CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DA

0
866

Nghiên cứu cho thấy làm mờ đi tín hiệu “don’t eat me” và nhắm đến quần thể tế bào nguy hiểm có thể kiềm chế tế bào ác tính di căn.


Sử dụng cách tiếp cận liệu pháp miễn dịch mới và đầy đột phá để làm im lặng tín hiệu “don’t eat me” được nhận diện bởi các tế bào đặc hiệu của hệ thống miễn dịch, các nhà sinh học phân tử và cộng sự đã tìm ra cách hiệu quả để chiến đấu với ung thư da ác tính di căn – trường Đại học California – Irvine.

LMPhong 1

Các nhà nghiên cứu đã khám phá việc khóa protein bề mặt tế bào, CD47 (đươc biết là một tín hiệu “don’t eat me”), trên các tế bào da ác tính, làm tăng mức độ bị thực bào, hoặc “bị ăn” bởi các đai thực bào. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu đã khám phá việc khóa CD47 kết hợp với một mục tiêu protein bề mặt thứ hai, CD271, đã tìm thấy trước đó biểu hiện trên các tế bào da ác tính khởi phát, dẫn đến gần như ức chế hoàn toàn khả năng di căn từ các khối u ác tính người được cấy ghép trên chuột. Toàn bộ nghiên cứu được đăng vào ngày 9 tháng 8 trên Cell Reports.

Protein bề mặt CD47 được tìm thấy biểu hiện vượt mức trong các tế bào ác tính di căn, giúp nó tránh bị loại bỏ bởi hệ thống miễn dịch trong cơ thể. CD271, một protein bề mặt khác, đã được biết trước đó bởi Boiko trong một quần thể tế bào chịu trách nhiệm cho khởi phát khối u và mở rộng di căn của ung thư. Trong nghiên cứu này, Boiko và các cộng sự đã phỏng đoán sự di căn các tế bào ác tính phụ thuộc vào sự biểu hiện vượt mức của cả hai protein trên để đánh lừa hệ miễn dịch và lây lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Để kiểm tra lý thuyết này, Boiko và các cộng sự đã sử dụng các kháng thể bắt đặc hiệu CD47 (để hoạt hóa khả năng thực bào của đại thực bào) và CD271 (để chọn lọc mục tiêu quần thể tế bào ác tính xâm lấn). Khi chuột mang khối u ác tính người được điều trị với kháng thể này, các nhà nghiên cứu đã khám phá việc ứng dụng đồng thời các kháng thể chống lại CD47 và CD271 dẫn đến sự loại bỏ gần như hoàn toàn sự di căn từ tất cả các cơ quan của những con chuột thí nghiệm. Nhóm Boiko còn khám phá thêm nữa rằng hiệu quả của liệu pháp còn gián tiếp làm thay đổi sâu sắc vi môi trường xung quanh khối u, làm cho các tế bào miễn dịch chống lại ung thư hiệu quả hơn.

“Nghiên cứu thêm là cần thiết để xác định các tính chất đầy đủ kháng sự di căn của liệu pháp kháng thể chống lại CD47/CD271 và tính an toàn của ứng dụng trên bệnh nhân”, Boiko cho hay. “Tuy nhiên, sự kết hợp liệu pháp này với các điều trị khác đang nổi lên cũng điều chỉnh hệ thống miễn dịch hiện là một cách tiếp cận mới có thể được cho làm tăng lợi ích chống lại ung thư ác tính di căn. Đây là thời điểm rất thú vị cho lĩnh vực liệu pháp miễn dịch ung thư và chúng tôi đang hướng đến việc thêm các thành phần quan trọng để điều trị, mà hy vọng sẽ trở thành một kết quả có hiệu quả hơn cho bệnh nhân”.

Minh Phong dịch

Theo ScienceDaily

Email: lmphong@hcmus.edu.vn