lượng ti thể đột biến mới có thể gây bệnh). Do vướng phải một số luật đạo đức ở Mỹ nên ca phẫu thuật được thực hiện ở Mexio, nơi mà theo vị bác sĩ này là “không vướng phải khuôn phép”. Zhang hoàn toàn tin tưởng rằng đây là một sự lựa chọn đúng đắn: “Cứu lấy sự sống là đạo đức cần phải được thực hiện”.

Tuy rằng đội ngũ thực hiện vẫn đang vướng vào một số tranh cãi về đạo đức, nhưng phương pháp này đã hạn chế được việc phá hủy phôi và theo Harding: “Điều này tốt và hiệu quả hơn phương pháp đã được thực hiện ở Anh Quốc”.

Nguyễn Xuân Quý – Đặng Thanh Long
Theo Newscientist