Category: Tin PTN Tế bào gốc

  • Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường Đai học, tổ chức Khoa học Công nghệ phía Nam”

    Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường Đai học, tổ chức Khoa học Công nghệ phía Nam”

    Trong khuôn khổ hưởng ứng ngày SHTT Thế giới 26/4, sáng ngày 06/04/2018 Cục SHTT phối hợp với Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường Đai học, tổ chức Khoa học Công nghệ phía Nam”

    Đến tham dự có Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.CHM, đại diện các Sở KH&CN, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và các nhà sáng chế.

    Hội thảo diễn ra tại Đại học Quốc gia TP.HCM

    Hội thảo diễn ra với 4 chuyên đề, được báo cáo bởi các nhà quản lý, nhà sáng chế, doanh nghiệp có sản phẩm đã thương mại hoá, bao gồm:

    CĐ1: Tổ chức và quản lý các hoạt động SHTT tại các trường đại học, tổ chức KH&CN

    CĐ2: Một số chính sách, quy định pháp luật về hỗ trợ thúc đẩy hoạt động SHTT trong NCKH và CGCN

    CĐ3: Thực trạng và kinh nghiệm về triển khai các hoạt động SHTT, CGCN tại ĐHQG TP.HCM và một số mô hình phát triển SHTT trên thế giới

    CĐ4: Thực trạng và giải pháp liên kết giữa doanh nghiệp với Trường Đại học, tổ chức KHC&CN trong việc phát triển các sản phẩm trí tuệ từ NCKH, phát triển công nghệ

    Các đại biểu tham dự đã có những trao đổi sôi nổi về những vấn đề còn tại tại khiến hoạt động đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ tại các trường ĐH, viện nghiên cứu bị chậm phát triển, từ đó đã đưa ra những đề xuất thiết thực tới lãnh đạo bộ khoa học công nghệ.

    Nhiều buổi hội thảo về chủ đề này nhằm hỗ trợ nhà nghiên cứu, giảng viên đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ đã được lãnh đạo các đơn vị lên kế hoạch và sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.

    VBN

     

  • ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN CÁN BỘ TRẺ PTN TẾ BÀO GỐC NHIỆM KỲ 2018-2019

    ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN CÁN BỘ TRẺ PTN TẾ BÀO GỐC NHIỆM KỲ 2018-2019

    Trong không khí cả nước chào mừng ngày kỉ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vào lúc 14h ngày 26 tháng 03 năm 2018, tại Viện Tế bào gốc đã diễn ra Đại hội Chi Đoàn Cán Bộ Trẻ Phòng thí nghiệm Tế Bào Gốc nhiệm kì 2018-2019 nhằm kiện toàn bộ máy nhân sự và thông qua phương hướng hoạt động của Chi Đoàn trong nhiệm kì tới. Đây là Đại hội Chi Đoàn đầu tiên từ khi Chi Đoàn CBT PTN Tế bào gốc được thành lập từ ngày 16/11/2017.

    Đại hội vinh dự nhận được sự quan tâm và hiện diện của Đại diện Chi uỷ PTN Tế bào gốc – Đ/c Trương Hải Nhung – Phó bí thư Chi bộ , Đ/c Đặng Thị Tùng Loan- Trưởng bộ phận Công Đoàn Viện Tế bào gốc, Đ/c Nguyễn Văn Tịnh – Bí thư Đoàn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Đ/c Ngô Chánh Đức – Bí thư Đoàn Khối Cán bộ trẻ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

    Đoàn chủ tịch đã thông qua Đại hội các nội dung quan trọng như chương trình đại hội, phương hướng hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, Công trình thanh niên, Đề án nhân sự …của nhiệm kì 2018-2019 với sự nhất trí cao của Đoàn viên. Nhằm dẫn dắt Chi Đoàn hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đã đặt ra, Đại hội cũng tiến hành bầu ra BCH nhiệm kì 2018-2019 với 05 đồng chí được sự tín nhiệm cao từ Đoàn viên gồm:
    Đ/c Trương Châu Nhật _ Bí thư
    Đ/c Võ Hồng Phúc _ Phó bí thư
    Đ/c Nguyễn Thị Lam Huyên _ Ủy viên
    Đ/c Đỗ Minh Nghĩa _ Ủy viên
    Đ/c Đào Thị Thanh Thủy _ Ủy viên

    BCH Chi Đoàn CBT PTN Tế bào gốc nhiệm kì 2018-2019 lên nhận nhiệm vụ.
    Theo thứ tự từ trái sang: Đ/c Võ Hồng Phúc; Đ/c Trương Châu Nhật;
    Đ/c Nguyễn Thị Lam Huyên; Đ/c Đào Thị Thanh Thủy; Đ/c Đỗ Minh Nghĩa

    Bên cạnh đó, Đại hội cũng làm Lễ trưởng thành Đoàn cho hai đồng chí: Đ/c Nguyễn Trường Sinh, Đ/c Phạm Quốc Việt. Đ/c Phạm Quốc Việt đại diện gửi lời cảm ơn đến Chi Đoàn và mong muốn Chi Đoàn ngày càng phát triển.

    Chi Đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn cho các đ/c Nguyễn Trường Sinh (trái)
    và đ/c Phạm Quốc Việt (giữa)

    Đại diện BCH Đoàn Trường và Đoàn khối cán bộ trẻ, Đ/c Nguyễn Văn Tịnh và Đ/c Ngô Chánh Đức cũng đã có các ý kiến chỉ đạo, định hướng và góp ý cho các nội dung mà Chi đoàn đã đề ra trong Đại hội.

    Đại Hội kết thúc vào lúc 16h30 trong không khí vui tươi, đánh dấu cột mốc quan trọng của Chi Đoàn CBT PTN Tế bào gốc nhiệm kì 2018-2019.

    Hồng Phúc

     

  • Cổng thông tin khoa học Viện Tế Bào Gốc

    Cổng thông tin khoa học Viện Tế Bào Gốc

    Nhằm tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ, cung cấp thông tin thống kê hoạt động khoa học của các cán bộ nghiên cứu trong Viện, cung cấp thông tin tham khảo cho các đơn vị đối tác, Viện Tế Bào Gốc đã xây dựng cổng thông tin khoa học.

    Cổng thông tin sẽ cập nhật cho cán bộ, nhân viên và những người có quan tâm các công bố khoa học quốc tế và trong nước, sách, hội nghị/hội thảo cũng như các bài giảng của tất cả các cán bộ nghiên cứu của Viện. Người quan tâm không chỉ có thể tra cứu về lĩnh vực nghiên cứu mà Viện tế bào gốc đã và đang thực hiện (trong từng lĩnh vực, theo từng năm, với từng loại sản phẩm khoa học…) còn còn có thể tra cứu thông tin khoa học của từng cán bộ nghiên cứu làm việc tại viện (hướng nghiên cứu đang thực hiện, số lượng và chất lượng các bài báo, công trình khoa học cũng như các sản phẩm mà họ tạo ra).

    Người quan tâm có cơ hội được cập nhật những bài báo mới, có thể tải các công trình khoa học của Viện khi trở thành thành viên của Viện.

    Dữ liệu trên cổng thông tin đang được cập nhật tại website  http://sciencegate.sci.edu.vn/

    (PKHCN-SHTT)

  • Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG TP.HCM

    Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG TP.HCM

    15h00 ngày 16/3/2018, Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM.

    Theo đó, GS.TS. Trần Linh Thước được bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng trường ĐH KHTN nhiệm kỳ thứ II (Nhiệm kỳ thứ I từ 2012-2017).

    Đến tham dự buổi lễ có lãnh đạo ĐHQG TP.HCM, các vị lãnh đạo nguyên là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của Trường ở các nhiệm kỳ trước, đại diện các trường đại học thành viên, nhiều trường đại học khác, các đơn vị hợp tác và đại diện các phòng ban, trung tâm, Viện nghiên cứu, Khoa của trường đến chúc mừng.

    Giám đốc ĐHQG, các vị nguyên lãnh đạo trường và các đơn vị thành viên đến chia vui và chúc mừng Hiệu trưởng Trần Linh Thước 

    Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt đã trao quyết định và chúc mừng Hiệu trưởng Trần Linh Thước được sự tín nhiệm cao từ cán bộ viên chức của Trường, đồng thời. Ông cũng đánh giá rất cao vai trò của trường ĐH KHTN đối với sự phát triển chung của ĐHQG TP.HCM, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của GS.TS Trần Linh Thước.

    Hiệu trưởng Trần Linh Thước đã có báo cáo tóm tắt về những thành tựu trong 5 năm vừa qua. Báo cáo cho thấy đã có nhiều cải cách và bước phát triển mới trong suốt thời gian GS.TS Trần Linh Thước lãnh đạo (VD đã tinh giảm được số lượng cán bộ cơ hữu nhưng vẫn giữ được hiệu quả làm việc và đảm bảo được sự phát triển của nhà trường; nhiều cán bộ, nhân viên, sinh viên của trường đạt thành tích cao trong và ngoài nước về công tác nghiên cứu khoa học; bộ máy tổ chức được tái cấu trúc đã giúp hoạt động quản lý được hiệu quả và thông suốt hơn…)

    Hiệu trưởng Trần Linh Thước nhận quyết định công bố tái bổ nhiệm 

    Kết thúc buổi lễ, các cơ quan, đơn vị bạn và các phòng ban, Khoa,  Trung tâm, Viện nghiên cứu của trường ĐHKHTN đã lên tặng hoa và chúc mừng Hiệu Trưởng Trần Linh Thước được tái bổ nhiệm.

    Cán bộ nhân viên trường ĐHKHTN đến dự lễ

    và chúc mừng Hiệu trưởng Trần Linh Thước 

    (VB.Ngọc)

  • KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC

    KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC

    Thứ ba ngày 6/3/2018

    Ngày 18/3/2018, Viện tế bào gốc sẽ khai giảng khoá học đầu tiên về Phương pháp viết bản thảo khoa học.

    Lớp học sẽ cung cấp các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho học viên về phương pháp viết một bản thảo từ các kết quả nghiên cứu khoa học để được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước một cách thuận lợi nhất.

    Các bài giảng trong khoá học bao gồm:

    1/ Đạo đức trong công bố khoa học

    2/ Phương pháp viết tên bài, tóm tắt và chọn keywords. Đặt tên bài hay là một trong những điểm mấu chốt thu hút sự quan tâm của người đọc và trích dẫn tài liệu tham khảo.

    3/ Phương pháp viết Mở đầu (Introduction), Vật liệu phương pháp (Method), Kết quả biện luận (Results and Discussion) và kết luận (Conclusion)

    4/ Phương pháp viết tài liệu tham khảo.

    Mức học phí là 1.000.000đ/người. Các thành viên của câu lạc bộ tế bào gốc (Stem cell club) sẽ được giảm giá theo quy định.

    Lớp học sẽ được tổ chức định kỳ hàng tháng. Thông tin chi tiết xem tại địa chỉ:

    https://www.biomedicaltrainingcenter.org/phuong-phap-viet-bai-bao-khoa-hoc

    Tham dự khoá học bạn còn có cơ hội được thăm quan Viện Tế bào gốc 🙂

    Để được tham gia lớp học sớm nhất, các bạn đăng ký và đóng tiền 1 tuần trước khi khoá học bắt đầu.

    ĐT liên hệ: 028 6277 2910; email: contact@sci.edu.vn

  • Công bố 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017

    Công bố 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017

    TS Vũ Bích Ngọc- PTN Tế bào gốc có tên trong danh sách công bố 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017

    TPO – Ngày 28/2/2018, tại trụ sở báo Tiền Phong, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017.

    Trước đó, vào ngày 9/2/2018, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017 đã tổ chức họp lần thứ I và tiến hành bỏ phiếu kín để lựa chọn ra 20 đề cử thuộc 9 lĩnh vực (trên tổng số 135 hồ sơ hợp lệ được đề cử từ 53 đơn vị) vào vòng tiếp theo.

    Trong 20 hồ sơ được chọn có sự góp mặt của TS. Vũ Bích Ngọc, trưởng nhóm nghiên cứu Y học tái tạo Cơ-Xương-Khớp, trưởng nhóm nghiên cứu Y học tái tạo Tim Mạch, trưởng phòng KHCN & SHTT, Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

    Hội đồng xét tặng giải thưởng sẽ họp phiên cuối cùng vào gần giữa trung tuần tháng 3 để xét chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2017. 10 đề cử còn lại sẽ nhận danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2017.

    Link chính thức để bình chọn cho các gương mặt trẻ: http://tainangtrevietnam.vn

    Nguồn:

    https://www.tienphong.vn/tai-nang-tre/cong-bo-20-de-cu-guong-mat-tre-viet-nam-tieu-bieu-nam-2017-1245580.tpo

  • LẼ RA MẮT BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỤC TIÊU VỀ TẾ BÀO GỐC

     

    Sáng 09/02/2018, tại hội trường Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM đã tổ chức buổi lễ trao quyết định và ra mắt 04 Ban chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ mục tiêu. Trong đó, về lĩnh vực tế bào gốc có Ban chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Mục tiêu của chương trình là kết nối hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm cụ thể có thể thương mại hoá trên thị trường phục vụ trực tiếp lợi ích của xã hội.

    Buổi lễ công bố quyết định và ra mắt

    4 ban chủ nhiệm chương trình NCKH&CN mục tiêu

    BCN chương trình tế bào gốc gồm 5 thành viên:

    1/ PGS.TS. Phạm Văn Phúc – Viện tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM – Chủ nhiệm

    2/ PGS.TS. Huỳnh Nghĩa -Trường Đại học Y Dược TP.HCM- Uỷ viên

    3/ PGS.TS. Bùi Hồng Thiên Khanh- Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM- Uỷ viên

    4/ TS. Trần Cẩm Tú – Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM – Uỷ viên

    5/ ThS. BS. Lê Thị Bích Phượng- Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh- Uỷ viên

    Ban chủ nhiệm chương trình về Tế bào gốc

    Các thành viên trong Ban chủ nhiệm đều là những nhà khoa học hoạt động chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tế bào gốc, đã và đang có các công trình nghiên cứu và sản phẩm được đánh giá cao trong các đề tài, dự án đã thực hiện.

    Trong nhiệm kỳ của mình, Ban chủ nhiệm sẽ phối hợp với Sở KHCN tìm hiểu về khả năng làm chủ công nghệ và mức độ sẵn sàng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, nhân sự, tiềm lực tài tính… của các doanh nghiệp. Đồng thời, Ban chủ nhiệm cũng có những hoạt động phối hợp với sở KHCN để khảo sát và xác định nhu cầu dủa doanh nghiệp để tư vấn cho Sở KHCN đặt hàng đề tài nghiên cứu phù hợp với định hướng của chương tình mục tiêu.

    Đây được coi là một trong những bước đi có thay đổi so với trước đây, nhằm tập trung đầu tư nghiên cứu cho những đơn vị mạnh, có tính khả thi để tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cho xã hội.

    (VBN)

  • EPPENDORF CELL CULTURE SEMINARS

    Thứ hai, 28/02/2018

    Sáng ngày 28/2/2018, Viện tế bào gốc phối hợp với Công ty BCE Việt Nam tổ chức seminar giới thiệu về các kỹ thuật trong nuôi cấy tế bào với hai nội dung báo cáo:

    1/ Đảm bảo và duy trì môi trường vô trùng trong PTN nuôi cấy tế bào

    2/ Hướng dẫn trong quá trình nuôi cấy và duy trì đặc tính tế bào gốc trung mô

    Báo cáo về tiến bộ trong nuôi cấy tế bào

    Trình bày các seminar là các chuyên gia của hãng Eppendorf đến từ Malaysia. Tham gia Seminar có các cán bộ nghiên cứu của Viện Tế bào gốc, khách mời từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường đại học Quốc Tế, Viện sinh học nhiệt đới.

    Các chuyên gia đã có những chia sẻ chuyên sâu về các bất lợi thường gặp trong nuôi cấy tế bào, cách thức xử lý, quản lý nhiễm trong suốt quá trình nuôi cấy để đảm bảo duy trì được dòng tế bào sạch.

    Đồng thời, các hướng dẫn về các điều kiện nuôi cấy tế bào gốc trung mô (từ mô mỡ, tuỷ xương, máu dây rốn…), tiêu chuẩn để đánh giá dòng TBG trung mô, các phương pháp nhận diện TBG trung mô cũng được chia sẻ cụ thể.

    Chuyên gia và khách mời đã có những chia sẻ thiết thực về các kỹ thuật liên quan trong suốt buổi báo cáo.

    Chuyên gia của hãng chia sẻ về các điểm mới của dụng cụ nuôi tế bào

    Sau buổi báo cáo, các chuyên gia cũng có dịp tham quan cơ sở vật chất của Viện Tế bào gốc và được nghe giới thiệu các hướng nghiên cứu cũng như thành tựu đạt được của Viện. Các chuyên gia đánh giá cao về cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng như các thành tựu mà Viện đạt được, và mong muốn được hợp tác trong thời gian tới.

    Các chuyên gia hãng tham quan khu nghiên cứu của Viện Tế bào gốc

    VBN 

  • EditWorld cung cấp dịch vụ hỗ trợ Xuất bản bài báo quốc tế cho tất cả các lĩnh vực

    EditWorld là thành viên của BioMedPress được thành lập từ năm 2012 bởi TS. Phạm Văn Phúc; thời gian đầu EditWorld chỉ tập trung các dịch vụ xuất bản cho các bản thảo trong lĩnh vực y sinh; đến nay EditWorld cung cấp đến 6 dịch vụ hỗ trợ xuất bản cho tất cả các lĩnh vực của khoa học từ y sinh đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
    Các dịch vụ bao gồm:
    – Dịch bản thảo từ tiếng Việt sang tiếng Anh
    – Biên tập bản thảo tiếng Anh để chỉnh sửa lỗi chính tả, câu…
    – Biên tập hình ảnh
    – Pre-review
    – Viết Cover letter
    – Kiểm tra đạo văn
    Chi tiết trong file bên dưới.
    [pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/02/Editworld.pdf”]
  • Thông báo mở lớp học How to write the scientific manuscript?

    Thông báo mở lớp học How to write the scientific manuscript?

    [pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/01/How-to-write.pdf” title=”How to write”]
    Link đăng ký: https://www.biomedicaltrainingcenter.org/phuong-phap-viet-bai-bao-khoa-hoc
    hoặc: https://www.biomedicaltrainingcenter.org/simpl-e-schedule