Category: Tin tức KHCN

  • MỜI THAM DỰ SEMINAR “MULTILAYERED SURFACE NANO-COATING FOR MEDICAL APPLICATIONS”

    MỜI THAM DỰ SEMINAR “MULTILAYERED SURFACE NANO-COATING FOR MEDICAL APPLICATIONS”

    Sáng ngày 01 tháng 12 năm 2018, Viện Tế bào Gốc (trường ĐH KHTN, ĐHQG Tp.HCM) hân hạnh đón tiếp PGS. Jinkee Hong đến thăm và làm việc. Trong dịp này, PGS. Jinkee Hong sẽ trình bày các nghiên cứu nổi bật về ứng dụng các hạt nano trong y học ứng dụng với chủ đề “MULTILAYERED SURFACE NANO-COATING FOR MEDICAL APPLICATIONS”.
    PGS. Jinkee Hong hiện làm ở:
    – Nano Complex Materials Lab
    – Department of Chemical and Biomolecular Engineering
    – Yonsei University
    Đây là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên gặp gỡ và trao đổi với PGS. Jinkee Hong.


    Thời gian: 9h00-11h00 ngày 1-12-2018.

    Địa điểm: Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Linh trung, Thủ Đức (phòng Hội trường tòa nhà B6-1)

    Số lượng: Giới hạn 100 người đăng ký đầu tiên

    Trân trọng kính mời các Quý Thầy/Cô, các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đến tham dự buổi hội thảo.

    Vui lòng đăng kí tham dự theo link bên dưới trước ngày 30/11/2018.
    Link đăng kí tham dự: https://goo.gl/forms/3T37B21hedpHPUNI3

  • Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở của ThS. Trương Châu Nhật

    Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở của ThS. Trương Châu Nhật

    Sáng ngày 24/7/2018, ThS. Trương Châu Nhật đã báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ ỔN ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MÔ MỠ NGƯỜI TRONG NUÔI CẤY IN VITRO THỜI GIAN DÀI”; Mã số T2017-43

    Hội đồng nghiệm thu gồm có:

    STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh trong hội đồng
    1 PGS.TS. Phạm Văn Phúc Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Chủ tịch
    2 ThS. Phan Lữ Chính Nhân Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Phản biện
    3 ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh PTN. Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Ủy viên
    4 ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN Ủy viên thư ký

     

    Nội dung đề tài: 

    Tế bào gốc trung mô mô mỡ người (human adipose derived stem cell_hASC) có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong y học tái tạo. Nhu cầu sử dụng hASC ngày càng tăng, nhất là trong việc phát triển các sản phẩm off-the-shelf; trong khi lượng hASC thu nhận sơ cấp khá hạn chế nên việc nuôi cấy tăng sinh trong điều kiện in vitro là vô cùng cần thiết. Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự toàn vẹn các đặc điểm trung mô và khả năng đột biến số lượng NST của hASC đã trải qua nuôi cấy in vitro.

    Trong nghiên cứu này, ba mẫu hASC từ ba bệnh nhân Việt Nam được thu nhận và tăng sinh trong môi trường MSC Cult kit đến thế hệ cấy chuyền thứ 5. Tiếp theo, hASC sau 5 thế hệ cấy chuyền được đánh giá sự thay đổi các đặc trưng của tế bào gốc trung mô bào gồm hình dạng, kiểu hình miễn dịch và khả năng biệt hóa. Cuối cùng, số lượng NST của tế bào sau các thế hệ cấy chuyền liên tiếp từ 1 đến 5 được đánh giá bằng kỹ thuật lập NST đồ.

    Kết quả cho thấy, trải qua 5 thế hệ cấy chuyền hASC vẫn duy trì được hình dạng fibroblast đặc trưng; biểu hiện cao các marker trung mô CD44, CD73, CD90, CD166; duy trì khả năng biệt hóa xương, sụn, mỡ và không xuất hiện các đột biến về số lượng NST. Mặc dù vậy, các marker của tế bào tạo máu như CD14, CD34 có sự thay đổi biểu hiện không đồng nhất giữa các mẫu trong quá trình tăng sinh.

    Tóm lại, đến thế hệ cấy chuyền thứ 5, hASC vẫn duy trì sự toàn vẹn các đặc điểm của tế bào gốc trung mô và không xuất hiện các đột biến về số lượng NST. 

    Kết quả nghiệm thu: Đề tài đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc với số điểm trung bình 96,25

    Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Trường của ThS. Trương Châu Nhật

    (Tin phòng KHCN-SHTT)

  • Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở  “PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH BIỂU HIỆN CÁC GEN  TẠO SỤN CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ TUỶ XƯƠNG THỎTRONG  QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA 3D TRÊN GIÁ THỂ  POLYCAPROLACTON”

    Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở  “PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH BIỂU HIỆN CÁC GEN  TẠO SỤN CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ TUỶ XƯƠNG THỎTRONG  QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA 3D TRÊN GIÁ THỂ POLYCAPROLACTON”

    Sáng ngày 22/5/2018, tại phòng I12,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM,  ThS Đào Thị Thanh Thuỷ và nhóm nghiên cứu đã báo cáo nghiệm thu xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường với số điểm trung bình 94,5.

    Tên đề tài: « Phân tích tiến trình biểu hiện các gen tạo sụn của tế bào gốc trung mô từ tuỷ xương thỏ trong quá trình biệt hóa 3D trên giá thể polycaprolactone»

                Mã số đề tài: T2017-44

    Đề tài được đánh giá bởi các thành viên hội đồng, bao gồm:

    Stt Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh trong hội đồng
    1 PGS.TS.BS. Văn Thế Trung Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Chủ tịch
    2 TS. Trịnh Như Thuỳ Trung tâm công nghệ sinh học Tp.HCM Phản biện
    3 ThS.BS. Trần Đặng Xuân Tùng Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh Ủy viên
    4 ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh Viện Tế bào gốc UV Thư ký

     

    ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ báo cáo trước hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 

    Tóm tắt nội dung đề tài: Kỹ nghệ mô sụn đang là một trong những liệu pháp đầy hứa hẹn trong điều trị các bệnh xương khớp. Kỹ nghệ mô sụn bao gồm ba thành phần quan trọng: tế bào, giá thể và tín hiệu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ được kết hợp với giá thể polycaprolactone được cảm ứng biệt hóa tạo sụn. Sự thay đổi về hình thái, sự biểu hiện protein ngoại bào và biểu hiện các gen tạo sụn của rBM-MSC như sox9, col1, col2, colX, acan, runx2 được đánh giá sau khi cảm ứng 7, 14, 21, 28 ngày. Kết quả cho thấy rBM-MSC có sự thay đổi về phân bố quần thể tế bào trên giá thể, biểu hiện tăng dần protein chất nền ngoại bào đặc trưng cho mô sụn. Kết quả này tương đồng với sự biệt hóa của rBM-MSC khi cảm ứng trên bề mặt bình nuôi cấy 2D. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện các gen tạo sụn của rBM-MSC trước và sau khi biệt hóa ở điều kiện 2D và 3D có sự khác biệt rõ rệt. Trước khi cảm ứng biệt hóa, khả năng biểu hiện gen col1colX của rBM-MSC được tăng cường khi nuôi cấy 3D. Trong khi đó, các gen còn lại không có sự thay đổi đáng kể. Sau khi cảm ứng biệt hóa, các gen tạo sụn biểu hiện mạnh trong điều kiện 2D và 3D. Kết quả phân tích cho thấy, nhóm gen đặc trưng cho tế bào sụn trưởng thành xảy ra sớm hơn khi cảm ứng biệt hóa 3D (ngày 21) so với khi cảm ứng biệt hóa 2D (ngày 28). Những kết quả trên cho thấy khả năng biệt hóa tạo sụn được tăng cường khi cảm ứng biệt hóa 3D. Điều này hy vọng sẽ mang lại sự thành công trong việc hình thành mô sụn nhân tạo ứng dụng trong điều trị các bệnh lí về xương khớp.

    ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ cùng nhóm nghiên cứu và đồng nghiệp 

    (Tin SCI)

  • Viện Tế bào gốc kí Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở KHCN Tp.HCM về việc Phát triển Tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến

    Viện Tế bào gốc kí Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở KHCN Tp.HCM về việc Phát triển Tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến

     

    Tuần qua, Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM đã kí Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở KHCN Tp.HCM để phát triển Viện theo mô hình Tổ chức KHCN tiên tiến.

     

    Căn cứ theo Kế hoạch số 519/KH-SKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Sở KHCN Tp.HCM về việc phát triển các tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến giai đoạn 2016-2020; tuần qua, Ông Nguyễn Kỳ Phùng – Phó Giám đốc Sở KHCN, đại diện Sở KHCN và Ông Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc, đại diện Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM đã cùng kí Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến.

    Hai bên đã thống nhất các điểm sau:

    – Mục tiêu của Hợp tác: Nâng cao năng lực của Viện Tế bào gốc theo hướng tiên tiến và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.
    – Nội dung Hợp tác: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, thương mại hoá sản phẩm; Đăng kí tiêu chuẩn ISO 17025-2005 cho Viện Tế bào gốc; Xây dựng hệ thống quản lí tài sản trí tuệ của Viện.

    Theo đó, Viện Tế bào gốc sẽ xây dựng các hồ sơ đáp ứng từng nội dung hỗ trợ, cam kết triển khai kế hoạch phát triển đơn vị theo các tiêu chí của Tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến.

    Biên bản này là cơ sở cho việc triển khai các hợp tác giữa Viện Tế bào gốc và Sở KHCN Tp.HCM. Thông qua các hợp tác, hỗ trợ từ Sở KHCN Tp.HCM, Viện Tế bào gốc hi vọng sẽ phát triển thành tổ chức KHCN tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của Tp. Hồ Chí Minh.

    Tin SCI

  • Hai Tạp chí Khoa học của Viện Tế bào gốc được thêm vào danh sách của Scopus

    Hai Tạp chí Khoa học của Viện Tế bào gốc được thêm vào danh sách của Scopus

    Hai Tạp chí Khoa học của Viện Tế bào gốc được thêm vào danh sách của Scopus từ tháng 04.2018

    Theo thông tin từ Scopus, ngày hôm qua, danh mục các tạp chí thuộc danh mục Scopus (tập đoàn xuất bản Elsevier) cập nhật đến tháng 04.2018 có 2 tạp chí của Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM gồm Biomedical Research and Therapy (ISSN 21984093); và Progress in Stem Cell (ISSN 21994633).

    Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất bản khoa học công nghệ tại Viện và tại Việt Nam, từ năm 2014 Viện Tế bào gốc đã xây dựng 02 tạp chí khoa học chuyên ngành, bao gồm Tạp chí Biomedical Research and Therapy (www.bmrat.org)  xuất bản các công trình khoa học công nghệ về y sinh học, sinh học, y học; và Tạp chí Progress in Stem Cell (www.cellstemcell.org) xuất bản các công trình khoa học công nghệ về tế bào, tế bào gốc.

    Tạp chí Biomedical Research and Therapy

    Tạp chí Biomedical Research and Therapy sau 2 năm xuất bản, tạp chí đã được chọn vào danh mục Emerging Sources Citation Index (ESCI) của Web of Science từ tháng 11/2016. Tạp chí liên tục phát triển từ năm 2014 đến nay với gần 300 bài báo được xuất bản, số lượt trích dẫn ngày càng tăng; số lượt truy cập vào website tạp chí tăng trưởng liên tục. Đến tháng 04/2018, tạp chí được thêm vào danh mục tạp chí của Scopus. Như vậy đến nay, tạp chí đã được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu lớn Web of Science, Scopus, Embase, CABI, Scilit, Google Scholar…

    Tạp chí Progress in Stem Cell đã được chọn vào danh mục cơ sở dữ liệu y sinh toàn cầu Embase vào năm 2015, chọn tuỳ theo bài vào Pubmed vào năm 2016. Tháng 04/2018, Tạp chí được chọn vào danh mục Scopus.Tạp chí Progress in Stem Cell 

    Thông tin của Danh mục các tạp chí thuộc Scopus từ tháng 04.2018 tại đây: https://www.elsevier.com/solutions/scopus/content

    Hoặc download trực tiếp tại đây: Download the Source title list

    Các tác giả được đăng bài miễn phí trên tạp chí Progress in Stem Cell và tác giả Việt Nam sẽ được giảm 40% phí đăng bài trên Tạp chí Biomedical Research and Therapy.

    Từ năm 2018, Viện xuất bản thêm Tạp chí mới là Progress in Biology và Tạp chí Asian Journal of Health Sciences. Hai tạp chí mới này công bố miễn phí 100% các bài được nhận đăng đến hết năm 2018.

    (more…)

  • Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường Đai học, tổ chức Khoa học Công nghệ phía Nam”

    Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường Đai học, tổ chức Khoa học Công nghệ phía Nam”

    Trong khuôn khổ hưởng ứng ngày SHTT Thế giới 26/4, sáng ngày 06/04/2018 Cục SHTT phối hợp với Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các trường Đai học, tổ chức Khoa học Công nghệ phía Nam”

    Đến tham dự có Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.CHM, đại diện các Sở KH&CN, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và các nhà sáng chế.

    Hội thảo diễn ra tại Đại học Quốc gia TP.HCM

    Hội thảo diễn ra với 4 chuyên đề, được báo cáo bởi các nhà quản lý, nhà sáng chế, doanh nghiệp có sản phẩm đã thương mại hoá, bao gồm:

    CĐ1: Tổ chức và quản lý các hoạt động SHTT tại các trường đại học, tổ chức KH&CN

    CĐ2: Một số chính sách, quy định pháp luật về hỗ trợ thúc đẩy hoạt động SHTT trong NCKH và CGCN

    CĐ3: Thực trạng và kinh nghiệm về triển khai các hoạt động SHTT, CGCN tại ĐHQG TP.HCM và một số mô hình phát triển SHTT trên thế giới

    CĐ4: Thực trạng và giải pháp liên kết giữa doanh nghiệp với Trường Đại học, tổ chức KHC&CN trong việc phát triển các sản phẩm trí tuệ từ NCKH, phát triển công nghệ

    Các đại biểu tham dự đã có những trao đổi sôi nổi về những vấn đề còn tại tại khiến hoạt động đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ tại các trường ĐH, viện nghiên cứu bị chậm phát triển, từ đó đã đưa ra những đề xuất thiết thực tới lãnh đạo bộ khoa học công nghệ.

    Nhiều buổi hội thảo về chủ đề này nhằm hỗ trợ nhà nghiên cứu, giảng viên đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ đã được lãnh đạo các đơn vị lên kế hoạch và sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.

    VBN

     

  • Cổng thông tin khoa học Viện Tế Bào Gốc

    Cổng thông tin khoa học Viện Tế Bào Gốc

    Nhằm tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ, cung cấp thông tin thống kê hoạt động khoa học của các cán bộ nghiên cứu trong Viện, cung cấp thông tin tham khảo cho các đơn vị đối tác, Viện Tế Bào Gốc đã xây dựng cổng thông tin khoa học.

    Cổng thông tin sẽ cập nhật cho cán bộ, nhân viên và những người có quan tâm các công bố khoa học quốc tế và trong nước, sách, hội nghị/hội thảo cũng như các bài giảng của tất cả các cán bộ nghiên cứu của Viện. Người quan tâm không chỉ có thể tra cứu về lĩnh vực nghiên cứu mà Viện tế bào gốc đã và đang thực hiện (trong từng lĩnh vực, theo từng năm, với từng loại sản phẩm khoa học…) còn còn có thể tra cứu thông tin khoa học của từng cán bộ nghiên cứu làm việc tại viện (hướng nghiên cứu đang thực hiện, số lượng và chất lượng các bài báo, công trình khoa học cũng như các sản phẩm mà họ tạo ra).

    Người quan tâm có cơ hội được cập nhật những bài báo mới, có thể tải các công trình khoa học của Viện khi trở thành thành viên của Viện.

    Dữ liệu trên cổng thông tin đang được cập nhật tại website  http://sciencegate.sci.edu.vn/

    (PKHCN-SHTT)

  • LẼ RA MẮT BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỤC TIÊU VỀ TẾ BÀO GỐC

     

    Sáng 09/02/2018, tại hội trường Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM đã tổ chức buổi lễ trao quyết định và ra mắt 04 Ban chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ mục tiêu. Trong đó, về lĩnh vực tế bào gốc có Ban chủ nhiệm chương trình “Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Mục tiêu của chương trình là kết nối hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm cụ thể có thể thương mại hoá trên thị trường phục vụ trực tiếp lợi ích của xã hội.

    Buổi lễ công bố quyết định và ra mắt

    4 ban chủ nhiệm chương trình NCKH&CN mục tiêu

    BCN chương trình tế bào gốc gồm 5 thành viên:

    1/ PGS.TS. Phạm Văn Phúc – Viện tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM – Chủ nhiệm

    2/ PGS.TS. Huỳnh Nghĩa -Trường Đại học Y Dược TP.HCM- Uỷ viên

    3/ PGS.TS. Bùi Hồng Thiên Khanh- Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM- Uỷ viên

    4/ TS. Trần Cẩm Tú – Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM – Uỷ viên

    5/ ThS. BS. Lê Thị Bích Phượng- Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh- Uỷ viên

    Ban chủ nhiệm chương trình về Tế bào gốc

    Các thành viên trong Ban chủ nhiệm đều là những nhà khoa học hoạt động chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tế bào gốc, đã và đang có các công trình nghiên cứu và sản phẩm được đánh giá cao trong các đề tài, dự án đã thực hiện.

    Trong nhiệm kỳ của mình, Ban chủ nhiệm sẽ phối hợp với Sở KHCN tìm hiểu về khả năng làm chủ công nghệ và mức độ sẵn sàng tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, nhân sự, tiềm lực tài tính… của các doanh nghiệp. Đồng thời, Ban chủ nhiệm cũng có những hoạt động phối hợp với sở KHCN để khảo sát và xác định nhu cầu dủa doanh nghiệp để tư vấn cho Sở KHCN đặt hàng đề tài nghiên cứu phù hợp với định hướng của chương tình mục tiêu.

    Đây được coi là một trong những bước đi có thay đổi so với trước đây, nhằm tập trung đầu tư nghiên cứu cho những đơn vị mạnh, có tính khả thi để tạo ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cho xã hội.

    (VBN)

  • EPPENDORF CELL CULTURE SEMINARS

    Thứ hai, 28/02/2018

    Sáng ngày 28/2/2018, Viện tế bào gốc phối hợp với Công ty BCE Việt Nam tổ chức seminar giới thiệu về các kỹ thuật trong nuôi cấy tế bào với hai nội dung báo cáo:

    1/ Đảm bảo và duy trì môi trường vô trùng trong PTN nuôi cấy tế bào

    2/ Hướng dẫn trong quá trình nuôi cấy và duy trì đặc tính tế bào gốc trung mô

    Báo cáo về tiến bộ trong nuôi cấy tế bào

    Trình bày các seminar là các chuyên gia của hãng Eppendorf đến từ Malaysia. Tham gia Seminar có các cán bộ nghiên cứu của Viện Tế bào gốc, khách mời từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường đại học Quốc Tế, Viện sinh học nhiệt đới.

    Các chuyên gia đã có những chia sẻ chuyên sâu về các bất lợi thường gặp trong nuôi cấy tế bào, cách thức xử lý, quản lý nhiễm trong suốt quá trình nuôi cấy để đảm bảo duy trì được dòng tế bào sạch.

    Đồng thời, các hướng dẫn về các điều kiện nuôi cấy tế bào gốc trung mô (từ mô mỡ, tuỷ xương, máu dây rốn…), tiêu chuẩn để đánh giá dòng TBG trung mô, các phương pháp nhận diện TBG trung mô cũng được chia sẻ cụ thể.

    Chuyên gia và khách mời đã có những chia sẻ thiết thực về các kỹ thuật liên quan trong suốt buổi báo cáo.

    Chuyên gia của hãng chia sẻ về các điểm mới của dụng cụ nuôi tế bào

    Sau buổi báo cáo, các chuyên gia cũng có dịp tham quan cơ sở vật chất của Viện Tế bào gốc và được nghe giới thiệu các hướng nghiên cứu cũng như thành tựu đạt được của Viện. Các chuyên gia đánh giá cao về cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng như các thành tựu mà Viện đạt được, và mong muốn được hợp tác trong thời gian tới.

    Các chuyên gia hãng tham quan khu nghiên cứu của Viện Tế bào gốc

    VBN