Category: Tin PTN Tế bào gốc

  • Lễ khai mạc cuộc thi Stem Cell Innovation lần 3 năm 2016 và Vòng loại giữa 42 đội thi

    Vào sáng ngày 29/10/2016, tại sân trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, cơ sở Linh Trung, đã diễn ra lễ khai mạc cuộc thi Ý tưởng tế bào gốc – Stem cell innovation lần 3 năm 2016.

    Khai mac 0

    ThS. Phan Kim Ngọc, Trưởng PTN NC&ƯD Tế Bào Gốc, tuyên bố khai mạc cuộc thi.

    Buổi lễ khai mạc đã diễn ra vô cùng long trọng với sự hiện diện của các khách mời đến từ Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM và trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Tp.HCM. Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của các ông bà đại diện Công ty Zeiss Việt Nam, Công ty Khoa học Kỹ thuật Lan Oanh và Công ty Vitech, là các nhà tài trợ cho cuộc thi. Tuy không thể đến tham dự, đại diện Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và Chủ tịch Hội Tế bào gốc Tp.HCM cũng gửi lời chúc mừng đến Ban tổ chức cuộc thi.

    Khai mac 1

    PGS.TS. Ngô Đại Nghiệp, Phó trưởng Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, phát biểu chúc mừng cuộc thi.

    Tiếp sau lễ khai mạc, Vòng loại của cuộc thi Stem cell innovation lần 3 chính thức diễn ra với sự tranh tài giữa 42 đội thi xuất sắc nhất trong số 272 đội đã tham gia thi Vòng sơ loại. Tại Vòng loại này, 42 đội tham gia thi đối kháng trực tiếp trên sân thi đấu, dưới hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Mức độ câu hỏi đi từ dễ đến khó, gồm nhiều dạng như câu hỏi kiến thức, sự kiện, hình ảnh, video…

    Sau 5 lượt thi đấu, đã có 12 đội thi may mắn nhất được lọt vào Vòng Bán kết của cuộc thi. Đó là các đội: NAN, Phoenix, Vô đối, CNU, Trophy Receptor, Cây bắt ruồi, Hậu Duệ MD (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM), Pokemon, KHH, H2T (ĐH Khoa học Huế), Dendrobium (ĐH Quốc Tế, ĐHQG Tp.HCM) và P2N (ĐH Cần Thơ). Giải thưởng của Vòng loại bao gồm hiện kim và hiện vật là 1 USB “chuyên biệt” của PTN NC&ƯD Tế Bào Gốc cho mỗi thành viên trong 12 đội chiến thắng.

    Khai mac 2

    12 đội thi đã chiến thắng trong Vòng loại với tấm vé vàng trên tay

    Như vậy, Vòng loại cuộc thi Stem cell innovation lần 3 năm 2016 đã diễn ra vô cùng gay cấn và kết thúc cũng đầy bất ngờ với 12 tấm vé vàng dành cho 12 đội thi xuất sắc nhất. Không biết đội thi nào trong số 12 đội sẽ đạt giải thưởng cao nhất của cuộc thi? Chúng ta hãy cùng chờ xem những diễn biến tiếp theo của cuộc thi tại Vòng Bán kết sẽ diễn ra vào ngày 12/11/2016.

    Một số hình ảnh của cuộc thi:

    Khai mac 3

    Chuẩn bị sân thi đấu

    Khai mac 4

    Các đội thi check-in

    Khai mac 5

    Các đội thi đã sẵn sàng thi đấu

    Khai mac 6

    Phỏng vấn đội thi đến từ Hà Nội

    Khai mac 7

    Đội thi đến từ Huế giải thích câu trả lời của mình

    Khai mac 8

    Tất cả các đội thi chụp ảnh lưu niệm

  • TƯNG BỪNG NGÀY HỘI SNH VIÊN NĂM NHẤT

    Gian hàng của PTN NC&UD Tế bào gốc đã tham gia Ngày hội dành cho sinh viên năm nhất được tổ chức ngày 8.10.2016 tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, cơ sở Linh Trung với nhiều hoạt động bổ ích và thú vị. 

     

    Chúng tôi đã sẵn sàng!!!

    Các bạn sinh viên được tiếp cận các kiến thức mới mẻ về lĩnh vực Y-Sinh-Dược học và Tế bào gốc, bên cạnh đó, các bạn được sử dụng các thiết bị hiện đại như kính hiển vi điện tử để quan sát các vật mẫu thí nghiệm, cũng như được làm quen với các chú chuột rất dễ thương.

     

     

    Gian hàng “trong vòng vây” của các bạn sinh viên

    Ngoài ra, một cuộc thi rất hấp dẫn được PTN tổ chức hằng năm, chính là Stem Cell Innovation (SCI) 2016, cũng đã thu hút rất động các bạn sinh viên đến đăng ký tham gia. Các bạn có thể truy cập vào đường dẫn sau để tìm hiểu thêm thông tin về cuộc thi này nhé: www.stemcellinnovation2016.com

    Các bạn sinh viên đăng ký thi SCI 2016

  • STEM CELL SUMMER TOUR 2016 ĐÃ THU HÚT GẦN 500 HS/SV THAM GIA

    Stem Cell Summer Tour 2016 là một hoạt động của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM dành riêng cho các bạn học sinh, sinh viên đam mê lĩnh vực Y-Sinh-Dược học với nội dung cực kỳ hấp dẫn. Đây là năm thứ 2 PTN tổ chức hoạt động này.

     

    Các bạn Sinh viên, học sinh chụp ảnh lưu niệm cùng các Thầy Cô hướng dẫn

    Chương trình được tổ chức tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TPHCM. Với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nghiên cứu tâm huyết nghiên cứu, các bạn khi tham gia chương trình này:

    • Đã được giới thiệu một cách tường tận các thành tựu về lĩnh vực Y-Sinh-Dược học nói chung và lĩnh vực Tế bào gốc nói riêng
    • Đã được giải đáp tận tình các thắc mắc cũng như cung cấp cho bạn các kiến thức mới nhất về lĩnh vực này. 
    • Đã được tận mắt chứng kiến sự hoạt động và vận hành của một “Phòng thí nghiệm tiên tiến” tiêu biểu hiện nay.
    • Đã được kết nối và giao lưu với các anh chị, các bạn có cùng niềm đam mê và sở thích. 

                Và có lẽ, qua đây, một số bạn đã tìm được hướng đi phù hợp cho mình

    Các Thầy Cô hướng dẫn cho các bạn Sinh viên, học sinh

    Với cách thức tổ chức năng động, luôn hướng đến phục vụ các bạn Sinh viên/Học sinh, chương trình đã thu hút 472 lượt đăng ký đến từ 19 trường ĐH, THPT khắp nơi trên cả nước, có thể kể đến như: Các trường thuộc ĐHQG TPHCM (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc tế, Khoa Y), ĐH Cần Thơ, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM, , ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Nông Lâm, ĐH Cần Thơ, ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm, ĐH Văn Lang, ĐH Tân tạo, Y dược Cần Thơ, Phổ thông năng khiếu, THPT chuyên Long An, THPT Chuyên Lương Thế Vinh-Đồng Nai.

    Trên cơ sở hưởng ứng nhiệt tình của các bạn SV/HS, PTN sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của hoạt động này trong năm 2017. Theo đó, bên cạnh STEM CELL SUMMER TOUR 2017, PTN sẽ tổ chức STEM CELL SUMMER SCHOOL 2017. Stem Cell Summer School 2017 là một bước nỗ lực mới của PTN nhằm đưa các bạn HS/SV không chỉ “nghe” tế bào gốc, “thấy” tế bào gốc mà còn có thể “sờ nắm tế bào gốc” thông qua việc trải nghiệm những thí nghiệm thú vị về sự tăng sinh, biệt hoá của tế bào trong PTN. Hy vọng, 1 tuần của STEM CELL SUMMER SCHOOL 2017 sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho các bạn yêu thích y sinh học nói chung và tế bào gốc nói riêng.

    Các thức đăng ký và tham gia cực kỳ dễ dàng, các bạn theo dõi thông báo của PTN NC&UD TBG nhé.

    Chào mừng bạn đến với ngôi nhà chung “Tế bào gốc”.

    Một số bạn xuất sắc nhận phần quà của PTN

     

     

     

     

     

  • CHÚC MỪNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2015-2016

    CHÚC MỪNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2015-2016

    Sau thời gian dài nỗ lực trong học tập và nghiên cứu khoa học, vào giữa tháng 7 vừa qua, PTN NC&UD Tế bào gốc chúc mừng 12 sinh viên năm cuối của ngành Sinh học động vật, ngành CNSH trong y học thuộc Trường ĐH KHTN, ĐHQG Tp.HCM, và sinh viên ĐH Quốc tế, ĐHQG Tp.HCM (Danh sách kèm theo) bảo vệ thành công khóa luận tốt nghiệp với thành tích tốt và điểm số cao.

    Trước khi chia tay, PTN đã tổ chức một buổi lễ nhằm tổng kết những thành quả mà các em cùng với nhóm nghiên cứu đã đạt được sau một năm dài phấn đấu. Những món quà kỷ niệm cũng được trao đến tay các em cùng với lời chúc mừng cho những thành công sắp tới trên chặng đường đầu tiên của các em sau khi tốt nghiệp.

    Trong số đó, có ba bạn đã vươn lên đạt điểm xuất sắc nhất đó là Trần Thị Ánh Nguyệt (chuyên ngành Sinh học động vật, Trường ĐHKHTN) với điểm 10/10 tuyệt đối cùng với Nguyễn Hoàng Minh (chuyên ngành CNSH trong Y Dược, Trường ĐHKHTN) đã đạt 9.5/10 điểm và Lê Văn Mạnh Hùng (Trường ĐH Quốc tế) đạt 94/100 điểm. PTN NC&UD Tế bào gốc cũng đã trao cho ba em một món quà nhỏ nhằm khen thưởng và khích lệ tinh thần các em.

    Lời chúc luôn giữ vững đam mê và gặt hái thành công là điều mà chúng tôi – Tập thể Thầy cô và cán bộ PTN NC&UD Tế bào gốc muốn gửi gắm và sẽ luôn đồng hành cùng các em trên chặng đường dài phía trước.

    Thầy Phan Kim Ngọc – Trưởng PTN tặng quà lưu niệm cho các sinh viên tốt nghiệp.

    Thầy Phạm Văn Phúc – Phó Trưởng PTN khen thưởng 02 sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong 12 sinh viên tốt nghiệm (Từ trái sang: Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Minh).

    Thầy Phạm Văn Phúc chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp và các cán bộ hướng dẫn.

    Tập thể Thầy Cô, Cán bộ hướng dẫn và sinh viên chụp ảnh lưu niệm.

    Các sinh viên chụp ảnh lưu niệm trước PTN.

         DANH SÁCH SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2015-2016

    STT Họ tên MSSV
    1 Huỳnh Trọng Kha 1215150
    2 Đặng Thị Huyền Trang 1215386
    3 Phạm Văn Tài 1215313
    4 Đỗ Lê Phương Dung 1215481
    5 Nguyễn Hoàng Minh 1218220
    6 Nguyễn Thị Tuyết 1218441
    7 Huỳnh Khánh Linh 1218186
    8 Đặng Đoàn Phương Nghi BTBTIU12114
    9 Trần Thị Ánh Nguyệt 1215233
    10 Nguyễn Ngọc Thảo Lam BTBTIU12063
    11 Lê Văn Mạnh Hùng BTBTIU12029
    12 Nguyễn Đàm Thành Tú 1218516
  • Bùng nổ cùng Chương trình điều tra Tế bào gốc trực tuyến lớn nhất từ trước đến nay

    Còn 10 ngày nữa….

    Còn 10 ngày nữa sẽ bùng nổ Chương trình điều tra Tế bào gốc trực tuyến lớn nhất từ trước đến nay. Tham gia Chương trình điều tra Tế bào gốc, bạn có cơ hội nhận ngay những phần quà hấp dẫn.

    Ưu đãi khi tham gia điều tra:

    10.1

    10.2.1

    Chương trình điều tra Tế bào gốc là viết tắt của Nội dung Điều tra hiện trạng và nhu cầu công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam; đây là một trong những Nội dung quan trọng của đề tài “Đánh giá hiện trạng, năng lực và khả năng nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực tế bào gốc trong lĩnh vực y dược và nông nghiệp” do TS. Phạm Văn Phúc làm chủ nhiệm, trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM chủ trì; do Chương trình Đổi mới Công nghệ Quốc gia đến năm 2020, Bộ KHCN Việt Nam làm chủ quản.

    Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề tài là đánh giá được nhu cầu và khả năng công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam; đề xuất được kế hoạch phát triển tế bào gốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

    10.3

    QUY ĐỊNH KHI THAM GIA ĐIỀU TRA

    10.4

     

    Hãy tham gia điều tra ngay tại đây:  http://www.tebaogocvietnam.com/khao-sat-dieu-tra.html

    Link chính thức sẽ được mở vào 12 giờ trưa ngày 15/7/2016.

    Sau đợt điều tra trực tuyến, Ban thực hiện đề tài sẽ triển khai điều tra thực tế tại các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trên cả nước. Từ các kết quả điều tra trực tuyến, điều tra thực tế, Ban thực hiện đề tài sẽ xây dựng: một là hiện trạng công nghệ tế bào gốc quốc gia; bản đồ công nghệ tế bào gốc quốc gia; hai là tiềm năng, nhu cầu phát triển tế bào gốc trên cả nước; ba là nhu cầu xã hội, sự tin tưởng, sự quan tâm của xã hội với tế bào gốc.

    10.6

    Mạng lưới tế bào gốc Việt Nam (Viet Nam Stem Cell Network – VNSCN) trước mắt hoạt động như là một trang thông tin cung cấp các thông tin thiết yếu về tế bào gốc, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, tổ chức trực tuyến các hoạt động của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc; sau này, VNSCN là tổ chức độc lập nhằm kết nối hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam và ở Việt Nam với thế giới. VNSCN sẽ trở thành thành viên của các Hiệp hội, mạng lưới tế bào gốc, y sinh của Việt Nam và thế giới.

  • PTN Tế bào gốc đăng cai tổ chức thường niên Workshop Cytometry của ISAC tại Việt Nam

    Cytometry là một nhóm kĩ thuật quan trọng trong nghiên cứu sinh học, sinh y và công nghệ tế bào nói riêng. Trong các kĩ thuật quan trọng của cytometry; nổi tiếng hơn cả là Flow cytometry (tạm dịch: kĩ thuật đo tế bào ở dạng dòng chảy). Nhằm thúc đẩy sự ứng dụng kĩ thuật này trong nghiên cứu, góp phần vào nghiên cứu sinh học, sinh y và công nghệ sinh học ở Việt Nam, PTN Tế bào gốc đã thảo luận và đồng ý với tổ chức ISAC đăng cai Workshop Cytometry thường niên tại PTN nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, ĐH KHTN, ĐHQG Tp.HCM từ năm 2017.

    2.7

    Theo kế hoạch, Workshop đầu tiên sẽ tổ chức vào tháng 3 năm 2017; tại PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM tại Toà nhà B2-3, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.

    Workshop đầu tiên này tập trung vào kĩ thuật Flow cytometry. Theo dự kiến sẽ có 2-3 hệ thống công nghệ Flow cytometry chính sẽ sử dụng trong Workshop; trong đó có công nghệ Flow cytometry của BD Bioscience; Beckman Coulter và có thể sẽ có của Miltenyi. Biotec.

    Workshop sẽ diễn ra 02 ngày, ngày đầu tiên sẽ trình bày các bài giảng về kĩ thuật flow cytometry do các chuyên gia kĩ thuật flow cytometry trình bày (bằng tiếng Việt). Ngày thứ 02 sẽ học trực tiếp trên các hệ thống máy; sẽ do các chuyên giao cả Việt Nam và của ISAC trình bày (bằng tiếng Anh, có hỗ trợ phiên dịch tiếng Việt).

    Ngày đầu tiên sẽ cho đăng kí miễn phí với số lượng tối đa 300 học viên; ngày thứ 02 chỉ chọn tối đa 30 người; với học phí từ 300-500 USD/người (đã được hỗ trợ từ các nhà tài trợ). Các học viên học xong sẽ nhận chứng nhận của Ban Tổ chức và ISAC cho cả lớp lí thuyết và thực hành.

    Các hệ thống máy thực hành trực tiếp trong khoá, dự kiến bao gồm: Accuri C6 (BD Bioscience), Facscalibur (BD Bioscience), FacsCanto (BD Bioscience), FACSJazz (BD Bioscience), Cytoflex (Beckman Coulter)…

    Các kĩ thuật sẽ học bao gồm:

              Kĩ thuật phân tích kiểu hình miễn dịch

              Kĩ thuật phân tích cell cycle

              Kĩ thuật phân tích apoptosis

              Kĩ thuật cell sorting

             

    Ban Tổ chức sẽ có thông báo số 1 về Workshop vào tháng 9/2016. Thông qua việc đăng cai tổ chức Workshop này, PTN Tế bào gốc mong muốn phổ biến rộng rãi kĩ thuật này đến Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu sinh học, y sinh, và CNSH ở Việt Nam; phục vụ tích cực cho việc nghiên cứu; đẩy nhanh, mạnh tốc độ nghiên cứu sinh học, y sinh và CNSH của nước nhà.

    ISAC là Hội quốc tế về các kĩ thuật cytometry tiên tiến. Thông tin thêm về Hội có tại đây: http://isac-net.org/

    2.7.1

    Trong workshop cũng sẽ tổ chức giảm phí đăng kí thành viên Hội cho tất cả những ai mong muốn trở thành Hội viên của ISAC.

    PTN Tế bào gốc dự kiến sẽ đăng cai Hội nghị ISAC Khu vực Đông Nam Á vào năm 2018.

                Tin PTN TBG

  • Hai Tạp chí Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell được nhận trích dẫn trong EMBASE

    Hôm nay thông tin từ EMBASE cả hai Tạp chí Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell đều được chấp nhận trích dẫn trong EMBASE. Đây là 2 tạp chí đầu tiên của Việt Nam xuất bản được trích dẫn trong CSDL lớn này.

    https://www.elsevier.com/solutions/embase-biomedical-research/embase-coverage-and-content

    20 6

    20 6.1

    EMBASE là cơ sở dữ liệu y sinh và dược rất lớn nó chứa các công trình đã công bố về y sinh và dược. EMBASE là CSDL của NXB Elsevier, hiện nay EMBASE có hơn 30 triệu công bố từ 8500 tạp chí từ năm 1947 đến nay. EMBASE có công cụ EMTREE là một trong những công cụ tuyệt vời nhất để phân tích metaanalysis và systemic để nghiên cứu về thuốc và phương pháp điều trị. EMBASE đang cung cấp thông tin cho 90 quốc gia.

    Đến nay, EMBASE là dữ liệu y sinh lớn nhất toàn cầu, lớn hơn cả Medline và Pubmed. Thật vật Medline chỉ chứa khoảng 22 triệu bài báo; Pubmed là 25 triệu; trong khi đó Embase có đến 30 triệu bài. Tuy nhiên, đọc giả biết nhiều đến Pubmed; ít biết đến Medline và EMBASE vì Pubmed là MIỄN PHÍ truy cập để đọc abstract; trong khi đó cả EMBASE và Medline đều thu phí, với mức phí rất cao.

    Hãy đọc và so sánh sự khác biệt giữa Pubmed, Medline và EMBASE tại đây: Với thành tích này, một lần nữa Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell khẳng định là những tạp chí y sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay các Tạp chí này đã được trích dẫn vào hầu hết các cơ sở dữ liệu lớn của thế giới.

    20 6.2

     

    Trong vài tháng tới, Biomedical Research and Therpy sẽ có kết quả đánh giá cuối cùng về việc trích dẫn vào Pubmed và Medline.

    Tin PTN Tế bào gốc

  • Tế bào gốc trong điều trị COPD

    Sau thành công trong điều trị khớp gối, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc đã thành công trong việc sử dụng công nghệ Tế bào gốc trong trị liệu bệnh phổi tắc ngẽn mãn tính (COPD).

    Người đầu tiên ứng dụng công nghệ này chính là thầy Phan Kim Ngọc, trưởng PTN Tế bào gốc, thầy đã bị mắc chứng bệnh này trong nhiều năm và đã tình nguyện thử nghiệm công nghệ này trên bản thân của mình. Sau khi trị liệu bằng công nghệ này sức khỏe của thầy đã có nhiều chuyển biến tích cực.

     

    Thông tin được đưa trong chương trình 60s do đài truyền hình TP.HCM HTV thực hiện.

     

  • Dùng tế bào gốc điều trị khớp gối ở TP.HCM

    Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 căn bệnh có thể dùng tế bào gốc để chữa với tỉ lệ hồi phục ở từng bệnh nhân khá cao.

    ​(Ảnh minh họa: benhvienvanhanh.com)

     

    Tại Việt Nam, phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM là đơn vị có nhiều công trình đã nghiên cứu hòan tất và triển khai chữa trị. Đề tài “Ứng dụng tế bào gốc mô mỡ trong điều trị thoái hóa khớp gối” là một trong số đó. 

    Khác với các liệu pháp điều trị thoái hóa khớp truyền thống thuờng dùng thuốc kháng viêm có thể làm hại dạ dày, phương pháp chữa trị bằng tế bào gốc ít có phản ứng phụ. Thêm vào đó, người bệnh ít đau hơn và phục hồi sụn khớp tốt hơn. Đến nay, công trình của Tiến sĩ Phạm Văn Phúc và Thạc sĩ Phan Kim Ngọc đã được triển khai thử nghiệm điều trị ở nhiều cơ sở y tế. 

    Ths. Bs. Trần Đặng Xuân Tùng – Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh – cho biết: “Công nghệ này khá tiên tiến, hiện đại, đơn giản và có thể áp dụng rộng khắp trên các bệnh viện trong nước. Chi phí của công nghệ này tương đối phù hợp với người Việt Nam. Toàn bộ 30 bệnh nhân điều trị mới nhất tại Bệnh viện Đa khoa Vạn hạnh đều phục hồi rất tốt sau 18 tháng theo dõi”. 

    Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ tế bào gốc mô mỡ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp còn kích thích sản xuất các chất bảo vệ hệ thống dây chằng, bề mặt sụn cũng như tái tạo lại vùng xương đã bị tổn thương. Những nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ ở Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đang góp phần đưa công nghệ trị liệu tế bào gốc trở thành công cụ chính trong liệu pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp tại nuớc ta.

     

     

    Nguồn: Trung tâm Tin Tức, HTV

    http://www.htv.com.vn/Trang/TinTuc/2016-5-25/Dung-te-bao-goc-dieu-tri-khop-goi-o-TPHCM.aspx

     

  • Bài báo của Biomedical Research and Therapy chính thức xuất hiện trên CSDL Web of Science (ISI)

    Sau gần 5 tháng được xếp chọn vào danh mục Master Journal List và đưa vào Danh mục ESCI, của CSDL Web of Science mà trước kia thường gọi là ISI, nay các bài của Biomedical Research and Therapy (BMRAT) đã chính thức xuất hiện trong cơ sở dữ liệu này. Kết quả này lần nữa khẳng định BMRAT là Tạp chí đã chính thức vào Web of Science (ISI).

    Tạp chí BMRAT là tạp chí quốc tế chuyên ngành sinh học, công nghệ sinh học và y sinh đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam được đưa vào cơ sở dữ liệu tham khảo của Web of Science (Thomson Reuters). Sau khi được xét chọn, BMRAT được đưa vào danh sách Master Journal List vào tháng 11.2015 và vào Chỉ mục ESCI vào tháng 12.2015.

    Tuy nhiên, mãi đến gần đây, các bài báo công bố bởi BMRAT mới được đưa lên Web of Science (ISI) (Hình 1). Và với việc này, BMRAT đang cung cấp cho các nhà khoa học trên toàn cầu nguồn thông tin KHCN Y sinh từ Việt Nam và một số quốc gia khác. Thật vậy, Web of Science (ISI) là nguồn thông tin KHCN uy tín nhất hiện nay trên toàn thế giới. Và cũng từ lúc này, các bài báo trong Tạp chí BMRAT bắt đầu được theo dõi, đánh giá chỉ số trích dẫn và sẽ có Impact Factor trong thời gian ngắn tới.

    18.5

    Hình 1. Các bài báo của Biomedical Research and Therapy trên Web of Science.

    Và một điều vô cùng thú vị rằng, Web of Science (ISI) ghi nhận rõ rằng Tạp chí BMRAT được xuất bản tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam (Hình 2). Mặc dù còn nhiều hạn chế trong công nghệ xuất bản so với các nhà xuất bản hàng đầu như Nature, Springer, ScienceDirect, Hindawi…, kết quả này bước đầu đã chứng tỏ rằng Việt Nam có đủ khả năng xuất bản Tạp chí quốc tế không cần dựa vào các NXB nước ngoài.

    18.5.1

    Hình 2. Nhà Xuất bản cho BMRAT được ghi rõ là Biomedpress, Ho Chi Minh, Vietnam.

    Tin PTN TBG