Author: tcnhat

  • Nội tiết tố chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

    Chưa từng được phát hiện, một nội tiết tố (hormone) tự nhiên được tạo ra bởi các tế bào mỡ có thể giúp chúng ta chống lại bệnh tiểu đường và béo phì.

    Hormone này được tìm ra bằng cách phân tích DNA của hai người mang một căn bệnh hiếm gặp gọi là hội chứng lão hoá sơ sinh (Neonatal progeroid syndrome – NPS) hay lão nhi. Những bệnh nhân này thường có nồng độ chất béo rất thấp dẫn đến dễ sinh bệnh. Atul Chopra tại Đại học Y Baylor ở Houston, Texas, và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng những người này đặc biệt cảm thấy lờ đờ vì họ thiếu một hormone chưa từng được biết trước đây, nhóm nghiên cứu đặt tên là asprosin.

    Thí nghiệm trên chuột cho thấy hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng đường trong máu, đặc biệt là giữa các bữa ăn. “Asprosin được tiết ra bởi các tế bào mỡ và đi đến gan, nói với tế bào gan ngay lập tức tiết glucose vào máu”, Chopra nói. Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên, việc sản xuất các hormone này sẽ được tắt.

    Các nhà nghiên cứu bệnh tiểu đường đã bị hấp dẫn bởi phát hiện này. “Thực tế là asprosin tác động lên gan và gây ra khủng hoảng thừa glucose, một yếu tố quan trọng trong bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này làm cho asprosin thậm chí còn thú vị hơn nữa, bên cạnh việc phát hiện ra nó”, Alan Cherrington thuộc Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee nói.

    “Giấc mơ của tôi là sẽ cho bệnh nhân đang phải dùng insulin có thể giảm hoặc thậm chí ngưng sử dụng thuốc”, Chopra nói. “Bằng cách nào đó có thể cung cấp cho họ các kháng thể khoá asprosin một lần một tuần để hạ đường huyết, và điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ giảm hoặc ngưng hoàn toàn việc sử dụng insulin.”

    tin Kh 11

    Việc phát hiện ra asprosin có thể giúp bệnh nhân ngưng sử dụng insulin

    Nhóm của Chopra đã đăng ký một bằng sáng chế về hormone này và đang thử nghiệm một loại kháng thể khoá asprosin. “Chúng tôi đang thử nghiệm điều trị chuột bị tiểu đường, và có vẻ như kết quả nhận được khá tốt”, ông nói. Họ hy vọng có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người trong vòng một vài năm tới.

    Asprosin cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong bệnh béo phì và tăng cân. Nhóm nghiên cứu của Chopra cũng phát hiện ra rằng, trong khi những người mang NPS cực kỳ ốm, asprosin trong máu của người béo phì cao gấp hai lần người không béo phì. “Bệnh béo phì sẽ là trọng tâm trong nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi”, ông nói, “Dường như khi lượng mỡ tăng lên, nồng độ asprosin cũng sẽ tăng theo”.

    Tài liệu tham khảo:

    Asprosin, a Fasting-Induced Glucogenic Protein Hormone. Cell 2016. doi:10.1016/j.cell.2016.02.063

    http://www.cell.com/cell/comments/S0092-8674(16)30213-6

    Đặng Thanh Long

    Theo New Scientist

  • Các tế bào gốc máu dây rốn tiêu diệt ung thư nhanh hơn tế bào trưởng thành

    Nghiên cứu gần đây trên chuột chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch thu nhận từ máu thai nhi có khả năng phá hủy tế bào bệnh bạch cầu (leukaemia) tốt hơn so với các tế bào có nguồn gốc trưởng thành. Kết quả này thật sự rất bất ngờ vì các tế bào miễn dịch thai nhi không trải qua thời gian “huấn luyện” dài như các tế bào trưởng thành, nhưng dường như chúng vẫn có thể nhận ra và tiêu diệt các tế bào bất thường trong cơ thể.

    dtlong 9

    Tế bào miễn dịch thai nhi từ máu dây rốn, nhỏ nhưng “có võ”

    Hiện nay, những bệnh nhân bị ung thư máu như bệnh bạch cầu phải trải qua hóa trị để tiêu diệt các tế bào máu gây ra ung thư. Tuy nhiên, không chỉ có các tế bào bệnh bị tiêu diệt mà hầu hết, kể cả các tế bào máu khỏe mạnh. Sau khi hoá trị, bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc tủy xương khỏe mạnh từ nguồn hiến tặng để phục hồi lại hệ tuần hoàn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc cấy ghép tuỷ xương còn có một lợi ích khác: các tế bào miễn dịch mới trong máu có thể tìm và tiêu diệt hoàn toàn bất kỳ tế bào ung thư nào còn sống sót sau đợt điều trị.

    Trong những năm gần đây, nhận thức về sức khoẻ của cộng đồng được mở rộng, ngày càng có nhiều người hiến tặng máu dây rốn (một nguồn chứa nhiều loại tế bào gốc từ thai nhi), hoặc lưu trữ tế bào gốc dây rốn trong ngân hàng tế bào gốc. Từ đó, liệu pháp sử dụng tế bào gốc máu dây rốn đang dần thay thế cấy ghép tủy xương, vì nguy cơ bị đào thải thấp hơn. Tuy vậy, nếu các tế bào miễn dịch trong máu dây rốn ít tác động đến người nhận, có lẽ chúng cũng sẽ ít hung hăng đối với bất kỳ tế bào bệnh bạch cầu nào còn sót lại.

    Các bác sĩ vẫn nghĩ như vậy cho đến khi một thí nghiệm trên chuột cho thấy điều ngược lại. Nhóm nghiên cứu của Paul Veys, bệnh viện Great Ormond Street cho trẻ em ở London, đã so sánh tác động của việc tiêm các tế bào miễn dịch từ nguồn trưởng thành hoặc máu dây rốn vào những con chuột mang một dạng ung thư máu của người được gọi là u lympho tế bào B (B-cell lymphoma). Các khối u nhanh chóng biến mất trong những con chuột được nhận tế bào miễn dịch của thai nhi, nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng trong những con chuột được tiêm các tế bào trưởng thành.

    Trước đó, khi các nhà nghiên cứu kiểm tra mẫu khối u từ những con chuột được tiêm tế bào miễn dịch máu dây rốn, họ phát hiện ra rằng các tế bào từ thai nhi kích hoạt việc sản xuất nhanh chóng tế bào CD4, loại bạch cầu chủ đạo của hệ miễn dịch đáp ứng với khối u và virus. Hơn nữa, khối u nhanh chóng được lấp đầy với các tế bào CD8, tế bào giết, từ đó phá hủy mô ung thư.

    Từ các kết quả trên, Veys nghĩ rằng các tế bào miễn dịch thai nhi có thể có khả năng miễn dịch đặc biệt giúp bảo vệ tức thời bào thai trước các tác nhân nguy hiểm. “Quan trọng hơn, việc sử dụng máu dây rốn có thể là một lựa chọn tốt để tiêu diệt hoàn toàn bệnh bạch cầu”, Veys nói.

    Tài liệu tham khảo:

    Cord blood T cells mediate enhanced antitumor effects compared with adult peripheral blood T cells. Blood 2015. doi:10.1182/blood-2015-06-654780. http://www.bloodjournal.org/content/126/26/2882

    Đặng Thanh Long

    Theo New Scientist

  • Lịch phỏng vấn SV ứng tuyển vào PTN TBG

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC


    Số: 0110-16/TBG
    V/v Tuyển chọn SV tham gia học tập và nghiên cứu

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     


                      
    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 10 năm 2016

                     THÔNG BÁO                       

          
             Các bạn sinh viên/học viên (Danh sách đính kèm) đã vượt qua vòng xét chọn hồ sơ dự tuyển vào PTN Tế bào gốc sẽ phỏng vấn theo lịch như sau:
    – Phỏng vấn trực tiếp: Theo lịch (Tại PTN TBG, Tòa nhà B2-3, trường ĐH KHTN, Cơ sở Linh Trung, Thủ Đức)
    – Thông báo kết quả: ngày 21/10/2016 (Qua email và trên website PTN)

    STT Họ tên MSSV Nhóm Ngày Giờ
    1 Nguyễn Đình Vân Khanh 1418117 Cơ xương khớp 11/10/2016 13:30
    2 Nguyễn Đăng Ngọc Phúc 1318292 Cơ xương khớp 11/10/2016 13:45
    3 Văn Đức Huy 1418107 Tiểu đường 14/10/2016 14:00
    4 Đặng Minh Thành 1318335 Gan mật tiêu hóa  18/10/2016 13:30
    5 Nguyễn Cao Thắng 1315467 Gan-mật-tiêu hóa 18/10/2016 13:45
    6 Trần Ngô Thế Nhân 1563017 Gan-Mật-Tiêu hóa 18/10/2016 14:00
    7 Võ Hồng Ngọc BTBTIU13120 Gan-Mật-Tiêu hó
    a
    18/10/2016 14:15
    8 Trần Thanh Phước 1563018 Liệu pháp miễn dịch 18/10/2016 15:00
    9 Đinh Thị Phương Dung 1315640 Tim Mạch 21/10/2016 15:00
    10 Nguyễn Thị Mỹ Trinh 1418361 Tim Mạch 21/10/2016 15:15
    11 Nguyễn Bảo Trân 1318419 Tim Mạch 21/10/2016 15:30
    12 Nguyễn Trung Kiên 1415191 Tim Mạch 21/10/2016 15:45
    13 Phạm Hoàng Huy 1318153 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 13:30
    14 Đỗ Minh Nghĩa 1315294 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 13:45
    15 Nguyễn Thế Phong B1401326 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 14:00
    16 Phan Văn Thuận 1315487 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 14:15
    17 Võ Thị Ngọc Quyên 1415389 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 14:30
    18 Tô Bảo Ngọc 1318249 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 14:45
    19 Đinh Thị Thùy Dương 1418050 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 15:00
    20 Hà Thị Bích Hằng 1518059 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 15:15
    21 Nguyễn Lê Trâm Anh 2008130007 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 15:30
    22 Võ Hồng Phúc 1315380 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 15:45
    23 Trần Thị Huyền Trang 1318404 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 16:00
    24 Nguyễn Thị Hồng Vân 1315601 Sàng lọc thuốc 12/10/2016 16:15

     

    Các Ứng viên vui lòng đến sớm 15 phút trước giờ phỏng vấn
    Mọi thắc mắc xin liên hệ Cô Huỳnh Thúy Oanh: 0909088064

       

    PTN NC&UD Tế bào gốc
    Phó trưởng phòng PTN

    (đã ký)

    Phạm Văn Phúc

  • Thư ngỏ (gửi Cựu Cán bộ và Sinh viên của PTN NC&UD TBG)

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN-ĐHQG TPHCM

    PTN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

     

    THƯ NGỎ

                                 Thân gửi: Cựu Cán bộ và Sinh viên PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc được thành lập trên cơ sở PTN Công nghệ Sinh học phân tử C (được thành lập từ năm 1999) và PTN Sinh lý người và động vật, Bộ môn Sinh lý học người và động vật (hiên nay đã đổi tên thành Bộ môn Sinh lý học và CNSH Động vật), Trường ĐHKHTN, ĐHQG TP.HCM từ năm 2007. Đến nay, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc (PTN) là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc. PTN đã và đang trở thành một trong những trung tâm hàng đầu nghiên cứu về Y-Sinh-Dược học trong cả nước.

    Sự phát triển và thành công của PTN ngày nay là kết quả từ sự kế thừa các thành quả của PTN CNSH Phân tử C và PTN Sinh lý Người và Động vật cùng với các đóng góp công sức và tâm huyết của nhiều cá nhân cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể xuyên suốt từ năm 1999 đến nay.

    Năm sau (2017), PTN sẽ tổ chức kỉ niệm 10 năm ngày nhận quyết định thành lập (24-12-2007; 24-12-2017), qua thư ngỏ này, PTN mong muốn tạo cầu nối, gắn kết và liên hệ với các anh chị và các bạn đã từng học tập, làm việc tại PTN. Từ những thông tin và tư liệu thu thập được, PTN sẽ biên soạn “Sổ tay truyền thống” của PTN nhằm chào mừng 10 năm thành lập PTN.

               Kính thông tin đến tất cả cựu Cán bộ và Sinh viên PTN, xin truy cập vào đường dẫn sau để cung cấp thông tin:

     http://vinastemcelllab.com/2016/index.php?option=com_content&view=article&id=872&Itemid=606

    Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào. 

               

    TM. LÃNH ĐẠO PTN

    Phó Trưởng phòng PTN

                                    (Đã ký)

    Phạm Văn Phúc

  • PHÁT HIỆN MỚI VỀ SỰ DI CĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ VÚ

    Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi năm có khoảng 40,000 phụ nữ Mỹ chết vì căn bệnh này. Nguyên nhân chính gây tử vong ở các bệnh nhân mắc ung thư vú là sự di căn của tế bào ung thư đến những cơ quan khác trong cơ thể.

    lhuyen 13

    Chung tay bảo vệ phụ nữ khỏi ung thư vú

    Các nhà khoa học tại Northwestern Medicine vừa khám phá ra một con đường mới giúp ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư vú. Làm việc trên tế bào ung thư vú và mô hình chuột mang khối u vú, họ đã khám phá ra một protein đóng vai trò quan trọng trong sự di căn và xâm lấn của các tế bào ung thư- protein hnRNPM. Protein này khởi động một chuỗi các sự kiện cho phép các tế bào ung thư vú thoát khỏi khối u nguyên phát, thâm nhập vào dòng máu, xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác. Khi protein hnRNPM bị bất hoạt trong mô hình chuột mang khối u vú, khả năng di căn của các tế bào này đến phổi giảm mạnh. Họ cũng nhận thấy những khối u vú có đặc tính xâm lấn biểu hiện mạnh protein hnRNPM.

    Tiến sĩ bác sĩ Chonghui Cheng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hnRNPM có thể trở thành một mục tiêu hứa hẹn cho việc ngăn chặn tế bào ung thư vú di căn. Hiện tại chúng tôi đang nổ lực tìm ra cơ chế hoạt động của protein này để sớm phát triển thành thuốc ức chế sự di căn của tế bào ung thư vú.”

    Lam Huyên dịch

    Theo Sciencedaily

  • Tổng kết công bố KHCN Quý III năm 2016

    [pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2016/10/KHCN-Quý-III.2016.pdf” title=”KHCN Quý III.2016″]

  • Tổng kết công bố KHCN Quý II năm 2016

    [pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2016/10/KHCN-Quý-II.2016-Edit-1.pdf” title=”KHCN Quý II.2016-Edit 1″]

  • Em bé có 3 cha mẹ có thể gặp vấn đề về sức khỏe trong cuộc sống sau này

    DNA không tương hợp ở những em bé có 3 cha mẹ có thể dẫn đến các vấn đề trong cuộc sống sau này, nghiên cứu ở chuột đã cho thấy điều đó.

    dtlong 8

    Liệu pháp thay thế ti thể đã được sự chấp thuận của Quốc hội Anh vào năm 2015, cho phép phụ nữ mang lỗi di truyền trong ti thể – nhà máy năng lượng của tế bào – có con mà không truyền đột biến này cho chúng.

    Liệu pháp này liên quan đến việc chuyển nhân từ trứng của người mẹ hoặc phôi vào trứng được hiến tặng từ một người phụ nữ không mang đột biến. Em bé sinh ra sẽ thừa hưởng DNA nhân từ cả cha lẫn mẹ và DNA ti thể từ người hiến tặng.

    Nhưng theo một nghiên cứu gần đây trên chuột, sự không phù hợp giữa DNA ti thể và nhân có thể gây tăng tốc lão hóa và ảnh hưởng đến sự trao đổi chất cũng như béo phì.

    Jose Antonio Enriquez, thuộc Viện nghiên cứu CNIC ở Madrid, và nhóm của ông đã ghi nhận điều này ở những con chuột được sinh ra từ liệu pháp thay thế ti thế. Khi còn nhỏ, chúng dường như có sức khỏe tốt, nhưng khi già hơn, một loạt các vấn đề bắt đầu nảy sinh, trong đó có sự rút ngắn của telomere (vùng bảo vệ một đầu của nhiễm sắc thể). Đây chính là dấu hiệu của sự lão hóa.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng không biết liệu những tác động tương tự có xảy ra ở người hay không. Các con chuột được sử dụng trong thí nghiệm này thuộc dòng nội phối, còn hầu hết con người lại thường là ngoại phối. “Con người vẫn đang liên tục pha trộn gen trong nhân và trong ti thể”, Douglas Turnbull tại Đại học Newcastle ở Anh, người dẫn đầu nhóm đi tiên phong trong liệu pháp thay thế ti thể, cho biết.

    Nếu những phát hiện ở chuột cũng xảy ra ở người thì điều này rất có thể làm phức tạp thêm liệu pháp thay thế ti thể. Nghĩa là, trước khi tiến hành liệu pháp, cần phải tìm một người hiến tặng ti thể có DNA phù hợp với gen trong nhân của người mẹ. Enriquez nhấn mạnh: “Cũng như cấy ghép nội tạng và truyền máu, điều này thật sự rất quan trọng”.

    Vì vậy, chúng ta cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể ngoại suy kết quả cuả Enriquez lên con người, theo Dusko Ilic, một nhà nghiên cứu tế bào gốc tại Đại học Hoàng gia London. “Ở giai đoạn này, chúng ta phải cân nhắc có nên hay không việc sàng lọc ti thể được hiến tặng trước khi tiến hành liệu pháp.”

    Đặng Thanh Long

    Theo New Scientist

  • Mẫu đăng kí online

    Fill out my online form.