Móng tay tiết lộ đầu mối để tái sinh cụt chi

0
1127

Ở động vật hữu nhũ có sự tái tạo nhanh chóng đầu ngón tay bị mất mà có cả móng, dây thần kinh và thậm chí cả xương. Còn ở người để mọc lại đầu ngón tay đã bị cụt thì phải mất ít nhất hai tháng, một hiện tượng cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York đã làm sáng tỏ về khả năng hiếm có này của động vật có vú, sử dụng những con chuột biến đổi gen để nghiên cứu hàng loạt các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình tái tạo ngón tay bị cụt. Những phát hiện này hứa hẹn cho những người tàn tật, một ngày nào đó có thể được hưởng lợi từ liệu pháp giúp cơ thể tái tạo lại chân tay bị mất.

Phó giáo sư tiến sĩ Mayumi Ito, tác giả chính bài báo cho biết “Mọi người ai cũng đều biết rằng móng tay mọc dài ra hàng ngày, nhưng không ai hiểu lý do thực sự tại sao, hoặc cũng không biết nhiều về mối liên hệ giữa sự tăng trưởng móng tay với khả năng tái tạo của xương và mô bên dưới móng tay”. Bây giờ, tiến sĩ Ito và nhóm nghiên cứu đã khám phá ra một đầu mối quan trọng của quá trình này: một quần thể tế bào gốc tự làm mới trong chất nền móng tay, một phần của móng giàu dây thần kinh và mạch máu kích thích tăng trưởng móng. Hơn nữa, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng quần thể tế bào gốc này phụ thuộc vào một họ protein được gọi là “Mạng lưới Tín hiệu Wnt”, là những protein có vai trò rất quan trọng trong tái tạo tóc và mô.

mong_tay

Cấu tạo đầu ngón tay

“Khi khoá con đường truyền tín hiệu của Wnt ở chuột thì móng tay và xương không mọc trở lại như bình thường”, Tiến sĩ Ito nói. Điều đáng chú ý là các nhà khoa học đã có thể điều khiển các con đường truyền tín hiệu của Wnt để kích thích tái tạo xương và mô không chỉ ở đầu ngón tay. “Cụt chi ở trường hợp này thường không phát triển trở lại”, Tiến sĩ Ito cho biết thêm. Phát hiện này cho thấy tín hiệu Wnt rất quan trọng trong tái sinh cụt chi và chỉ ra hướng trị liệu mới có thể giúp những người bị cụt chân tay. Ước tính ở Mỹ có khoảng 1,7 triệu người sống trong tình trạng tàn tật chân tay.

Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là làm rõ cơ chế phân tử điều khiển con đường truyền tín hiệu của Wnt tương tác với các tế bào gốc móng tay, tác động đến sự phát triển xương và móng.

 

Bài báo tham khảo:
Makoto Takeo, Wei Chin Chou, Qi Sun, Wendy Lee, Piul Rabbani, Cynthia Loomis, M. Mark Taketo, Mayumi Ito. Wnt activation in nail epithelium couples nail growth to digit regenerationNature, 2013; DOI: 10.1038/nature12214

Phí Thị Lan
Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130612132532.htm