Category: Tin Tế bào gốc thế giới

  • Phát hiện mối liên hệ giữa hormone cơ tim liên quan đến lộ trình viêm với sự phát triển khối u.

    Báo cáo được đưa ra bởi các nhà khoa học tại đại học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học Nano Nam Florida: phát hiện một thụ thể tín hiệu hormone cơ tim biểu hiện mạnh ở cả mô viêm và mô bị ung thư có tác dụng huy động tế bào gốc để hình thành mạch máu nuôi dưỡng khối u.

    17-9

    Nghiên cứu này có thể giúp phát triển loại thuốc mới nhằm điều trị ung thư bằng cách khóa một loại thụ thể được gọi là natriuretic peptide receptor A (NPRA).

    Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hormone NRPA giữ vai trò chính yếu trong mối liên hệ giữa phản ứng viêm và sự phát triển của khối u gây ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng tín hiệu NPRA từ các tế bào ung thư kích thích sản xuất một số nhân tố có tác dụng thu hút tế bào gốc đến hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng khối u.  Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm: nếu tín hiệu NPRA bị khóa, quá trình hình thành mạch mới sẽ bị ngưng dẫn đến không có máu cung cấp cho khối u, khối u sẽ chết.

    Thực nghiệm cho thấy chuột thiếu tính hiệu NPRA không có khả năng phát triển khối u khi được tiêm tế bào khối u. Tuy nhiên, đồng cấy ghép tế bào khối u với tế bào gốc trung mô có thể thúc đẩy sự mọc chồi mạch máu mới cần thiết cho sự phát triển của khối u trên chuột suy giảm khả năng sản xuất NRPA. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất thêm: NRPA xuất hiện để điều hòa các cytokine chính yếu của quá trình viêm liên quan đến sự thu hút tế bào gốc đến mô khối u.

    Phòng thí nghiệm của Dr. Mohapatra đang tiên phong thử nghiệm và đưa ra hệ thống phân phối mới sử dụng các phân tử nano nhắm chuyên biệt vào các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này dự dịnh sẽ đưa vào cơ thể các túi chứa các phân tử có khả năng tương tác với các thụ thể  hormone cơ tim để tác động lên khả năng dẫn truyền tín hiệu từ đó ức chế sự hình thành khối u có khả năng phát triển ung thư.

    Nguyễn Thị Phương Dung
    Theo ScienceDaily

  • Protein nanog thúc đẩy tăng sinh ung thư đầu và ung thư cổ

    Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại trung tâm  Ung thư thuộc đại học bang Ohio, phối hợp với bệnh viện ung thư Arthur G. James và Việc nghiên cứu Richard J. Solove đã xác định được một con đường truyền tín hiệu hóa sinh học trong tế bào gốc ung thư, đóng vai trò thiết yếu với sự phát triển ung thư đầu và cổ.

    10--9

    Nghiên cứu đã chỉ ra protein Nanog, một nhân tố hoạt động bình thường trong tế bào gốc phôi, có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào gốc ung thư trong ung thư đầu và cổ. Phát hiện này cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chế một loại thuốc nhắm trúng đích mới, giúp tăng cường điều trị ung thư đầu và cổ.

    Bình thường, Nanog giúp tế bào gốc phôi khỏe mạnh và duy trì trạng thái không biệt hóa, uncommited (tính vạn năng). Nhưng một số nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng Nanog thúc đẩy tế bào gốc ung thư tăng sinh, từ đó làm khối u phát triển.

    “Nghiên cứu này đã xác định một trục tín hiệu cốt lõi cho tiến trình phát triển ung thư đầu và cổ, và có thể làm gián đoạn trục này qua 3 bước chính”, tiến sĩ Quintin Pan cho biết. “Thuốc nhắm trúng đích được thiết kế để ức chế 1 hay cả 3 bước này nhằm tăng hiệu quả điều trị ung thư đầu và cổ.”

    Nghiên cứu được xuất bản trong số mới nhất của tạp chí Oncogene.

    Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng enzyme Protein kinase C-epsilon (PKCepsilon) gắn nhóm phosphat mang năng lượng lên phân tử Nanog. Sự phosphoryl hóa này giúp ổn định và hoạt hóa các phân tử Nanog.

    Điều này cũng đồng thời kích hoạt một chuỗi sự kiện: 2 phân tử Nanog gắn lại với nhau, và được kết nối bằng phân tử đồng hoạt hóa thứ ba gọi là p300. Phức hợp này sau gắn với promoter của gene  Bmi1, tăng cường biểu hiện gene này. Từ đây, thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào gốc ung thư.

    Nghiên cứu này cho thấy trục PKCepsilon/Nanog/Bmi1 cần thiết cho sự phát triển ung thư đầu và cổ. Ngoài ra, những bằng chứng ban đầu còn cho thấy việc phát triển các nhân tố ức chế để khóa các điểm cốt lõi của trục là một liệu pháp chữa ung thư đầu và cổ đầy tiềm năng.

    Tài liệu tham khảo:
    X Xie, L Piao, G S Cavey, M Old, T N Teknos, A K Mapp, Q Pan. Phosphorylation of Nanog is essential to regulate Bmi1 and promote tumorigenesis. Oncogene, 2013; DOI: 10.1038/onc.2013.173

    Nguyễn Thuỳ Linh
    Theo ScienceDaily

  • Phát hiện mới về tế bào gốc-liệu pháp dựa trên tế bào và ung thư

    Phát hiện mới về tế bào gốc-liệu pháp dựa trên tế bào và ung thư

    Các nhà nghiên cứu tế bào gốc tại UC San Francisco đã tìm thấy một vai trò quan trọng của một loại protein gọi là BMI1 có thể giúp các nhà khoa học trong định hướng phát triển các mô để thay thế các bộ phận bị hư hỏng trong cơ thể con người.

    “Các nhà khoa học đã biết rằng Bmi1 là một bộ phận chuyển đổi điều khiển trung tâm trong các tế bào gốc trưởng thành của nhiều mô, bao gồm não, máu, phổi và tuyến vú”, TS. BS Ophir Klein, chỉ đạo chương trình Sinh học trung mô (CMB) và Hàm Mặt và là chủ tịch của Phòng nghiên cứu các bất thường sọ mặt tại UCSF. “Bmi1 cũng là một gen gây ung thư, trở nên kích hoạt trong tế bào ung thư.”

    Nhóm nghiên cứu của Klein đã chỉ ra rằng BMI1 đóng một vai trò trong việc đảm bảo quá trình phát triển mở ra bình thường.

    Điểm nổi bật của tất cả các tế bào gốc là chúng chưa trưởng thành, chúng tiếp tục phân chia để bổ sung số lượng gần như vô hạn, và chúng tạo ra tế bào chuyên biệt mới hoạt động trong các mô trong đó chúng cư trú, một quá trình được gọi là sự biệt hóa tế bào.

    Theo một hướng, việc chuyển đổi BMI1 cho phép các tế bào gốc bình thường phân chia và đổi mới số lượng của chúng. Theo một hướng khác, chúng vẫn không ngừng tăng sinh tế bào có kiểm soát. Nhưng bây giờ, nhóm nghiên cứu Klein đã chỉ ra rằng BMI1 cũng giữ lại đặc tính này này của các tế bào gốc từ việc sản sinh ra các thế hệ con cháu sau đó trưởng thành thành các dạng tế bào chuyên biệt sai hỏng tại địa điểm sai.

    Phát hiện mới cho thấy thao tác BMI1, cùng với các phân tử điều hòa khác, có thể một ngày nào đó sẽ trở thành một trong những bước trong công thức phân tử để tắt và mở sự phát triển của tế bào chuyên biệt để tạo ra phương pháp điều trị mới dựa trên tế bào cho các mô bị mất, thậm chí chấn thương, bệnh tật hoặc lão hóa, Klein nói.

    Vai trò kép của BMI1 cũng là một vấn đề hấp dẫn để suy nghĩ trong các thiết lập về bệnh lý, chẳng hạn như ung thư, Klein nói. Các bằng chứng tiến tới cho thấy nhiều bệnh ung thư được điều khiển bởi các biểu hiện bất thường của tế bào gốc trưởng thành hoặc bởi các tế bào có đặc tính giống tế bào gốc có nhu cầu bất thường. Nếu các tế bào ung thư có thể được xử lý để trở thành tế bào chuyên biệt hơn là các tế bào gốc khi chúng phân chia, nó có thể làm chậm sự phát triển của khối u, một số nhà nghiên cứu ung thư tin như vậy. Bất hoạt BMI1 trong các tế bào gốc ung thư có thể là một chiến lược, Klein đề nghị.

    Công trình của nhóm nghiên cứu Klein được công bố trên số ra tháng Bảy của tạp chí Nature Cell Biology, và được thực hiện trên các tế bào gốc trưởng thành được tìm thấy trong các răng cửa lớn của những con chuột.

    Klein, một giảng viên của Trường Đại học Nha khoa UCSF, cũng như trường Y khoa, nghiên cứu trên răng, ruột và các mô khác để hiểu được cơ chế sinh học và phân tử điều hòa tế bào gốc trong những cơ quan này. Kiến thức thu được trong các nghiên cứu này có thể tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho những quan tâm cụ thể của ông trong việc tìm kiếm những cách thức mới để tạo ra các mô thay thế để chữa các bệnh như bệnh Crohn và bất thường sọ mặt – và phát triển răng mới.

     

    Các nhà nghiên cứu tập trung vào các tế bào gốc (màu vàng) tại các vùng nền phát triển của răng cửa chuột, nằm trong một lớp bề mặt của các tế bào (màu xanh đậm). Các tế bào gốc tách ra khỏi các tế bào tiền thân (màu xanh nhạt), do đó làm tăng nguyên bào tạo men (màu xanh), đó là các tế bào tạo men (màu đỏ). Nguyên bào ngà (màu cam) phát sinh từ một nhóm tế bào gốc khác trở thành ngà răng (màu trắng). (Ảnh: Jimmy Hu)

    Các răng cửa của con chuột, không giống như bất kỳ răng nào  của con người, phát triển liên tục, và là một vấn đề hấp dẫn cho nghiên cứu tế bào gốc, theo quan điểm của Klein. “Có một số lượng lớn quần thể tế bào gốc, và cách thức các tế bào con của các tế bào gốc được sản xuất rất dễ dàng để theo dõi – như thể chúng đang ở trên một băng tải,” ông nói. Trong giai đoạn sớm của đời sống con người, có  nhiều tế bào gốc điều khiển tương tự sư phát triển của răng, nhưng chúng trở nên không hoạt động sau khi răng người lớn của chúng ta được hình thành đầy đủ trong suốt thời thơ ấu.

    Trong nghiên cứu gần đây, Tiến sĩ- nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Brian Biehs và Tiến sĩ Jimmy Hu, xác định rằng có một nhóm các tế bào gốc trưởng thành tại vùng nền của các răng cửa chuột đang phát triển và các tế bào gốc có hoạt động của BMI1. Họ chỉ ra rằng BMI1 có thể ngăn chặn một tập hợp các gen gọi là gen Hox, mà khi được kích hoạt, sẽ khởi phát sự phát triển của các dạng tế bào đã chuyên hóa và cấu trúc cơ thể. Trong các răng cửa chuột, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động của BMI1 trong các tế bào gốc duy trì số phận tế bào gốc của chúng và ngăn chặn sự biệt hóa tế bào không phù hợp bằng cách ức chế sự biểu hiện của gen Hox.

    Vai trò thiết yếu trong sự phát triển này của BMI1 trong việc giám sát sự sản xuất các tế bào chuyên biệt có thể đã được bảo tồn qua tiến hóa, bởi vì các nghiên cứu về gen Hox ở ruồi giấm cho thấy rằng có thể có một vai trò tương tự của BMI1 trong côn trùng và động vật có vú, Klein nói.

    Sử dụng các răng cửa chuột, Klein và các cộng sự có ý định tiếp tục khám phá bằng cách nào tế bào gốc và các đặc tính của chúng được đúc kết lần lượt bởi các dấu hiệu chúng nhận được từ các tế bào xung quanh.

    “Kiến thức mới này rất hữu ích một cách cơ bản để tìm hiểu sự phân chia tế bào được kiểm soát như thế nào, và có thể giúp chúng ta thao tác các tế bào gốc để có bắt chúng làm những gì chúng ta muốn chúng trở thành”, Klein nói.

    Dịch: Mỹ Hậu

    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/07/130719135707.htm

  • Tạo trực tiếp tế bào gốc thần kinh từ tế bào trưởng thành

    Tạo trực tiếp tế bào gốc thần kinh từ tế bào trưởng thành

    Nhóm nghiên cứu trường đại học Wisconsin – Madison đã biến đổi tế bào da từ người và khỉ thành tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào thần kinh mà không cần trải qua giai đoạn biệt hóa ngược (chuyển biệt hóa thành tế bào induced pluripotent stem cell – iPSC).

    Bỏ qua giai đoạn biệt hóa ngược là ưu điểm nổi bật của nghiên cứu, theo giáo sư Su – Chun Zhang. “Tế bào iPSC có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào, những tế bào này có thể gây ra nhiều vấn đề cho liệu pháp tế bào sửa chữa sai hỏng do bệnh hoặc tổn thương trong hệ thống thần kinh.” Đặc biệt, sự vắng mặt tế bào iPSC loại trừ sự hình thành khối u bởi tế bào gốc đa năng (pluripotent cells) ở bệnh nhân được cấy ghép. Đây là mối quan tâm chính trong liệu pháp tế bào gốc.

    Ưu điểm khác trong nghiên cứu này là dùng virus chuyển gen để tái thiết lập chương trình biến đổi tế bào da trưởng thành thành một dạng tế bào khác linh hoạt hơn. Không giống như những virus khác được sử dụng trong quá trình này, virus Sendai không sát nhập vào bộ gen của tế bào. Jianfeng Lu tại trung tâm UW – Madison Waisman đã thu nhận tế bào da từ khỉ và người rồi đem ủ với virus Sendai trong 24 tiếng. Sau đó, dưới tác dụng của nhiệt, virus bị tiêu diệt mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào trong đĩa nuôi cấy. Sau 13 ngày, nghiên cứu sinh Lu đã có thể thu nhận tế bào gốc thần kinh. Sau khi cấy các tế bào gốc này vào chuột con mới sinh, các tế bào thần kinh phát triển bình thường, không có sự hình thành khối u hoặc xuất hiện sai sót.

    12-6

    Tế bào gốc thần kinh

    Nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ qua giai đoạn biệt hóa ngược thành tế bào iPSC trong quá trình biến đổi tế bào da thành tế bào neuron và các tế bào chuyên biệt khác, giáo sư Zhang cho biết, tuy nhiên nghiên cứu này, được đăng trên Cell Reports, có một mục đích khác: “Mục tiêu là biến đổi tế bào da thành tế bào gốc thần kinh có biệt hóa thành nhiều loại tế bào trong mô thần kinh. Những tế bào gốc này có thể tăng sinh với số lượng lớn.”

    Nghiên cứu này khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước, theo giáo sư Zhang. Đầu tiên, virus Sendai, một loại virus cúm, được cho là an toàn bởi vì virus này không sát nhập vào DNA của tế bào và bị tiêu diệt bởi nhiệt trong 24 giờ. (Điều này giống như việc bị sốt nhằm tăng nhiệt độ cơ thể để loại bỏ virus cúm). Khắc phục thứ hai là những tế bào gốc thần kinh có khả năng biệt hóa lớn, được ứng dụng trong nghiên cứu cũng như liệu pháp điều trị. Khắc phục thứ 3, tế bào gốc thần kinh chỉ biệt hóa thành các loại tế bào thần kinh, không có khả năng biệt hóa thành tế bào gan hay cơ sau khi cấy ghép. Cuối cùng những tế bào gốc này có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào thần kinh chuyên biệt.

    Tế bào thần kinh được biệt hóa từ tế bào gốc thần kinh có những đặc điểm giống với tế bào thần kinh được tìm thấy ở vùng phía sau của não và sự biệt hóa này cũng có nhiều ưu điểm. “Trong liệu pháp điều trị, việc sử dụng các loại tế bào chuyên biệt được biệt hóa từ tế bào gốc thần kinh là rất cần thiết”, giáo sư Zhang phát biểu. “Chúng ta cần các loại tế bào thần kinh chuyên biệt về chức năng cũng như vị trí cho những bệnh thần kinh chuyên biệt.”

    Tế bào gốc thần kinh được phát triển từ da của những bệnh nhân ALS (bệnh Lou Gehrig) hoặc bệnh nhân teo cơ cột sống. Những tế bào này có thể chuyển dạng thành nhiều loại tế bào thần kinh khác nhau nhằm tạo mô hình cho từng loại bệnh để có thể thử nghiệm thuốc cho các bệnh này, giáo sư Zhang bổ sung. Quá trình này có thể tạo ra tế bào được dùng để điều trị chấn thương cột sống và bệnh ALS.

    “Những thí nghiệm này chứng tỏ những tế bào được tái thiết lập chương trình có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào ở vùng não như tế bào neuron, tế bào astrocyte và tế bào oligodendrocyte”, giáo sư Zhang phát biểu. “Bằng chứng của nghiên cứu này nêu bật khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào gốc thần kinh chuyên biệt tương ứng với những bệnh rối loạn thần kinh khác nhau.”

    Trương Thị Hoàng Mai
    tthmai@hcmus.edu.vn
    Nguồn:  http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130502131713.htm

  • Công dụng đáng chú ý của tế bào gốc máu trong các trường hợp khẩn cấp

    Nhóm nghiên cứu của Inserm, CNRS và MDC dẫn đầu bởi Michael Sieweke của Trung tâm Miễn dịch học Marseille Luminy (CNRS, INSERM, Đại học Aix Marseille) và Trung tâm Max Delbrück về Dược học Phân tử, Berlin-Buch, hôm nay, đã công bố vai trò ngoài mong đợi của các tế bào gốc máu: những tế bào này không chỉ đơn thuần bảo đảm sự làm mới một cách liên tục các tế bào máu của chúng ta, trong các trường hợp khẩn cấp, các tế bào này còn có khả năng sản xuất ra các tế bào bạch cầu theo nhu cầu của cơ thể khi đáp ứng lại các phản ứng viêm và nhiễm. Khả năng này có thể được sử dụng vào việc bảo vệ khỏi sự viêm nhiễm ở các bệnh nhân đang được điều trị cấy ghép tuỷ xương, khi mà hệ miễn dịch của họ đang tự phục hồi.

    Chi tiết của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 10 tháng 4.

    Các tế bào trong máu của chúng ta nuôi dưỡng, làm sạch và bảo vệ các mô, nhưng vòng đời của chúng cũng có hạn. Thời gian tồn tại của một tế bào hồng cầu hiếm khi vượt quá 3 tháng, các tế bào tiểu cầu chết sau 10 ngày và hầu hết các tế bào bạch cầu chỉ sống được vài ngày. Cơ thể cần sản xuất các tế bào để thay thế sự mất mát này trong suốt thời gian sống. Đây chính là vai trò của các tế bào gốc máu. Làm tổ trong tuỷ xương (phần mô mềm ở giữa các xương dài như xương ức, cột sống, xương chậu và xương vai), các tế bào gốc máu sản xuất hàng tỉ tế bào mới vào trong dòng máu mỗi ngày. Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, chúng không những phải tăng sinh mà còn phải biệt hoá.

    HSC

    Sơ đồ biệt hóa của tế bào gốc máu

    Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu vẫn đang quan tâm làm sao quá trình đặc biệt này được điều khiển trong các tế bào gốc. Michael Sieweke và nhóm của ông trước đây đã khám phá ra rằng quá trình này không phụ thuộc một cách ngẫu nhiên với việc biệt hoá mà số phận của chúng được quyết định dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và các tín hiệu từ môi trường. Một vấn đề quan trọng là: Làm sao các tế bào gốc kiểm soát đáp ứng một cách chính xác với các trường hợp khẩn cấp? Ví dụ, liệu chúng có thể đáp ứng với yêu cầu sản xuất ra các tế bào bạch cầu như các đại thực bào để tiêu diệt vi khuẩn khi có sự nhiễm xảy ra không? Cho đến hiện nay, câu trả lời này đã được làm rõ: các tế bào gốc không thể giải mã các tin nhắn đó và đã biệt hoá một cách ngẫu nhiên. Nhóm nghiên cứu Michael Sieweke vừa mới chứng tỏ rằng, ngoài sự nhạy cảm với các tín hiệu như đã biết, tế bào gốc nhận biết và sản xuất ra các tế bào cần thiết nhất khi đối mặt với các trường hợp nguy hiểm.

    “Chúng tôi vừa mới khám phá ra một phân tử sinh học đã được sản xuất với một lượng lớn trong cơ thể trong quá trình nhiễm hoặc viêm, điều này sẽ cảm ứng các tế bào gốc,” Tiến sĩ Sandrine Sarrazin, nghiên cứu tại viện Inserm, đồng tác giả của nghiên cứu đã cho biết. “Dưới tác dụng của phân tử này, được gọi là M-CSF (Nhân tố kích thích tạo colony đại thực bào – Macrophage colony stimulating factor), việc đóng mở dòng tế bào tuỷ (gene PU.1) được kích hoạt và các tế bào gốc nhanh chóng sản xuất ra các tế bào phù hợp nhất cho các trường hợp ví dụ như đại thực bào.”

    “Hiện nay chúng tôi đã nhận diện được tín hiệu này, việc đẩy nhanh tiến độ quá trình sản xuất của các tế bào như thế là hoàn toàn có thể ở các bệnh nhân đang phải đối mặt với các nguy cơ viêm nhiễm cấp tính.”, tiến sĩ Michael Sieweke, giám đốc nghiên cứu CNRS cho biết. “Đây là trường hợp của 50.000 bệnh nhân trên toàn thế giới mỗi năm, những người hầu như không có khả năng chống lại sự viêm nhiễm ngay sau khi cấy ghép tuỷ xương. Cảm ơn M-CSF, nó có thể kích thích sự sản xuất của các tế bào có ích trong khi tránh việc sản xuất ra các tế bào khác tấn công ngược lại cơ thể của người bệnh. Vì vậy, chúng có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự viêm nhiễm trong khi hệ miễn dịch của họ đang được tái cấu trúc.”

    Khám phá dường như đơn giản này khá là độc đáo, cả về phương pháp tiếp cận và phương pháp tiến hành. Để đưa ra được các kết luận như trên, nhóm nghiên cứu đã phải đánh giá sự thay đổi trạng thái trong mỗi tế bào. Điều này làm thách thức trở nên gấp bội: các thế bào gốc không những rất hiếm (chỉ có 1 tế bào gốc trong 10,000 tế bào ở tuỷ xương chuột), mà chúng còn khó có thể phân biệt được với các thế hệ tế bào phát triển từ chúng.

    “Để biệt hoá các tế bào chính, chúng tôi sử dụng các marker huỳnh quang để đánh dấu các trạng thái (mở hoặc đóng) của các tế bào dòng tuỷ: protein PU.1. Trước hết là trên động vật, sau đó quan sát tiến trình phát triển của sự biệt hoá tế bào dưới kính hiển vi, các tế bào gốc đều ‘sáng’ đồng nghĩa với việc các tế bào gốc hầu hết phản ứng ngay lập tức với M-CSF,” Noushine Mossadegh-Keller, kỹ sư phụ tá tại CNRS, đồng tác giả trong nghiên cứu này đã nói. “Để chắc chắn hoàn toàn, chúng tôi phục hồi từng tế bào và chắc chắn rằng các gen của tế bào dòng tuỷ được hoạt hoá trong tất cả các tế bào “xanh”, tức là các tế bào đã gắn với các marker huỳnh quang: một khi chúng nhận biết được các tín hiệu cảnh báo, chúng sẽ thay đổi đặc tính.”

    Nguyễn Thị Minh Nguyệt
    ngtmnguyet@hcmus.edu.vn
    http://www.sciencedaily.com/releases/2013/04/130410131227.htm

  • Công nghệ tế bào gốc có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân

    Công nghệ tế bào gốc có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân

    Cơ thể người chứa các tế bào miễn dịch có nhiệm vụ chống lại ung thư và sự xâm nhiễm của virus, tuy nhiên những tế bào này thường có đời sống ngắn và số lượng không đủ để vượt qua sự tấn công ào ạt của các yếu tố ác tính. Trong hai nghiên cứu độc lập được đăng trên tạp chí Cell Stem Cell, 4/1/2013, các nhà khoa học đã khôi phục thành công tế bào miễn dịch của bệnh nhân bằng công nghệ tế bào gốc. Những tế bào này có số lượng lớn, đời sống dài và nhận biết được tế bào đích: tế bào nhiễm HIV và tế bào ung thư.

    Các nghiên cứu này có thể giúp phát triển hướng khôi phục hệ thống miễn dịch ở những bệnh nhân suy yếu miễn dịch.

    Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chuyển đổi tế bào miễn dịch T trưởng thành thành tế bào gốc iPSC bằng các nhân tố đã biết. Sau đó, những tế bào iPSC được tăng trưởng và biệt hóa trở lại thành tế bào T. Điều quan trọng là những tế bào T mới này đã “trẻ hóa” với những đặc tính như khả năng tăng trưởng và đời sống được tăng cường, trong khi vẫn giữ được khả năng tấn công tế bào ung thư và tế bào bị nhiễm HIV ban đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thao tác trên các tế bào miễn dịch T bằng cách sử dụng kỹ thuật iPSC có thể có ích để phát triển các hướng trị liệu miễn dịch trong tương lai.

    Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào miễn dịch T từ một bệnh nhân nhiễm HIV. Những tế bào T được “trẻ hóa” tăng sinh không giới hạn và chứa đoạn telomere dài, giúp ngăn ngừa sự lão hóa tế bào. Điều đó thật sự có ý nghĩa vì tế bào T bình thường có sự tăng sinh giới hạn, gây giảm hiệu quả khi sử dụng tế bào T trị liệu. “Phương pháp mà chúng tôi đưa ra cung cấp tế bào T ‘trẻ và có hiệu quả’ cho liệu pháp miễn dịch nhằm chống lại sự xâm nhiễm của virus hay ung thư”, theo giáo sư Hiromitsu Nakauchi, đại học Tokyo.

    Một nghiên cứu khác lại chú trọng đến tế bào miễn dịch T từ một bệnh nhân ung thư da. Những tế bào T “trẻ hóa” phát hiện được protein MART-1, thường biểu hiện trong các khối u melanoma. “Bước tiếp theo chúng tôi sẽ thử nghiệm những tế bào T ‘trẻ hóa’ này có thể giết chọn lọc khối u chứ không phải mô khỏe mạnh. Nếu những tế bào đó được phát triển thì sẽ áp dụng chúng trực tiếp lên bệnh nhân”, theo giáo sư Hiroshi Kawamoto.

    T-iPSC

    Những tế bào T “trẻ hóa” được phản biệt hóa (dedifferentiated) từ tế bào T-iPSC. Mặc dù các tế bào T-iPSC và các tế bào T “trẻ hóa” có cùng bộ gene nhưng hình thái và chức năng thì hoàn toàn khác nhau (Nishimura và cs).

    Trương Thị Hoàng Mai
    tthmai@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/01/130103131112.htm

  • Sự tái sinh sợi trục của tế bào gốc thần kinh trong điều trị chuột tổn thương tủy sống

    Tế bào gốc thần kinh (NSCs) biểu hiện GFP đã được gắn vào chất nền fibrin có chứa hỗn hợp nhân tố tăng trưởng và ghép vào vị trí chấn thương tủy sống nghiêm trọng. Các tế bào được ghép đã biệt hóa thành nhiều kiểu tế bào, bao gồm cả tế bào thần kinh, hình thành một số lượng lớn các sợi trục thần kinh trên một khoảng cách đáng kể. Sợi trục thần kinh kéo dài hình thành các synaps phong phú với tế bào chủ. Tăng trưởng sợi trục phụ thuộc một phần vào mTOR, chứ không phải tín hiệu Nogo. Tế bào thần kinh được ghép hỗ trợ hình thành các chuyển tiếp điện sinh học tại các vị trí cắt ngang tủy sống hoàn toàn, dẫn đến phục hồi chức năng. Hai dòng tế bào gốc người (566RSC và HUES7) được gắn vào trong fibrin có chứa yếu tố tăng trưởng cho thấy sự tăng trưởng tương tự, và các tế bào 566RSC hỗ trợ phục hồi chức năng. Như vậy, tính chất nội tại để các tế bào thần kinh trong giai đoạn đầu có thể vượt qua những nhân tố ức chế của dây sống chấn thương để gắn kết tăng trưởng đáng chú ý sợi trục, dẫn đến sự hình thành của các mạch chuyển tiếp mới cải thiện đáng kể chức năng.

    Mỹ Hậu (nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    halam132676@gmail.com

  • Liệu pháp biệt hoá: liệu pháp hứa hẹn trong điều trị ung thư

    Liệu pháp biệt hoá là phương pháp chữa trị ung thư bằng cách gây biệt hoá tế bào để chuyển tế bào gốc ung thư thành tế bào ung thư.

    Tế bào gốc ung thư là loại tế bào có đặc điểm của tế bào gốc và khả năng ung thư mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào gốc ung thư xuất thân từ các đột biến hay biến đổi trong tính tự làm mới của tế bào gốc bình thường.

    Giả thuyết sự tồn tại tế bào gốc ung thư đã được đưa ra từ rất lâu; nhưng đến mãi 5 năm gần đây; giả thuyết này được chứng minh thuyết phục. Tế bào gốc ung thư đã được chứng minh có tồn tại trong nhiều ung thư ở người như máu, vú, não, tuyến tiền liệt, tuyến tuỵ, dạ dạy… Chúng là những tế bào có tính kháng thuốc mạnh; kháng xạ trị mạnh nên dễ dàng sống sót sau điều trị bằng hoá hay xạ trị. Và cũng là nguyên nhân cho các hiện tượng tái phát và di căn.

    Vì thế các năm gần đây, việc điều trị ung thư chuyển sang một hướng mới; đó là  tiêu diệt các tế bào gốc ung thư. Để tiêu diệt trúng đích các tế bào này, nhiều nghiên cứu gặp phải rất nhiều khó khăn; do sự giống nhau về nhiều đặc điểm của nó với tế bào gốc bình thường khác.

    Liệu pháp biệt hoá nhằm gây biệt hoá tế bào gốc ung thư thành dạng dễ dàng tiêu diệt hơn.

    Mới đây, các nhà nghiên cứu của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Tp.HCM đã nghiên cứu biệt hoá tế bào gốc ung thư vú và thu được nhiều kết quả mới.

    Kết quả đăng tải trên tại chí OncoTarget and Therapy cho thấy tế bào gốc ung thư vú sau khi làm giảm biểu hiện gen CD44 sẽ giảm khả năng kháng thuốc điều trị ung thư vú là doxorubicin; nghĩa là chúng dễ dàng bị tiêu diệt khi dùng thuốc trị liệu này.

    Kết quả khác đăng trên Tạp chí Translational Medicine cho thấy khi làm giảm biểu hiện CD44, các tế bào gốc ung thư vú đã bị biệt hoá thành kiểu hình nhạy cảm hơn với các tác nhân điều trị. Chẳng hạn, giảm biểu hiện các gen kháng thuốc, giảm khả năng gây ung thư trên chuột, thay đổi chu kì tế bào…

    Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã kết hợp sử dụng phương pháp biệt hoá này với hoá trị liệu trên chuột thì cho thấy khi kết hợp biệt hoá tế bào gốc ung thư vú bằng làm biểu hiện CD44 và doxorubicin thì hiệu quả tiêu diệt khối u cao hơn việc sử dụng đơn lẻ bằng doxorubicin, khối lượng khối u đã giảm đi 4,38 lần hơn so với lô đối chứng.

    Tất cả các kết quả trên được đăng tải tại các Tạp chí chuyên ngành, có thể đọc thêm tại đây:

    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21792314

    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22152097

    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22649280

     

    Tin SCL

     

     

  • Tạo ra tế bào thần kinh chưa trưởng thành từ tế bào gốc

    Nhà sinh vật học RUB đã cố tình chuyển đổi các tế bào gốc từ tủy sống của chuột thành tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Điều này đạt được bằng cách thay đổi môi trường nuôi tế bào như chất nền ngoại bào (ECM), bằng cách sử dụng các chất natri chlorate. Thông qua chuỗi truyền tín hiệu, ECM xác định loại tế bào biệt hoá mà một tế bào gốc có thể tạo ra.

    Sulphate quyết định số phận của các tế bào gốc

    Sodium chlorate hoạt động trên các enzym chuyển hóa trong tế bào má bám vào nhóm sulphate protein. Nếu những sulphates không hiện diện, tế bào tiếp tục hình thành các protein của ECM, nhưng với chuỗi đường thay đổi. Những chuỗi lần lượt truyền đi những tín hiệu để xác định số phận của các tế bào gốc. Tế bào gốc có thể không chỉ phát triển thành tế bào thần kinh (neuron), nhưng cũng có thể hình thành các tế bào hình sao hoặc các oligodendrocytes, chịu trách nhiệm cho sự cân bằng giữa các tế bào thần kinh hoặc tạo thành lớp myelin cho nó.

    Điều gì sẽ xảy ra các tế bào gốc nếu sulphate bị thay đổi bởi clorat natri đã được kiểm tra bởi Tiến sĩ Michael Karus và các đồng nghiệp của ông.

    Tác dụng phụ tích cực: các tế bào thần kinh vẫn còn chưa trưởng thành

    RUB-Các phòng thí nghiệm của Giáo sư Tiến sĩ Stefan Wiese, Giáo sư Tiến sĩ Andreas Faissner và Giáo sư Tiến sĩ Irmgard Dietzel-Meyer hợp tác để nghiên cứu. Sử dụng kháng thể, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng các tế bào mà họ đã xử lí với chlorate natri phát triển thành tế bào thần kinh. Họ cũng phân tích dòng của ion Na + vào trong tế bào. Kết quả: các tế bào đã xử lý cho thấy lượng natri thấp hơn so với các tế bào thần kinh trưởng thành.

    Sodium chlorate, do đó, khởi động sự phát triển của các tế bào gốc thành các tế bào thần kinh, nhưng đồng thời cũng ức chế sự trưởng thành – một tác dụng phụ tích cực, như Wiese giải thích: “Nếu natri chlorate ngăn chặn các tế bào thần kinh trong một giai đoạn phát triển sớm, điều này có thể cho phép chúng đóng góp tích hợp vào hệ thống thần kinh sau ghép tốt hơn so với tế bào thần kinh trưởng thành”.

    PVP

     

     

  • South Korea steps up stem-cell work

    Các nhà “Stemcellogist” hay nói cách khác là các nghiên cứu viên trên lĩnh vực tế bào gốc ở Hàn Quốc đang hiện nhận được sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ Hàn Quốc. Cụ thể, ngân sách đầu tư cho nghiên cứu tế bào gốc tại Hàn Quốc đã gia tăng lên 100 tỉ won trong năm 2012, nhiều hơn gấp 4 lần khi so sánh với năm 2011. Mặc dù được đầu tư mạnh mẽ, nhưng theo Dong Wook Han, giáo sư tại trường ĐH Konkuk ở Seoul, Hàn Quốc cần có những tham khảo các đạo luật chặt chẽ về nghiên cứu tế bào gốc ở các quốc gia khác trên thế giới để kiểm tra chặt chẽ hiệu quả và tính ứng dụng của tế bào gốc.

    Ảnh: Nature

    Ảnh: Nature

    Tham khảo tại link: http://www.nature.com/news/south-korea-steps-up-stem-cell-work-1.10565

    Nguyễn Gia Khuê

    Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    ngkhue@hcmus.edu.vn