Author: tcnhat

  • Hội nghị Liệu Pháp Gen và Miễn Dịch 2013

    BTC Hội nghị Liệu pháp Gene và Miễn dịch

    http://vn.geneandimmunotherapy.com/

     

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

    ˜{™

     

    Tp. HCM, ngày 12 tháng 03 năm 2013

    THÔNG BÁO

    V/v: Mời tham dự Hội nghị Liệu Pháp Gene và Miễn Dịch 2013

    Ban tổ chức Hội nghị liệu pháp Gen và Miễn dịch xin gửi đến tất cả bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh Khoa Sinh học thông báo số 2 với mục đích cập nhật đến các bạn những diễn tiến những thay đổi mới nhất của Hội Nghị và cập nhật đến các bạn sinh viên những thông tin quan trọng như sau:

    1. Hội nghị vinh dự tiếp tục có thêm sự tham gia và ủng hộ của những khách mời trong và ngoài nước:

    KHÁCH MỜI PHÁT BIỂU TẠI LỄ KHAI MẠC

    1.

    PGS.TS Phan Thanh Bình

    Giám Đốc Đại Học Quốc Gia Tp HCM

    2.

    GS. Ken Ichi Arai

    Chủ tịch Hiệp Hội Sinh học Phân Tử Châu Á Thái Bình Dương

    1. 3.

    Ông Lê Thành Ân

    Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp HCM

    1. 4.

    GS. Nguyễn Lân Dũng

    Chủ tịch Hội Sinh Học Việt Nam

    1. 5.

    GS. Trương Đình Kiệt

    Giáo sư danh dự – Đại học Y Dược Tp HCM

    1. 6.

    GS. Bùi Duy Tâm

    Nhà sáng lập, Chủ tịch Hiệp Hội Gan Quốc Tế tại Việt Nam

    1. 7.

    GS. Trần Linh Thước

    Hiệu trưởng trường Đại Học KHTN- ĐHQG Tp HCM

    KHÁCH MỜI QUỐC TẾ

    1. 8.

    Giáo sư Ken Ichi Arai

     

    Chủ tịch và Giám đốc Điều hành Công ty Công nghệ Sinh học SBI, Tokyo, Nhật Bản.

    Nguyên Hiệu trưởng Học viện Khoa học Y tế, Đại học Tokyo, Nhật Bản. (IMSUT – Institute of Medical Science, University of Tokyo).

    1. 9.

    Giáo sư Sunyoung Kim

    Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc.

    Viện Sinh học Phân tử và Di truyền, Seoul, Hàn Quốc.

    Trưởng Bộ phận R&D, Công ty Viromed Co Ltd, Seoul, Hàn Quốc.

    1. 10.

    Tiến sĩ Wei Chen

    Giáo sư, Khoa Huyết học –  Ung thư Máu và Cấy ghép Tủy xương, Trung tâm Ung thư Đại học Minnesota, Hoa Kỳ

    1. 11.

    Giáo sư Tiến sĩ Atsushi Mijajima

    Giáo sư, Viện Khoa học Sinh học Phân tử và Tế bào, Đại học Tokyo, Nhật Bản.

    1. 12.

    Giáo sư Tiến sĩ Yoshikazu Nakamura

    Chủ tịch, CEO Công ty ROBOMIC, Tokyo, Nhật Bản.

    Giáo sư danh dự Khoa Y học RNA, Viện Khoa học Y tế, Đại học Tokyo, Nhật Bản.

    1. 13.

    Giáo sư Hisao Masai

    Chủ tịch Dự án Genome Dynamics, Học viện Khoa học Y tế Tokyo, Nhật Bản.

    1. 14.

    Giáo sư Calvin Chi Pui Pang

    Trưởng Khoa Phẫu thuật Mắt và Khoa học Thị giác, Đại học Trung Hoa, Hồng Kông.

    1. 15.

    Giáo sư Kiyoshi Fukui

     

    Giám đốc Viện Nghiên Cứu Enzyme, Khoa Bệnh lý học Enzyme, Đại Học Tokushima, Nhật Bản.

    1. 16.

    Giáo sư Somi K.Cho

    Giáo sư, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Khoa học Sự sống Ứng dụng, Đại Học Quốc Gia Jeju, Hàn Quốc.

    1. 17.

    TS Nam Ngo

    CTGene, Biotech, California, Mỹ.

    1. 18.

    GS Dario Campana

    Khoa nhi, Bệnh viện Yong Loo Lin, Bệnh Viện Quốc Gia Singapore.

    1. 19.

    TS Nicoletta Dentico

    Đồng giám đốc Tổ chức Health Innovation in Practice

    1. 20.

    GS Janis Lazdins

     

    Chuyên gia chương trình đặc biệt của WHO về Nghiên cứu và Đào tạo Bệnh Nhiệt đới

    1. 21.

    TS Chengwei

    Trung tâm ung thư, Đại học Minnesota

    1. 22.

    TS Sheung Shin Yu

     

    Giám đốc Bộ phận dự án phát triển, Công ty Viromed, Hàn Quốc

    1. 23.

    GS Mijajima

    Viện S
    inh học Phân tử và Tế bào, Đại học Tokyo

    1. 24.

    TS Yoshihyko Nishioka

    Viện Khoa học Y Sinh – Đại học Tokushima, Nhật Bản

    1. 25.

    TS Meng Yang

    Tổng Giám Đốc Công ty Anticancer, Bắc Kinh, Trung Quốc

    1. 26.

    GS Ivan Kennedy

    Đại học Sydney, Úc

    1. 27.

    TS Bumsup Lee

    Phó chủ tịch Công ty Kolon Life Science, Hàn Quốc

    1. 28.

    TS.BS. Martin Berger

    Sáng lập viên tổ chức Health Innovation in Practice

    1. 29.

    TS. YE Cong

    Đại học Hồng Kông

    2. THỜI GIAN, THỜI ĐIỂM VÀ NỘI DUNG HỘI NGHỊ

    Hội nghị dự kiến diễn ra trong 02 ngày 21, 22 tháng 03 năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, Tp HCM), bao gồm các nội dung chính như sau:

    Phiên toàn thể + Tiểu ban 1A: tổ chức vào buổi sáng ngày  21/03/2013, tại hội trường I, tập trung vào các vấn đề tổng quan và định hướng của Liệu pháp Gene và Miễn dịch trong nghiên cứu và ứng dụng điều trị (dành 80 chỗ cho sinh sinh viên, học viên).

    Báo cáo chuyên đề: gồm các báo cáo khoa học tại các tiểu ban: Y học ứng liệu pháp gene, Y học ứng dụng liệu pháp miễn dịch, nghiên cứu cơ bản liệu pháp gene, Nghiên cứu cơ bản liệu pháp miễn dịch gồm:

    Tiểu ban 2 “Gene therapy from basic to translational research”: 13-17 giờ 20 ngày 21/03/2013, tại Hội trường I (dành 80 chỗ cho sinh viên, học viên).

    –          Tiểu ban 3 “Cell & Immunotherapy basic / translational research”: 13-17 giờ 20 ngày 21/03/2013, tại phòng I23 (dành 80 chỗ cho sinh viên, học viên).

    –          Tiểu ban 1B + tiểu ban 4 “Gene & Immunotherapy translational /clinical research”: 9 -12 giờ 30 ngày 22/03/2013, tại Hội trường I (dành 80 chỗ cho sinh viên, học viên).

    –          Tiểu ban 5 + 6 “Cell therapy” & “Specific topics”: 9 -12 giờ 30 ngày 22/03/2013, tại I23 (dành 80 chỗ cho sinh viên, học viên).

    –          Tiểu ban 7 “Intellectual Property (IP) & Themes for Needs-Driven Biotech R&D in Developing Countries” : 13-15 giờ 00 ngày 22/03/2013, tại Hội trường I (dành 80 chỗ cho sinh viên, học viên).

    *Chú ý:Tất cả các báo cáo đều bằng tiếng Anh (màn hình 1), được dịch lại bằng tiếng Việt và trình chiếu trên màn hình 2 của Hội nghị.

    ****** ĐẶC BIỆT QUAN TÂM ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ DU HỌC NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN, BTC TỔ CHỨC MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT TIỀN HỘI NGHỊ “GIC Youth Forum” dành riêng cho các bạn sinh viên, với 3 báo cáo viên:

    –          Giáo sư Hisao Masai. Giáo sư là một chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về sinh học phân tử. Chủ tịch Dự án Genome Dynamics, Học viện Khoa học Y tế Tokyo, Nhật Bản.

    Bài báo cáo: Regulation of replication program in fission yeast and human cells

    –          Tiến sĩ, bác sĩ Y khoa Đoàn Y Đạo. Tiến sĩ là một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghiên cứu khoa học y sinh của Hoa Kỳ.Viện nghiên cứu khoa học lâm sàng – Đại học Y Texas Southwestern & Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu y tế NIDDK.

    Bài báo cáo: Scientific Training in Biomedical Research in the United States: A Perspective

    –          Tiến sĩ: Đặng Hoàng Lâm- Đại học Quốc Gia Singapore

    Bài báo cáo: How to get a scholarship

    Ngoài ra còn có sự tham gia của TS. Phạm Văn Phúc ( Đại học KHTN), TS. Nguyễn Đức Thái ( Khu CNC Tp HCM).

    + Thời gian: từ 14-16 giờ 00 ngày 20/03/2013

    + Địa điểm dự kiến: Hội trường I, (dự kiến 200 chỗ cho sinh viên)

    Các bạn sinh viên quan tâm vui lòng tìm hiểu thông tin về các báo cáo viên này trên website và chuẩn bị thật tốt những thắc mắc để có cơ hội cùng trao đổi cùng các nhà khoa học này.

    3. PHÍ THAM GIA HỘI NGHỊ

    Do có sự tham gia ủng hộ tài trợ về mặt kinh phí của các công ty trong và ngoài nước, Ban tổ chức Hội nghị đã miễn phí tham gia Hội nghị cho tất cả những tham dự viên, đặc biệt là sinh viên.

    Do số lượng chỗ có hạn, xin mời các bạn sinh viên quan tâm nhanh chóng đăng ký tham dự. Đăng kí vui lòng gửi về email: plcnhan@hcmus.edu.vn. Hạn chót ngày 18/03/2013

    Trong email đăng ký gửi về Ban Tổ Chức, xin vui lòng điền đầy đủ các thông tin theo mẫu :

    –        Tiêu đề email (subject): GIC Youth Forum – họ và tên
    (ví dụ: “GIC Youth Forum – Nguyen Van A)

    –         Nội dung:

    • Tên – mã số sinh viên hoặc CMND (ví dụ: Nguyễn Văn A – 0915273)
    • Số điện thoại liên lạc
    • Nội dung đăng kí ( có thể đăng kí nhiều tiểu ban, nhưng chú ý không trùng địa điểm với nhau) (ví dụ: Nội dung đăng kí: “GIC Youth  Forum” + phiên toàn thể-tiểu ban 1A +  tiểu ban 3 + tiểu ban 5,
      6)

    Lưu ý: Chỉ những cá nhân nhận được E-mail phản hồi từ ban tổ chức sau khi đăng ký mới được cấp thẻ tham gia Hội Nghị.

    Số lượng chỗ ngồi có hạn vì vậy đăng ký có thể được kết thúc trước thời hạn.

    Mọi chi tiết về chương trình Hội Nghị xin truy cập tại website: http://vn.geneandimmunotherapy.com/programs

    TM BTC Hội Nghị

    Phó Trưởng PTN Tế Bào Gốc

     

    Phạm Văn Phúc

     

     

  • Công nghệ tế bào gốc có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân

    Công nghệ tế bào gốc có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân

    Cơ thể người chứa các tế bào miễn dịch có nhiệm vụ chống lại ung thư và sự xâm nhiễm của virus, tuy nhiên những tế bào này thường có đời sống ngắn và số lượng không đủ để vượt qua sự tấn công ào ạt của các yếu tố ác tính. Trong hai nghiên cứu độc lập được đăng trên tạp chí Cell Stem Cell, 4/1/2013, các nhà khoa học đã khôi phục thành công tế bào miễn dịch của bệnh nhân bằng công nghệ tế bào gốc. Những tế bào này có số lượng lớn, đời sống dài và nhận biết được tế bào đích: tế bào nhiễm HIV và tế bào ung thư.

    Các nghiên cứu này có thể giúp phát triển hướng khôi phục hệ thống miễn dịch ở những bệnh nhân suy yếu miễn dịch.

    Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chuyển đổi tế bào miễn dịch T trưởng thành thành tế bào gốc iPSC bằng các nhân tố đã biết. Sau đó, những tế bào iPSC được tăng trưởng và biệt hóa trở lại thành tế bào T. Điều quan trọng là những tế bào T mới này đã “trẻ hóa” với những đặc tính như khả năng tăng trưởng và đời sống được tăng cường, trong khi vẫn giữ được khả năng tấn công tế bào ung thư và tế bào bị nhiễm HIV ban đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thao tác trên các tế bào miễn dịch T bằng cách sử dụng kỹ thuật iPSC có thể có ích để phát triển các hướng trị liệu miễn dịch trong tương lai.

    Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng tế bào miễn dịch T từ một bệnh nhân nhiễm HIV. Những tế bào T được “trẻ hóa” tăng sinh không giới hạn và chứa đoạn telomere dài, giúp ngăn ngừa sự lão hóa tế bào. Điều đó thật sự có ý nghĩa vì tế bào T bình thường có sự tăng sinh giới hạn, gây giảm hiệu quả khi sử dụng tế bào T trị liệu. “Phương pháp mà chúng tôi đưa ra cung cấp tế bào T ‘trẻ và có hiệu quả’ cho liệu pháp miễn dịch nhằm chống lại sự xâm nhiễm của virus hay ung thư”, theo giáo sư Hiromitsu Nakauchi, đại học Tokyo.

    Một nghiên cứu khác lại chú trọng đến tế bào miễn dịch T từ một bệnh nhân ung thư da. Những tế bào T “trẻ hóa” phát hiện được protein MART-1, thường biểu hiện trong các khối u melanoma. “Bước tiếp theo chúng tôi sẽ thử nghiệm những tế bào T ‘trẻ hóa’ này có thể giết chọn lọc khối u chứ không phải mô khỏe mạnh. Nếu những tế bào đó được phát triển thì sẽ áp dụng chúng trực tiếp lên bệnh nhân”, theo giáo sư Hiroshi Kawamoto.

    T-iPSC

    Những tế bào T “trẻ hóa” được phản biệt hóa (dedifferentiated) từ tế bào T-iPSC. Mặc dù các tế bào T-iPSC và các tế bào T “trẻ hóa” có cùng bộ gene nhưng hình thái và chức năng thì hoàn toàn khác nhau (Nishimura và cs).

    Trương Thị Hoàng Mai
    tthmai@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/01/130103131112.htm

  • Chất Silibinin chống lại ung thư da gây ra bởi tia UV.

    Chất Silibinin chống lại ung thư da gây ra bởi tia UV.

    Chất Silibinin, được tìm thấy trong nhựa cây Kế (thuộc họ cúc), chống lại ung thư da gây ra bởi tia UV.

    Nghiên cứu tại trung tâm ung thư ở đại học Colorado cho thấy dịch chiết từ nhựa cây Kế, chất silibinin, có thể giết những tế bào da bị đột biến do tia UVA và chống lại những tổn thương gây ra bởi tia UVB. Do đó, silibinin có khả năng chống lại ung thư da do tia UV và sự lão hóa da.

    “Khi bạn có tế bào bị ảnh hưởng bởi tia UV, bạn muốn sửa chữa hay tiêu diệt tế bào đó để không dẫn đến ung thư. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chất silibinin có thể làm cả 2 điều này”, theo lời Tiến Sĩ Rajesh Agarwal – đồng lãnh đạo chương trình Kiểm soát và Phòng chống Ung thư, Viện Ung thư CU, trường Đại học Colorado, Giáo sư tại  Skaggs School of Pharmacy và Pharmaceutical Sciences.

    milk-thistle-herb PHP_1050_f1gam

    Cấu trúc cây kế và cơ chế chống tia UVA của Silibinin

    Nghiên cứu đầu tiên, đăng trên tạp chí “Photochemistry and Photobiology”, được tiến hành trên tế bào da người được chiếu tia UVA. Sau đó, những tế bào da bị chiếu xạ được xử lí với silibinin. Khi sử dụng silibinin, tỉ lệ tế bào chết tăng đáng kể.

    “Khi tế bào da người – keratinocyte – bình thường được xử lí với silibinin, không có hiện tượng gì xảy ra bởi vì khi đó không có sự hiện diện của chất độc. Nhưng khi những tế bào keratinocyte bị chiếu xạ tia UV được xử lí với chất silibinin thì silibinin giết chết những tế bào bị tổn thương”, theo ông Agarwal. Từ đó, những tế bào có khả năng gây ra ung thư da và lão hóa sớm bị loại bỏ.

    Đặc biệt, nghiên cứu này cho thấy việc xử lí với silibinin gây ra sự giải phóng các ROS nhiều hơn ở những tế bào bị chiếu xạ, dẫn đến tỉ lệ tế bào chết tăng.

    Nghiên cứu tiếp theo, đăng trên tạp chí Molecular Carcinogenesis, cho thấy bên cạnh khả năng giết tế bào bị tổn thương do tia UVA, chất silibinin cũng bảo vệ tế bào da người khỏi những tác hại của tia UVB.

    Như đã nêu trên, theo giáo sư Agarwal, có 2 cách phòng chống ung thư da do tia UV: chống lại những tổn hại DNA hoặc giết chết tế bào có mang đột biến DNA. Tế bào da khi được chiếu xạ bởi tia UVA sẽ bị silibinin giết chết. Tuy nhiên, khi được xử lí với tia UVB, silibinin sẽ bảo vệ những tế bào bị tổn thương bằng cách tăng cường biểu hiện gene protein interleukin-12 – một protein có vai trò quan trọng trong việc sửa chữa những tế bào hư hỏng.

    Giáo sư Agarwal và đồng nghiệp tiếp tục thử nghiệm hiệu quả ngăn ngừa và phòng chống ung thư của silibinin trên các dòng tế bào, mô hình chuột và các liệu pháp sử dụng silibinin trên người.

    Trương Thị Hoàng Mai
    tthmai@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/01/130130143636.htm

  • Thông tin tuyển sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp

    THÔNG TIN TUYỂN SINH VIÊN THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

     

    Hiện tại, Khoa Hiếm muộn của Bệnh viện An Sinh đang cần tuyển sinh viên để thực hiện một số đề tài nghiên cứu đang triển khai. Sinh viên có thể lấy số liệu từ đề tài để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.

    Hướng đề tài: “Cấy ghép mô buồng trứng và nuôi chín trứng

    Yêu cầu:

    • Chỉ dành cho sinh viên năm 3 làm khóa luận tốt nghiệp.
    • Sinh viên có nguyện vọng và đam mê hướng nghiên cứu trong sinh học sinh sản và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
    • Thành tích học tập phù hợp, có kiến thức căn bản.
    • Công tác nghiên cứu đòi hỏi thời gian thực hành dài (từ 6 tháng – 1 năm), phải đi lấy mẫu xa. Do đó, yêu cầu sinh viên có quyết tâm và sức khỏe tốt. Các chi phí thu mẫu đều do bệnh viện chi trả.
    • Các bạn sinh viên năm 3 thuộc chuyên ngành Sinh học Động vật và CNSH Y Dược có nguyện vọng vui lòng đến gặp cô Minh Nguyệt tại PTN Tế bào gốc để biết thêm thông tin và nhận thư giới thiệu (các bạn vui lòng mang theo bảng điểm)

    Đây là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên có định hướng nghiên cứu và làm việc theo hướng này. Chúng tôi rất hân hạnh giới thiệu các bạn tham gia chương trình này.

     

    Trân trọng kính chào.

    PTN Tế bào gốc

  • Phương pháp mới giúp dự đoán đáp ứng của bệnh nhân ung thư ruột đối với hóa trị liệu

    Phương pháp mới giúp dự đoán đáp ứng của bệnh nhân ung thư ruột đối với hóa trị liệu

    Các nhà khoa học tại trường Cao đẳng Hoàng gia Ai-len về Phẫu thuật (RCSI) và Bệnh viện Beaumont đã phát triển một phương pháp mới có thể dự đoán bệnh nhân ung thư ruột (trực tràng) sẽ đáp ứng như thế nào với trị liệu.

    Các kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trong tạp chí Cancer Research. Ung thư ruột là loại ung thư phổ biến thứ hai ở Ai-len. Trong năm 2009, 2.271 người bị chẩn đoán mắc bệnh, đây cũng là loại ung thư chiếm hơn phân nửa tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư ở Ai-len.

    Untitled Khám phá này cho rằng trong tương lai có thể giúp từng bệnh nhân xác định được mức độ đáp ứng của bệnh với phương pháp hóa trị trước khi họ bắt đầu điều trị và có thể yêu cầu phương pháp điều trị bổ sung nhằm hỗ trợ trong việc tiêu diệt tế bào ung thư và phục hồi sức khỏe. Các công cụ mới đo được lượng thuốc cần thiết để làm tế bào ung thư chết mà không tổn hại đến các mô khỏe mạnh xung quanh. Công cụ này cũng có thể được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng để phát triển các loại thuốc mới trong điều trị ung thư ruột (trực tràng).

    Phát biểu về kết quả, Giáo sư Jochen Prehn – Trưởng nhóm nghiên cứu – Giám đốc Trung tâm các hệ thống Y Khoa tại RCSI cho biết: “Nghiên cứu đã cho phép chúng tôi dự đoán những bệnh nhân có khả năng đề kháng với hóa trị liệu bằng cách kiểm tra một số protein trong các tế bào ung thư của họ tương tác với thuốc trong các đợt điều trị như thế nào. Chúng tôi hy vọng phương pháp mới này sẽ giúp các bác sĩ phát triển liệu pháp cho từng bệnh nhân riêng rẽ để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất và nếu được thì có thể tránh sử dụng phương pháp hóa trị vì các tác dụng phụ mà nó gây ra cho bệnh nhân sau khi điều trị.”

    Phương pháp hóa trị sẽ phá hủy các tế bào ung thư bằng cách đưa vào một lượng thuốc nhất định nhằm làm chết tế bào theo chương trình hay còn được gọi là apoptosis. Tuy nhiên, đôi khi các đột biến trong tế bào ung thư làm thay đổi biểu hiện của các protein trong tế bào ung thư và ngăn chặn quá trình chết theo chương trình của tế bào ung thư. Ở một số bệnh nhân khác, các đột biến có tác dụng ngược lại và làm tăng khả năng đáp ứng thuốc của các tế bào ung thư.

    Nghiên cứu đã đưa ra kết luận về hiệu quả của phương pháp trên, nó không chỉ có hiệu quả đối với ung thư ruột mà còn có thể dự đoán trên các loại ung thư khác, đặc biệt đối với những bệnh nhân có hiện tượng kháng hóa trị liệu, ngoài ra nó còn được sử dụng như là công cụ hỗ trợ trong việc thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc mới.

    Huỳnh Thúy Oanh
    htoanh@hcmus.edu.vn
    Nguồn:  http://www.sciencedaily.com/releases/2013/01/130118111552.htm

  • Hội thảo “How to write a manuscript”

    Hội thảo “How to write a manuscript”

    Kính mời Quí Thầy, Cô và các em Sinh viên đến tham gia buổi Hội thảo “How to write a manuscript” được tổ chức bởi PTN Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN-ĐHQG Tp.HCM, NXB Springer và Edanz.

    Author_workshop3

  • Hiệu quả chống ung thư bằng vắc-xin tế bào gốc ung thư

    Hiệu quả chống ung thư bằng vắc-xin tế bào gốc ung thư

    Các nhà khoa hoc đã khám phá ra một mô hình mới cho liệu pháp miễn dịch chống lại ung thư bằng các kháng thể và tế bào T mồi với các tế bào gốc ung thư, theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cancer Research của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.

    Theo PGS.TS. Qiao công tác tại Khoa Phẫu thuật, trường Đại học Michigan: “Đây là một bước đột phá lớn trong nghiên cứu liệu pháp miễn dịch bởi vì chúng ta có thể sử dụng tế bào gốc ung thư được tinh sạch để tạo ra một loại vắc-xin, trong đó tăng cường khả năng của các kháng thể và tế bào T nhắm đến mục tiêu có chọn lọc là các tế bào gốc ung thư”.

    01.MrTom

    Tế bào gốc ung thư là các tế bào khối u vẫn tồn tại và có sức kháng cự sau khi được hóa trị hoặc xạ trị. Một số nhà khoa học e ngại về khả năng đặc biệt của các tế bào này nhưng một số khác ủng hộ ý tưởng độc đáo này rằng sự tồn tại của các tế bào gốc ung thư này sau khi được điều trị sẽ dẫn đến sự tái phát ung thư.

    02.MrTom

    Mặc dù với tên gọi giống nhau nhưng các tế bào gốc ung thư là khác biệt từ nguồn gốc đến hướng nghiên cứu.

    Trong nghiên cứu gần đây, Li và cộng sự tinh sạch các tế bào gốc ung thư từ hai mô hình chuột có khả năng miễn dịch và dùng các tế bào này để tạo vắc-xin.

    Theo ông Li: “Chúng tôi nhận thấy rằng việc làm giàu các tế bào gốc ung thư sinh miễn dịch và hiệu quả hơn rất nhiều như một nguồn kháng nguyên so sánh với các tế bào khối u không được chọn lọc thường được sử dụng trong các thử nghiệm liệu pháp miễn dịch trước đó”. “Các nghiên cứu về cơ chế phát hiện ra rằng khi kháng thể được mồi với tế bào gốc ung thư, chúng sẽ có khả năng nhắm đích đến là các tế bào gốc ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch chống ung thư”.

    03.MrTom

    Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng các tế bào lympho T gây độc thu nhận từ những vật chủ đã được tiêm văc-xin tế bào gốc ung thư có khả năng giết chết các tế bào gốc ung thư in vitro.

    Nguồn: Hiệp hội Nghiên cứu Ưng thư Hoa Kỳ

    Nguyễn Thanh Tâm
  • Nguyễn Thị Ngọc Mỹ

    Nguyễn Thị Ngọc Mỹ

    ngocmy

    MY, THI NGOC NGUYEN BSc.

    EDUCATION

    Master of Science (MS)  Candidate Genetics University of Science, Vietnam National University, Ho chi Minh City, Vietnam (2012-2014)
    Bachelor of Science (BS) Biotechnology University of Science, Vietnam National University, Ho chi Minh City, Vietnam (2007-2011)
    RESEARCH EXPERIENCES

    2010 – Present: Researcher, Teaching Assistant – Faculty of Biology, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

    Research projects:

    • Create and evaluate biocompatibility of the xenografted acellular bone scaffolds (University of Science, Vietnam National University – Ho Chi Minh City).
    • Using treated human dentin as a scaffold for dental pulp stem cells to generate dentin-like-tissue (Vietnam National University – Ho Chi Minh City).
    • Study on isolation of human deatal stem cells and application of autologous deciduous dental pulp stem cells to treat the injured permanent teeth (Ministry of Science Technology).

    Teaching Assistant for classes:

    • Labwork on Human and Animal Physiology, University of Science
    • Labwork on Human and Animal Physiology, Falcuty of Medicine, Vietnam National University

    2007 – 2011: Undergraduate student, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

    Undergraduate thesis:

    Optimization of procedure for isolation and culture of Human umbilical vein cord endothelial cells.

    PUBLICATIONS & CONFERENCE REPORTS

    Papers

    • To Minh Quan, Nguyen Thi Ngoc My, Doan Nguyen Vu, Le Thi Ngoc Huong, Tran Le Bao Ha (2012). Study on protocol of isolation and culturing endothelial cells from human umbilical vein.

     

    • Tran Le Bao Ha, Doan Nguyen Vu, To Minh Quan, Nguyen Thi Nhat Uyen, Le Thi Ngoc Huong, Nguyen Thi Ngoc My, Phan Kim Ngoc, Nguyen Thi Thu, Dang Vu Ngoc Mai, Hoang Dao Bao Tram, Hoang Tu Hung (2012). Culture stem cells from human dental pulp. Ho Chi Minh City Medicine Magazine. 16, 10-17.

    Conference reports

    Tran Le Bao Ha, Doan Nguyen Vu, To Minh Quan, Nguyen Thi Nhat Uyen, Le Thi Ngoc Huong, Nguyen Thi Ngoc My, Phan Kim Ngoc. Applied potential of human dental pulp stem cells (The 2nd National Biotecnology Conference – Southern Vietnam, 2011).

    PERSONAL INFORMATIONS

    Name: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
    Date of Birth: 21/07/1989
    Place of Birth: Ho Chi Minh city
    Nationality: Vietnamese
    Sex: Female
    Marital status: Single
    Home Address:

    165/22 Nguyễn Văn Luông Street, Ward 10, District 6, HCMC

    Current address: 165/22 Nguyễn Văn Luông Street, Ward 10, District 6, HCMC
    Phone (Lab): 84-8-38397719
    Cell phone: 84-012134391799
    Email: ntnmy@hcmus.edu.vn

    Prepared on December 25th, 2012

  • Stimulation of Allogenic lymphocytes by Dendritic Cells Derived from Human Umbilical Cord Blood …

    Stimulation of Allogenic lymphocytes by Dendritic Cells Derived from Human Umbilical Cord Blood Fused with Breast Cancer Stem Cells

    Sinh Truong Nguyen 1, Viet Quoc Pham1, Ngoc Kim Phan1 and Phuc Van Pham1*

    1Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Vietnam National University, Vietnam.

     

    Aims: Cancer stem cells (CSCs) are cancer cells that possess characteristics associated with normal stem cells. CSCs represent a minor subset of cells in the tumor and are thought to be the reason for the initiation of disease, resistance to cancer treatment, and the occurrence of metastasis. Therefore, breast cancer stem cells (BCSCs) targeting therapies are considered as the promising therapy for breast cancer treatment. This research aims to evaluate the tumor associated antigens presentation of dendritic cells fused with breast cancer stem cells in dendritic cells based therapies.
    Methodology: Human breast cancer stem cells are isolated from malignant breast tumors by enrich culture and fluorescent activated cell sorting. Human dendritic cells are isolated from umbilical cord blood by culturing CD14 monocytes in induced medium. Electrocution is used to fuse breast cancer stem cells and dendritic cells. Fusion cells are used to evaluate functions of dendritic cells (DCs) and also to stimulate T cells.
    Results: These findings indicate that fusion cells have the ability to present the antigens of breast cancer stem cell to T-cells, and regarding functionality.
    Conclusion: They appear to be very good candidates for antitumor vaccine in breast cancer.

     

    Keywords :

    Antitumor vaccine; breast cancer stem cell; cell fusion; dendritic cell; tumor-associated antigens; T-cell proliferation.

     

    http://www.sciencedomain.org/abstract.php?iid=174&id=9&aid=823

     

     

  • Transplantation of non-expanded adipose stromal vascular fraction and platelet rich plasma for…

    Transplantation of non-expanded adipose stromal vascular fraction and platelet rich plasma for articular cartilage injury treatment in mice model

    Phuc Pham Van, Khanh Bui-Hong-Thien, Dat Ngo-Quoc, Lam Khuat-Tan, and Ngoc Phan-Kim

    1Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh city, Vietnam

    2University of Medical Center, Ho Chi Minh University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City, Vietnam

    3Department of Pathology, University ofMedicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City, Vietnam Corresponding author: pvphuc@hcmuns.edu.vn

    Received 13 August 2012; Accepted 25 December 2012

    Abstract

    Stromal vascular fraction (SVF) combined with platelet rich plasma (PRP) commonly used in preclinical and clinical osteoarthritis as well as articular cartilage injury treatment. However, this therapy has not been carefully evaluated the safety and efficacy. This research aims to assess the safety and efficacy of SVF combined with PRP transplantation. Ten samples of SVFs and PRPs from donors were used in this research. About safety, we evaluate the expression of some genes related to tumor formation such as Oct-4, Nanog, SSEA3, SSEA4 by RT-PCR, flow cytometry and tumor formation when injected in NOD/SCID mice. About efficacy, SVF was injected with PRP into murine joint that caused joint failure. The results showed that SVFs are negative with Oct-4, Nanog, SSEA-3, SSEA-4 as well as can not cause tumors in mice. SVFs combined with PRP can improve the joint regeneration in mice. These results proved that SVFs combined with PRP transplantation is a promising therapy for articular cartilage injury treatment.

    Keywords: Adipose stromal vascular fraction, joint failure, osteoarthritis, platelet rich plasma, mesenchymal stem cells.

     

    Online at:
    http://www.hindawi.com/journals/jme/aip/832396/