Ảnh hưởng của chỉ số cơ thể (BMI) người chồng lên tỷ lệ giới tính em bé sinh ra từ công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART)

0
646

Vào năm 2015 vừa qua, các bác sĩ và nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh và Phòng thí nghiệm trọng điểm về Nội tiết Sinh sản và Hỗ trợ Sinh sản (Trung Quốc) đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Fertility and Sterility, một tạp chí uy tín trong lĩnh vực Hỗ trợ Sinh sản trên thế giới với chỉ số ảnh hưởng (Impact factor) năm 2015 là 4,426.

Đối tượng của nghiên cứu là các bệnh nhân cần được điều trị vô sinh và đã thực hiện Thụ tinh ống nghiệm (IVF) hay Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) với tế bào trứng tự thân từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013. Cần nói rõ hơn rằng, các trường hợp không bị vô sinh nhưng chọn IVF làm phương pháp thay thế không phải là đối tượng cho nghiên cứu. Với điều kiện như trên, tổng cộng có 8.490 cặp vợ chồng trải qua điều trị IVF hay ICSI. Tỉ lệ thành công vào khoảng 39,12% gồm 2377 ca sinh đơn và 943 cặp song sinh.

dtlong 1 2016

Với sự phát triển của khoa học, giới tính thai có thể được chọn lựa nhưng không nên chọn lựa.

Kết quả cho thấy không có khác biệt đáng kể trong tỷ lệ sinh giữa các nhóm được phân chia theo chỉ số BMI. Tỷ lệ thành công của các nhóm thừa cân và béo phì không giảm khi so với nhóm cân nặng bình thường. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi phân nhóm theo kỹ thuật IVF và ICSI. Đáng chú ý là, tỷ lệ giới tính của em bé được sinh ra trong nhóm người chồng thừa cân và béo phì cao hơn hẳn so với nhóm có cân nặng bình thường. Tỉ lệ bé trai/bé gái ở nhóm thừa cân và béo phì là 1,27 so với 1,07 của nhóm người cha có cân nặng bình thường. Chỉ số BMI của người cha thật sự cho thấy có liên quan đến tỷ lệ giới tính của các ca sinh đơn sau khi điều chỉnh loại bỏ những nhân tố gây nhiễu. Tuy nhiên, trong các cặp song sinh, tỷ lệ song sinh nam-nam trong nhóm thừa cân và béo phì lại không khác biệt so với nhóm cân nặng bình thường.

Như vậy, việc tăng chỉ số BMI ở người chồng không ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng, ở cả hai phương pháp IVF và ICSI. Tuy nhiên, có một xác suất tăng khả năng sinh con trai trong các ca sinh đơn khi chỉ số BMI của người chồng tăng.

Cần lưu ý rằng, nghiên cứu được thực hiện đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh. Không có nghiên cứu nào chắc chắn hiện tượng tương tự cũng xảy ra với các cặp vợ chồng bình thường. Cho dù như thế nào đi nữa, tư tưởng phân biệt và kỳ thị giới tính dẫn đến chọn lọc thai theo ý muốn là hoàn toàn vi phạm đạo đức và sẽ không được xã hội chấp nhận.

Tài liệu tham khảo:

Effect of male body mass index on live-birth sex ratio of singletons after assisted reproduction technology. Fertility and Sterility.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26361206

Đặng Thanh Long

Vào năm 2015 vừa qua, các bác sĩ và nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh và Phòng thí nghiệm trọng điểm về Nội tiết Sinh sản và Hỗ trợ Sinh sản (Trung Quốc) đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Fertility and Sterility, một tạp chí uy tín trong lĩnh vực Hỗ trợ Sinh sản trên thế giới với chỉ số ảnh hưởng (Impact factor) năm 2015 là 4,426.

Đối tượng của nghiên cứu là các bệnh nhân cần được điều trị vô sinh và đã thực hiện Thụ tinh ống nghiệm (IVF) hay Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) với tế bào trứng tự thân từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013. Cần nói rõ hơn rằng, các trường hợp không bị vô sinh nhưng chọn IVF làm phương pháp thay thế không phải là đối tượng cho nghiên cứu. Với điều kiện như trên, tổng cộng có 8.490 cặp vợ chồng trải qua điều trị IVF hay ICSI. Tỉ lệ thành công vào khoảng 39,12% gồm 2377 ca sinh đơn và 943 cặp song sinh.

Description: http://www.babanet.hu/files/1543/fiuvagylany.jpg

Với sự phát triển của khoa học, giới tính thai có thể được chọn lựa nhưng không nên chọn lựa.

Kết quả cho thấy không có khác biệt đáng kể trong tỷ lệ sinh giữa các nhóm được phân chia theo chỉ số BMI. Tỷ lệ thành công của các nhóm thừa cân và béo phì không giảm khi so với nhóm cân nặng bình thường. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi phân nhóm theo kỹ thuật IVF và ICSI. Đáng chú ý là, tỷ lệ giới tính của em bé được sinh ra trong nhóm người chồng thừa cân và béo phì cao hơn hẳn so với nhóm có cân nặng bình thường. Tỉ lệ bé trai/bé gái ở nhóm thừa cân và béo phì là 1,27 so với 1,07 của nhóm người cha có cân nặng bình thường. Chỉ số BMI của người cha thật sự cho thấy có liên quan đến tỷ lệ giới tính của các ca sinh đơn sau khi điều chỉnh loại bỏ những nhân tố gây nhiễu. Tuy nhiên, trong các cặp song sinh, tỷ lệ song sinh nam-nam trong nhóm thừa cân và béo phì lại không khác biệt so với nhóm cân nặng bình thường.

Như vậy, việc tăng chỉ số BMI ở người chồng không ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng, ở cả hai phương pháp IVF và ICSI. Tuy nhiên, có một xác suất tăng khả năng sinh con trai trong các ca sinh đơn khi chỉ số BMI của người chồng tăng.

Cần lưu ý rằng, nghiên cứu được thực hiện đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh. Không có nghiên cứu nào chắc chắn hiện tượng tương tự cũng xảy ra với các cặp vợ chồng bình thường. Cho dù như thế nào đi nữa, tư tưởng phân biệt và kỳ thị giới tính dẫn đến chọn lọc thai theo ý muốn là hoàn toàn vi phạm đạo đức và sẽ không được xã hội chấp nhận.

Tài liệu tham khảo:

Effect of male body mass index on live-birth sex ratio of singletons after assisted reproduction technology. Fertility and Sterility.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26361206

Đặng Thanh Long