Author: tcnhat

  • Tế bào gốc và sự hiểu biết về tính hỗn tạp của các tế bào trong khối u ung thư vú

    Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy khối u ung thư vú được duy trì bởi quần thể các tế bào gốc ung thư. Trong một công trình gần đây được công bố trên tạp chí Cell, Pier Paolo Di Fiore và cộng sự đã báo cáo về sự tinh sạch và những đặc điểm phân tử của các tế bào gốc bình thường ở người từ việc nuôi cấy mammosphere. Điều này góp phần chứng minh sự hỗn tạp tế bào của khối u tuyến vú là do quần thể các tế bào giống tế bào gốc ung thư tồn tại trong khối u.

    Để phân lập các tế bào gốc dựa trên các đặc điểm chức năng của chúng, các tác giả đã nhuộm mammosphere người với chất phát huỳnh quang PKH26, chất này sẽ đánh dấu lên các tế bào không đang phân chia (PKH26POS), còn các tế bào đang phân chia sẽ không được đánh dấu (PKH26NEG). Các tế bào này được thu nhận bằng kĩ thuật FACS. Không giống như các tế bào PKH26NEG, những tế bào PKH26POS hình thành cả hai dạng tế bào luminal và tế bào nền trong các xét nghiệm về tính biệt hóa hai chiều. Ngoài ra, quần thể tế bào PKH26POS còn có thể tái thiết lập sự phát triển tuyến vú trong vùng fat pad được làm sạch ở mô hình chuột bị suy giảm miễn dịch.

    Khi so sánh các dữ liệu về sự biểu hiện của các tế bào PKH26POS với các tế bào PKH26NEG, các gene dấu hiệu của hNMSC đã được xác định. Những phân tích về cơ sở dữ liệu gene ung thư vú được công bố đã giúp phát hiện  những khối u trong tình trạng biệt hóa thấp sẽ biểu hiện các gene dấu hiệu của hNMSC ở mức độ cao hơn so với các khối u trong tình trạng biệt hóa cao. Thêm vào đó, chúng còn có khả năng hình thành mammosphere trong nuôi cấy và trong khối u dị ghép hiệu quả hơn so với hNMSC và tế bào giống tế bào gốc ung thư được phân lập từ các khối u trong tình trạng biệt hóa cao.

    Gần đây, nhóm tác giả Di Fiore và cộng sự cho thấy các tế bào gốc ung thư thường phân chia theo kiểu đối xứng để tạo ra các tế bào gốc “chị em” hơn là đi theo cách phân chia bất đối xứng để tạo ra một tế bào gốc và một tế bào tiền thân. Cùng với những khám phá trong nghiên cứu này, các tác giả đã giới thiệu mô hình về sự phát sinh khối u tuyến vú, trong đó xuất hiện đột biến ở các oncogene trong quần thể tế bào gốc, điều này sẽ quyết định tần suất của việc bỏ qua quá trình phân chia bất đối xứng của các tế bào gốc ung thư. Điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượng các tế bào gốc trong khối u, dẫn tới sự thay đổi về những đặc điểm bệnh lý của khối u.

  • Thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư vú nhắm đến tế bào gốc

    Các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan (University of Michigan, U-M), Hoa Kì , đã tiến hành một số các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ung thư vú . Kết quả ghi nhận được mang lại nhiều hi vọng trong điều trị ung thư.

    Thử nghiệm này được tiến hành trên các phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn 4, các nhà khoa học điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc để khóa các tế bào gốc ung thư của bệnh nhân. Theo nhiều nghiên cứu, “tế bào gốc ung thư” là các tế bào có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị cổ điển, chúng là các tế bào gây nên sự di căn của khối u.

    Một trong những người được thử nghiệm liệu pháp điều trị mới này là một phụ nữ người Ấn Độ, Mary Diesing. Bệnh nhận này đã phải chung sống với ung thư vú trong 8 năm. Các tế bào ung thư đã di căn đến xương, và gan của cô ấy, Kết quả điều trị rất khả quan và cải thiện được tình trạng của bệnh nhân.

    Các thử nghiệm lâm sàng tại U-M được khởi động từ năm 2003 sau khi nhà khoa học Canada John Dick khám phá các tế bào gốc trong bệnh nhân leukemia. Mặc dù, thuyết về tế bào gốc ung thư còn nhiều tranh cãi, nhưng các thử nghiệm của các nhà khoa học tại U-M đã và đang giúp cho nhiều bệnh nhân ung thư. Phương pháp này giúp ngăn chặn di căn, tiến triển của bệnh, và cải thiện điều kiện sống của các bệnh nhân ung thư giai đoạn 4.

    Các nhà khoa học tại U-M hiện đang khởi động 2 chương trình thử nghiệm lâm sàng khác nhắm đến tế bào gốc ung thư. Nhóm nghiên cứu cũng đã khám phá về các tế bào gốc ung thư tụy, vùng đầu và cổ.  Các thử nghiệm của nhóm đã, đang và sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp trong điều trị ung thư.

    Ngọc Nhi

    (http://www.detnews.com/article/20100930/METRO/9300421/U-M-stem-cell-trial-shows-promise-against-breast-cancer)

  • THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÉT TUYỂN ỨNG VIÊN THAM GIA HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI PTN TE BAO GOC

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số:…../TBG – SV10

    V/v Tuyển chọn sinh viên/ học viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại PTN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2010

    THÔNG BÁO SỐ 3

    PTN thông báo kết quả xét tuyển ứng viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại phòng.

    Danh sách các ứng viên được tuyển chọn như sau:

    STT

    MSSV

    Họ và Tên

    Ghi chú

    1

    0718067

    Nguyễn Thị Ngọc Linh

    SV năm 4

    2

    0715166

    Lê Thị Kim Lan

    SV năm 4

    3

    0718156

    Châu Nữ Hoàn Vy

    SV năm 4

    4

    0715230

    Huỳnh Thuý Oanh

    SV năm 4

    5

    0615201

    Phạm Văn Giáo

    SV năm 4

    6

    0718098

    Nguyễn Thị Kiều Oanh

    SV năm 4

    7

    0718088

    Nguyễn Thị Kim Nguyền

    SV năm 4

    8

    0715412

    Phạm Minh Vương

    SV năm 4

    9

    0818417

    Nguyễn Mai Trinh

    SV năm 3

    10

    0815003

    Bùi Nguyễn Tú Anh

    SV năm 3

    Các ứng viên có tên trong danh sách trên sẽ họp với lãnh đạo phòng cụ thể như sau:

    –         Thời gian: 7h30 thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010.

    –         Địa điểm: phòng thí nghiệm NC&ƯD tế bào gốc trường ĐH KHTN.

    Những ứng viên không được tuyển chọn có thể tham gia xét tuyển đợt 2, vào cuối học kì I, cụ thể số lượng như sau:

    –         Sinh viên năm 4: 7

    –         Sinh viên năm 3: 3

     

    TM. Lãnh đạo phòng TN

    Phó trưởng phòng TN Tế bào gốc

    Trưởng phòng TN SLH & CNSH động vật

    (đã kí)

    Phạm Văn Phúc

     

  • Tuyển chọn sinh viên/học viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại PTN

    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

    PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    PTN Sinh lý học và CNSH Động vật, Khoa Sinh học

     

    Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2010

    THÔNG BÁO

    V/v Tuyển chọn sinh viên/học viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại PTN

     

    Để tạo điều kiện cho sinh viên năm 3, năm 4 và học viên cao học tiếp xúc, học tập nâng cao kĩ năng PTN, học tập kĩ năng tổ chức nghiên cứu, thực hiện các đề tài nghiên cứu; Lãnh đạo PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, PTN Sinh lý học và CNSH Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN-ĐHQG-HCM tổ chức tuyển chọn sinh viên/học viên tham gia vào các đề tài, dự án của PTN trong năm học 2010-2011 như sau:

     

    1.      Đối tượng tuyển chọn

    –          Sinh viên năm 4 hoặc sinh viên năm 3

    –          Học viên cao học

    –          Sinh viên/học viên thuộc tất cả các trường đại học trong cả nước

    2.      Điều kiện tuyển chọn

    –          Sinh viên tham gia tuyển chọn không được nợ quá 3 tín chỉ tính đến thời điểm tham gia tuyển chọn

    –          Học viên cao học phải hoàn thành chương trình học

    –          Sinh viên/học viên phải có lòng đam mê khoa học thật sự, thích học hỏi, thích tìm tòi nghiên cứu

    –          Sinh viên/học viên tham gia tuyển dụng phải nộp Bộ hồ sơ xét tuyển và phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo PTN

    3.      Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

    –          Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu trong PTN (tự viết), trong đơn xin ghi rõ hướng nghiên cứu thích tham gia, định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

    –          Bảng điểm (tính đến hết học kì II năm 3 đối với SV năm 4, và hết học kì II năm 2 đối với sinh viên năm 3; bảng điểm của chương trình học cao học)

    –          Bảng đề xuất/ý tưởng khoa học về lĩnh vực tế bào gốc, mô phôi, ung thư, miễn dịch, điều trị, chẩn đoán bệnh… (đánh máy trên khổ A4, tối đa 5 trang)

    4.      Thời gian xét tuyển

    –          Đợt 1: học kì 1,

    + nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 15/10/2010 đến 16h ngày 20/10/2010

    + phỏng vấn trực tiếp: ngày 22/10/2010 (dự kiến)

    + thông báo kết quả: ngày 25/10/2010 (dự kiến)

    + tham gia vào lab: ngày 28/10/2010 (dự kiến)

    –          Đợt 2: học kì 2 (thông báo sau)

    5.      Số lượng sinh viên tuyển chọn

    –          Học viên cao học: đợt 1: 02, đợt 2: thông báo sau

    –          Sinh viên năm 4: đợt 1: 10 sinh viên, đợt 2: thông báo sau

    –          Sinh viên năm 3: đợt 1: 4 sinh viên, đợt 2: thông báo sau

    6.      Quy trình tuyển chọn

    –          Sơ tuyển: tuyển chọn qua hồ sơ: sau khi nhận hồ sơ Lãnh đạo PTN sẽ chọn những ứng viên đủ điều kiện tuyển chọn

    –          Phỏng vấn: chỉ những ứng viên trúng tuyển trong đợt sơ tuyển được mời đến phỏng vấn (mời qua điện thoại)

    –          Thông báo trúng tuyển và tham gia vào PTN: ứng viên được thông báo trúng tuyển sau khi phỏng vấn 1-3 ngày bằng điện thoại và tham gia vào PTN sau 3 ngày kể từ ngày thông báo trúng tuyển

    7.      Các hướng đề tài sẽ triển khai trong năm 2010-2011 của PTN (sinh viên tham khảo)

    –          Ung thư: ung thư vú, ung thư gan (nghiên cứu điều trị và chẩn đoán)

    –          Mĩ phẩm: mĩ phẩm chăm sóc da mặt, vùng da nhạy cảm, dưỡng thể (dạng lotion, kem)

    –          Tiểu đường: điều trị tiểu đường type 1, 2 bằng liệu pháp tế bào gốc

    –          Công nghệ mô: công nghệ tạo mô mỡ, sụn bằng tế bào gốc

    –          Tế bào gốc phôi: tế bào gốc phôi thu từ phôi nang in vitro, tế bào gốc phôi nhân tạo

    –          Nhân bản vô tính: nhân bản mèo

    –          Hỗ trợ sinh sản: tạo phôi chuột in vitro bằng ROSI, ICSI, Piezo ICSI

    –          Chấn thương tủy sống: điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc

     

    TM. Lãnh đạo PTN

    Phó trưởng PTN Tế bào gốc

    Trưởng PTN SLH&CNSH Động vật

    (đã kí)

    Phạm Văn Phúc

  • THÔNG BÁO: KẾT QUẢ SƠ TUYỂN VÒNG 1 – TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 2010

    Trường ĐH KHTN-ĐHQG-HCM

    PTN NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, HCM

    Tel: 08.38397719

    THÔNG BÁO

    V/v: XÉT TUYỂN NHÂN SỰ NĂM 2010

    Sau khi xem xét hồ sơ và phỏng vấn với ứng viên, Ban Lãnh đạo PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Bộ môn Sinh lý học – Công nghệ Sinh học Động vật mời 9 ứng viên có tên sau đây tiếp tục tham gia vào vòng xét tuyển tiếp theo.

    STT

    TÊN ỨNG VIÊN

    NAM/NỮ

    ĐIỂM HỌC TẬP

    XẾP LOẠI RÈN LUYỆN

    CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH

    LỚP, TRƯỜNG

    1

    Khuất Tấn Lâm

    Nam

    8,24

    Khá

    Thiếu

    06cs, ĐHKHTN

    2

    Nguyễn Thế Kha

    Nam

    8,14

    Khá

    Thiếu

    06sh,

    ĐHKHTN

    3

    Nguyễn Thị Nhung

    Nữ

    8,13

    Khá

    Thiếu

    06cs, ĐHKHTN

    4

    Phạm Thị Hoàng Oanh

    Nữ

    8,04

    Khá

    Thiếu

    06cs, ĐHKHTN

    5

    Lê Thanh Giàu

    Nam

    7,98

    Khá

    Thiếu

    ĐH An Giang

    6

    Lâm Thị Mỹ Hậu

    Nữ

    7,85

    Tốt

    Thiếu

    06cs,

    ĐHKHTN

    7

    Phan Lữ Chính Nhân

    Nam

    7,67

    Tốt

    Thiếu

    06sh,

    ĐHKHTN

    8

    Nguyễn Gia Khuê

    Nam

    7,58

    Khá

    Thiếu

    06sh,

    ĐHKHTN

    9

    Nguyễn Đại Dương

    Nam

    6,52

    Khá

    Thiếu

    06sh,

    ĐHKHTN

    09 anh (chị) trên tiếp tục tham gia các vòng xét tuyển tiếp theo, chuẩn bị Bảng điểm rèn luyện, chứng chỉ ngoại ngữ chậm nhất là vào ngày 01/11/2010. Nếu hết thời hạn trên, anh (chị) không nộp, kết quả xét tuyển vòng 1 sẽ bị hủy. Các anh (chị) trên sẽ sinh hoạt quy chế, nhận nhiệm vụ trong vòng 2 với Lãnh đạo PTN và Bộ môn vào lúc 8h00 ngày 21/09/2010. Nếu không thể tham dự, đề nghị anh (chị) liên hệ và báo trực tiếp cho Cô Đặng Thị Tùng Loan (email: dttloan@hcmuns.edu.vn) trước ngày 17h ngày 20/9/2010.

    Những ứng viên không trúng tuyển trong đợt này có thể tiếp tục tham gia xét tuyển trong đợt 2 (xét tuyển bổ sung) hay xét tuyển nhân sự hợp đồng làm việc do PTN, Bộ môn trả lương hay đề tài trả lương.

    Tp.HCM, ngày  13 tháng 8 năm 2010

    TM. PTN, Bộ môn

    (đã kí)

    Phan Kim Ngọc

  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ NĂM 2010

    THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ NĂM 2010

     

    LOGO

     

     

    PTN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐHQG TP.HCM

    227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp.HCM

    Tp. Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 8 năm 2010

     

    THÔNG BÁO

    V/v Tuyển dụng nhân sự

    Căn cứ kế họach tuyển dụng cán bộ viên chức của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH QG Tp.HCM trong năm 2010-2011, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc sẽ tuyển dụng nhân sự theo kế họach sau đây:

    I. ĐIỀU KIỆN DỰ XÉT TUYỂN

    1. Đối tượng xét tuyển

    Tất cả các đối tượng có nguyện vọng, đam mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực tế bào gốc, hỗ trợ sinh sản, y học tái tạo, y-sinh học.

    2. Trình độ chuyên môn

    Tất cả các ứng viên tham gia dự tuyển phải có trình độ chuyên môn tối thiểu là Cử nhân/Kĩ sư Sinh học hay Công nghệ Sinh học.

    –          Về Cử nhân Sinh học: cử nhân Sinh lí học động vật, Di truyền

    –          Về Cử nhân Công nghệ Sinh học: cử nhân Công nghệ sinh học y dược

    –          Về Thạc sĩ: chuyên ngành: Sinh lí học người – động vật, Công nghệ sinh học y dược, Công nghệ sinh học động vật

    –          Về Tiến sĩ: chuyên ngành: Sinh lí học động vật, Sinh lí học người, Di truyền học, Miễn dịch.

     

    3. Trình độ ngoại ngữ

    – Tiếng Anh: có chứng chỉ TOEFL ITP 550 (nội bộ), TOEFL iBT 80 điểm hoặc IELTS 5.5 điểm trở lên.

    – Tiếng Pháp: có chứng chỉ TCF niveau 2 trở lên

    4. Đề xuất dự án/đề tài

    Tất cả các ứng viên tham gia phải nộp 1 bảng đề xuất dự án/đề tài hay ý tưởng về việc phát triển hướng nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc cho PTN.

    5. Phỏng vấn trực tiếp

    Tất cả các ứng viên có đầy đủ bộ hồ sơ sẽ được phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo PTN.

     

    II. QUY TRÌNH XÉT TUYỂN

    1. Hồ sơ xét tuyển

    Ứng viên tham gia xét tuyển cần phải nộp đầy đủ hồ sơ với các giấy tờ, văn bằng sau:

    –          Đơn xin việc (tự viết, có dán ảnh, ghi rõ ngạch muốn tuyển: trợ giảng/giảng viên; nghiên cứu viên, kĩ thuật viên)

    –          Bảng photo Bảng điểm của 4 năm học

    –          Bảng photo Bằng tốt nghiệp (nếu chưa kịp cấp bằng: giấy chứng nhận tốt nghiệp).

    –          Bảng photo Giấy chứng nhận Trình độ Ngoại ngữ

    –          Bài đề xuất dự án/đề tài hay ý tưởng về việc phát triển hướng nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc cho PTN. Bài viết đánh máy rõ ràng, sạch, tối đa 5 trang A4.

     

    2. Thời gian xét tuyển

    PTN sẽ nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày ra thông báo này đến 11h30 ngày 28/08/2010.

    Nơi nhận Hồ sơ: nộp trực tiếp cho Cô Đặng Thị Tùng Loan tại PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc.

     

    3. Phỏng vấn

    Tất cả các ứng viên có hồ sơ hợp lệ sẽ được mời tham dự phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo PTN.

    Thời gian phỏng vấn dự kiến: ngày 29/08/2010. (chủ nhật)

    4. Công bố kết quả xét tuyển

    Kết quả xét tuyển sẽ được thông báo trực tiếp đến ứng viên qua điện thoại và thông báo trên website: www.vinastemcelllab.com.

    Ngày công bố dự kiến: 5/9/2010

    III. SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ ĐƯỢC TUYỂN

     

    –          Trợ giảng/giảng viên: 03

    –          Nghiên cứu viên: 05

    –          Kĩ thuật viên: 02

     

    Lưu ý: Hồ sơ xét tuyển không được trả lại sau khi tham gia xét tuyển.

     

    TM. Ban Lãnh đạo PTN

    TM. Trưởng phòng

    P. Trưởng phòng

    (đã kí)

    Phạm Văn Phúc

  • Thông báo kế hoạch chuẩn bị Hội nghị khoa học Lần thứ 7 của trường Đại học Khoa học Tự nhiên

    Để chuẩn bị các bài báo có chất lượng tốt tham gia hội nghị và đăng trong tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ TP.HCM – nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ngành CNSH của Khoa Sinh trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Ban Lãnh đạo PTN Tế bào gốc đề nghị:

    Các trưởng nhóm, các trưởng tiểu nhóm lập kế hoạch triển khai hoàn thành các nghiên cứu để kịp tham gia hội nghị:

    –        Mỗi trưởng tiểu nhóm tham gia hội nghị ít nhất là 2 bài báo

    –        Thời gian dự kiến như sau:

    1. Thời hạn cuối cùng nộp báo cáo tóm tắt cho Lãnh đạo PTN Tế bào gốc là 15/7/2010
    2. Thời hạn cuối cùng nộp báo cáo toàn văn cho PTN là 15/8/2010
    3. Ngày dự kiến tổ chức hội nghị của trường là 26/11/2010

     

     

    Ký tên

    Ban Lãnh đạo PTN

  • Những phân tử của sự sống: từ khám phá đến công nghệ sinh học

    Hội nghị Quốc tế “Những phân tử của sự sống: từ khám phá đến công nghệ sinh học” vào ngày 26/09 – 01/10/2010 tại Melbourne, Úc

    Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên tập hợp các hội nghị: Hội nghị lần thứ 12 của tổ chức IUMNM, hội nghị lần thứ 21 của tổ chức FAOBMB và cuộc họp năm 2010 của tổ chức ComBio. Sự kết hợp này sẽ là một sự kiện khoa học và công nghệ lớn. Nó sẽ đề cập đến những vấn đề đang được quan tâm như sinh hóa, sinh học phân tử, sinh học tế bào và phát triển, sinh học thực vật. Những người thuyết trình hàng đầu thế giới đến từ những khu vực khác nhau sẽ trình bày những phát hiện mới và thú vị của họ trong các phiên toàn thể và trong những hội thảo chuyên sâu.

    Hội nghị sẽ được tổ chức tại tòa nhà mới của Trung tâm Hội nghị tỉnh Melbourne, Úc. Trung tâm Triễn lãm và Hội nghị Melbourne được đặt tại bờ sông Yarra gần khu vực giải trí Southbank và gần những khách sạn lớn, nhà nghỉ và các tòa nhà văn phòng của thành phố. Melbourne là một trong những nơi tổ chức hội nghị tốt nhất trên thế giới.

    Chúng tôi tự hào thông báo danh sách những báo cáo viên nước ngoài có uy tín trong phiên toàn thể có 2 nhà khoa học đoạt giải Nobel:

    Giáo sư Peter Doherty, giải Nobel Vật lý hoặc Y học năm 1996. Ông đã khám phá ra cách mà hệ thống miễn dịch phát hiện những tế bào bị virus xâm nhiễm.

    Giáo sư Johann Deisenhofer, giải Nobel Hóa học năm 1998. Ông đã xác định cấu trúc bám màng của phức hợp protein và co-factor là điều cần thiết của quá trình quang hợp.
    Một số nội dung sẽ được báo cáo trong phiên toàn thể của Hội nghị:
    Những di truyền phân tử của bệnh suy giảm và mất tế bào thần kinh.
    Cấu trúc sinh học của protein.
    Hàng rào bảo vệ chống lại các loại virus.
    Điều hòa những tín hiệu di truyền tính trạng bằng quá trình ubiquitin hóa.
    Biến dị ở người và bệnh tật.
    Sự gấp cuộn và không gấp cuộn của phân tử protein, vai trò của những phân tử Chaperon.
    Sự điều hòa sau phiên mã của phân tử RNA thông tin.
    Để biết thêm thông tin về Hội nghị, vui lòng truy cập trang web: http://www.asbmb.org.au/ozbio2010/index.html

  • Mối liên hệ giữa vitamin D và ung thư biểu mô

    Bệnh viện Henry Ford vừa công bố một nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin D và ung thư tế bào nền biểu mô.Nghiên cứu này giúp cho các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình hình thành bệnh ung thư da.

    Các nhà khoa học ở Đại học Henry Ford and Wayne State đã phát hiện ra rằng ở những mô da ung thư của 10 bệnh nhân, nồng độ enzyme cũng như protein vitamin D cao gấp nhiều lần so với ở vùng da bình thường. Các nghiên cứu trước cho rằng sự thiếu hụt vitamin D có liên quan tới bệnh ung thư da, nhưng các nhà khoa học tin tưởng rằng đây là lần đầu tiên họ tìm ra được mối liên hệ giữa vitamin D và ung thư tế bào nền biểu mô da.

    “ Phát hiện này giúp chúng tôi chứng minh được vai trò chủ chốt của vitamin D trong quá trình phát sinh và tiến triển của ung thư da” Iltefat Hamzavi, M.D., bác sĩ khoa Da liễu của Henry Ford,người đứng đầu nhóm tác giả của nghiên cứu này.

    Nghiên cứu sẽ được báo cáo tại cuộc họp hằng năm của Photomedicine Society tại Miami, một ngày trước hội nghị hàng năm của Viện Da liễu Mỹ.

    Ung thư tế bào nền biểu mô là căn bệnh thường gặp của ung thư da, tác động đến 1 triệu người Mỹ một năm. Ung thư này phát sinh từ lớp tế bào nền của lớp dưới cùng của biểu mô da. Phẫu thuật là một trong những liệu pháp chữa trị căn bệnh này.

    Mười bệnh nhân tham gia nghiên cứu này đều mắc bệnh ung thư tế bào nền biểu mô, tuổi khoảng 43-84. Tất cả bệnh nhân đều được sinh thiết lấy mẫu da ung thư và da đối chứng. Các nhà nghiên cứu thấy rằng nồng độ enzyme vitamin D tăng 10 lần và nồng độ protein vitamin D tăng 2 lần ở da bệnh

    (Theo ScienceDaily, 5.3.2010)

  • Các nhà khoa học tìm thấy “mẹ” của các tế bào da

    London, 11/03/2010 (Reuteurs) – Các nhà khoa học đã tìm thấy “mẹ”, hay nguồn gốc của các tế bào da, và cho rằng khám phá của họ có thể làm gia tăng đáng kể những phương pháp điều trị da cho bệnh nhân bị thương hoặc bỏng nặng.

    Hans Clevers và một nhóm các nhà nghiên cứu Hà Lan và Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu trên chuột và phát hiện rằng tế bào gốc biệt hóa thành các loại tế bào da khác nhau thật ra tồn tại ở nang lông. “Phát hiện này có thể đưa đến việc khai thác nguồn tế bào gốc này sử dụng trong điều trị tổn thương hay ghép da đối với những bệnh nhân bỏng”, các nhà khoa học này nói trên tạp chí Science. “Đây là “mẹ” của các tế bào gốc trên da, chúng tạo ra các tế bào gốc khác”, Clevers ở Viện Hàn Lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoàng gia Hà Lan nói.

    Có 3 quần thể tế bào khác nhau trên da là: nang lông, tuyến bã nhờn giữ ẩm và ở giữa là lớp biểu bì. Tế bào gốc là tế bào phát triển thành tất cả các loại tế bào trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu trước đây đã nghĩ rằng tế bào gốc trong mỗi một trong ba quần thể trên đều có khả năng tự tạo ra tế bào của chúng, tuy nhiên cho đến nay, tế bào gốc “mẹ” của cả ba loại trên đều vẫn chưa được tìm thấy.

    Nhóm nghiên cứu của Clevers đã phát hiện một nhóm tế bào gốc tồn tại ở nang lông và chứa một số lớn gene Lgr6 là những tế bào gốc biểu bì. Khi thử nghiệm trên chuột bị tổn thương da, họ nhận thấy các tế bào Lrg6 xung quanh vết thương phát triển các tế bào da mới và sửa chữa vùng da tổn thương. 

    Các nhà khoa học đã có thể tạo ra mô da trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng những tế bào da của những bệnh nhân bị bỏng nặng, nhưng da mới thường giòn, khô và không có lông, những đặc tính này làm cho chúng không giống da tự nhiên.

    Clevers nói rằng lợi ích mà tế bào gốc “mẹ” mang đến là chúng có khả năng phát triển thành mô da từ nền đáy cơ bản của chúng, cho phép chúng trở thành một mô da mới thật sự với tuyến mồ hôi giữ ẩm và khả năng tạo ra lông. Clevers cho rằng các nhà nghiên cứu cần quan tâm bây giờ là làm sao để phân lập được các tế bào Lrg6 từ da người. Điều này có thể mất 2-3 năm.

    “Chúng tôi đang nghiên cứu làm sao để phát triển các tế bào chuột trong nuôi cấy. Một khi đã thành công trên chuột, chúng tôi cũng có thể phân lập thành công tế bào người”, Clevers nói. “Do đã có nhiều kinh nghiệm nuôi cấy và ghép da cho bệnh nhân bỏng, mọi việc cũng trơ nên tương đối dễ trong việc tạo nguồn tế bào gốc mới và thử nghiệm trên bệnh nhân”.

    (Theo ScienceDaily)