Author: tcnhat

  • Khám phá “công tắc trong tế bào”, phương pháp mới thúc đẩy tế bào chết, ứng dụng cho điều trị bệnh

    Theo Science daily (11/ 03/ 2010), một nhóm nghiên cứu của Đại học Colorado tại Boulder vừa khám phá ra một “công tắc” trong tế bào chưa từng biết trước đây, công tắc này đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một phương tiện mới để thúc đẩy tế bào chết theo chương trình, phát hiện này có liên quan tới việc ứng dụng chữa trị ung thư.

    Giáo sư Ding Xue thuộc Đại học Colorado tại Boulder phát biểu: những kết quả mới là một bước tiến lớn để hiểu cái chết của tế bào theo chương trình, hay apoptosis. Tế bào chết theo chương trình có liên quan tới một loạt các sự kiện sinh hóa gây ra những thay đổi như: tế bào co lại, ti thể bị phá hủy, nhiễm sắc thể phân mảnh. Giáo sư Xue – tác giả dẫn đầu của nghiên cứu mới này nói rằng: không giống như sự hoại tử tế bào do tổn thương, tế bào chết theo chương trình là 1 quá trình xảy ra tự nhiên trong sự phát triển của động vật, có thể giúp ngăn các bệnh ở người như ung thư và các rối loạn tự miễn.

    Trong phát hiện mới này, Xue và cộng sự đã tìm ra một phân tử caspase- được biết như là “enzyme đao phủ” (executioner enzyme) của quá trình apoptosis do vai trò chủ yếu của nó trong việc cắt và tiêu diệt các protein tế bào, nhưng có một tác động hoàn toàn khác trên enzyme Dicer. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra khi caspase cắt Dicer, nó không tiêu diệt Dicer nhưng lại làm thay đổi chức năng của Dicer làm Dicer cắt nhiễm sắc thể – sợi DNA cuộn xoắn chứa hàng ngàn gen – và giết tế bào chứa chúng.

    Theo giáo sư Xue, phát hiện này hoàn toàn ngoài mong đợi “Chúng tôi tin tưởng rằng nhờ sự hiểu biết về cơ chế này, chúng tôi có khả năng phát triển một phương pháp mới để thúc đẩy tế bào chết theo con đường có kiểm soát như một cách để chữa trị bệnh.” Một công trình liên quan đã được công bố trên tạp chí Science  12/03.

    Chức năng bình thường của Dicer là để cắt mạch RNA thành những mảnh nhỏ gắn với các phân tử mRNA mang thông tin di truyền DNA từ  nhân của tế bào để tổng hợp các protein chuyên biệt trong tế bào chất – và làm im lặng hoạt động của chúng. Nhưng khi caspase đến tiếp xúc với Dicer, làm mất hoạt tính cắt RNA của Dicer, cắt và phá hủy nhiễm sắc thể chứa DNA.   

    Các thử nghiệm được thực hiện trên giun tròn Caenorhabditis elegans,  một động vật thí nghiệm phổ biến cho các nghiên cứu y sinh và di truyền. Nghiên cứu cái chết của tế bào ở C. elegans cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cơ chế chết tế bào ở người và tìm ra phương pháp chống lại các bệnh ở người do “quá trình apoptosis không thích hợp”.

    Trưởng bộ môn sinh học MCD Đại học Colorado tại Boulder là Tom Blumenthal. Ông không tham gia nghiên cứu này nhưng là người nghiên cứu về các quá trình trên RNA của C. elegans  phát biểu, “ có nhiều enzym có vai trò cắt RNA, và nhiều enzym khác cắt DNA. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy có thể cắt 1 enzym cắt RNA và chuyển enzym này thành enzym cắt DNA.”

    Giáo sư Xue cho biết rằng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành knock out gen mã hóa cho enzym Dicer trên C. elegans.  Sự loại bỏ gen thỏa hiệp với quá trình apoptosis và khóa sự phân mảnh nhiễm sắc thể. Nghiên cứu về di truyền trên C. elegans được nhận diện trên nhiều gen đóng vai trò quan trọng trong 5 bước giải mã cái chết theo chương trình của tế bào, bao gồm: đặc tính của tế bào sẽ chết, sự kích hoạt tế bào chết theo chương trình, giai đoạn khởi sự chương trình giết tự nhiên, giai đoạn “xác” tế bào, và giai đoạn tiêu hủy các mảnh vỡ tế bào. Nhóm đã nghiên cứu dự án trong 5 năm. “Các phát hiện của chúng tôi được cho là rất tốt. Chúng tôi đã nhìn nhận kết quả trên khía cạnh di truyền, sinh học tế bào, sinh hóa. Thậm chí chúng tôi đã rút ra 1 kết luận logic duy nhất.”

    Theo ông Blumenthal, đây là một phát hiện mới hoàn hảo. “ Giây phút tôi xem kết quả, tôi biết đây là 1 khám phá rất rất quan trọng có nhiều ứng dụng rộng rãi”. Tế bào không thể chết theo chương trình là 1 trong những yếu tố đóng góp chính gây phát triển khối u. Nhiều nhà nghiên cứu y sinh tin rằng, sự hiểu biết sâu hơn về cái chết theo chương trình của tế bào có thể đưa ra liệu pháp tiềm năng cho những người bị bệnh gây ra bởi apoptosis bất thường. Tiềm năng y sinh ở đây là các nhà nghiên cứu có khả năng chuyển 1 enzym thúc đẩy sự sống (pro-survival enzyme) thành 1 enzym thúc đẩy tế bào chết (pro-death enzyme)”, giáo sư Xue nói.

    Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu liệu các tế bào người có những cơ chế để chuyển chức năng của enzyme Dicer như của tế bào C. elegans. Gần một nửa các gen tìm thấy ở C. elegans được cho là có các thành phần tương ứng giống ở người.  

    C. elegans là 1 sinh vật chủ yếu được các nhà khoa học sử dụng nghiên cứu vì một số lý do: C. elegans là sinh vật đầu tiên có bộ gen được giải mã hoàn chỉnh, và có đặc tính trong suốt dưới kính hiển vi cho phép các nhà khoa học nghiên cứu nhiều khía cạnh sinh học tế bào, phát triển và di truyền. Giải Nobel cho nghiên cứu y sinh trên C. elegans được trao vào năm 2002, 2006, và 2008.  

    Nghiên cứu của Xue và cộng sự được hỗ trợ bởi quỹ Burroughs Wellcome và Viện sức khỏe quốc gia.

    (Theo http://www.sciencedaily.com/releases/2010/03/100311141205.htm)

  • Những phát hiện mới về tế bào nội mô

    Những phát hiện mới về tế bào nội mô có vai trò quan trọng đối với khả năng tăng sinh của tế bào gốc trưởng thành

    (more…)

  • Nr5a2 và tế bào iPS

    Nuclear receptor Nr5a2 có thể dùng để thay thế một trong bốn nhân tố tạo tế bào iPS.

    (more…)

  • Thông báo từ BTC Hội nghị Nhà Khoa học Trẻ 2010

    Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2010

    Kính gửi các quý tác giả,

    Theo nội dung của Thông báo số 1, Hội nghị Các nhà Khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên
    và Công nghệ lần thứ nhất, hạn chót nhận toàn văn bài báo là ngày 28/02/2010. Tính tới thời điểm

    này, BTC Hội nghị đã nhận được xấp xỉ 120 bài báo toàn văn. Toàn bộ số bài báo này đã được gửi

    sang Tòa soạn Tạp chí Khoa học & Công nghệ, và đang làm công tác phản biện. Một số bài báo đã có

    kết quả phản biện, một số GS phản biện đã liên hệ trực tiếp với tác giả chính để sửa chữa, bổ

    sung, hoàn thiện bài báo. Tuy nhiên, theo thông tin từ Tòa soạn Tạp chí, phần lớn các bài báo sẽ
    có kết quả phản biện trong khoảng 02 tuần nữa. Ngay khi có kết quả phản biện, người phản biện, Tòa
    soạn hoặc BTC sẽ liên hệ với tác giả (có sự phối, kết hợp với nhau, trừ BTC và người phản biện).
    Mọi thông tin chi tiết, BTC sẽ liên hệ với tác giả, đồng thời thông tin trên website tại địa chỉ:
    www.hus.edu.vn/hnkh.
    Hiện tại, trên website, BTC đã đưa form đăng ký dự Hội nghị và trân trọng kính mời các nhà khoa
    học tham gia Hội nghị, quý tác giả có thể download, hoàn thiện nội dung và gửi BTC (đặc biệt là
    các tác giả tham dự Hội nghị, nhưng ở xa và cần liên hệ nhận Thư mời dự Hội nghị).
    Xét nguyện vọng của nhiều quý tác giả, đã gửi Tóm tắt, nhưng chưa kịp gửi Toàn văn cho BTC; đồng
    thời căn cứ trên tình hình thực tế, BTC Hội nghị quyết định lùi thời gian nhận Toàn văn bài báo
    tới 05/4/2010 (nội dung chính của Thông báo số 2). Kính mong các quý tác giả thu xếp, hoàn thiện
    bài báo và gửi cho BTC trong thời hạn trên.
    Mọi thông tin chi tiết về Hội nghị, vui lòng liên hệ với BTC theo địa chỉ email: ducds@vnu.edu.vn,
    hnkh@hus.edu.vn, điện thoại: 0983596386; hoặc tìm hiểu trên website www.hus.edu.vn.hnkh (BTC đang
    hoàn thiện và liên tục cập nhật thông tin).

    Kính chúc sức khỏe các quý tác giả, gia đình và cộng sự.

    Trân trọng,
    T/M. Ban Tổ chức

    Đào Sỹ Đức

    PS. Để các quý tác giả tiện theo dõi, BTC xin gửi kèm Danh sách các bài báo toàn văn đã nhận được


    Duc S. Dao
    Dept. of Chemical Technology
    Faculty of Chemistry, Univ. of Science, VNU-Hanoi
    Add.: 19 Le Thanh Tong Str., Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
    Phone numbers: +84-4-38261855, +84-4-39332380;
    Mobile: +84983596386
    Email: ducds@vnu.edu.vn, daosyduc@hus.edu.vn

  • Hội nghị Y – Sinh học Phân tử toàn quốc lần thứ 2

    Nhân dịp “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội”, Trường đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội Hóa sinh Y học Việt Nam (trực tiếp là Chi hội Y Sinh học phân tử), Hội Hóa sinh Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tổ chức Hội nghị “Y Sinh học phân tử và Hóa sinh Y học toàn quốc” vào ngày 18-19 tháng 9 năm 2010 tại Trường đại học Y Hà Nội. Ban tổ chức xin trân trọng kính mời các nhà khoa học và các quý đồng nghiệp quan tâm tham gia Hội nghị.

     

    Đây sẽ là dịp tốt để các nhà Y sinh học phân tử và các nhà khoa học khác, kể cả các bác sĩ lâm sàng trình bày các kết quả nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, tìm hướng hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo. Những vấn đề sẽ được báo cáo và thảo luận tại hội nghị lần này sẽ là những kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong nước về lĩnh vực: Bệnh học phân tử, các phương pháp, kỹ thuật y sinh mới ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị, các chế phẩm sinh học mới trong y học và nhiều thành tựu khác nữa trong lĩnh vực khoa học này. Thêm vào đó hội nghị năm nay cũng là dịp để các Quý đồng nghiệp có thể tham gia các chuyến du lịch khám phá thủ đô Thăng Long, Hà Nội 1000 năm văn hiến của chúng ta.

    Trân trọng kính chào.

    Trưởng Ban tổ chức

    PGS. TS. TẠ THÀNH VĂN

     

    Các cán bộ PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc có nguyện vọng tham dự Hội nghị:

    – Viết bài toàn văn và gửi về địa chỉ: pvphuc@hcmuns.edu.vn trước ngày 30/5/2010.

    – Nội dung: Sinh học phân tử và hóa sinh học.

    – Thể lệ viết:

    Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học
    1. Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học phải chưa được đăng ở bất kỳ tạp chí quốc gia nào.
    2. Các thuật ngữ thống nhất theo từ điển Bách Khoa Việt Nam.

    3. Bài gửi đăng bắt buộc phải đánh máy bằng tiếng Việt, Font chữ Time New Roman 14 (hệ chữ unicode), khoảng cách dòng 1,5 (line spacing), mỗi bài không dài quá 7 trang khổ A4, kể cả bảng biểu, hình minh hoạ và tài liệu tham khảo. Mỗi bảng tối đa 10 dòng và 6 cột. Tổng số bảng và hình không quá 4. Ảnh được quét đưa vào đúng chỗ hình minh hoạ và gửi kèm theo ảnh gốc. Danh từ tiếng Việt nếu được dịch từ tiếng nước ngoài phải được viết kèm theo từ nguyên gốc. Các chữ viết tắt phải có chú thích các từ gốc của các chữ viết tắt, trong đó phần bảng biểu không dài quá 2 trang. Các danh từ tiếng Việt nếu dịch từ tiếng nước ngoài phải viết kèm theo tiếng nước ngoài. Các chữ viết tắt phải có chú thích các từ gốc của các chữ viết tắt.


    4. Trình tự về cách trình bày các mục trong bài:
    a. Đầu đề: Cần ngắn gọn, cuối tiêu đề không để dấu chấm, Font chữ Time New Roman 14, đậm, viết in
    b. Họ và tên tác giả, nơi làm việc, không ghi, chức danh, học vị
    c. Tóm tắt tiếng Việt: nêu rõ các phần đặt vấn đề, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, bàn luận và kết luận được trình bày trong một paragraph không quá 200 từ .
    – Từ và cụm từ khoá không quá 6 từ / cụm từ.
    d. Nội dung: Các phần được đánh số la mã từ I đến V
    I. Đặt vấn đề bao gồm cả phần mục tiêu nghiên cứu
    II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
    III. Kết quả nghiên cứu
    IV. Bàn luận.
    V. Kết luận.

    e. Tài liệu tham khảo: không quá 10 tài liệu theo thứ tự tài liệu tiếng Việt trên, tiếng nước ngoài xuống dưới theo tên tác giả. Cần nêu đủ: tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tập san, báo, quyển (tập), số, trang, xếp theo thứ tự vần A, B, C (tên tác giả)

    f. Tóm tắt bằng tiếng Anh hoặc Pháp: được dịch từ phần tóm tắt tiếng Việt, kể cả từ khoá và đầu đề.
    5. Bài không được đăng, không trả lại bản thảo.
    6. Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được đăng tối đa là một bài trong một số.
    7. Lệ phí bài là 400.000 đồng một bài.


     


  • Serminar học thuật tại PTN Tế bào gốc 22-03-2010

    Trân trọng kính mời quý thầy cô, cán bộ nghiên cứu, học viên cao học và sinh viên đại học tham gia buổi seminar học thuật.

    Đề tài: DÒ TÌM BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA CỦA DÒNG TẢO DỊ DƯỠNG CRYPTOMONAS.

    Trình bày: TS TRẦN HOÀNG DŨNG, ĐH KHTN

    Địa điểm: Phòng thí nghiệm Tế bào gốc

    Thời gian: 16h, thứ 2 ngày 22-03-2010

    Trân trọng kính mời.

  • Serminar về Mesenchymal stem cell tại ĐH Quốc tế

    Vào ngày, 26 tháng 3 năm 2010, tại Phòng A409, trường Đại học Quốc tế, ĐH Quốc gia Tp.HCM tổ chức serminar về chủ đề: Tế bào gốc trong bệnh và sửa chữa vết thương.

    Người trình bày: TS. Anh Le, Đại học Califonia.

    Mời tất cả các bạn quan tâm tham dự.

    Serminar được trình bày bằng Tiếng Anh.

     

    Mar 26, 2010
    Topic 1: Mesenchymal Stem Cells in Wound Repair and Diseases
    By Associate Professor Anh Le, DDS, PhD
    Oral and Maxillofacial Surgery
    University of Southern California
    Biography & Abstract
    Time: 13:00-14:00, Mar 26 – 2010.
    Venue: Room A.409, International University HCMC.

  • Sự kiểm soát con đường truyền tín hiệu của nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi trong quá trình điều khiển sự biệt hóa của tế bào gốc phôi của Retinoic acid

    Tế bào gốc phôi (ES) luôn tồn tại ở giữa hai trạng thái là tự làm mới và trạng thái ngưỡng của quá trình trình biệt hóa. Con đường truyền tín hiệu thông qua nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi (Fgf)/Erk cần cho quá trình thúc đẩy sự biệt hóa của tế bào ES. Retionic acid còn cảm ứng sự biệt hóa thông qua nhiều thành phần khác của tế bào, nhưng cơ chế hoạt động của con đường truyền tín hiệu Fgf/Erk trong tế bào ES vẫn chưa được hiểu rõ. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã mô tả con đường truyền tín hiệu nội sinh cần cho sự biểu hiện trạng thái của ES chuột. Điều đó cho thấy retionic acid tăng cường sự biệt hóa thông qua một cơ chế kép: sự gia tăng con đường truyền tín hiệu Fgf, nhưng không phải là quá trình gia tăng dài hạn. Sự cảm ứng nhanh retinoid của Fgf8 và sự giảm hoạt động của Erk trong ngày thứ nhất trong điều kiện biệt hóa có thể đáp ứng sự mất khả năng tự làm mới. Tuy nhiên, Sự biểu hiện nhiều hơn của Fgf4 bằng retinoic acid diễn ra song song với sự giảm hoạt động của Erk ở ngày thứ 2. Sự hình thành các tế bào có đặc tính giống tế bào thần kinh sẽ diễn ra khi ức chế con đường truyền tín hiệu Fgf. Con đường tín hiệu Fgf/Erk bị khóa sẽ thúc đẩy sự tự làm mới của tế bào ES. Hơn nữa, ở tế bào gốc phôi, việc ức chế con đường truyền tín hiệu Fgf sẽ thúc đẩy sự biệt hóa thần kinh và hình thành và do đó việc giới hạn con đường truyền tín hiệu Fgf bởi retinoic acid là một  cơ chế đảo ngược chức năng trong quá trình điều khiển sự biệt hóa thành các tế bào soma.

    (Theo Stavridis MP, Collins BJ, Storey KG. Development. 2010 Mar;137(6):881-90)

    LTL

     

  • Vacxin chống ung thư bằng tế bào gốc

    Các nhà khoa học của Mĩ và Trung Quốc đã báo cáo về khả năng sử dụng tế bào gốc người như là liệu pháp vacxin chống lại ung thư ruột kết, nghiên cứu được đăng tải trên Stem Cells.

    Thuyết về việc sử dụng các tế bào gốc phôi nhằm gây đáp ứng miễn dịch để tạo nên đáp ứng kháng khối u đã tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, thuyết này vẫn chưa được nghiên cứu trên động vật do vậy việc khám phá khả năng gây đáp ứng miễn dịch kháng ung thư ruột kết của tế bào gốc người vừa mang tính mới vừa là một kết quả ngoài mong đợi.

    Theo Dr. Zihai Li, “ Kết quả nghiên cứu đã mở ra một mô hình mới trong nghiên cứu vacxin ung thư”. Các tế bào ung thư và tế bào gốc giống nhau nhiều điểm về phân tử lẫn đặc tính sinh học. Việc gây đáp ứng miễn dịch cơ thể chủ bằng tế bào gốc, chúng ta có thể “đánh lừa” hệ thống miễn dịch để cơ thể tưởng rằng có sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể, do vậy hệ miễn dịch sẽ kích ứng một chương trình chống lại khối u.

    Nhóm chuột được tiêm tế bào gốc phôi người (hESCs) đã đáp ứng chống lại các tế bào ung thư ruột kết. Nhóm chuột ung thư này có biểu hiện giảm mạnh sự tăng trưởng khối u khi được gây đáp ứng miễn dịch. Điều này cho thấy chuột được gây đáp ứng miễn dịch bằng hESCs có thể tạo ra một đáp ứng kháng mạnh với khối u.

    Gần đây, các nhà khoa học có thể tạo ra các tế bào cảm ứng đa tiềm năng (iPSCs) có đặc tính giống tế bào gốc phôi. Điều này là một thách thức nếu chúng ta có thể sử dụng các iPSC thay cho hESCs trong các nghiên cứu điều trị bằng tế bào gốc.

    Ngoài ung thư ruột kết, nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng có thể sử dụng tế bào gốc trong nhiều bệnh ung thư khác và rất có thể sử dụng tế bào gốc như vacxin cho bệnh ung thư.

    Ngọc Nhi (Theo Sciencedaily)

  • Tác giả và bài báo tham gia Hội nghị Miễn dịch năm 2010

    HỘI NGHỊ MIỄN DỊCH 2010

    Stt

    Tên bài

    Báo cáo viên

    1

    Cảm ứng biệt hóa tế bào gốc trung mô máu cuống rốn người thành tế bào giống cơ tim bằng 5-azacytidine

    CN. Đoàn Chính Chung, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    2

    Điều trị bệnh tiểu đường type 1 bằng cách ghép tế bào gốc trung mô máu cuống rốn người trên mô hình chuột

    ThS. Phan Kim Ngọc, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc