Category: Tin Tế bào gốc Việt Nam

  • Móng tay tiết lộ đầu mối để tái sinh cụt chi

    Ở động vật hữu nhũ có sự tái tạo nhanh chóng đầu ngón tay bị mất mà có cả móng, dây thần kinh và thậm chí cả xương. Còn ở người để mọc lại đầu ngón tay đã bị cụt thì phải mất ít nhất hai tháng, một hiện tượng cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York đã làm sáng tỏ về khả năng hiếm có này của động vật có vú, sử dụng những con chuột biến đổi gen để nghiên cứu hàng loạt các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình tái tạo ngón tay bị cụt. Những phát hiện này hứa hẹn cho những người tàn tật, một ngày nào đó có thể được hưởng lợi từ liệu pháp giúp cơ thể tái tạo lại chân tay bị mất.

    Phó giáo sư tiến sĩ Mayumi Ito, tác giả chính bài báo cho biết “Mọi người ai cũng đều biết rằng móng tay mọc dài ra hàng ngày, nhưng không ai hiểu lý do thực sự tại sao, hoặc cũng không biết nhiều về mối liên hệ giữa sự tăng trưởng móng tay với khả năng tái tạo của xương và mô bên dưới móng tay”. Bây giờ, tiến sĩ Ito và nhóm nghiên cứu đã khám phá ra một đầu mối quan trọng của quá trình này: một quần thể tế bào gốc tự làm mới trong chất nền móng tay, một phần của móng giàu dây thần kinh và mạch máu kích thích tăng trưởng móng. Hơn nữa, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng quần thể tế bào gốc này phụ thuộc vào một họ protein được gọi là “Mạng lưới Tín hiệu Wnt”, là những protein có vai trò rất quan trọng trong tái tạo tóc và mô.

    mong_tay

    Cấu tạo đầu ngón tay

    “Khi khoá con đường truyền tín hiệu của Wnt ở chuột thì móng tay và xương không mọc trở lại như bình thường”, Tiến sĩ Ito nói. Điều đáng chú ý là các nhà khoa học đã có thể điều khiển các con đường truyền tín hiệu của Wnt để kích thích tái tạo xương và mô không chỉ ở đầu ngón tay. “Cụt chi ở trường hợp này thường không phát triển trở lại”, Tiến sĩ Ito cho biết thêm. Phát hiện này cho thấy tín hiệu Wnt rất quan trọng trong tái sinh cụt chi và chỉ ra hướng trị liệu mới có thể giúp những người bị cụt chân tay. Ước tính ở Mỹ có khoảng 1,7 triệu người sống trong tình trạng tàn tật chân tay.

    Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là làm rõ cơ chế phân tử điều khiển con đường truyền tín hiệu của Wnt tương tác với các tế bào gốc móng tay, tác động đến sự phát triển xương và móng.

     

    Bài báo tham khảo:
    Makoto Takeo, Wei Chin Chou, Qi Sun, Wendy Lee, Piul Rabbani, Cynthia Loomis, M. Mark Taketo, Mayumi Ito. Wnt activation in nail epithelium couples nail growth to digit regenerationNature, 2013; DOI: 10.1038/nature12214

    Phí Thị Lan
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130612132532.htm

  • Phát hiện mới trong chức năng điều trị tiểu đường type 1 của tế bào gốc trưởng thành

    Phát hiện mới trong chức năng điều trị tiểu đường type 1 của tế bào gốc trưởng thành

    Hàng triệu người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải phụ thuộc vào việc tiêm insulin hàng ngày để duy trì sự sống. Họ sẽ chết nếu không được tiêm vì hệ miễn dịch của họ sẽ liên tiếp giết chết các tế bào tiết insulin của cơ thể. Tuy nhiên, một nhà khoa học thuộc đại học Missouri đã khám phá ra rằng sự tấn công này gây nhiều tổn thương hơn những gì mà trước đây người ta vẫn biết. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một liệu pháp chữa trị tiềm năng bằng cách kết hợp tế bào gốc trưởng thành và một loại thuốc mới đầy hứa hẹn.

    Tiến sĩ Habib Zaghouani người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại trường đại học y Missouri nói: “chúng tôi đã khám phá ra rằng hệ miễn dịch trong bệnh tiểu đường type 1 không chỉ phá hủy các tế bào tiết insulin mà còn phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng chúng”. Zaghouani khi nhận ra tầm quan trọng của mạch máu trong vai trò sản xuất insulin của cơ thể, đã phát triển một phương pháp chữa trị tiềm năng kết hợp thuốc với các tế bào gốc trưởng thành từ tủy xương. Thuốc có nhiệm vụ chấm dứt sự tấn công của tế bào hệ miễn dịch và các tế bào gốc sẽ giữ vai trò hình thành mạch máu mới giúp các tế bào tiết insulin tăng sinh và phát triển mạnh.

    vfhyjgf

    Trong nghiên cứu trước đây, Zaghouani và nhóm nghiên cứu của mình đã phát triển một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường type 1 gọi là Ig-GAD2. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch đối với tế bào beta trong tuyến tụy. Vấn đề đặt ra là còn quá ít tế bào beta còn sống sau điều trị. Với nghiên cứu này, Zaghouani sử dụng  Ig-GAD2 và sau đó tiêm tế bào gốc tử tủy xương vào tuyến tụy với hy vọng rằng tế bào gốc có thể tăng cường và bù đắp vào vị trí các tế bào bêta đã mất đi.

    Theo Zaghouani, “Sự kết hợp của  Ig-GAD2 và tế bào tủy xương đã dẫn đến sự sản xuất tế bào beta mới nhưng không phải theo hướng mà chúng tôi mong đợi…chúng tôi nghĩ rằng tế bào gốc tủy xương có thể chuyển đổi trực tiếp thành các tế bào beta. Tuy nhiên, các tế bào gốc tủy xương lại dẫn đến kích thích sự phát triển của các mạch máu mới và chính các mạch máu này kích thích sự tái sản sinh các tế bào beta mới”.

    Zaghouani đang đăng ký bằng sáng chế cho hướng chữa trị tiềm năng của mình và hy vọng có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của mình lên điều trị lâm sàng. Khám phá này thật sự rất có ý nghĩa không chỉ trong ứng dụng điều trị trên các bênh nhân tiểu đường type 1 mà còn trên các bệnh tự miễn khác.

    Nguyễn Thị Phương Dung

    Email: ntpdung2603@gmail.com

    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130529154426.htm

  • Hiệu quả chống ung thư bằng vắc-xin tế bào gốc ung thư

    Hiệu quả chống ung thư bằng vắc-xin tế bào gốc ung thư

    Các nhà khoa hoc đã khám phá ra một mô hình mới cho liệu pháp miễn dịch chống lại ung thư bằng các kháng thể và tế bào T mồi với các tế bào gốc ung thư, theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cancer Research của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.

    Theo PGS.TS. Qiao công tác tại Khoa Phẫu thuật, trường Đại học Michigan: “Đây là một bước đột phá lớn trong nghiên cứu liệu pháp miễn dịch bởi vì chúng ta có thể sử dụng tế bào gốc ung thư được tinh sạch để tạo ra một loại vắc-xin, trong đó tăng cường khả năng của các kháng thể và tế bào T nhắm đến mục tiêu có chọn lọc là các tế bào gốc ung thư”.

    01.MrTom

    Tế bào gốc ung thư là các tế bào khối u vẫn tồn tại và có sức kháng cự sau khi được hóa trị hoặc xạ trị. Một số nhà khoa học e ngại về khả năng đặc biệt của các tế bào này nhưng một số khác ủng hộ ý tưởng độc đáo này rằng sự tồn tại của các tế bào gốc ung thư này sau khi được điều trị sẽ dẫn đến sự tái phát ung thư.

    02.MrTom

    Mặc dù với tên gọi giống nhau nhưng các tế bào gốc ung thư là khác biệt từ nguồn gốc đến hướng nghiên cứu.

    Trong nghiên cứu gần đây, Li và cộng sự tinh sạch các tế bào gốc ung thư từ hai mô hình chuột có khả năng miễn dịch và dùng các tế bào này để tạo vắc-xin.

    Theo ông Li: “Chúng tôi nhận thấy rằng việc làm giàu các tế bào gốc ung thư sinh miễn dịch và hiệu quả hơn rất nhiều như một nguồn kháng nguyên so sánh với các tế bào khối u không được chọn lọc thường được sử dụng trong các thử nghiệm liệu pháp miễn dịch trước đó”. “Các nghiên cứu về cơ chế phát hiện ra rằng khi kháng thể được mồi với tế bào gốc ung thư, chúng sẽ có khả năng nhắm đích đến là các tế bào gốc ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch chống ung thư”.

    03.MrTom

    Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các tế bào lympho T gây độc thu nhận từ những vật chủ đã được tiêm văc-xin tế bào gốc ung thư có khả năng giết chết các tế bào gốc ung thư in vitro.

    Nguồn: Hiệp hội Nghiên cứu Ưng thư Hoa Kỳ

    Nguyễn Thanh Tâm
  • Thuốc có nguồn gốc từ tế bào gốc đầu tiên trên thế giới

    THUỐC TẾ BÀO GỐC ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

    Prochymal

    Tháng 5 năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử, một sản phẩm tế bào gốc được phê duyệt là thuốc và lưu hành trên thị trường. Tên thương mại sản phẩm này là Prochymal được chỉ đỉnh bởi FDA, do công ty Osiris – Canada sản xuất.

    Prochymalchính là tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells – MSCs), một loại tế bào gốc ưu việt có khả năng hình thành nhiều loại tế bào đặc trưng như xương, sụn, cơ, gân, mỡ, gan và nhiều loại tế bào khác.

    Prochymal hiện được sử dụng ưu tiên hàng đầu cho điều trị lâm sàng Bệnh cơ quan ghép chống lại vật chủ cấp tính (Graft versus Host Hisease – GvHD). Đây là một loại bệnh xuất hiện sau ghép tủy xương đe dọa sự sống của bệnh nhân. Steroids được sử dụng để kiếm soát tình hình bệnh, tuy nhiên những bệnh nhân không đáp ứng với steroid tỉ lệ tử vong lên đến 85%.

    Dưới đây là một bệnh nhi mắc GvHD của da hết sức nghiêm trọng do thất bại trong nhiều liệu pháp điều trị bao gồm cả steroid liều cao và các biện pháp ức chế miễn dịch khác. Biểu hiện của tình trạng GvHD nặng chính là sự viêm và lột da. Tuy nhiên khi sử dụng Prochymalthì 5 ngày sau, phản ứng viêm không còn và quá trình tái sinh da được bắt đầu. Đến ngày 18, sự hiện diện của GvHD hoàn toàn không còn.

    Prochymalcũng được thử nghiệm lâm sàng đến phase III đối với bệnh Crohn (bệnh viêm đường ruột cục bộ – bệnh này xuất hiện ở cộng đồng châu Âu, ở châu Á thì ít hoặc không có). Sau 9 ngày tiêm kể thừ thời điểm tiêm truyền Prochymal, hiện tượng viêm không còn, có sự phục hồi đồng thời tái sinh màng ruột như hình bên dưới.

    Ngoài ra, Prochymal cũng được phát triển để sữa chữa mô tim sau một tổn thương về tim, bảo vệ các tế bào đảo tụy ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại I và sữa chữa mô phổi ở các bệnh nhân mắc các bệnh về phổi.

    Hình sau mô tả tình hình thử nghiệm điều trị lâm sàng của Prochymal

    Prochymalđược xem là mốc son chói lọi của kỷ nguyên Công nghệ tế bào gốc, đánh dấu bước tiến vược bậc của các sản phẩm Tế bào gốc, sự tin tưởng của cộng đồng vào Tế bào gốc đồng thời mở đường cho hàng loạt sản phẩm có nguồn gốc từ Tế bào gốc tiếp theo.

    Phan Lữ Chính Nhân (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    plcnhan@hcmus.edu.vn

  • Điều trị thành công bệnh khiếm khuyết miễn dịch kết hợp trầm trọng bằng liệu pháp gen tế bào gốc

    Mới đây các nhà nghiên cứu tế bào gốc của UCLA công bố đã điều trị thành công bệnh khiếm khuyết miễn dịch kết hợp trầm trọng ở người bằng liệu phép gen tế bào gốc sau 11 năm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí uy tín Blood.

    Khiếm khuyết miễn dịch kết hợp trầm trọng (SCID) là bệnh do đột biến gen adenosine deaminase (ADA) mà giữ vai trò quan trọng trong sự sản xuất và sóng sót của các tế bào bạch cầu khoẻ mạnh.

    Trước đây việc điều trị bệnh này bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương đã thành công; tuy nhiên việc tìm kiếm mẫu tế bào gốc phù hợp HLA cho cấy ghép rất hiếm.

    Nghiên cứu này đã sửa chữa chính tế bào gốc của bệnh nhân. Đầu tiên tế bào gốc tạo máu CD34+ của chính bệnh nhân được thu nhận và việc sửa chữa gen ADA được thực hiện trong PTN. Sau đó, những tế bào gốc đã sửa chữa được ghép lại cho bệnh nhân.

    Đến nay 40 bệnh nhân đã sử dụng liệu pháp này từ khắp nơi trên thế giới.Bệnh nhân đầu tiênlà một cậu bé 10 tháng tuổi bệnh SCID do khiếm khuyết ADA. Vì khiếm khuyết trầm trọng nên cậu bé mắc đa viêm nhiễm, viêm phổi nặng và không thể tăng cân. Bé này đã liên tục được cung cấp ADA thay thế trong 3-4 tháng nên không cải thiện được sức khoẻ nên gia đình đã cho bé tham gia nghiên cứu này vào năm 2008. Đến nay cậu bé đã sống khoẻ bên gia đình và đã được 5 tuổi.

    PVP

     

  • Điều trị chấn thương tuỷ sống bằng ghép tế bào gốc trên người

    Công ty Stemcells Inc. vừa công bố kết quả điều trị chấn thương tuỷ sống bằng ghép tế bào gốc trên người. Tất cả các kết quả này được trình bày bởi Bác sĩ Armin Curt tại Cuộc gặp gỡ khoa học thường niên lần thứ 51 của Hội tuỷ sống quốc tế tại London, Anh.  Đây là lần đầu tiên trên thế giới tế bào gốc thần kinh được ghép trong điều trị bệnh này.

    Kết quả cho thấy việc ghép này hoàn toàn an toàn và cho kết quả đầy hứa hẹn.

    Nghiên cứu tiến hành trên 3 bệnh nhân bị tổn thương tuỷ sống hoàn toàn. Mỗi bệnh nhân được ghép với 20 triệu tế bào gốc thần kinh vào vị trí tổn thương. Kết quả cho thấy tế bào gốc thần kinh đã dung nạp tốt trong bệnh nhân; không có bất kì dấu hiệu không an toàn nào được ghi nhận.

    Đặc biệt, hai trong ba bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt về cảm giác của vùng sau của tổn thương. Đây là lần đầu tiên trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị tổn thương tuỷ sống phục hồi cảm giác sau khi ghép tế bào gốc. Với kết quả đầy khích lệ này sẽ thúc đẩy cho Stemcells Inc. đẩy nhanh sang thử nghiệm trên bệnh nhân tổn thương tuỷ sống không hoàn toàn.

    Các ghi nhận sau 4-9 tháng ở hai bệnh nhân cho thấy thay đổi trong cảm giác về tiếp xúc, cảm giác nóng và kích thích điện; tuy nhiên ở bệnh nhân còn lại thì không có sự thay đổi gì.

    PVP

  • Khôi phục trí nhớ trong bệnh Alzheimer bằng ghép tế bào gốc thần kinh người

    Mới đây, một báo cáo tại Hội nghị quốc tế về Alzheimer tổ chức tại Vancouver, Canada đã công bố có thể khôi phục lại trí nhớ bằng ghép tế bào gốc thần kinh trong bệnh Alzheimer.

    Nghiên cứu trên được tiến hành bởi Công ty Stem cell Inc. Họ tiến hành ghép tế bào thần kinh trên mô hình chuột bị bệnh Alzheimer vào vị trí đặc biệt của não, vùng hồi hải mã – hippocampus. Kết quả cho thấy trí nhớ gia tăng rõ rệt ở chuột ghép so với chuột đối chứng. Hippocampus là vùng bị tác động nghiêm trọng trong bệnh nhân bị bệnh Alzheimer.

    Phân tích mô học nhóm nghiên cứu thấy, sau ghép, ở chuột có sự gia tăng đáng kể mật độ synap trong vùng hippocampus. Đặc biệt, sự cải thiện này không đòi hỏi phải giảm các thể amyloid hay tau trong vùng này mà trước đây cho rằng chúng là nguyên nhân gây nên Alzheimer.

    Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là lần đầu tiên trên thế giới họ cho thấy tế bào gốc thần kinh người phục hồi được trí nhớ.

    Có thể xem thêm thông tin tại website của Stem Cells Inc.

    http://www.stemcellsinc.com.

    PVP

  • Chữa trị HIV bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương bình thường

    Trong một nghiên cứu trước đây, người ta đã thành công trong việc chữa trị bệnh nhân nhiễm HIV bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương từ một bệnh nhân có đột biến di truyền kháng với HIV. Các ca ghép này thành công tại Berlin.

    Tuy nhiên, công bố kết quả gần đây của một nghiên cứu tại Brigham cho thấy có thể chữa trị việc nhiễm HIV bằng ghép tế bào gốc từ tuỷ xương cuả một người bình thường (không kháng với virut HIV). Toàn bộ kết quả này trình bày tại Hội nghị Quốc tế bào AIDS bởi TS Timothy Henrich và Daniel Kuritzkes.

    Hai người đàn ông bị nhiễm HIV đã không còn dương tính với HIV trong máu nữa sau khi cấy ghép tế bào gốc tuỷ xương. Đánh giá này được tiến hành sau 8 tháng sau khi cấy ghép. Họ được điều trị tại Bệnh viện Women’s Hospital và Brigham. Các xét nghiệm để phát hiện HIV bao gồm phát hiện RNA, DNA và kháng thể kháng HIV đều âm tính.

    Từ kết quả này nhóm nghiên cứu sẽ hồi cứu các bệnh nhân nhiễm HIV đã cấy ghép tuỷ xương trước đây và đánh giá lại kết quả để đưa ra kết luận chính xác hơn về phương pháp chữa trị này.

    PVP

     

     

  • Điều trị đột quỵ bằng ghép tế bào gốc: kết quả đầy bất ngờ

    Một nghiên cứu quy mô pilot tiến hành ở Scotland tại Viện Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Southern General, lần đầu tiên sử dụng tế bào gốc thần kinh đã biến đổi di truyền để điều trị đột quỵ. Dòng tế bào mang tên ReN001.

    Nghiên cứu tiến hành trên 12 bệnh nhân đột quỵ từ nặng đến trầm trọng để đánh giá tính an toàn và hiệu quả khi ghép tế bào gốc thần kinh. Tất cả các bệnh nhân tham gia đều là nam và trên 60 tuổi. Trong đó có 6 bệnh nhân được ghép ở liều tế bào thấp và đã tiến hành; 6 bệnh nhân còn lại sẽ được ghép ở liều tế bào cao hơn và sẽ tiến hành trong vài tháng tới.

    Kết quả điều trị trên 5/6 bệnh nhân đầu cho thấy không có bất kì tác dụng phụ nào; cũng như không có bất kì vấn đề về hệ miễn dịch được báo cáo. Về hiệu quả, nếu tính theo thang điểm đo đột quỵ NIHSS từ 0-10 (với 10 là mức trầm trọng nhất) thì có sự cải thiện rõ rệt của bệnh nhân sau điều trị.

    Sau 3 tháng điều trị, kết quả cho thấy thang điểm NIHSS của bệnh nhân giảm từ 8 (từ 6-10) giảm xuống còn 4 (từ 3-9).

    Kết quả từ hình ảnh fMRI não cũng cho thấy có sự cải thiện đáng kể các vùng não.

    Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ được tiến hành đánh giá ở Phase II với số lượng bệnh nhân lớn hơn đển đánh giá hiệu quả của liệu pháp này.

    mri-of-brain

    Kết quả chụp MRI của não.

    PVP

     

     

     

     

     

     

     

  • Tái tạo các khiếm khuyết và tổn thương đầu và miệng bằng tế bào gốc

    Một thử nghiệm lâm sàng điều trị các khiếm khuyết đầu và miệng được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu của Trường Nha ĐH Michigan và Trung tâm sức khoẻ răng miệng Michigan kết hợp Công ty Aastrom Bioscience Inc.

    Thử nghiệm tiến hành trên 24 người; được chia thành nhóm; mỗi nhóm 12 bệnh nhân. Nhóm đầu tiên được điều trị bằng phương pháp truyền thống là ghép xương; nhóm còn lại điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc.

    Tế bào gốc được thu nhận từ chính tuỷ xương của bệnh nhân và cấy ghép vào vùng khiếm khuyết.

    Kết quả rất hứa hẹn. Các bệnh nhân ghép tế bào gốc có thể trồng răng sau 6 hay 12 tuần. Đặc biệt sự hình thành xương và sửa chữa xương xảy ra nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Hơn nữa kĩ thuật mới này không phải cấy phép xương lại lần 2 như kĩ thuật truyền thống.

    Theo Kaigler, kĩ thuật này cần phải mất 5-10 năm nữa mới có thể trở thành kĩ thuật thường quy trong điều trị các khiếm khuyết miệng và mặt. Cần có thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân nữa để đánh giá và tối ưu hoá kĩ thuật.

    PVP