Category: Tin PTN Tế bào gốc

  • Stemcellgate – Cơ sở dữ liệu về tế bào gốc đầu tiên trên thế giới do PTN Tế bào gốc sáng lập

    Sự bùng nổ của Khoa học Tế bào gốc từ năm 2006 đến nay đã biến tế bào gốc trở thành trung tâm của khoa học sinh học và kể cả khoa học y sinh. Theo thống kê chưa đầy đủ có đến gần 50 Tạp chí về tế bào gốc đã ra đời, trong đó có những Tạp chí về tế bào gốc có uy tín rất lớn trong cộng đồng khoa học, phải kể như Cell Stem Cell có Impact factor đến 23,563; hàng nghìn đầu sách tế bào gốc; hơn 10.000 nghiên cứu lâm sàng tế bào gốc đã triển khai  trên khắp các quốc gia.

    Bên cạnh những nguồn thông tin đúng, chính xác thì nhiều thông tin, kết quả chưa chính xác, đặc biệt một số tạp chí không có sự phản biện KH tốt. Sự ra đời của Stemcellgate là nhằm tạo ra một Cơ sở dữ liệu về tế bào gốc không chỉ của Việt Nam mà của toàn cầu, với các kết quả nghiên cứu tế bào gốc được chọn lọc theo tiêu chuẩn của Scopus và Web of Science.

    Những người sáng lập cơ sở dữ liệu này hy vọng rằng Stemcellgate là nguồn thông tin đáng tin cậy cho những người nghiên cứu tế bào gốc nói riêng và y sinh học nói chung.

    Bên cạnh đó, Stemcellgate sẽ cung cấp các công trình nghiên cứu về tế bào gốc được đăng tải bằng tiếng Việt (tóm tắt) bằng tiếng Anh cho cộng đồng KH quốc tế. Chúng tôi hi vọng rằng Stemcellgate sẽ là kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu cho các nhà KH trong nước và nước ngoài tìm hiểu về tế bào gốc của Việt Nam.

    Giới thiệu vắn tắt về Stemcellgate

    1. Hình thức: cơ sở dữ liệu dạng mở theo hình thức kết hợp như Pubmed, Pubmed Central, Embase
    2. Đọc giả có thể tìm kiếm, citation và download các bài báo dạng fulltext (nếu bài báo đó đăng ở dạng Open Access) hay abtract (nếu bài báo đăng theo dạng truyền thống)
    3. Mỗi Tạp chí sẽ có 1 cổng thông tin riêng, số lược download, trích dẫn của từng bài, của tạp chí được phân tích sẽ cho thấy sơ bộ chỉ số uy tín của tạp chí, làm tiền đề đánh giá số tạp chí và bài báo
    4. Người sáng lập Stemcellgate: TS. Phạm Văn Phúc
    5. Năm hoàn thiện xong phần mềm: Tháng 4.2016; cơ sở dữ liệu sẽ cập nhật liên tục.

    21.4

    Website chính thức của Stemcellgate tại: www.stemcellgate.com

    Lộ trình hoàn thiện Stemcellgate

              Từ tháng 12.2015 đến tháng 4.2016: Hoàn thiện cài đặt, giao diện

              Từ tháng 5.2016-9.2016: cập nhật toàn bộ các công trình công bố về tế bào gốc của PTN Tế bào gốc, và của Việt Nam

              Từ tháng 9.2016-12.2016: xây dựng cổng tiếp nối tự động chuyển bài báo từ các tạp chí tế bào gốc đạt tiêu chuẩn vào Stemcellgate

              Từ 1.2017 bắt đầu khai thác cơ sỡ dữ liệu và tiếp tục nhận các tạp chí upload bài lên cơ sở dữ liệu

  • 02 công trình của PTN Tế bào gốc được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu

    Theo thông báo của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, kết quả xét chọn từ các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ cho giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016, PTN Tế bào gốc có 02 công trình được đề cử trao giải thưởng năm nay từ 2 Hội đồng chuyên ngành khác nhau, trong tổng số 9 đề cử (05 đề cử cho giải thưởng chính, 04 đề cử cho giải thưởng trẻ).

    Khởi động từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà quản lý, nhà khoa học và toàn xã hội. Sự kiện tổ chức Giải thưởng được cộng đồng khoa học, báo chí lựa chọn trong các sự kiện KH&CN ấn tượng năm 2014, 2015.

    Năm 2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Cơ quan Thường trực của Giải thưởng đã tiếp nhận 49 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Theo kế hoạch, từ ngày 05/2 đến 04/3/2016, các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã đánh giá các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng. Kết quả 09 (chín) hồ sơ đã được đề cử xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng (danh sách kèm theo phía dưới).

    Dự kiến, Hội đồng Giải thưởng sẽ xem xét, lựa chọn, đề xuất nhà khoa học đạt Giải thưởng năm 2016 vào tháng 4/2016. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức vào ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2016 tại Hà Nội.

    Danh sách 09 đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 tại Hội đồng Giải thưởng:

     TT

    Tên công trình

    Tên người đề nghị xét tặng

    Ngành

    Cơ quan công tác

    ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG CHÍNH (05 đề cử)

    1

    Nguyen Duc Khoang, Do Dang Trung, Nguyen Van Duy, Nguyen Duc Hoa, Nguyen Van Hieu*, “Design  of  SnO2/ZnO  hierarchical  nanostructures  for  enhanced ethanol gas-sensing performance”. Sensors and Actuators B 174 (2012) 594-601.

    GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

    Vật lý

    Viện ITIMS, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
     

    2

    Do Cong Cuong, Dao T. Khoa, and Yoshiko Kanada-En’yo, “Folding-model analysis of inelastic α+ 12 C scattering at medium energies, and the isoscalar transition strengths of the cluster states of  12 C”. Physical Review C 88 (2013) 064317.

    GS.TS. Đào Tiến Khoa

    Vật lý

    Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.

    3

    Nam T. S. Phan*, Phuong H. L. Vu, Tung T. Nguyen, “Expanding applications of copper-based metal-organic frameworks in catalysis: Oxidative C-O coupling by direct C-H activation of ethers over Cu2(BPDC)2(BPY) as an efficient heterogeneous catalyst”. Journal of Catalysis, 2013, 306, 38-46.

    GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam

    Hóa học

    Trường Đại học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
     

    4

    Nguyen Van Tuyen et al, “Nucleophile – Directed Selective Transformation of cis-1-Tosyl-2-tosyloxymethyl-3-(trifluoromethyl)aziridine into Aziridines, Azetidines, and Benzo-Fused Dithianes, Oxathianes, Dioxanes, and (Thio)morpholines”. Chemistry A European Journal, 2013 (19), 5966-5971.

    GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến

    Hóa học

    Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
     

    5

    Nguyen,  N.M.,  Dultz,  S.,  Picardal,  F.,  Bui,  T.K.A.,  Pham,  V.Q.,  Schieber,  J., “Release  of  potassium  accompanying  the  dissolution  of  rice  straw  phytolith”. Chemosphere,  2015, 119, 371–376.

    PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh

    Khoa học Trái đất và Môi trường

    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
     

    ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG TRẺ (04 đề cử)

    1

    P. V. Dong, T. D. Tham, and H. T. Hung, “3-3-1-1 model for dark matter”. Physical Review D 87, 115003 (2013).

    TS. Phùng Văn Đồng

    Vật lý

    Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

    2

    Nga T.T. Tran, Quan H. Tran, Thanh Truong*, “Removable Bidentate Directing Group Assisted-Recyclable Metal-Organic Frameworks-Catalyzed Direct Oxidative Amination of Sp2 C-H Bonds”. Journal of Catalysis, 2014, 320, 9-15.

    TS. Trương Vũ Thanh

    Hóa học

    Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM

    3

    Phuc Van Pham, Khanh Hong-Thien Bui, Dat Quoc Ngo, Ngoc Bich Vu, Nhung Hai Truong, Nhan Lu-Chinh Phan, Dung Minh Le, Triet Dinh Duong, Thanh Duc Nguyen, Vien Tuong Le and Ngoc Kim Phan, “Activated platelet-rich plasma improves adipose-derived stem cell transplantation efficiency in injured articular cartilage”. Stem Cell Research & Therapy 2013.

    TS. Phạm Văn Phúc

    Khoa học sự sống – Y Sinh Dược học

    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
     

    4

    Phuc Van Pham, Ngoc Bich Vu, Vuong Minh Pham, Nhung Hai Truong, Truc Le-Buu Pham, Loan Thi-Tung Dang, Tam Thanh Nguyen, Anh Nguyen-Tu Bui, Ngoc Kim Phan, “Good manufacturing practice-compliant isolation and culture of human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells”. Journal of Translational Medicine 2014

    TS. Phạm Văn Phúc

    Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp

    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
     

     

    Tác giả bài viết: NMAn

    Nguồn tin: nafosted

     

  • Technologist Award: Giải thưởng quốc tế đầu tiên của PTN Tế bào gốc

    Liệu pháp tế bào gốc đang trở thành một trong những trụ cột của nền y học hiện đại. Vì thế, tốc độ phát triển cả về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng tế bào gốc tăng nhanh trong thời gian gần đây. Hoà vào xu thế đó, PTN Tế bào gốc đã hợp tác với nhiều bệnh viện để thúc đẩy các ứng dụng của TBG trong điều trị nhiều bệnh như thoái hoá khớp, tắt nghẽn phổi mạn tính, loét khó lành…

    Gần đây một công trình của PTN Tế bào gốc đã được Hội Liệu pháp Tế bào quốc tế (ISCT) bình chọn trao giải thưởng Technologist Award trong dịp Hội nghị thường niên của Hội vào năm nay.

    Hàng năm, ISCT sẽ bình chọn các công trình đăng kí tham dự xét giải thưởng gồm 02 loại giải thưởng Young Investigator Award và Technologist Award. Năm nay, ISCT sẽ trao 03 giải Young Investigator Award và 03 giải  Technologist Award từ các công trình tham gia xét chọn từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Một công trình của PTN Tế bào gốc với tác giả chính là Tiến sĩ Phạm Văn Phúc được trao giải Techologist Award. Giải thưởng sẽ được trao tại Hội nghị thường niên của Hội năm nay tổ chức tại Singapore vào tháng 5.2016.

    Công trình tham dự giải thưởng Technologist Award năm nay của PTN là công nghệ phân lập tế bào gốc từ mô mỡ và ứng dụng trong điều trị bệnh lý thoái hoá khớp do Tiến sĩ Phạm Văn Phúc làm chủ trì. Hiện nay công nghệ thu nhận tế bào gốc từ mô mỡ đạt tiêu chuẩn ứng dụng lâm sàng này đã được Bộ Y tế cho phép sản xuất, lưu hành; và đây là công nghệ phân lập tế bào gốc duy nhất đến nay nhận được giấy pháp của Bộ Y tế. Việc ứng dụng công nghệ này đã tiến hành trên một số bệnh viện như BV Đa Khoa Vạn Hạnh, BV 115, BV ĐHYD Tp.HCM… Các kết quả điều trị gần đây đã được nghiệm thu cấp cơ sở. Các kết quả cho thấy rằng việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hoá khớp đã mang lại sự cải thiện cuộc sống đáng kể cho các bệnh nhân thoái hoá khớp cấp độ II và III.

    Tuy đây không phải là một giải thưởng lớn; nhưng với giải thưởng này, PTN Tế bào gốc thêm khẳng định những hướng đi đúng đắn của PTN, có thêm cơ hội vương ra thế giới, hoà nhập với sự phát triển của KHCN thế giới, bước đầu khẳng định trình độ KHCN của PTN Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM.

    PTN Tế bào gốc luôn hy vọng trong thời gian tới, PTN sẽ có thêm nhiều giải thưởng của các tổ chức quốc tế.

     

    Thông tin về ISCT:

    ISCT – Hội Liệu pháp Tế bào quốc tế (http://www.celltherapysociety.org) là hội quốc tế về liệu pháp tế bào lớn nhất, được thành lập từ năm 1992, trụ sở chính của Hội đặt tại Canada.

    ISCT cũng là đồng sáng lập của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác như FACT, JACIE. Là thành viên của các tổ chức USP, ASBMT, ICCBBA, AHCTA, AABB, WBMT.

    Hiện nay, chủ tịch Hội ISCT là Ông Dominici – là người đề xuất tiêu chuẩn tế bào gốc trung mô vào năm 2006 (nay vẫn còn sử dụng tiêu chuẩn này). ISCT cũng là cơ quan xuất bản Tạp chí chuyên ngành liệu pháp tế bào với tên Cytotherapy (SCIE, Web of Science, IF = 3,3 (2014).

    Với sứ mệnh của mình, ISCT hiện nay là cơ quan đưa ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn điều trị bằng tế bào gốc uy tín, được sử dụng rộng khắp trên toàn thế giới.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

  • Video chúc mừng xuân Thầy cô và anh chị cán bộ trong lab 2016

    Vào những ngày cuối của năm và sắp bước sang năm mới Bính Thân , PTN Tế bào gốc nhận được video chúc tết từ các em sinh viên. Đoạn video vừa thể hiện được sức trẻ, năng động của tuổi trẻ, vừa thể hiện được tình cảm yêu mến của các em dành cho các thầy cô, cán bộ PTN Tế bào gốc

    Trong không khí hân hoan chào đón một mùa xuân mới, Lãnh đạo PTN Tế bào gốc và tập thể các cán bộ chúc các em có nhiều kết quả tốt trong học tập, trong nghiên cứu và có một mùa xuân sum vầy, ấm cúng bên gia đình.

     

     

  • GS. BS. Ái Xuân Holterman đến thăm và báo cáo seminar tại PTN Tế Bào Gốc

    Ngày 19/1/2016, GS.TS.BS. Ái Xuân, Đại học Illinois Hoa Kỳ đã có buổi báo cáo Seminar: “Điều hòa phiên mã chức năng gan ở bệnh nhân tổn thương/tắc tuyến mật” tại PTN NC&UD Tế Bào Gốc.

    Buổi cáo cáo mang lại nhiều thông tin thú vị về cơ chế phân tử tổn thương chức năng tiết mật ở gan. Bác sĩ cũng cung cấp các kết quả khả quan về thử nghiệm lâm sàng việc sử dụng hormon tăng trưởng, cũng như liệu pháp tế bào gốc trong điều trị các tổn thương gan.

     

    Rất nhiều câu hỏi thú vị được đặt ra tại buổi báo cáo. Các cơ hội về hợp tác nghiên cứu các bệnh tổn thương về gan cũng được thảo luận tại buổi gặp mặt.

    Thông tin về GS.TS.BS Ái Xuân

    Bác sĩ Ái Xuân Holterman đã nhận bằng cử nhân về Hóa Sinh tại đại học Texas Christian University in Forth Worth. BS. Ái Xuân sau đó đã nhận giải thưởng Robert A. Welch về lĩnh vực hóa học. Năm 1984, BS Ái Xuân đã nhận bằng tiến sĩ y học tại đại học Texas Health Sciences Center, thuộc trường y Southwestern Medical School, Dallas, Texas. BS. Ái Xuân đã làm việc tại tại việc tại Viện các bệnh truyền nhiễm và cấp tính quốc gia của Đại học Virginia. BS. Ái Xuân sau đó đã hoàn thành nghiên cứu sau tiến sĩ về Miễn dịch tại trường Y, Đại học Washington, Seattle. BS. Ái Xuân đã hoàn thành chương trình nghiên cứu tại Đại học Montreal, Bệnh viện Sainte-Justine, Montreal, Quebec. BS. Ái Xuân là thành viên của Hiệp hội phẫu thuật bệnh nhi Hoa Kỳ.

  • Sản phẩm tế bào gốc đầu tiên của Việt Nam đạt giải thưởng KOVA

    Sáng ngày 09/1/2016, Tại Hội trường Dinh Thống nhất, TpHCM, Lễ Trao giải thưởng KOVA lần thứ 13 đã long trọng diễn ra. Đến tham dự Lễ trao giải, có sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (Chủ tịch Uỷ Ban Giải thưởng KOVA), Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, cùng với nhiều lãnh đạo Nhà nước, cùng với PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè – Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA.

    Năm nay, Giải thưởng KOVA (Hạng mục Kiến tạo – trao cho những công trình KHCN có ứng dụng, có giá trị kinh tế và xã hội) trao cho 01 Tập thể và 04 cá nhân. Trong đó, công trình phân lập tế bào gốc từ mô mỡ do TS. Phạm Văn Phúc – PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM đạt giải thưởng KOVA hạng mục này.

    ko1

    Hình 1. Sản phẩm ADSC Extraction Kit do TS. Phạm Văn Phúc nghiên cứu; và được sản xuất tại Công ty  GeneWorld Ltd.

    Nghiên cứu từ năm 2007, công nghệ phân lập tế bào gốc tư mô mỡ của nhóm TS Phạm Văn Phúc đã thành công và sản xuất thành sản phẩm (với tên thương mại là ADSC Extraction Kit, do Công ty Geneworld sản xuất) từ năm 2011. Sản phẩm này là sản phẩm tế bào gốc do người Việt chế tạo đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành (từ năm 2013). Sản phẩm này đã được ứng dụng trên người trong điều trị 2 bệnh: thoái hoá khớp (từ năm 2013) và bệnh phổi tắc nghẽn  mạn tính (từ năm 2015).

    Sản phẩm ADSC Extraction kit có tiềm năng ứng dụng trên nhiều bệnh khác nhau; trong tương lai sản phẩm này tiếp tục thử nghiệm điều trị các bệnh như đái tháo đường, bệnh tự miễn, bệnh hoại tử chỏm xương đùi, bệnh xơ gan…

    Theo TS. Phúc, giải thưởng KOVA đã ghi nhận những nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong việc phát triển các công nghệ Việt, theo xu hướng của thế giới. Giải thưởng đã cho thấy sự quan tâm, sự ủng hộ và sự tin tưởng của xã hội nói chung và của Uỷ Ban Giải thưởng nói riêng về những kết quả nghiên cứu KHCN trong nước. Đó là động lực vô cùng to lớn cho sự phát triển KHCN của nước nhà.

    ko2.1

    ko3.1

    Hình 2. Giải thưởng KOVA trao tặng cho TS. Phạm Văn Phúc.


    ko4

    Hình 3. Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao giải thưởng KOVA cho 04 cá nhân Hạng mục Kiến tạo. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Bệnh viện Nhi đồng 1), TS Phạm Văn Phúc (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM), GS.TS Đống Thị Anh Đào (ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) và nông dân 85 tuổi Đinh Công Viên (Hà Nam) (Từ phải sang).


    Thông tin về Giải thưởng

    Năm 2002, Uỷ ban Giải thưởng KOVA được thành lập căn cứ công văn số 2238/VPCP ngày 29/4/2002 của Văn phòng Chính phủ do Bà Nguyễn Thị Bình – Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam làm Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA và PGS.TS Nguyễn Thị Hòe – Chủ tịch Tập đoàn sơn KOVA làm Giám đốc Qũy giải thưởng KOVA. Các thành viên trong Uỷ ban giải thưởng hàng năm đều là Thứ trưởng thuộc các Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Đại biểu Quốc Hội và đại biểu quốc tế,.. Năm 2012, tại buổi lễ trao giải thưởng thường niên và cũng là lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giải thưởng KOVA, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA Nguyễn Thị Bình đã chuyển giao vị trí Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA cho Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

    Tin PTN TBG

     

     

  • LỄ THƯỢNG CỜ PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    Sáng 24/12, tại Giảng đường B, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG.HCM đã diễn ra Lễ Thượng cờ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc (sau đây gọi tắt là PTN Tế bào gốc) nhân dịp kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phòng thí nghiệm.

    Đây được coi là sự kiện có ý nghĩa, là thành tựu to lớn của quá trình xây dựng, rèn luyện và cống hiến của PTN Tế bào gốc trong suốt 8 năm hình thành và phát triển, vươn lên trở thành một trụ cột quan trọng của nền KHCN và công nghiệp tế bào gốc Tp. HCM, và của Việt Nam, góp phần đưa Khoa học Công nghệ nước nhà hội nhập và phát triển.

    Tới dự buổi lễ có PGS. TS. Dương Anh Đức, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM; PGS. TS. Nguyễn Thanh Nam, Trưởng ban KHCN ĐHQG-HCM; GS. TS. Trần Linh Thước, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; PGS. TS. Châu Văn Tạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; PGS. TS. Hoàng Dũng, Nguyên Trưởng ban KHCN ĐHQG-HCM; PGS. TS. Nguyễn Thị Nga, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nga; các cơ quan báo đài; các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước cùng hơn 350 học viên, sinh viên chuyên ngành Sinh học – Công nghệ Sinh học trong cả nước.

    Tại buổi lễ, lần đầu tiên lá cờ “Danh dự và Trách nhiệm” của PTN Tế bào gốc được công bố trước toàn thể các cơ quan báo chí, bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước.

    logo

    Lá cờ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc.

    Lá cờ có màu nền của bầu trời xanh hòa bình và thịnh vượng, với tâm điểm là hình ảnh logo Phòng thí nghiệm Tế bào gốc. Hình tượng của chữ SC viết tắt của từ Stem Cell, nghĩa là Tế bào gốc, mang dáng dấp của chuỗi gen trong một tế bào non trẻ, và trong sạch. Hơn thế, bóng dáng thân thương của Đất Nước Việt Nam cũng đã được thu gọn trong ánh mắt người nhìn qua nét chấm phá mềm mại lượn quanh bên bờ đại dương, hình chữ S. (Ảnh: Minh Dũng).

    thuong_co

    Cán bộ Phòng thí nghiệm Tế bào gốc trong Lễ thượng cờ

    Trước toàn thể quan khách, Tập thể cán bộ PTN Tế bào gốc đã hứa sẽ luôn giương cao lá cờ của mình trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, để sống, làm việc và cống hiến với tiêu chí: Học tập – Khám phá – Chia sẻ (Learn – Discover – Share). (Ảnh: Văn Trình).

    Cuối buổi lễ, Trưởng Phòng ThS. GVC. Phan Kim Ngọc cảm ơn và bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ của các cấp Lãnh đạo, bạn bè trong và ngoài nước; khẳng định PTN Tế bào gốc đã, đang và sẽ là lá cờ đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc tại Việt Nam, luôn tích cực phấn đấu để vươn lên những vị trí cao hơn trong khu vực ASEAN và trên trường Quốc tế.

     

  • MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 8  PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC  – RA MẮT TẠP CHÍ QUỐC TẾ BMRAT

    MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 8 PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC – RA MẮT TẠP CHÍ QUỐC TẾ BMRAT

    MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 8 PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    – RA MẮT TẠP CHÍ QUỐC TẾ BMRAT

    Trải qua năm 2015 đầy những niềm vui, cơ hội và thách thức, ngày 24/12 vừa qua  phòng thí nghiệm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tế Bào Gốc đã tổ chức lễ kỷ niệm 8 năm ngày thành lập và tổng kết một năm hoạt động của phòng thí nghiệm.

    83

    Lãnh đạo PTN cắt bánh mừng sinh nhật lần thứ 8 PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    (Từ trái sang: TS.Phạm Văn Phúc- Phó trưởng phòng, GVC.Ths Pham Kim Ngọc- Trưởng Phòng, Ths Trương Hải Nhung- Phó trưởng phòng)

    Lễ sinh nhật đã được tổ chức long trọng với lễ thượng cờ tại hội trường B trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên cơ sở Linh Trung Thủ Đức. Phòng thí nghiệm đã vinh dự được đón tiếp PGS.TS Dương Anh Đức phó giám đốc Đại Học Quốc Gia Tp.HCM , GS. TS Trần Linh Thước hiệu trưởng  trường đại học Khoa Học Tự Nhiên và nhiều vị khách quý từ các đơn vị, cơ quan khác cùng hàng trăm sinh viên đến chung vui trong ngày lễ

    822

    GS.Trần Linh Thước – Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên phát biểu mừng kỷ niệm 8 năm thành lập PTN và ghi nhận các thành tích PTN đã đạt được

    866

    Các vị khách mời tham dự

    833

    Lễ thượng cờ PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    Năm 2015 vừa qua, được xem là một năm khó khăn với phòng thí nghiệm khi phải di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất từ cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ về Linh Trung Thủ Đức. Tuy nhiên, phòng Thí Nghiệm Tế Bào Gốc vẫn giữ vững được tiến độ nghiên cứu, nhịp độ tổ chức hoạt động và đạt được nhiều thành tích, giải thưởng trong năm qua .

    Theo báo cáo tổng kết của Tiến Sĩ Phạm Văn Phúc ( Phó trưởng phòng thí nghiệm Tế bào gốc), trong năm qua, số lượng và chất lượng các công bố khoa học của phòng tiếp tục tăng lên, và hy vọng trong năm 2016 phòng thí nghiệm có thể đạt chỉ tiêu có 2 công bố quốc tế trong một tháng. Cũng theo báo cáo này, trong năm qua với việc hoạt động tích cực trong công tác đối ngoại, phòng thí nghiệm đã hợp tác được với nhiều trường, viện nghiên cứu, bệnh viện, doanh nghiệp Quốc tế và Việt Nam, tổ chức thành công hội nghị quốc tế Liệu pháp gen và miễn dịch (GIC) lần 2 và phối hợp tổ chức nhiều khóa học chuyên đề thu hút hàng trăm học viên trên cả nước đăng ký và tham gia. Nổi bật nhất là tạp chí BMRAT (Biomedical Research and Therapy) một tạp chí được xây dựng lên từ phòng thí nghiệm trở thành tạp chí đầu tiên và duy nhất hiện nay do người Việt Nam xây dựng tại Việt Nam, sở hữu được index trong cơ sở dữ liệu Emerging Sources Citation Index (ESCI), thuộc Web of Science (Thomson Reuters). Bên cạnh đó, theo lộ trình, Tạp chí này sẽ có điểm impart fator và tháng 6 năm 2017.

    82

    TS.Phạm văn Phúc, Tổng biên tập tạp chí BMRAT giới thiệu về sự hình thành và phát triển của tạp chí

    811

    Lễ ra mắt tạp chí BMRAT

    (Từ trái sang: Ths Phạm Lê Bửu Trúc, Ths Trương Hải Nhung, TS.Phạm Văn Phúc, Ths Nguyễn Trường Sinh, TS.Trần Hồng Diễm)

    Kết thúc buổi lễ là phần công bố khen thưởng từ phòng thí nghiệm. Các cá nhân, tập thể trong năm 2015 có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học và công tác xây dựng phòng thí nghiệm đã được tuyên dương. Trước toàn thể đại biểu Thầy Phan Kim Ngọc vui mừng và tự hào khi giới thiệu đội ngũ các cán bộ trẻ, những cán bộ nghiên cứu thuộc thế hệ 8X, 9X nhưng rất năng động, chuyên nghiệp và đã góp phần xây dựng PTN trong năm 2015 vừa qua.

    89

    Tuyên dương các cán bộ nghiên cứu có công bố trong năm 2015

    (Từ trái sang phải: TS.Phạm Văn Phúc, Ths Trương Hải Nhung, CN.Trịnh Vạn Ngữ, CN.Nguyễn Hải Nam, Ths Vũ Bích Ngọc, Ths Đặng Thị Tùng Loan, Ths Nguyễn Trường Sinh, Ths Vũ Thanh Bình)

    88

    Tuyên dương các nhóm chức năng hoàn thành suất sắc công tác tại PTN

    (Từ trái sang phải: đại diện các nhóm chức năng: nhóm dịch vụ, nhóm tổ chức sự kiện, nhóm quản lý khoa học, nhóm quản lý tài chính ,nhóm quản lý cơ sở vật chất-thiết bị, nhóm quản lý động vật)

  • Tổng kết STEM CELL INNOVATION LẦN 2 NĂM 2015

    Tổng kết STEM CELL INNOVATION LẦN 2 NĂM 2015

    STEM CELL INNOVATION LẦN 2 NĂM 2015

    Cuộc thi ý tưởng Tế bào gốc Stem cell innovation được tổ chức lần đầu đầu tiên năm 2014 đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên yêu thích sinh học, công nghệ sinh học đặc biệt là lĩnh vực tế bào gốc trên địa bàn cả nước. Tiếp nối thành công đó, tháng 10 năm 2015, phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc tiếp tục tổ chức cuộc thi lần 2.

    Trong hơn một tháng diễn ra vòng loại, ban tổ chức đã nhận được 173 ý tưởng gửi về tham gia của hơn 200 bạn sinh viên đến từ 13 trường đại học trên cả nước: ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM, ĐH KHTN- ĐHQG HN, ĐH khoa học Huế, ĐH Y Dược Huế, ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Nông lâm Thái Nguyên, ĐH công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Văn Lang, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Cần Thơ, ĐH Quốc tế TPHCM. Sau vòng sơ loại, ban giám khảo đã chọn ra 42 ý tưởng xuất sắc bước vào vòng thi bán kết. Vòng bán kết diễn ra vào ngày 14/12/2015 đã chọn ra 6 đội chơi xuất sắc bước tiếp vào vòng chung kết.

    Ngày 24/12/2015, với sự sáng tạo và bản lĩnh của mình, các đội thi đã thực sự tỏa sáng trên sân khấu và mang đến nhiều bất ngờ cho cuộc thi. Các ý tưởng được đầu tư cả về chuyên môn lẫn hình thức đã gây nhiều khó khăn cho ban giám khảo trong việc chọn ra quán quân của cuộc thi năm nay. Ban giám khảo đã có thời gian hội ý và tranh luận căng thẳng để thống nhất kết quả chung cuộc.

    Ban giám khảo vòng chung kết gồm có: PGS.TS. Hoàng Dũng, Giám đốc trung tâm Mana, Nguyên Trưởng Ban KHCN ĐHQGTPHCM; PGS.TS. Hoàng Nghĩa Sơn, Giám đốc Viện Sinh Học Nhiệt Đới; TS. Nguyễn Thị Thanh Kiều, Phó CN Khoa Y, ĐHQG TPHCM; PGS.TS Nguyễn Thị Nga (nguyên Viện Trưởng Viện SH Nhiệt đời Việt Nga, hiện CN Khoa CNSH trường ĐH QT Hồng Bàng); TS. Nguyễn Đức Thái, Trung tâm Y Sinh Phân Tử , ĐH Y Dược TpHCM; Nhà báo Phan Kim Sơn, Ths Truyền thông; TS. Phạm Văn Phúc, Phó trưởng phòng thí nghiệm NC&U7D Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, TS. Nguyễn Thanh Bình, CN Khoa CNSH ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương.

    i1

    Ban giám khảo hội ý sau phần thi của các thí sinh.

    Giải nhất của cuộc thi năm nay đã thuộc về Lê Thị Bích Phượng, sinh viên trường ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM với ý tưởng “Tái tạo mô tử cung xơ hóa in vivo nhờ hệ thống phân hủy sinh học collagen/hydrogel”.

    i2

    Quán quân cuộc thi Stem Cell Innovation 2015

    Nhóm các bạn sinh viên đến từ trường Đại học Khoa học Huế: Trần Hữu Phúc, Trần Thị Xuân Thùy, Ngô Nhật Hoàng đạt giải nhì với ý tưởng “Hệ thống sản xuất máu nhân tạo đặc biệt”.

    i3

    Đội thi đạt giải nhì cuộc thi Stem Cell Innovation 2015.

    Giải ba thuộc về ý tưởng “Sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh điếc tiếp nhận” của bạn Vũ Thanh Thảo đến từ trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

    i4

    Bạn Vũ Thanh Thảo- giải ba cuộc thi Stem Cell Innovation 2015.

    Các ý tưởng “Sản xuất tổ yến nhân tạo” (Đinh Hoàng Minh, Đỗ Nguyễn Hoàng Long, Trương Thị Cẩm Linh- ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM), “Cảm ứng dòng tế bào gốc ở giai đoạn thoa trùng của Plasmodium falciparum trong điều trị ung thư gan” (Lê Nhật Quỳnh- ĐH Y dược Huế) và “Tiêu diệt đặc hiệu tế bào ung thư bằng protien polybia-mp1 (mp1) chiết xuất từ nọc độc ong bắp cày” (Nguyễn Thị Tuyết- – ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM) đồng giải khuyến khích của cuộc thi.

    i5

    Các bạn thí sinh và cổ động viên cuộc thi Stem Cell Innovation 2015.

    Hy vọng với những kết quả đạt được trong cuộc thi này, các bạn sẽ có thêm động lực để bước tiếp trên con đường khoa học mình đã chọn và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghiên cứu Tế bào gốc để trở thành những nhà khoa học Tế bào gốc xuất sắc trong tương lai.

    Xin chào và hẹn gặp lại các bạn sinh viên trong Stem Cell Innovation lần 3 năm 2016!

     

  • Các sự kiện nổi bật của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc 2015

    Các sự kiện nổi bật của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc 2015

    Nhân dịp sinh nhật lần thứ 8 của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường ĐH KHTN, ĐHQG Tp.HCM, Lãnh đạo PTN đã bình chọn 8 sự kiện nổi bật của PTN trong năm qua.

     

    Sau đây là các sự kiện nổi bật:

    1. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nâng cấp PTN Nghiên cứu và Ứng dụng TBG, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM thành PTN trọng điểm quốc gia về TBG.

    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới Viện, Trung tâm và PTN Nghiên cứu CNSH đến năm 2025, TTCP đã quyết định nâng cấp PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc thành PTN Trọng điểm cấp quốc gia về Tế bào gốc. Theo đó, từ năm 2016, PTN sẽ thực hiện dự án tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện quy chế PTN trọng điểm quốc gia.

     

    23.1

    2. Sản phẩm nghiên cứu bởi PTN đã được Bộ Y tế cho phép truyền tĩnh mạch tế bào gốc từ mô mỡ tự thân trong thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính tại BV ĐK Vạn Hạnh và BV Nguyễn Tri Phương.

    Tháng 06/2015, Bộ Y tế đã quyết định phê duyệt thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc mô mỡ tự thân điều trị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính. Như vậy, sau phê duyệt đầu tiên vào năm 2013 cho điều trị thoái hoá khớp, đây là bệnh thứ 2 mà Bộ Y tế cho phép thử nghiệm lâm sàng sử dụng các sản phẩm do PTN Nghiên cứu, chế tạo. Khác với thử nghiệm đầu tiên, các sản phẩm được tiêm cục bộ thì lần này sản phẩm được truyền tĩnh mạch.

     

    23.2.1

    3. Tạp chí Y sinh học với tên (Biomedical Research and Therapy) với 2 chủ đề chính là Tế bào gốc và Ung thư được xếp vào Danh mục Emerging Sources Citation Index (ESCI) của Web of Science (Thomson Reuters). Đây là Tạp chí đầu tiên của Việt Nam được liệt kê vào danh mục này.

     

    23.3

     

    4. Đề tài Ứng dụng tế bào tua trong điều trị bệnh ung thư vú thực nghiệm đã nghiệm thu thành công với loại xuất sắc; và được Hội đồng đề xuất để điều trị trên người.


    5. Hội nghị quốc tế GIC lần thứ 2, với chủ đề Innovations in Cancer Research and Regenerative Medicine thành công tốt đẹp với gần 400 người tham dự đến từ 15 quốc gia khác nhau.

     

    23.4

     

    6. PTN Tế bào gốc đã chuyển hoàn toàn xuống cơ sở mới tại toà nhà B23, cơ sở Linh Trung, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM.

    Địa chỉ mới: Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, Tp.HCM

    23.5

    7. Các công trình nghiên cứu của PTN đạt các giải thưởng lớn như Quả Cầu Vàng, Giải thưởng KOVA

    23.6

    8. PTN xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu hợp tác chung giữa VNU-HCM và UCLA (VUCI – VNU HCM UCLA Cancer Intiative)

    VUCI là một chương trình hợp tác quan trọng giữa ĐHQG Tp.HCM và ĐH UCLA, Hoa Kỳ.

    23.7.1