Category: Tin PTN Tế bào gốc

  • Tập thể nữ cán bộ Viện Tế bào gốc vinh dự được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018

    Tập thể nữ cán bộ Viện Tế bào gốc vinh dự được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018

    Chiều ngày 15/10/2018, 5 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc, năng động, sáng tạo, đại diện cho ý chí quyết tâm và nghị lực vươn lên của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã vinh dự được nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018.

    Tới dự có ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

    Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
và bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam cho 5 tập thể nữ tiêu biểu năm 2018

    Chân dung 5 tập thể xuất sắc toàn quốc được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018

    Với thành tích các cán bộ nữ là tác giả của 7 đề tài khoa học; 6 công nghệ được chuyển giao ; xây dựng và chuẩn hóa thành công quy trình nuôi cấy tế bào gốc đạt tiêu chuẩn cho cấy ghép lâm sàng; tham gia xuất bản sách chuyên khảo trong và ngoài nước, 3 trình được đồng ý cấp bằng sở hữu trí tuệ, trong đó có 3 tác giả chính là nữ; 100% sinh viên do các nữ cán bộ hướng dẫn có việc làm sau khi tốt nghiệp, Viện Tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM được vinh dự là 1 trong 5 tập thể được nhận giải thưởng này.

    Đại diện cán bộ nữ Viện Tế bào gốc nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam

    Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam là giải thưởng cấp quốc gia quan trọng dành cho phụ nữ Việt Nam nhằm ghi nhận những cống hiến, tài năng, sức sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2018, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã được xét trao cho 5 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và cộng đồng.

    Tính đến nay, sau 15 lần xét giải, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã được trao cho 74 tập thể và 134 cá nhân.

    DANH SÁCH TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN

    ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG PHỤ NỮ VIỆT NAM NĂM 2018

    (Theo Quyết định số 08/QĐ-HĐQLQ ngày 05 tháng 10 năm 2018)

     

    I. Các tập thể nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018

    1.  Tập thể nữ công chức viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng

    2.  Tập thể nữ cán bộ viên chức – người lao động Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

    3.  Tập thể lao động nữ Tổng công ty May 10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam

    4.  Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

    5.  Tập thể Cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ Cục Đối ngoại, Bộ Quốc Phòng

    II. Các cá nhân nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018

    1.  Bà Đặng Thị Trúc Lan Chi, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến, tỉnh Bến Tre

    2.  Thượng tá Trịnh Thị Hà, Phó Trưởng phòng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an

    3.  PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kim Hoa, Chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học Dân số và Môi trường, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển CTXH, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    4.  Bà Vương Thị Thu Hương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long

    5.  GS.TS. Phạm Thị Hương Lan, Trưởng khoa Thủy văn và Tài nguyên nước kiêm Viện trưởng Viện Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu

    6.  Bà Tô Thị Mỹ Linh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

    7.  Bà Phan Thị Sen, Trưởng phòng Dạy thực hành, Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa

    8.  Bà Trần Thị Thanh Thanh, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

    9.  Thượng úy Nguyễn Thị Trinh, Nhân viên văn thư, bảo mật – văn phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum

    10.   Bà Đặng Kim Tuyến, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên cao su Lộc Ninh – Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

     

    (Bài viết sử dụng thông tin từ nhóm PV báo Phụ nữ Việt Nam: http://phunuvietnam.vn/xa-hoi/chan-dung-5-tap-the-va-10-ca-nhan-duoc-trao-giai-thuong-phu-nu-viet-nam-2018-post49840.html và Bích Quyên báo Sài Gòn giải phóng  http://www.sggp.org.vn/trao-giai-thuong-phu-nu-viet-nam-2018-cho-15-tap-the-ca-nhan-xuat-sac-552701.html)

  • Lịch báo cáo nghiệm thu đề tài cấp trường của ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh

    Lịch báo cáo nghiệm thu đề tài cấp trường của ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh

    Trân trọng kính mời các thầy cô và các học viên có quan tâm đến tham dự buổi báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên do ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh làm chủ nhiệm.

    Tên đề tài: Khảo sát tác động của một số thuốc chữa ung thư trên tế bào ung thư vú người Việt Nam VNBRCA

    Mã số: T2017-42

    Thời gian: 17h00 ngày 03/102018
    Địa điểm: phòng Seminar I, toà nhà B6-1, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cơ sở Thủ Đức
    Trân trọng.
    P.KHCN-SHTT (SCI)
  • THÔNG BÁO MỜI THẦU (gói thầu số FIRST/2a/SCI/G03)

    THÔNG BÁO MỜI THẦU (gói thầu số FIRST/2a/SCI/G03)

    THÔNG BÁO MỜI THẦU

    (MUA SẮM HÀNG HÓA)

    DỰ ÁN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (FIRST)

    Khoản tín dụng số 5257-VN

    Tiểu Dự án: “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc phục vụ điều trị một số bệnh trên người.” (FIRST-SCI)

    Thỏa thuận tài trợ số: 15/FIRST/2a/SCI

    Tiêu đề Hợp đồng: Cung cấp thiết bị phục vụ ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh

    Số trích yếu: FIRST/2a/SCI/G03

    1. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nhận được tài trợ từ Ngân hàng Thế giới để chi trả chi phí cho Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST) và dự định dùng một phần tiền tài trợ đó để thanh toán cho hợp đồng “Cung cấp thiết bị phục vụ ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh” thuộc Tiểu dự án “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc phục vụ điều trị một số bệnh trên người” (Tiểu dự án FIRST- SCI) – Tiểu hợp phần 2a của Dự án FIRST.
    2. Ban quản lý Tiểu dự án FIRST- SCI (Viện Tế bào gốc) mời các nhà thầu hợp lệ nộp hồ sơ dự thầu cho hợp đồng “Cung cấp thiết bị phục vụ ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh” cụ thể như sau:
    Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Địa điểm giao hàng Phương thức giao hàng Thời gian giao hàng bắt đầu từ ngày ký hợp đồng (tháng)
    Thiết bị ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh Cái 1 Viện Tế bào gốc, Tòa nhà B2-3, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Giao hàng tận nơi 3-4

     

    1. Việc đấu thầu sẽ được thực hiện thông qua thủ tục Đấu thầu Cạnh tranh Trong nước được quy định trong Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới: Đấu thầu mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ phi tư vấn theo khoản vay IBRD và tín dụng IDA & Tài trợ của Ngân hàng Thế giớiban hành tháng 01/2011 (“Hướng dẫn mua sắm đấu thầu”), và được mở cho tất cả các nhà thầu hợp lệ như xác định trong Hướng dẫn Đấu thầu.
    2. Chỉ các nhà thầu hợp lệ đáp ứng các tiêu chí về năng lực chính sau đây nên tham dự thầu:

    Doanh thu bình quân hàng năm được xác định là tổng các khoản thanh toán mà Nhà thầu nhận được cho các hơp đồng đã hoàn thành hoặc đang thực hiện trong vòng 03 năm gần đây nhất bằng 25.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai mươi lăm tỷ đồng). Trong trường hợp nhà thầu là Liên danh, tổng doanh thu của tất cả các thành viên Liên danh phải đáp ứng yêu cầu, đồng thời doanh thu của một thành viên phải đáp ứng 40% của yêu cầu và từng thành viên phải đáp ứng 25% của yêu cầu.

    Nhà thầu phải tham gia vào ít nhất 02 hợp đồng đã được thực hiện thành công trong vòng 03 năm vừa qua, cụ thể hợp đồng tương tự về cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm liên quan đến lĩnh vực y tế, công nghệ sinh học hoặc lĩnh vực nghiên cứu về tế bào có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười tỷ đồng). Tiêu chí về năng lực Nhà thầu sẽ được mô tả đầy đủ hơn trong Hồ sơ mời thầu.

    1. Các nhà thầu hợp lệ và quan tâm đến hợp đồng này có thể tìm hiểu thêm thông tin từ Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Viện Tế bào gốc, Phòng 3-6, Tầng 3, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
    2. Các nhà thầu hợp lệ và quan tâm đến Hợp đồng này có thể mua một bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh tiếng Việt bằng cách nộp đơn mua hồ sơ tới địa chỉ liên hệ ghi ở dưới và nộp một khoản phí không hoàn lại là 1.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một triệu đồng).Phương thức thanh toán là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Hồ sơ mời thầu sẽ được gửi trực tiếp cho nhà thầu tại Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu điện (Nếu nhà thầu yêu cầu). Trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ mời thầu bị thất lạc hoặc bị giao muộn.
    3. Đảm bảo dự thầu: 150.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một trăm năm mươi triệu đồng chẵn). Đồng tiền: Việt Nam đồng, theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành, hoặc séc bảo chi. Thời gian có hiệu lực của đảm bảo dự thầu là 90 ngày kể từ ngày hạn chót nộp hồ sơ thầu.
    4. Hồ sơ dự thầu phải được gửi tới địa chỉ liên hệ ghi ở dướivào lúc trước 10 giờ 00 phút ngày 09/11/2018.Hồ sơ dự thầu nộp muộn sẽ bị loại. Các hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai với sự hiện diện của đại diện nhà thầu và bất kỳ ai khác muốn tham dự lễ mở thầu tại địa chỉ: Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 09/11/2018.
    5. Tất cả hồ sơ dự thầu phải kèm theo Bảo lãnh dự thầu như quy định trong Hồ sơ mời thầu.
    6. Thời gian phát hành HSMT: Từ 09 giờ 00 phút ngày 09/10 /2018 đến trước 10 giờ 00 phút ngày 19/11/2018.
    7. Địa chỉ liên hệ: Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

    Người nhận: Nguyễn Lê Thành Công, Phó giám đốc Ban quản lý Tiểu dự án

    Điện thoại: + 84 28 36361206 Ext: 110/540

    E-mail: first@sci.edu.vn

    BAN QUẢN LÝ TIỂU DỰ ÁN FIRST-SCI

                                                                                                         GIÁM ĐỐC

                                                                                                            (Đã ký)

  • Thuốc Tế bào gốc Cartilatist được Bộ KHCN Phê duyệt trong danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng để tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện trong Chương trình đổi mới công nghệ quổc gia đến năm 2020, bắt đầu thực hiện từ năm 2018

    “Công nghệ sản xuất sản phẩm chứa tế bào gốc trung mô từ mô mỡ (cartỉlatist) và ứng dụng trong điều trị bệnh lý thoái hóa khớp và đĩa đệm cột sống” do Viện Tế Bào Gốc chuyển giao đã được bộ Khoa học công nghệ ký quyết định số 1263/QĐ-BKHCN ngày 14/5/2018 “Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng để tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện trong Chương trình đổi mới công nghệ quổc gia đến năm 2020, bắt đầu thực hiện từ năm 2018”. Công nghệ được giao trực tiếp cho Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh hoàn thiện sản xuất ở quy mô công nghiệp.

    Định hướng mục tiêu của dự án: 

    – Hoàn thiện quy trinh công nghệ sản xuất sản phẩm tế bào gốc trung mô từ mỡ (cartilatist) để điều trị bệnh lý thoái hóa khớp và đĩa đệm cột sống;

    – Xây dựng dây chuyền thiết bị sản xuất sản phẩm tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đạt tiêu chuẩn điều trị ở người quy mô pilot;

    – Sản xuất thử sản phẩm tế bào gốc trung mô từ mỡ (cartilatist);

    – Đánh giá được tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm tế bào gốc trung mô từ mỡ (cartilatist) trên người.

    Yêu cầu đối với kết quả:

    – Hồ sơ công nghệ sản xuất sản phẩm tế bào gốc trung mô từ mỡ (cartilatist) để điều trị bệnh lý thoái hóa khớp và đĩa đệm cột sống.

    – Hệ thống thiết bị đồng bộ, hiện đại sản xuất sản phẩm tế bào chứa tể bào gốc trung mô từ mỡ quy mô 3.000 sản phẩm/năm theo tiêu chí GMP-WHO.

    – 300 túi sản phẩm chứa tế bào gốc trung mô từ mô mỡ

    – Cartilatist đạt tiêu chuẩn cơ sở tương đương với các sản phẩm quốc tế đang được lưu hành.

    – Báo cáo đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu của sản phẩm tế bào gốc Cartilatist trong điều trị thoái hóa khớp gối và thoái hóa đĩa đệm cột sống vùng thắt lưng cùng được hội đồng chuyên ngành nghiệm thu.

    Chi tiết: 

    [pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/09/1263-QD-BKHCN.pdf”]

     

    Nguồn: https://www.most.gov.vn/Images/FileVanBan/1263-Q%C4%90-BKHCN.pdf

  • Trường ĐH đầu tiên “bán” công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc cho bệnh viện

    Trường ĐH đầu tiên “bán” công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc cho bệnh viện

    Viện Tế bào gốc (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) vừa ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc Cartilatist cho Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh trong 10 năm.
    Ảnh minh họa /// Nguồn: ĐH Quốc gia TP.HCM

    Ảnh minh họa

    NGUỒN: ĐH QUỐC GIA TP.HCM

    Theo kế hoạch, sản phẩm sẽ được sản xuất quy mô lớn vào năm 2019, đánh giá lâm sàng vào năm 2020-2021.Cartilatist là thuốc tế bào gốc sử dụng trong điều trị bệnh lý thoái hoá khớp và đĩa đệm cột sống. Được nghiên cứu với các công nghệ đặc biệt, sản phẩm có thể bảo quản lâu dài ở trong tủ cấp đông, sản phẩm có thể rã đông và tiêm ngay vào khớp hay đĩa đệm của bệnh nhân mà không cần thực hiện thêm một thao tác nào.

    Đáng lưu ý, đây là sản phẩm thuốc tế bào gốc đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Công nghệ được chuyển giao độc quyền cho Bệnh viện Đa khoa Vạn đánh dấu một bước đột phá của ngành công nghiệp tế bào gốc của Việt Nam.

    Từ năm 2012, PGS-TS Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện Tế bào gốc và nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm Cartilatist.

    Đến năm 2016, sản phẩm này đã hoàn thiện giai đoạn nghiên cứu chế tạo và chuyển sang giai đoạn đánh giá chất lượng.

    Theo nghiên cứu gần đây của thế giới, tế bào gốc có tiềm năng to lớn trong điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh thoái hoá khớp và bệnh lý thoái hoá đĩa đệm. Thuốc tế bào gốc là một thế hệ mới nhất của sản phẩm tế bào gốc ứng dụng trong trị liệu. Đến nay đã có khoảng 10 sản phẩm thuốc tế bào gốc được cấp phép lưu hành và ứng dụng trên người trên toàn thế giới.

    (theo Hà Ánh báo Thanh Niên)

    https://thanhnien.vn/giao-duc/truong-dh-dau-tien-ban-cong-nghe-san-xuat-thuoc-te-bao-goc-cho-benh-vien-972259.html

  • Tổng kết và bế mạc chương trình Stem Cell Summer School 2018

    Tổng kết và bế mạc chương trình Stem Cell Summer School 2018

         Vào ngày 10/8/2018, buổi lễ Tổng kết và bế mạc chương trình Stem Cell Summer School 2018 đã diễn ra trong không khí trang trọng, nghiêm túc và đầy phấn khởi tại Viện Tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM dưới sự chủ trì của Ban chấp hành chi Đoàn Cán bộ trẻ Phòng thí nghiệm Tế bào gốc. Tham gia buổi lễ có sự góp mặt của 15 bạn học viên thuộc chương trình Stem Cell Summer School đến từ 7 nhóm nghiên cứu. Buổi lễ đã trân trọng đón tiếp PGS. TS. Phạm Văn Phúc (Viện trưởng Viện Tế bào gốc,  trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM), ThS. Trương Châu Nhật (bí thư chi Đoàn Cán bộ trẻ Phòng thí nghiệm Tế bào gốc, trưởng ban tổ chức chương trình Stem Cell Summer 2018) và các thầy cô, các sinh viên của Viện Tế bào gốc.

         Mở đầu chương trình, thầy Trương Châu Nhật lên tổng kết chương trình Stem Cell Summer 2018: “Chương trình Stem Cell Summer 2018 được khai sinh bởi PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc và được tổ chức lần đầu vào năm 2015. Trải qua tiếp các năm 2016, 2017 và năm nay 2018 là lần thứ 4 chương trình được tổ chức. Ban đầu Stem Cell Summer chỉ có phần Stem Cell Summer Tour (là hoạt động giới thiệu về PTN/Viện Tế bào gốc và tham quan khu vực nghiên cứu của PTN/Viện). Đến năm 2017, lần đầu tiên Stem Cell Summer School được đưa vào khuôn khổ của chương trình SCS. Trong năm đầu tiên Stem Cell Summer School được tổ chức, học viên là các bạn học sinh, sinh viên được tuyển chọn trực tiếp từ các buổi tham quan Stem Cell Summer Tour. Các bạn học viên sẽ được cùng tham gia chung một khóa học ngắn hạn trong vòng 1 tuần về nuôi cấy tế bào gốc. Đến năm nay, thể lệ chương trình đã có sự thay đổi rất lớn. Học viên sẽ đăng ký vào các nhóm nghiên cứu của Viện tế bào gốc, và nếu được các nhóm nghiên cứu ấy chọn thì các bạn sẽ tham gia vào nhóm nghiên cứu đó trong vòng 2 tuần. Bởi vì mỗi bạn được tham gia vào một nhóm nghiên cứu nên những gì bạn học được sẽ rất đa dạng, đúng với nguyện vọng ban đầu của các bạn. Quá trình trải nghiệm nghiên cứu cũng sẽ hiệu quả hơn khi một nhóm nghiên cứu kèm cặp một số lượng vừa phải các bạn học viên. Cả chương trình có 15 học viên được tuyển chọn, tham gia vào 7 nhóm nghiên cứu. Xen giữa khóa học, các bạn đã được trải nghiệm một chuyến du lịch ngoại khóa đến khu di tích Địa đạo Củ Chi. Hoạt động này, vừa để kết nối các bạn lại với nhau, để các bạn có cơ hội giao lưu, làm quen và trao đổi những gì đã học được trong một tuần. Hy vọng qua chuyến tham quan đó, các bạn đã có thời gian xả stress; cũng như là biết thêm một số điều mới; bên cạnh các thông tin về Viện, về nghiên cứu, đây là lúc để ôn lại lịch sử của đất nước.”

    Thầy Trương Châu Nhật tổng kết chương trình Stem Cell Summer 2018

         Thầy Nhật cũng đã gửi lời cám ơn đến các bạn học viên đã tham gia chương trình; cảm ơn tất cả các thầy cô trong ban tổ chức đã lên kế hoạch, đã chạy chương trình; cám ơn thầy cô các nhóm nghiên cứu đã nỗ lực đi cùng với các bạn học viên trong những bước chân đầu tiên trên con đường nghiên cứu. Đồng thời, thầy cũng gửi lời cám ơn đến Viện Tế bào gốc, mà đại diện là thầy Phạm Văn Phúc đã tài trợ cho chương trình; từ kinh phí để tổ chức chương trình cho đến trung tâm nghiên cứu, và cả hỗ trợ nơi ở lại cho các bạn ở các tỉnh xa.

         Tiếp theo thầy Phạm Văn Phúc đã phát biểu chúc mừng sự thành công của chương trình Stem Cell Summer School năm nay. Thầy cũng có đôi lời chia sẽ thêm về Viện Tế bào gốc, về những thành tựu mà Viện đạt được cho tới ngày hôm nay và giới thiệu chương trình Stem Cell Innovation lần thứ V mà Viện chuẩn bị tổ chức.

    Thầy Phạm Văn Phúc phát biểu bế mạc và chúc mừng sự thành công của chương trình Stem Cell Summer School 2018

         Sau phần phát biểu chào mừng, thầy Phạm Văn Phúc đại diện Viện Tế bào gốc đã trao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Stem Cell Summer 2018 cho các bạn học viên:

    Các bạn học viên chụp hình chung với thầy Phạm Văn Phúc và Ban tổ chức chương trình Stem Cell Summer School

         Phần cuối cùng, các bạn học viên từ các nhóm nghiên cứu đã lên chia sẽ về thành quả học tập cũng như những suy nghĩ, tình cảm của mình trong vòng 2 tuần làm việc tại Viện Tế bào gốc.

    Các bạn học viên từ các nhóm nghiên cứu lên chia sẽ về thành quả học tập trong chương trình Stem Cell Summer School

         Buổi Tổng kết đã khép lại chương trình Stem Cell Summer School năm nay. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình năm sau.

    T.C.N.

  • Khai mạc chương trình Stem Cell Summer School 2018

    Khai mạc chương trình Stem Cell Summer School 2018

    Stem cell summer School là hoạt động nằm trong chương trình Stem cell summer của Viện Tế Bào Gốc. Hoạt động được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh trung học phổ thông, sinh viên không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các khu vực khác trên thế giới có cơ hội học tập trải nghiệm, tiếp cận với công việc nghiên cứu khoa học nói chung và về tế bào gốc nói riêng.

    Ngày 30/07/2018, hoạt động đã chính thức khai mạc tại Viện Tế Bào Gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cơ sở Linh Trung trong không khí vui vẻ, hân hoan. Các học viên đến từ nhiều trường đại học, THPT khác nhau như ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Quốc Tế, ĐH Bách Khoa, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công nghiệp Thực phẩm, Trường Phổ Thông Năng Khiếu – ĐHQG TPHCM, THPT Châu Thành…là điều kiện thuận lợi để các bạn giao lưu học hỏi lẫn nhau.

    Buổi khai mạc Stem cell Summer School diễn ra tại hội trường PTN Nghiên cứu Ung thư

    Theo kế hoạch đề ra, 16 học viên sẽ học tập tại Viện Tế Bào Gốc trong 2 tuần, từ ngày 30/07/2018 đến 10/08/2018, với các hoạt động học thuật đặc trưng của từng nhóm nghiên cứu và hoạt động ngoại khóa nhằm gắn kết các bạn học viên. Tại buổi khai mạc, Tiến sĩ Trương Hải Nhung, trưởng nhóm Y học tái tạo gan, đại diện cho các Thầy/ Cô nhắn nhủ các bạn hãy nhân cơ hội này cố gắng học tập, tìm hiểu về hướng nghiên cứu mình chọn và tìm kiếm cho mình những tình bạn trong thời sinh viên.

    Ngoài ra, các học viên còn được giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Viện Tế Bào Gốc, hướng dẫn trực tiếp các quy định an toàn trong phòng thí nghiệm và trao đổi thông tin với trưởng nhóm nghiên cứu.

    Học viên trao đổi thông tin với Trưởng nhóm nghiên cứu

    Học viên được hướng dẫn quy định an toàn trong phòng thí nghiệm

    Chúc các bạn học viên có 2 tuần học tập, nghiên cứu hiệu quả tại Viện Tế Bào Gốc và chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động ngoại khóa sắp diễn ra.

    Hồng Phúc

  • Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở của ThS. Trương Châu Nhật

    Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở của ThS. Trương Châu Nhật

    Sáng ngày 24/7/2018, ThS. Trương Châu Nhật đã báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ ỔN ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MÔ MỠ NGƯỜI TRONG NUÔI CẤY IN VITRO THỜI GIAN DÀI”; Mã số T2017-43

    Hội đồng nghiệm thu gồm có:

    STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh trong hội đồng
    1 PGS.TS. Phạm Văn Phúc Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Chủ tịch
    2 ThS. Phan Lữ Chính Nhân Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Phản biện
    3 ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh PTN. Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Ủy viên
    4 ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Ủy viên thư ký

     

    Nội dung đề tài: 

    Tế bào gốc trung mô mô mỡ người (human adipose derived stem cell_hASC) có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong y học tái tạo. Nhu cầu sử dụng hASC ngày càng tăng, nhất là trong việc phát triển các sản phẩm off-the-shelf; trong khi lượng hASC thu nhận sơ cấp khá hạn chế nên việc nuôi cấy tăng sinh trong điều kiện in vitro là vô cùng cần thiết. Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự toàn vẹn các đặc điểm trung mô và khả năng đột biến số lượng NST của hASC đã trải qua nuôi cấy in vitro.

    Trong nghiên cứu này, ba mẫu hASC từ ba bệnh nhân Việt Nam được thu nhận và tăng sinh trong môi trường MSC Cult kit đến thế hệ cấy chuyền thứ 5. Tiếp theo, hASC sau 5 thế hệ cấy chuyền được đánh giá sự thay đổi các đặc trưng của tế bào gốc trung mô bào gồm hình dạng, kiểu hình miễn dịch và khả năng biệt hóa. Cuối cùng, số lượng NST của tế bào sau các thế hệ cấy chuyền liên tiếp từ 1 đến 5 được đánh giá bằng kỹ thuật lập NST đồ.

    Kết quả cho thấy, trải qua 5 thế hệ cấy chuyền hASC vẫn duy trì được hình dạng fibroblast đặc trưng; biểu hiện cao các marker trung mô CD44, CD73, CD90, CD166; duy trì khả năng biệt hóa xương, sụn, mỡ và không xuất hiện các đột biến về số lượng NST. Mặc dù vậy, các marker của tế bào tạo máu như CD14, CD34 có sự thay đổi biểu hiện không đồng nhất giữa các mẫu trong quá trình tăng sinh.

    Tóm lại, đến thế hệ cấy chuyền thứ 5, hASC vẫn duy trì sự toàn vẹn các đặc điểm của tế bào gốc trung mô và không xuất hiện các đột biến về số lượng NST. 

    Kết quả nghiệm thu: Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc với số điểm trung bình 96,25

    Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Trường của ThS. Trương Châu Nhật

    (Tin phòng KHCN-SHTT)

  • Quyết định số 793/ QĐ-ĐHQG ban hành Quy định về việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế tại ĐHQG-HCM

    [pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/07/09.07-Cv-so-793-QD-DHQG-05.07.2018-QD-vv-ban-hanh-Quy-dinh-cong-bo-ket-qua-NCKH-trong-va-ngoai-nuoc-tai-DHQG-HCM.pdf” title=”(09.07) Cv số 793 QĐ-ĐHQG 05.07.2018 QĐ vv ban hành Quy định công bố kết quả NCKH trong và ngoài nước tại ĐHQG-HCM”]

  • TB v/v nhận hồ sơ sơ tuyển đề tài tham dự chương trình Vườn ươm Khoa học Thanh niên đợt 2 năm 2018

    Thông báo của TT Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ – Thành Đoàn TP.HCM về việc tiếp nhận đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình Vườn ươm Khoa học Thanh niên đợt 2 năm 2018.
    *Thông báo, Thể lệ chương trình và biểu mẫu vui lòng xem file đính kèm.
    Hạn nộp: 12/7/2018
    Gửi bản in về phòng KHCN-SHTT cho cô Ngọc Phúc, gửi file qua email phucnguyen@sci.edu.vn (cc cho ngocvu@sci.edu.vn)
    [pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/07/16-Thong-bao-so-tuyen-VU-KHTN-dot-2-nam-2018.pdf” title=”16 – Thong bao so tuyen VU KHTN dot 2 nam 2018″]