Cytokine-induced killer cell transplantation: an innovative adoptive therapy
Abstract
Keywords
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học tự nhiên
DOI: 10.1186/s13287-016-0325-0
© Van Pham. 2016
Published: 27 April 2016
In recent years, both stem cell research and the clinical application of these promising cells have increased rapidly. About 1000 clinical trials using stem cells have to date been performed globally. More importantly, more than 10 stem cell-based products have been approved in some countries. With the rapid growth of stem cell applications, some countries have used clinical trials as a tool to diminish the rate of clinical stem cell applications. However, the point at which stem cell clinical trials are essential remains unclear. This commentary discusses when stem cell clinical trials are essential for stem cell transplantation therapies.
Clinical trials Stem cells Stem cell therapy Stem cell transplantation
Hôm nay thông tin từ EMBASE cả hai Tạp chí Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell đều được chấp nhận trích dẫn trong EMBASE. Đây là 2 tạp chí đầu tiên của Việt Nam xuất bản được trích dẫn trong CSDL lớn này.
https://www.elsevier.com/solutions/embase-biomedical-research/embase-coverage-and-content
EMBASE là cơ sở dữ liệu y sinh và dược rất lớn nó chứa các công trình đã công bố về y sinh và dược. EMBASE là CSDL của NXB Elsevier, hiện nay EMBASE có hơn 30 triệu công bố từ 8500 tạp chí từ năm 1947 đến nay. EMBASE có công cụ EMTREE là một trong những công cụ tuyệt vời nhất để phân tích metaanalysis và systemic để nghiên cứu về thuốc và phương pháp điều trị. EMBASE đang cung cấp thông tin cho 90 quốc gia.
Đến nay, EMBASE là dữ liệu y sinh lớn nhất toàn cầu, lớn hơn cả Medline và Pubmed. Thật vật Medline chỉ chứa khoảng 22 triệu bài báo; Pubmed là 25 triệu; trong khi đó Embase có đến 30 triệu bài. Tuy nhiên, đọc giả biết nhiều đến Pubmed; ít biết đến Medline và EMBASE vì Pubmed là MIỄN PHÍ truy cập để đọc abstract; trong khi đó cả EMBASE và Medline đều thu phí, với mức phí rất cao.
Hãy đọc và so sánh sự khác biệt giữa Pubmed, Medline và EMBASE tại đây: Với thành tích này, một lần nữa Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell khẳng định là những tạp chí y sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay các Tạp chí này đã được trích dẫn vào hầu hết các cơ sở dữ liệu lớn của thế giới.
Trong vài tháng tới, Biomedical Research and Therpy sẽ có kết quả đánh giá cuối cùng về việc trích dẫn vào Pubmed và Medline.
Tin PTN Tế bào gốc
Sau thành công trong điều trị khớp gối, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc đã thành công trong việc sử dụng công nghệ Tế bào gốc trong trị liệu bệnh phổi tắc ngẽn mãn tính (COPD).
Người đầu tiên ứng dụng công nghệ này chính là thầy Phan Kim Ngọc, trưởng PTN Tế bào gốc, thầy đã bị mắc chứng bệnh này trong nhiều năm và đã tình nguyện thử nghiệm công nghệ này trên bản thân của mình. Sau khi trị liệu bằng công nghệ này sức khỏe của thầy đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thông tin được đưa trong chương trình 60s do đài truyền hình TP.HCM HTV thực hiện.
Từ ngày 01.6.2016 đến 30.6.2016, tất cả các bài nộp đăng trên 2 Tạp chí của BioMedPress (BMP) (gồm Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell) được miễm 100% phí công bố.
Cách đây 3 năm, vào ngày 01.6.2014, BioMedPress (BMP) được thành lập nhằm xây dựng hệ thống công bố các tạp chí và sách bằng tiếng Anh theo các tiêu chuẩn quốc tế. BioMedPress tiếp nhận quản lí Tạp chí Biomedical Research and Therapy; và sau đó là Tạp chí Progress in Stem Cell.
Sau khi được quản lí bởi BioMedPress (BMP) 18 tháng, tạp chí Biomedical Research and Therapy đã nhanh chóng được lọt vào danh sách Master Journal List của Thomson Reuters vào tháng 11.2015; và sau đó được trích dẫn trong Web of Science (ISI) tháng 12.2015. Tiếp theo thành công này, BioMedPress đang làm việc với PubMed để đưa Tạp chí này vào Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Sinh học, y sinh học, y học lớn nhất thế giới (PubMed, NLM).
Trong kế hoạch tới, BioMedPress (BMP) tiếp tục đẩy mạnh tạp chí Progress in Stem Cell; và tiếp tục ra đời các tạp chí mới vào năm 2017.
Trước những thành công ban đầu, nhân kỉ niệm 3 năm thành lập; BioMedPress tri ân tất cả các tác giả với ưu đãi miễn phí 100% phí đăng bài (phí đăng bài là 250 USD/bài) cho tất cả các bài báo được nộp và chấp nhận đăng từ ngày 01/06/2016 đến ngày 30/6/2016.
Một lần nữa, BioMedPress (BMP) xin gửi lời tri ân đến các tác giả đã chọn BioMedPress cũng như Biomedical Research and Therapy trong 3 năm qua như là kênh thông tin kết quả nghiên cứu của mình.
TM. BMP
Người sáng lập BMP
TS.Phạm Văn Phúc
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Bergin vừa tìm ra một protein chịu trách nhiệm cho quá trình di căn của tế bào ung thư. Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Cancer Cell.
Các tế bào trong khối u thường không đồng nhất, bên cạnh các tế bào lành tính không có khả năng di căn, các tế bào ác tính thường tìm cách để xâm lấn ra các mô khác. Tuy nhiên rất khó để xác định tế bào nào trong khối u là lành tính hay ác tính.
Bằng cách phân lập các tế bào di căn trong mô hình động vật, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Rockefeller và Đại học Bergin đã tìm ra protein đặc trưng cho các tế bào có khả năng xâm lấn trong mô khối u.
“Các tế bào xâm lấn trong ung thư ruột, ung thư vú và ung thư da đều biểu hiện rất mạnh protein PITPNC1 so với các tế bào không xâm lấn. Như vậy chúng ta có thể dự đoán khả năng di căn của khối u dựa vào mức biểu hiện protein này từ sớm, giúp phát hiện các khối u ác tính sớm hơn so với các xét nghiệm hiện nay” – Nils Halberg, tác giả chính của công trình cho biết.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng PITPNC1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình xâm lấn của khối u.
Các tế bào ung thư rời khỏi khối u, đi vào dòng máu và được vận chuyển đến các mô khác của cơ thể.
Halberg giải thích: “Để làm được điều đó, protein PITPNC1 trong các tế bào ác tính sẽ điều hòa quá trình tiết các phân tử giúp phân cắt các liên kết protein ngoại bào. Như vậy các tế bào này sẽ dễ dàng thâm nhập vào mô đích và phát triển tại đây để tạo khối u mới.”
Khối u lành tính thường không gây ra nguy hiểm gì khi đã được phẫu thuật loại bỏ khỏi cơ thể bệnh nhân. Như vậy khó khăn khi điều trị ung thư là đối với các khối u ác tính có khả năng lan rộng ra các vị trí khác. Nghiên cứu này mở ra một hướng mới cho điều trị ung thư là tác động vào protein PITPNC1 nhằm ngăn chặn quá trình di căn của khối u.
Lam Huyên dịch
Theo Sciencedaily
Email: ntlhuyen@hcmus.edu.vn
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/04/160413084728.htm
Các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu SINTEF đang phát triển một phương pháp mới nhằm tác động trúng đích tế bào ung thư bằng cách sử dụng các bóng khí siêu nhỏ mang thuốc kết hợp với sóng siêu âm để vận chuyển thuốc đến thẳng khối u. Dự án này được bắt đầu với tên gọi “BubbleCAN” và dựa trên công nghệ của SINTEF.
Liệu pháp hóa trị truyền thống cho kết quả chỉ 0.001 đến 0.01% lượng thuốc được tiêm vào cơ thể đi đến được khối u. Như vậy phần thuốc còn lại phân bố đến các mô khác của cơ thể thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên với phương pháp mới này, việc tạo ra các lỗ nhỏ trên thành các mạch máu nuôi khối u nhờ sóng siêu âm sẽ tạo điều kiện để các bóng khí mang thuốc dễ dàng đi vào khối u, nhờ đó lượng thuốc được mang đến khối u sẽ tăng cao so với phương pháp truyền thống.
Hình 1: Dự án phát triển các bóng khí dùng cho liệu pháp điều trị ung thư bằng sóng siêu âm.
Khó khăn mà các nhà nghiên cứu gặp phải khi dùng liệu pháp này là sự kém bề vững của các bóng khí khi được đưa vào dòng máu. Như vậy nhu cầu cấp thiết là phải tạo ra được các bóng khí đặc biệt, có độ bền cao thích hợp để dùng cho liệu pháp trị liệu ung thư bằng sóng siêu âm. Tuy nhiên chưa có sản phẩm nào đạt yêu cầu được đưa ra thị trường. Dự án BubbleCAN được đưa ra với mục tiêu sẽ tạo ra được các bóng khí đặc biệt này và phát triển thành một sản phẩm thương mại.
“Phần quan trọng nhất trong dự án này là làm cho các bóng khí trở nên bền vững. Để làm được điều này chúng ta cần thiết kế cho chúng một lớp vỏ bằng vật liệu nano bao phủ bên ngoài. Các bóng khí mang thuốc sẽ được tiêm vào cơ thể, vận chuyển bởi dòng máu đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Khi chúng di chuyển đến khối u, sóng siêu âm sẽ làm vỡ các bóng khí, giải phóng các hạt nano và đồng thời tạo ra các lỗ nhỏ trên thành các mạch máu nuôi khối u. Điều này cho phép một lượng lớn các hạt nano tích lũy trong khối u, dần dần sẽ hòa tan và phát tán thuốc.”- Yrr Mørch, làm viêc tại SINTEF cho biết.
Dự án này được được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu Na Uy và dự trù sẽ mất hơn hai năm rưỡi để hoàn thiện.
Lam Huyên dịch
Theo Sciencedaily
Email: ntlhuyen@hcmus.edu.vn
Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/04/160412110506.htm
Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 căn bệnh có thể dùng tế bào gốc để chữa với tỉ lệ hồi phục ở từng bệnh nhân khá cao.
(Ảnh minh họa: benhvienvanhanh.com)
Tại Việt Nam, phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM là đơn vị có nhiều công trình đã nghiên cứu hòan tất và triển khai chữa trị. Đề tài “Ứng dụng tế bào gốc mô mỡ trong điều trị thoái hóa khớp gối” là một trong số đó.
Khác với các liệu pháp điều trị thoái hóa khớp truyền thống thuờng dùng thuốc kháng viêm có thể làm hại dạ dày, phương pháp chữa trị bằng tế bào gốc ít có phản ứng phụ. Thêm vào đó, người bệnh ít đau hơn và phục hồi sụn khớp tốt hơn. Đến nay, công trình của Tiến sĩ Phạm Văn Phúc và Thạc sĩ Phan Kim Ngọc đã được triển khai thử nghiệm điều trị ở nhiều cơ sở y tế.
Ths. Bs. Trần Đặng Xuân Tùng – Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh – cho biết: “Công nghệ này khá tiên tiến, hiện đại, đơn giản và có thể áp dụng rộng khắp trên các bệnh viện trong nước. Chi phí của công nghệ này tương đối phù hợp với người Việt Nam. Toàn bộ 30 bệnh nhân điều trị mới nhất tại Bệnh viện Đa khoa Vạn hạnh đều phục hồi rất tốt sau 18 tháng theo dõi”.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ tế bào gốc mô mỡ trong điều trị bệnh thoái hóa khớp còn kích thích sản xuất các chất bảo vệ hệ thống dây chằng, bề mặt sụn cũng như tái tạo lại vùng xương đã bị tổn thương. Những nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ ở Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đang góp phần đưa công nghệ trị liệu tế bào gốc trở thành công cụ chính trong liệu pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp tại nuớc ta.
Nguồn: Trung tâm Tin Tức, HTV
http://www.htv.com.vn/Trang/TinTuc/2016-5-25/Dung-te-bao-goc-dieu-tri-khop-goi-o-TPHCM.aspx
Pha môi trường đặc biệt theo yêu cầu
– Pha chế môi trường với các thành phần đặc biệt theo đúng mục đích và yêu cầu của khách hàng.
Phân tích biểu hiện gen
– Đánh giá sự biểu hiện gen ở mức phiên mã, giải mã với các kỹ thuật tiên tiến và thiết bị hiện đại như đánh giá sự biểu hiện ở mức RNA sử dụng phương pháp Realtime RT-PCR, PCR, GeXP-PCR.
Phân tích độc tính hoạt chất lên tế bào
– Đánh giá mức độ độc tính của hoạt chất nghiên cứu lên tế bào ở các mức độ In Vivo và In Vitro bằng các kĩ thuật hiện đại tự động.
Phân tách tế bào
– Dịch vụ phân tách tế bào quan tâm trong quần thể gồm nhiều loại tế bào khác nhau bằng hệ thống tách tế bào bằng từ trường, điện trường hay bằng Tube Catcher.
Tạo dòng tế bào
– Phân lập và tạo dòng tế bào quan tâm theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi sử dụng hệ thống tạo dòng tự động.
Định danh và định lượng tế bào
– Sử dụng các kỹ thuật và phương pháp hiện đại nhằm xác định đúng loại và lượng tế bào thông qua sự biểu hiện gen ở mức Protein trên bề mặt tế bào hay nằm trong tế bào chất.
Cắt lát mô lạnh và nhuộm mô (HE, trichrome, IHC)
– Sử dụng máy cắt lát mô đông lạnh và các phương pháp nhuộm hoá mô, hoá mô miễn dịch nhằm phân tích cấu trúc và xác định đặc tính tế bào quan tâm