Cấy ghép tế bào giúp cải thiện chức năng não bộ ở chuột béo phì

0
481

Cấy ghép tế bào giúp cải thiện chức năng não bộ ở chuột béo phì

Leptin là một protein quan trọng được tiết ra bởi mô mỡ váo máu khi chúng ta ăn. Khi
chúng đến tuyến dưới đồi, chúng sẽ phản ứng với các tế bào thần kinh. Sự thiếu hay thừa
leptin theo đó gây ra cảm giác đói hoặc no. Không có phản ứng thần kinh đối với nồng độ
leptin trong máu thì não không thể kiểm soát cảm giác đói và no. Điều này dẫn đến tình
trạng béo phì ở người và nhiều động vật khác. Các nhà khoa học thuộc đại học Harvard ,
bệnh viện công cộng Massachusetts và viện sinh học thực nghiệm Nencki tại Warsaw đã
chứng minh bằng thí nghiệm trên chuột rằng có thể cải thiện chức năng não bộ bằng việc
cấy ghép một lượng nhỏ tế bào thần kinh vào vùng não tổn thương.

Mục tiêu của nghiên cứu này là chứng minh khả năng phục hồi các tế bào ngoại vi bị mất
của liệu pháp cấy ghép tế bào dẫn đến phục hồi chức năng não bộ. Chuột suy giảm thụ
thể leptin được sử dụng trong thí nghiệm này.

Tác giả Dr. Artur Czupryn (học viện Nencki, HU, MGH), người đầu tiên công bố kết quả
thí nghiệm cho biết: “kết quả ngoạn mục của quá trình sữa chữa tổn thương não bộ này là
chúng tôi có khả năng giảm trọng lượng cơ thể của những con chuột béo phì di truyền và
từ đó là giảm những triệu chứng liên quan đến tiểu đường”

Nhóm nghiên cứu từ đại học Harvard và viện Nencki tập trung cấy ghép các tế bào thần
kinh chưa trưởng thành và tiền thân. Các tế bào được sử dụng là các tế bào phân lập từ
1 vùng đặc biệt của não phôi chuột khỏe mạnh. Trong dự án này, các nhà khoa học tiêm
huyền phù tế bào tiền thân và tế bào thần kinh chưa trưởng thành vào vùng dưới đồi
chuột thí nghiệm.

Tất cả các tế bào cấy ghép được đánh dấu với protein phát huỳnh quang để có thể dễ
dàng theo dõi sự di cư của chúng. Sau 20 tuần cấy ghép, một nửa tế bào cấy ghép chuyển
thành tế bào thần kinh với kiểu hình đặc trưng, sản xuất protein đặc trưng cho tế bào thần
kinh. Các tế bào thần kinh mới còn có khả năng hình thành synapses và kết nối với các tế
bào thần kinh khác trong não bộ cũng như có khả năng gây phản ứng thay đổi mức leptin,
glucose và insulin.

Bằng chứng cuối cùng cho sự phục hồi chức năng vùng dưới đồi ở chuột là thông qua
trọng lượng cơ thể và nhân tố trao đổi chất máu. Không giống như quần thể đối chứng bị
béo phì, quần thể chuột được cấy ghép tế bào thần kinh có trọng lượng bình thường.

Kết quả nghiên cứu đạt được bởi nhóm trường đại học harvard và học viện nencki cho
thấy một hướng nghiên cứu hứa hẹn có thể dùng đề phát triển liệu pháp chữa trị mới
đối với các căn bệnh liên quan đến sự suy giảm chức năng não bộ như Parkinson’s,
Alzheimer.

Nguyễn Thị Phương Dung

Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

(ntpdung2603@gmail.com)