Author: tcnhat

  • Lịch công tác tuần 10/02-16/02

    Lịch công tác tuần 10/02-16/02

    Ngày

    Giờ

    Nội dung

    Địa điểm

    Thành phần

    Thứ 2

    10/02

    8h-11h

    Họp giao ban lab

    Open lab

    Toàn thể thành viên PTN

    Thứ 3

    11/02

    8h-10h

    Họp nhóm Ung thư

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, C.Nhân, T.Bình, T.Hạnh

    10h-12h

    Họp tuyển dụng nhân sự

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, T.Loan, T.Oanh, C.Nhân

    Thứ 4

    12/02

    8h-11h

    Họp nhóm tiểu đường

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, nhóm tiểu đường 1,2

    14h-16h

    Họp nhóm Vật liệu

    Thư viện

    Nhóm vật liệu

    16h-17h

    Họp nhóm UTV

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, T.Sinh, Q.Việt

    Thứ 5

    13/02

    8h-9h

    Họp nhóm quản lý tài chính

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, B.Ngọc, H.Mai, T.Oanh

    9h-10h30

    Họp nhóm quản lý hóa chất/dụng cụ và nhóm quản lý tài chính

    Thư viện

    P.V.Phúc, nhóm hóa chất, dụng cụ, tài chính

    10h30-11h30

    Họp nhóm thần kinh

    Thư viện

    Nhóm thần kinh

    14h-16h

    Họp nhóm mAb

    Thư viện

    Nhóm mAb

    16h-17h

    Họp nhóm sự kiện

    Thư viện

    Nhóm sự kiện

    Thứ 6

    14/02

    8h-17h

    Làm việc với Viện NCI, NIH

    Thư viện

    P.V.Phúc

    Thứ 7

    15/02

     

     

     

     

  • Tái lập trình tế bào gốc chỉ sử dụng hóa chất

    Các tế bào cụ thể của bệnh nhân có thể được tạo ra mà không cần biến đổi gen.

    22-1-2014nc

    Chuyển các tế bào của người vào các tế bào gốc mà không thay đổi gen của chúng
    có thể đưa đến các liệu pháp điều trị không mang nguy cơ gây đột biến.

    Các nhà khoa học đã chứng minh một cách mới để tái lập trình các tế bào trưởng thành thành các tế bào đa năng như tế bào gốc phôi – mà không cần bổ sung thêm các gen có thể làm tăng nguy cơ đột biến nguy hiểm hoặc ung thư.

    Các nhà nghiên cứu đã phấn đấu để đạt được điều này kể từ năm 2006, khi việc tạo ra các tế bào vạn năng cảm ứng (iPS) lần đầu tiên được công bố. Trước đây, họ đã cố gắng để giảm số lượng các gen cần thiết bằng việc sử dụng các hợp chất hóa học phân tử nhỏ, nhưng những nỗ lực đó luôn cần tối thiểu là một gen: Oct4.

    Hiện nay, trong các văn bản của Science, các nhà nghiên cứu cho biết đã thành công trong việc tạo ra các tế bào iPS bằng cách chỉ sử dụng duy nhất một hợp chất hóa học – và họ gọi chúng là các tế bào CiPS.

    Hongkui Deng, một nhà sinh học tế bào gốc tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc và nhóm của ông đã kiểm tra 10.000 phân tử nhỏ để tìm hoá chất thay thế cho các gen. Trong khi các nhóm khác tìm kiếm các hợp chất trực tiếp thay thế cho Oct4, nhóm của Deng tiếp cận một cách gián tiếp: tìm kiếm các hợp chất phân tử nhỏ có thể lập trình lại các tế bào trong sự hiện diện của tất cả các gen bình thường ngoại trừ Oct4.

    Điều chỉnh

    Các nhà nghiên cứu đã biến đổi một số cách kết hợp các hóa chất trong hơn một năm, cuối cùng họ đã tìm thấy một công thức giúp tạo ra một số tế bào trong giai đoạn đầu của quá trình tái lập trình tế bào. Nhưng các tế bào vẫn còn thiếu các gen dấu hiệu cho thấy tính đa năng. Bằng cách thêm DZNep, một hợp chất được biết là chất xúc tác cho giai đoạn tái thiết lập chương trình muộn, cuối cùng họ cũng có các tế bào đã tái thiết lập chương trình hoàn toàn, nhưng với số lượng rất nhỏ. Nhóm nghiên cứu cho biết nếu bổ sung thêm một chất hóa học nữa thì hiệu quả tái lập trình tăng 40 lần. Cuối cùng, sau khi sử dụng một hỗn hợp gồm bảy chất, nhóm nghiên cứu đã có được 0,2% các tế bào đã chuyển đổi – kết quả so sánh với những kỹ thuật sản xuất iPS tiêu chuẩn.

    Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng đó là các tế bào gốc đa năng bằng cách đưa chúng vào phôi chuột đang phát triển. Kết quả trên mô hình động vật, các tế bào CiPS có thể hình thành tất cả các loại tế bào chính, bao gồm gan, tim, não, da và cơ.

    “Mọi người luôn luôn tự hỏi liệu tất cả các yếu tố có thể được thay thế bởi các phân tử nhỏ. Bài viết cho thấy họ có thể”, Rudolf Jaenisch, một nhà sinh học tế bào tại Viện Nghiên cứu Y sinh Whitehead ở Cambridge, Massachusetts, là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên để sản xuất các tế bào iPS.

    Các bí mật chưa sáng tỏ

    Thành công này giúp các nhà sinh học tái tạo kiểm tra làm thế nào động vật lưỡng cư phát triển chân tay mới. Nhóm của Deng đã phát hiện ra một gen chỉ thị của tính đa năng, Sall4, được thể hiện trong quá trình tái thiết lập chương trình của các tế bào CiPS sớm hơn nhiều trong quá trình tái thiết lập chương trình tế bào iPS. Sự tham gia của một chất khác cùng với Sall4 được nhìn thấy trong con ếch tái sinh khi bị mất một chi: trước khi tái sinh, các tế bào trong quá trình tái biệt hóa chi, một quá trình tương tự như tái thiết lập trình, và Sall4 là hoạt động đầu tiên trong quá trình đó.

    Anton Neff, chuyên nghiên cứu về tái sinh cơ quan tại Đại học Indiana ở Bloomington cho biết, phát hiện này “cung cấp một tầm nhìn quan trọng để giải mã các con đường truyền tín hiệu dẫn đến việc biểu hiện Sall4” trong việc điều hòa sự tái sinh chi mới.

    Sheng Ding, một nhà nghiên cứu tái lập trình tại Viện Gladstone ở San Francisco, California, nói rằng nghiên cứu này đánh dấu “tiến bộ đáng kể” trong lĩnh vực này, nhưng ông cũng lưu ý rằng việc tái thiết lập chương trình bằng hóa học là khó có khả năng được sử dụng rộng rãi, cho đến khi các nhóm có thể cho thấy rằng nó có thể ứng dụng cho các tế bào người, không chỉ là những tế bào chuột. Một chiến lược khác, bao gồm cả việc sử dụng RNA, có thể tái thiết lập chương trình hoàn toàn với ít nguy cơ làm ảnh hưởng đến gen hơn so với phương pháp iPS thế hệ ban đầu, và đã được sử dụng ở người.

    Deng đã có một số bước tiến theo hướng sử dụng phương pháp của ông trong các tế bào người, nhưng nó sẽ cần những sự điều chỉnh. “Có lẽ là cần thêm một số phân tử nhỏ” ông nói.

    Nếu kỹ thuật này được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho người, nó có thể hữu ích cho các bệnh viện. Vì nó không có nguy cơ gây đột biến và các hợp chất mà nó sử dụng dường như an toàn – trong thực tế bốn người đã được sử dụng lâm sàng. Các phân tử nhỏ có thể dễ dàng đi qua màng tế bào, để chúng có thể được loại đi sau khi bắt đầu việc tái lập trình tế bào.

    Nguyễn Thị Kiều Oanh
    Theo Nature

  • Ấn Độ đẩy lui các bằng sáng chế ung thư

    Quốc gia này tìm cách giới hạn chi phí cao của các loại thuốc để điều trị bệnh không lây nhiễm.

    22-1-2014sk
    Tỷ lệ ung thư ở Ấn Độ đang gia tăng

    Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, bệnh lao và AIDS có thể được đẩy lui với các loại thuốc giá rẻ. Vì vậy, người dân ở các nước nghèo có thể sống lâu hơn, nhưng những bệnh không lây nhiễm như bệnh tim, bệnh tiểu đường, và ung thư đã trở thành nguyên nhân chính gây tử vong và chi phí cho điều trị là một vấn đề khó khăn.

    Bây giờ, người Ấn Độ có thể trông cậy vào những chính sách của nhà nước.

    Ba tuần trước, các văn phòng đã từ chối cấp bằng sáng chế của hai loại thuốc chống ung thư vú – sự kiện mới nhất trong một loạt các quyết định để giới hạn cấp bằng sáng chế các thương hiệu thuốc đắt tiền. Những động thái này thể hiện một sự căng thẳng: Ấn Độ hiện nay vượt qua Mỹ về các trường hợp tử vong do ung thư hàng năm, và muốn tìm cách để chữa trị bệnh này với giá rẻ. Nhưng mong muốn này đi ngược lại với mong muốn của các nhà sản xuất thuốc, người xem thu nhập trung bình của quốc gia là trung tâm kế hoạch phát triển của họ.

    Những vụ từ chối đầu tiên gần đây xảy ra vào ngày 27 tháng 7, khi các cán bộ của một hội đồng quản trị liên bang người Ấn bị thu hồi bằng sáng chế về một phiên bản sửa đổi của thuốc Lapatinib trị ung thư vú, được bán như Tykerb bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline có trụ sở tại London. Sau đó, vào ngày 4 tháng 8, công ty dược phẩm Roche của Thụy Sĩ đã báo cáo rằng một văn phòng cấp bằng sáng chế tại thành phố Kolkata, một trung tâm của hệ thống cấp bằng sáng chế quốc gia, sẽ không cấp bằng sáng chế về phiên bản của thuốc Trastuzumab của công ty được bán như Herceptin. Các quan chức Ấn Độ cho phép các bằng sáng chế khác nhằm bảo vệ cả hai loại thuốc khỏi sự cạnh tranh chung loại đến năm 2019. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn trên thì các công ty sẽ bị ngừng việc cấp bằng sáng chế lại, điều này sẽ mở một cánh cửa rộng cho nhiều nhà sản xuất khác có thể gia nhập thị trường thuốc điều trị ung thư.

    Một trong những cuộc chiến tương tự cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 trên các loại thuốc  điều trị bệnh truyền nhiễm như HIV. Vụ tranh chấp đã được giải quyết khi phần lớn các nhà sản xuất thuốc cho phép các công ty đang phát triển trên thế giới tạo ra thuốc chung loại giá rẻ. Ngày nay, phương pháp điều trị kháng virus có thể được mua với giá thấp hơn 100 đô Mỹ một năm, so với hơn 10.000 đô Mỹ một năm vào năm 2000, theo các bác sĩ của Tổ chức Viện trợ Quốc tế Không biên giới (Médecins Sans Frontières), trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.

    22-1-2014sk2

    Nhưng thuốc dành cho các bệnh không truyền nhiễm, đặc biệt là ung thư sẽ đòi hỏi nhiều tinh tế hơn để thương lượng. “ Không có sự thỏa hiệp dễ dàng xung quanh bệnh không truyền nhiễm theo cách mà chúng ta đã thấy ở trường hợp của HIV” Thomas Bollyky đã nói, một luật sư của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, người đã chiến đấu cho các loại thuốc HIV giá cả phải chăng vào những năm 1990 cho biết.

    Tại Ấn Độ, giá 15.000 đô của Trastuzumab có thể cao hơn 10 lần mức lương trung bình hàng năm. Các loại thuốc không cấp bằng sáng chế với giá thấp hơn có thể phục vụ như một loại thuốc thay thế, bởi vì cũng như Trastuzumab, không có loại nào trong số các loại thuốc không được cấp bằng sáng chế nhắm đến mục tiêu chuyên biệt trên đối tượng ung thư vú.

    Tuy nhiên, các nhà sản xuất thuốc không sẵn lòng giảm giá thuốc ở các quốc gia có thu nhập trung bình như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, nơi được dự đoán sẽ chiếm phần lớn sự tăng trưởng của ngành công nghiệp trong tương lai gần. Mặc dù khả năng chi trả cho thuốc điều trị HIV ở châu Phi sẽ không bao giờ cao, một số người ở các quốc gia có thu nhập trung bình có thể đủ khả năng chi trả cho những thuốc đắt tiền. Các nhà sản xuất thuốc không muốn làm xói mòn các thị trường thích hợp thông qua các loại thuốc giá thấp hơn, ngay cả khi đại đa số người có nhu cầu nhưng không thể chi trả, James Love đã nói, giám đốc Kiến thức Sinh thái Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ ở Washington DC ủng hộ cho công bằng xã hội trong việc tiếp cận tri thức.

    Một số ý tưởng để giải quyết bế tắc đã được tiến hành nhưng không hề đơn giản. Các nhà sản xuất thuốc cho rằng chính phủ của các quốc gia có thu nhập trung bình nên mở rộng chương trình bảo hiểm và tiếp cận với chăm sóc sức khỏe. Họ cũng cho rằng thuốc sẽ có chi phí hợp lý hơn khi nền kinh tế phát triển và mọi người kiếm được nhiều tiền. Bằng cách giảm hỗ trợ cho sở hữu trí tuệ, Ấn Độ đang giảm giá ưu đãi cho sự phát triển thuốc và đầu tư nước ngoài sẽ cho phép tăng trưởng. Amy Hariani, giám đốc và tư vấn chính sách pháp lý cho khoa học đời sống tại Hội đồng kinh doanh Mỹ – Ấn Độ, một tập đoàn công nghiệp đặt trụ sở tại Washington DC đã nói: “Cách tốt nhất cho nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng là những sự đổi mới đáng ghi nhận.”

    Ý tưởng khác đến từ Tổ chức Y tế Thế giới từ 5 năm trước đã cố gắng sắp xếp một thỏa thuận quốc tế, cho phép các bang thành viên hỗ trợ sự phát triển cho thuốc có giá thấp hơn với những phần thưởng và quỹ nghiên cứu hấp dẫn hơn bằng sáng chế. “Chúng tôi nghĩ câu trả lời là làm giá cả của thuốc thật sự rẻ, và để cung cấp quỹ như một phần thưởng cho phương pháp mới hơn là độc quyền một loại thuốc”, Love đã nói.

    Điều này cũng tăng áp lực lên các công ty dược phẩm để chấp nhận những mô hình giá cả cho phép người dân trong cùng quốc gia trả các giá thuốc khác nhau , tùy thuộc vào khả năng chi trả của họ. Các công ty, bao gồm Roche trong trường hợp của Trastuzumab, nói rằng họ sẵn sàng đưa ra các giá khác nhau thông qua những chương trình chấp thuận đặc biệt. Nh
    ưng hãng Roche vẫn chỉ ra rằng năm ngoái hãng bán Trastuzumab để điều trị chỉ cho 3.700 bệnh nhân ung thư vú người Ấn – chiếm 15% trên tổng số bệnh nhân cần dùng thuốc.

    Cuộc chiến có thể kết thúc khi chỉ là đụng độ nhỏ nếu Ấn Độ đi xa hơn và cho phép các công ty trong nước lờ đi hoàn toàn bằng sáng chế Trastuzumab của Roche và sản xuất một phiên bản cùng loại giá rẻ hơn, sử dụng một “giấy phép bắt buộc”. Năm ngoái, Ấn Độ đã ban hành một giấy phép cho một loại thuốc chữa bệnh ung thư được bán bởi công ty Bayer của Đức. Và vào tháng 1, Bộ Y tế của Ấn Độ đề nghị cấp giấy phép bắt buộc cho Trastuzumab và hai loại thuốc ung thư khác.

    Indonesia cấp giấy phép bắt buộc cho 7 loại thuốc vào năm 2012, và Trung Quốc, Philippines đã điều chỉnh pháp luật của họ để dễ dàng cấp các giấy phép tương tự. Prashant Yadav, giám đốc sáng kiến nghiên cứu chăm sóc sức khỏe của đại học Michigan tại Ann Arbor nói rằng những động thái này báo trước một tương lai đáng lo ngại. Ấn Độ có thể là chiến trường chính của ngày hôm nay, nhưng cuộc chiến đấu trên thuốc chống ung thư dường như có khả năng chảy máu bên ngoài biên giới của Ấn Độ, trừ khi đạt được một thỏa hiệp. “ Điều này đòi hỏi một số nghệ thuật trong ngoại giao hiện nay” Yadav đã nói.

    Nguyễn Thị Mỹ Phước
    Theo Nature

     

     

  • Điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh bằng phương pháp miễn dịch

    Các nhà khoa học ở Moscow vừa thực hiện đánh giá hiệu quả kháng bệnh thoái hóa thần kinh của một phương pháp mới. Theo đó, bệnh Parkinson có thể được điều trị với sự hỗ trợ của các tế bào miễn dịch như Đại thực bào. Các tế bào này có thể xuyên qua hàng rào máu não, bằng cách này, các nhà khoa học đã tìm cách gắn các nhóm chất chống oxy hóa lên chúng và đưa vào vùng viêm trong não.

    22-1-2014

    Các hạt nano mang gốc chống oxy hóa được gắn lên đại thực bào,
    kèm theo các tín hiệu để không bị chính đại thực bào tiêu diệt.

    Các bệnh thoái hóa thần kinh thường rất khó chữa do não được bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài nhờ hàng rào máu não, một cấu trúc tế bào ngăn cách mô thần kinh trung ương khỏi hệ tuần hoàn. Thử thách khó khăn nhất trong điều trị các rối loạn ở não chính là việc đưa thuốc hoặc tác nhân hóa học vào các vùng chuyên biệt trong não. Các phân tử thuốc hoặc kháng thể có thể dùng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh thần kinh có thể bị chặn lại hoặc vận chuyển qua hàng rào máu não nhưng không đủ lượng hoạt động. Các nhà khoa học ở ĐH Moscow đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

    Họ đã sử dụng công nghệ nano để đưa thuốc đến các vùng đặc biệt trong não bị tổn thương do bệnh thoái hóa thần kinh. Trong các thí nghiệm, họ đã thử nghiệm thuốc hoạt động trong hạch nền. Đây chính là vùng có các neuron vận động, khi bị tổn thương sẽ gây nên các triệu chứng của bệnh Parkinson như run, co cứng, di chuyển chập chạp và bất ổn định tư thế.

    Thuốc chính là các enzyme catalase chống oxy hóa, được đưa đến các tế bào hay mô thần kinh nhờ đại thực bào. Catalase có ưu thế quan trọng trong số các chất oxy hóa khác vì nó là một enzyme  có thể hoạt động chọn lọc, có hiệu quả cao đối với nhiều dạng hoạt động khác nhau của oxy trong vùng viêm, nhờ vậy có thể bảo vệ tế bào khỏi tổn thương bởi các gốc oxy hoạt động (ROS).

    Tổn thương do viêm được hình thành gây nên các bệnh thoái hóa thần kinh, và đại thực bào có khả năng xuyên qua 650km mao mạch của hàng nào máu não để mang các phân tử thích hợp đến với các neuron bị ảnh hưởng do viêm hay khối u.

    Các gốc oxy được sinh ra rất nhiều trong tế bào khi viêm hoặc hình thành khối u, sẽ dẫn dụ tế bào miễn dịch đến. Vì vậy các nhà khoa dọc đã chọn cách chất đầy các chất chống oxy hóa lên đại thực bào và để chúng tự bị dẫn đến tế bào đích, đem các phân tử cần thiết đến tiêu diệt tế bào viêm.

    Nhóm nghiên cứu của nhà sinh hóa học Elena Batrakova đã thử nghiệm thành công phương pháp điều trị này trên mô hình động vật. Hiện nay họ đang chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng trên các tình nguyện viên.

    Nguyễn Thuỳ Linh
    Theo Russian Radio

  • Tạp chí Sinh Lý học

    Giới thiệu Tạp chí Sinh Lý học Việt Nam

    TC_SLH

     

    Tên tiếng Việt: Tạp chí Sinh lý học Việt Nam
    Tên tiếng Anh: Vietnam Journal of Physiology

    ISSN: 1859-2376
    Tính điểm công trình: 0-1,0

    Tạp chí Sinh lý học Việt Nam công bố và giới thiệu các bài tổng quan, các công trình nghiên cứu, thông báo khoa hoa thuộc Sinh lý học trên người và động vật trong  và ngoài nước. Nội dung công bố chưa gửi và đăng ở bất kì Tạp chí nào khác. Tạp chí SLH-VN với tiền thân là Nội san Sinh lý học Việt Nam đã 38 năm hình thành và phát triển, đến nay, Tạp chí SLH-VN đã trở thành nơi đáng tin cậy để công bố các kết quả nghiên cứu khoa học Sinh lý học cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

     

    Quá trình hình thành và phát triển của Tạp chí

    Năm

    Sự kiện

    1974-1984

    Nội san Sinh lý học

    do Tổng hội Y – Dược xuất bản

    1994-1997

    Tạp chí Sinh lý học

    được Tổng hội Y – Dược học Việt Nam cho phép xuất bản và lưu hành nội bộ

    1997-2000

    Tạp chí Sinh lý học

    được giấy phép hoạt động báo chí của Bộ Văn hoá – Thông tin cho phép xuất bản được lưu hành trong cả nước và Quốc tế

    2000-nay

    Tạp chí Sinh lý học

    Hoàn thiện nội dung, hình thức

     

    Ban Biên Tập:

    Tổng biên tập: GS. TS. Đỗ Công Huỳnh

    Phó tổng biên tập:

    • GS. TS. Phạm Thị Minh Đức
    • PGS. TS. Trần Hải Anh

    Thành viên Hội đồng biên tập:

    PGS. TS. Trần Hải Anh

    PGS. TS Tạ Tuyết Bình

    GS. TS. Phạm Thị Minh Đức

    TS. Hoàng Khánh Hằng

    GS. TS. Đỗ Công Huỳnh

    PGS. TS. Nguyễn Đoàn Hương

    PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn

    PGS. TS. Lê Thu Liên

    PGS. TS. Nguyễn Tùng Linh

    PGS. TS. Nguyễn Bạch Ngọc

    PGS. TS. Vũ Đăng Nguyên

    GS. TS. Lê Quý Phượng

    PGS. TS. Lê Văn Sơn

    Ban thư ký:

    TS. Phạm Văn Phúc

    TS. Vũ Minh Phương

    THỂ LỆ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ SINH LÝ HỌC VIỆT NAM

    Tạp chí Sinh lý học Việt Nam là tạp chí chuyên ngành Sinh lý học. Tạp chí đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan, thông báo khoa học thuộc chuyên ngành Sinh lý học và các chuyên ngành có liên quan với Sinh lý học Người và Động vật.

    1. Một số yêu cầu về bài đăng công trình nghiên cứu khoa học.

    – Bài gửi đăng công trình nghiên cứu khoa học chưa được đăng ở bất kỳ Tạp chí quốc gia nào.

    – Các thuật ngữ thống nhất theo tự điển Bách khoa Việt Nam.

    – Bài gửi đăng phải đánh máy (hoặc chế bản) bằng tiếng Việt rõ ràng (cỡ chữ 12, nên dùng Unicode), không gạch, tẩy xóa, cách dòng, lề để rộng. Mỗi bài không dài quá 6 trang khổ giấy A4 (kể cả bảng, biểu, hình, tài liệu tham khảo). Các chữ viết tắt phải được chú thích các từ gốc của các chữ viết tắt đó.

    – Trình tự các mục trong bài:

    + Tên bài báo.

    + Họ và tên tác giả, địa chỉ cơ quan, nơi thực hiện công trình (không ghi học hàm, học vị, chức danh).

    + Nội dung gồm:

    . Tóm tắt (gồm cả từ khóa)

    . Đặt vấn đề (bao gồm cả mục đích nghiên cứu của đề tài).

    . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

    . Kết quả nghiên cứu.

    . Bàn luận (bàn luận có thể viết chung với kết quả nghiên cứu).

    . Kết luận.

    . Tài liệu tham khảo.

    . Summary (tiếng Anh, từ khóa tiếng Anh).

    Các hình, ảnh, bảng, biểu phải có chú thích rõ, có đánh số và ghi vào phần nào của bài. Tổng số hình, ảnh, bảng, biểu… chiếm khối lượng không quá 1/3 tổng số trang của bài báo.

    + Tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu) được xếp theo thứ tự vần chữ cái A, B, C…, tiếng Việt trước, tiếng nước ngoài sau.

    . Nếu tài liệu là tạp chí thì ghi tên tác giả, năm xuất bản, tên bài, tên Tạp chí, Tập, Số, trang (đầu và cuối). Trường hợp bài báo có trên 3 tác giả thì ghi họ, tên 3 tác giả đầu, sau đó viết “và cs” hoặc “et al.” nếu là tác giả nước ngoài.

    . Nếu là sách chuyên khảo thì ghi tên tác giả, năm xuất bản, Nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang tham khảo.

    . Nếu tài liệu không thuộc hệ chữ Latinh thì phiên âm tên tác giả (theo tiếng Latinh) và dịch toàn bộ phần còn lại ra tiếng Việt, sau đó mở ngoặc ghi chú tiếng của tài liệu đó, ví dụ, (tiếng Nga).

    + Tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (không quá 200 từ). Phần tóm tắt bằng tiếng Việt đặt ở phần đầu bài báo (ngay sau tên bài báo và tên tác giả), phần tóm tắt tiếng Anh đặt ở cuối bài báo, sau tài liệu tham khảo.

    + Khi
    gửi bài cần ghi rõ địa chỉ của tác giả, số điện thoại, số fax, e- mail.

    – Bài không đăng được, không trả lại bản thảo.

    Mỗi tác giả đứng tên đầu của bài báo chỉ được nhận đăng tối đa là 2 bài trong một số.

    Lệ phí đăng công trình nghiên cứu là 200.000 đồng/bài (đối với hội viên Hội sinh lý học) và 300.000 đồng/bài (đối với người không phải là hội viên).

    2. Đối với các bài tổng quan, thông báo khoa học và bài dịch.

    – Đối với các bài Tổng quan cần có đầy đủ các tài liệu tham khảo và nguồn số liệu được trích dẫn trong bài. Tác giả bài tổng quan được ghi rõ chức danh, học hàm, học vị, chuyên ngành (ghi ở cuối trang đầu của bài Tổng quan). Bài Tổng quan cũng được đánh máy (hoặc chế bản) trên giấy khổ A4, không dài quá 7 trang, kể cả hình ảnh, bảng, biểu và tài liệu tham khảo.

    – Đối với các bài Thông tin khoa học, các bài dịch cần ghi rõ xuất xứ của nguồn dữ liệu và của các bài thông tin hoặc bài dịch. Đối với bài dịch cần photocopy toàn văn bản bài báo tiếng nước ngoài gửi kèm theo bản dịch.

    Nộp bài và đăng kí mua Tạp chí tại khu vực phía Nam, xin liên hệ:

    TS. Phạm Văn Phúc
    PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Tp.HCM
    Email: pvphuc@hcmuns.edu.vn

    *Ghi chú:
    Số mới nhất của tạp chí đã được xuất bản vào tháng 10 năm 2013.
    Bấm vào đây để xem mục lục.
    Bạn đọc có thể liên hệ mua tại PTN NC&ƯD Tế bào gốc.
    Giá bìa: 20.000 Đ

     

  • Mesenchymal Stem Cell-based Cancer Gene Therapy: Application and Unresolved Problems

    Annual Research & Review in Biology, ISSN: 2347-565X ,Vol.: 4, Issue.: 9 (01-15 May)

    Review Article

    Mesenchymal Stem Cell-based Cancer Gene Therapy: Application and Unresolved Problems

    Sinh Truong Nguyen1, Viet Quoc Pham1, Ngoc Kim Phan1 and Phuc Van Pham1*

    1Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh city, Vietnam.



    Abstracts

    There are many barriers that have hindered the progress of clinical application of gene therapy as a potential method for treating cancer. These limitations are caused by transduction/delivery failure rates with viral vector systems and were due to the resultant non-specific targeting as well as the triggering of immune system stimulation. Recently, mesenchymal stem cells (MSCs) were found to be advantageous in improving tumor tropism as well as in providing an immune-privilege. Therefore, the combination of viral vector systems and stem cells was suggested as an attractive solution to promote targeted-delivery of anticancer therapeutics to tumor sites. In this regard, many published studies have shown that MSCs could be useful as a potential vehicle for delivering anticancer agents to tumors. In this review, the disadvantages of viral vector systems for gene therapy were analyzed, and an updated account on the role of MSCs in cancer gene therapy was presented. In addition, major safety and therapeutic unresolved problems facing this approach in clinical application were also addressed.


    Keywords :

    Mesenchymal stem cells; gene therapy; tumor tropism; immune-privilege; cancer.


    Provisional PDF

    – See more at: http://www.sciencedomain.org/abstract.php?iid=397&id=32&aid=3301#.Utyg1o3-K8U
  • Lịch công tác tuần 13/01-19/01

    Lịch công tác tuần 13/01-19/01

    Ngày

    Giờ

    Nội dung

    Địa điểm

    Thành phần

    Thứ 2

    13/01

    8h-11h

    Họp giao ban lab

    Open lab

    Toàn thể thành viên PTN

    13h-15h

    Họp đề tài CD44

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, khoa Vật Lý

    Thứ 3

    14/01

    10h-12h

    Họp nhóm Vật liệu

    Phòng sinh viên

    Nhóm Vật liệu

    13h-18h

    Tiếp đoàn bác sĩ bệnh viện 108

    Thư viện

    P.V.Phúc

    Thứ 4

    15/01

    8h-11h

    Họp nghiên cứu lâm sàng

    BV Vạn Hạnh

    P.V.Phúc

    10h-11h

    Tiếp đoàn Hàn Quốc

    SCL

    T.Sinh

    13h-14h

    Họp nhóm tiểu đường

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, T.Loan, M.Vương, T.Anh

    Thứ 5

    16/01

    9h-11h

    Họp nhóm thần kinh

    Thư viện

    Nhóm thần kinh

    9h-11h

    Họp với UCLA

    ĐHQG

    P.V.Phúc

    13h-14h

    Họp nhóm website

    Thư viện

    P.V.Phúc, nhóm website

    14h-15h

    Họp đề tài thạc sĩ

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, HVCH Tuấn Anh

    14h-17h

    Họp nhóm mAb

    Thư viện

    Nhóm mAb

    15h-17h

    Họp nhóm ung thư vú

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, C.Nhân, T.Bình, T.Hạnh

    Thứ 6

    17/01

    8h-10h30

    Báo cáo thạc sĩ

    F204

    P.Dung, C.Nhân

    Thứ 7

    18/01

    13h-16h

    Họp nhóm mạch máu

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, B.Ngọc, T.Lan, L.Vân

    Ngày

    Giờ

    Nội dung

    Địa điểm

    Thành phần

    Thứ 2

    04/11

    8h-11h

    Họp giao ban lab

    Open lab

    Toàn thể thành viên PTN

    13h-15h

    Họp đề tài CD44

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, khoa Vật Lý

    Thứ 3

    05/11

    10h-12h

    Họp nhóm Vật liệu

    Phòng sinh viên

    Nhóm Vật liệu

    13h-18h

    Tiếp đoàn bác sĩ bệnh viện 108

    Thư viện

    P.V.Phúc

    Thứ 4

    06/11

    8h-11h

    Họp nghiên cứu lâm sàng

    BV Vạn Hạnh

    P.V.Phúc

    10h-11h

    Tiếp đoàn Hàn Quốc

    SCL

    T.Sinh

    13h-14h

    Họp nhóm tiểu đường

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, T.Loan, M.Vương, T.Anh

    Thứ 5

    07/11

    9h-11h

    Họp nhóm thần kinh

    Thư viện

    Nhóm thần kinh

    9h-11h

    Họp với UCLA

    ĐHQG

    P.V.Phúc

    13h-14h

    Họp nhóm website

    Thư viện

    P.V.Phúc, nhóm website

    14h-15h

    Họp đề tài thạc sĩ

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, HVCH Tuấn Anh

    14h-17h

    Họp nhóm mAb

    Thư viện

    Nhóm mAb

    15h-17h

    Họp nhóm ung thư vú

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, C.Nhân, T.Bình, T.Hạnh

    Thứ 6

    08/11

    8h-10h30

    Báo cáo thạc sĩ

    F204

    P.Dung, C.Nhân

    Thứ 7

    09/11

    13h-16h

    Họp nhóm mạch máu

    Phòng lãnh đạo

    P.V.Phúc, B.Ngọc, T.Lan, L.Vân

  • LỊCH CÔNG TÁC TỪ 08/01-11/01

    LỊCH CÔNG TÁC TỪ 09/01-11/01

    Ngày

    Giờ

    Nội dung

    Địa điểm

    Thành phần

    Thứ 5

    09/01

    9h-11h

    Họp nhóm Vật liệu

    Thư viện

    Nhóm Vật liệu

    13h-15h30

    Họp nhóm ung thư

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc, C.Nhân, T.Bình, T.Hạnh

    14h-17h

    Sinh hoạt chi Đoàn CBT

    Thứ 6

    10/01

    9h-11h

    Họp nhóm website

    Thư viện

    Nhóm website

    13h-15h

    Họp Duy Bình

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc, D.Bình

    Thứ 7

    11/01

    9h-11h

    Họp thạc sĩ

    Phòng lãnh đạo

    Phạm Văn Phúc, B.Trúc, T.Loan, T.Sinh, H.Nhung, B.Ngọc.

     

  • Isolation and culture of neural stem cells from murine foetal brain

    Isolation and culture of neural stem cells from murine foetal brain

    Nhung Hai Truong, Nhung Thi-Hong Dinh, Dung Minh Le, Linh Thuy Nguyen, Thanh Thai Lam, Ngoc Kim Phan and Phuc Van Pham*

    Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh city, Vietnam

    Abstract

    There are many mysteries of the nervous system and neurodegenerative diseases. Evidences showed that neural stem cells (NSCs) play a crucial role in recovering nervous system, although this was not sufficient due to lack of cell number. This research was carried out to isolate and culture NSCs from murine foetal brain and our NSCs were cultured as floating and multicellular neurospheres. The neurosphere has been consider as an excellent tool to investigate the differentiation and proliferation of NSCs. Propagation of NSCs in vitro was essential for understanding neural cell’s fate and supplying a promising source for cell therapy for neurodegenerative disease. Serum-free medium with mitogens, N2 and B27 supplement was appropriate for NSC culture. To characterize candidate cells, we assessed stemness and stem cell markers by sphere formation assay, differentiation assay, and immunocytochemistry. The results showed that NSCs could develop as floating spheres; they expressed stem cell- like characteristics and popular marker of neural stem cells-nestin, and differentiate into nerve cells. This population of cells was a promising source to studying neural stem cells and the treatment of neurodegenerative disease.

    Keywords: Neural stem cells; neurospheres; murine foetal brain; neurodegenerative disease; stem cells

    To cite this article: Truong NH, NTH Dinh, DM Le, LT Nguyen, TT Lam, NK Phan and PV Pham, 2014. Isolation and culture of neural stem cells from murine foetal brain. Res. Opin. Anim. Vet. Sci., 4(1), 24-29.

    http://roavs.com/Abstract/Issue-1-2014/24-29.htm

  • In vitro evaluation of the effects of human umbilical cord extracts on human fibroblasts, keratinocy

    In Vitro Cell Dev Biol Anim. 2013 Oct 26. [Epub ahead of print]

    In vitro evaluation of the effects of human umbilical cord extracts on human fibroblasts, keratinocytes, and melanocytes.

    Abstract

    Skin aging is the result of internal and external factors. So-called photoaging has been identified as the major factor in skin aging. Effects of photoaging include inhibition of fibroblast and keratinocyte proliferation as well as collagen and fibronectin expression, while activating expression of collagenases such as matrix metalloproteinase-1. Previous studies have shown that extracts or products from human placenta significantly improve skin aging and chronic wound healing. However, there are few studies of umbilical cord extracts. Therefore, this study aimed to evaluate the effects of umbilical cord extract-derived formulae on three kinds of skin cells including fibroblasts, keratinocytes, and melanocytes. We prepared 20 formulae from intracellular umbilical cord extracts, extracellular umbilical cord extracts, and umbilical cord-derived stem cell extracts, as well as five control formulae. We evaluated the effects of the 25 formulae on fibroblast and keratinocyte proliferation, and expression of collagen I, fibronectin, and matrix metalloproteinase-1 in fibroblasts and tyrosinase in melanocytes. The results showed that 7.5% formula 35 was the most effective formula for promotion of fibroblast and keratinocyte proliferation. At this concentration, formula 35 also induced collagen expression and inhibited matrix metalloproteinase-1 expression at the transcriptional level. However, this formula had no effect on tyrosinase expression in melanocytes. These results demonstrate that umbilical cord extracts can serve as an attractive source of proteins for skincare and chronic wound healing products.

    PMID:
    24163162
    [PubMed – as supplied by publisher]