Author: tcnhat

  • Các hướng nghiên cứu

    Các hướng nghiên cứu đang được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc:

    1. Y học tái tạo

    Tập trung nghiên cứu sinh học tế bào gốc, nhận diện, phân tách, tăng sinh biệt hoá, đến liệu pháp tế bào và công nghệ mô ứng dụng trong điều trị các bệnh mạn tính, suy thoái như đái tháo đường, thần kinh, cơ-xương-khớp, da, tim mạch.

    Các công trình đã công bố của hướng:

    • 1. Phuc PV, Nhung TH, Loan DT, Chung DC, Ngoc PK. Differentiating of banked human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells into insulin-secreting cells. In Vitro Cell Dev Biol Anim. (2011) 47:54-63.
    • 2. Ngoc PK, Phuc PV, Nhung TH, Thuy DT, Nguyet NT. Improving the efficacy of type 1 diabetes therapy by transplantation of immunoisolated insulin-producing cells. Hum Cell. (2011) 24(2):86-95.
    • 3. Phuc Pham Van (2011). Stem Cell Therapy for Islet Regeneration, Stem Cells in Clinic and Research, Ali Gholamrezanezhad (Ed.), ISBN: 978-953-307-797-0, InTech.
    • 4. Pham Van Phuc and Phan Kim Ngoc (2012). Improving the efficacy of diabetes mellitus treatment by combining cell replacement therapy with immune correction, Stem cells and Cancer Stem Cells, Vol 4, Hayat, M.A. (Ed.), ISBN 978-94-007-2827-1, Springer.
    • 5. Phuc Pham Van, Khanh Bui-Hong-Thien, Dat Ngo-Quoc, Lam Khuat-Tan, and Ngoc Phan-Kim (2013). Transplantation of non-expanded adipose stromal vascular fraction and platelet rich plasma for articular cartilage injury treatment in mice model. Journal of Medical Engineering, 2013, 832396.
    • 6. Phuc V Pham, Khanh HT Bui, Dat Q Ngo, Ngoc B Vu, Nhung H Truong, Nhan LC Phan, Dung M Le, Triet D Duong, Thanh D Nguyen, Vien T Le and Ngoc K Phan (2013). Activated platelet-rich plasma improves adipose-derived stem cell transplantation efficiency in injured articular cartilage. Stem Cell Research & Therapy. MS : 1221358047995202.
    • 7. Phuc Van Pham, Khanh Hong Thien Bui, Dat Quoc Ngo, Ngoc Bich Vu, Ngoc Kim Phan (2013). Expanded adipose tissue-derived stem cells for articular cartilage injury treatment: a safety and efficacy evaluation. IN: Regenerative medicine using redundant abdominal fat and menstrual blood. Niranjan Bhattacharya, Phillip Stubblefield (eds.), Springer Verlag (In press – expected publication date: September 2013).
    • 8. Phuc Van Pham, Loan Thi-Tung Dang, Nhung Hai Truong, Ngoc Kim Phan (2012). Can activated platelet rich plasma combined with adipose-derived stem cells be used to treat skin wrinkle? A mechanism study. Medical Advancement in Aging and Regenerative Technologies: Clinical Tools and Applications; Edited by Andriani Daskalaki. IGI Global Publisher. DOI: 10.4018/978-1-4666-2506-8, ISBN13: 9781466625068.


    2. Ung thư

    Tập trung nghiên cứu từ ngăn chặn đến điều trị và theo dõi sau điều trị ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư não, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng.

    Các công trình đã công bố của hướng:

    • 1. Pham Van Phuc, Tran Thi Thanh Khuong, Le Van Dong, Truong Dinh Kiet, Tran Tung Giang and Phan Kim Ngoc (2010). Isolation and characterization of breast cancer stem cells from malignant tumours in Vietnamese women. Journal of Cell and Animal Biology 4(12):163–16.
    • 2. Phuc PV, Lam DH, Ngoc VB, Thu DT, Nguyet NTM, Ngoc PK. Production of functional dendritic cells from menstrual blood—a new dendritic cell source for immune therapy. In Vitro Cell Dev Biol Anim. (2011) 47(5-6):368-375.
    • 3. Phuc PV, Nhan PLC, Nhung TH, Tam NT, Hoang NM, Tue VG, Thuy DT, Ngoc PK. Downregulation of CD44 reduces doxorubicin resistance of CD44+CD24 breast cancer cells. OncoTargets and Therapy 2011, 4:71-7.
    • 4. Pham Van Phuc, Chi Jee Hou, Nguyen Thi Minh Nguyet, Duong Thanh Thuy, Le Van Dong, Truong Dinh Kiet and Phan Kim Ngoc. Effects of breast cancer stem cell extract primed dendritic cell transplantation on breast cancer tumor murine models. Annual Review & Research in Biology 1(1):1-13, 2011.
    • 5. Phuc V Pham, Nhan LC Phan, Nhung T Nguyen, Nhung H Truong, Thuy T Duong, Dong V Le, Kiet D Truong and Ngoc K Phan. Differentiation of breast cancer stem cells by knockdown of CD44: promising differentiation therapy. Journal of Translational Medicine 2011, 9(1):209.
    • 6. Trang Thi Mai , JeongYong Moon , YeonWoo Song , Pham Quoc Viet , Pham Van Phuc, Jung Min Lee, Tae-Hoo Yi, Moonjae Cho, Somi Kim Cho.Ginsenoside F2 induces apoptosis accompaned by protective autophagy in breast cancer stem cells. Cancer Lett. 2012;321(2):144-53.
    • 7. Pham PV, Vu NB, Duong TT, Nguyen TT, Truong NH, Phan NLC, Vuong TG, Pham VQ, Nguyen HM, Nguyen KT, Nguyen NT, Nguyen KG, Khat LT, Le DV, Truong KD, Phan NK. Suppression of human breast tumors in NOD/SCID mice by CD44 shRNA gene the
      rapy combined with doxorubicin treatment. OncoTargets and Therapy 2012, 5:77-84.
    • 8. Phuc Van Pham. Targeting breast cancer stem cells: Principle and Update. Biological and Biomedicial Reports, 2012, 2(2), 78-86.
    • 9. Sinh Truong Nguyen, Viet Quoc Pham, Ngoc Kim Phan and Phuc Van Pham (2012). Stimulation of allogenic lymphocytes by dendritic cells derived from human umbilical cord blood fused with breast cancer stem cells. Annual Review & Research in Biology, 2(4):89-1000.
    • 10. Phuc Van Pham (2012). Breast cancer treatment by targeting breast cancer stem cells: Gene and Immunotherapies. ISBN 978-3-8473-4966-2, LAP.
    • 11. Phuc Van Pham, Binh Thanh Vu, Nhan Lu Chinh Phan, Thuy Thanh Duong, Tue Gia Vuong, Giang Do Thuy Nguyen, Thiep Van Tran, Dung Xuan Pham, Minh Hoang Le and Ngoc Kim Phan (2012). Breast cancer stem cell isolation by single cell sorting, Tissue Culture, Annarita Leva and Rinaldi Laura M.R. (Ed.), ISBN 980-953-307-097-6, Intech.
    • 12. Phuc Van Pham, Sinh Truong Nguyen, Nhan Lu-Chinh Phan, Ngoc Kim Ngoc (2013). Roles of CD44 in stem cells and cancer stem cells. The Research and Biology of Cancer I. iConcept Press. ISBN: 978-1-922227-22-5.
    • 13. Phuc Van Pham (2013). Circulating breast cancer stem cells: potential biomarkers for breast cancer diagnosis and prognosis evaluation. OMICs approaches in breast cancer: Towards next-generation diagnosis, prognosis and therapy; Edited by Debmalya Barh et al. Springer Pvt Ltd. ISBN: 8132258425; ISBN-13: 978-8132258425.
    • 14. Ngoc Bich Vu, Tam Thanh Nguyen, Long Cong-Duy Tran, Cong Dinh Do, Bac Hoang Nguyen, Ngoc Kim Phan, Phuc Van Pham. Doxorubicin and 5-fluorouracil resistant hepatic cancer cells demonstrate stem-like properties. Cytotechnology, 2012. DOI: 10.1007/s10616-012-9511-9.

    3. Sinh-dược phẩm

    Tập trung nghiên cứu sản xuất các protein tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng phục vụ cho chẩn đoán và trị liệu.

    Tập trung phát triển các sản phẩm từ tế bào gốc và cho tế bào gốc nhằm ứng dụng trong trị liệu.


    4. Hỗ trợ sinh sản

    Tập trung nghiên cứu cải tiến kĩ thuật và phát triển các kĩ thuật mới trong hỗ trợ sinh sản, từ khâu khai thác giao tử đến khâu thụ tinh in vitro, chẩn đoán tiền làm tổ, tiền sinh.



    5. Hợp chất thiên nhiên

    Khai thác các hợp chất thiên nhiên, sàng lọc hoạt tính trên đối tượng tế bào gốc ung thư, tế bào gốc bình thường.


  • Vi khuẩn đường ruột có thể chống lại bệnh béo phì và tiểu đường

    Ruột là nơi có vô số vi khuẩn khác nhau – một hệ sinh thái phức tạp có vai trò tích cực trong một loạt các chức năng của cơ thể. Trong một nghiên cứu được công bố tuần này thuộc Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở chuột, chỉ một trong số các loài vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì và các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường type 2.

    Vi khuẩn, Akkermansia muciniphila, có tác dụng tiêu hóa dịch nhầy và chiếm 3-5% các vi khuẩn trong ruột của một động vật có vú khỏe mạnh. Nhưng trong đường ruột người và chuột béo phì, cũng như những người bị bệnh tiểu đường loại 2, chúng có mức độ thấp hơn nhiều. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Công giáo Louvain ở Bỉ do Patrice Cani dẫn đầu đã quyết định nghiên cứu sự tương tác giữa vi khuẩn đường ruột và cơ chế chuyển hóa.

    23-5

    Các nhà nghiên cứu thấy rằng những con chuột được cho ăn theo chế độ ăn uống nhiều chất béo có lượng A. muciniphila trong ruột ít hơn 100 lần những con chuột được cho ăn theo chế độ bình thường. Các nhà nghiên cứu đã có thể khôi phục lại mức vi khuẩn bình thường bằng cách cho chuột ăn vi khuẩn sống A. muciniphila, cũng như các loại thực phẩm “prebiotic” để khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột.

    Những tác động của quá trình điều trị này thật sự rất ấn tượng. So với những con chuột không được điều trị, những con chuột có điều trị đã giảm trọng lượng và có tỷ lệ chất béo trên khối lượng cơ thể tốt hơn, cũng như giảm sự kháng insulin và có lớp chất nhầy ruột dày hơn. Họ cũng thấy được sự cải thiện trong một loạt các chỉ số khác liên quan đến bệnh béo phì và rối loạn chuyển hóa.

    Cani và cộng sự đã bắt đầu làm sáng tỏ các cơ chế phức tạp mà qua đó vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất. Khôi phục lại mức vi khuẩn A. muciniphila ở mức bình thường dẫn đến làm tăng mức độ cannabinoid nội sinh trong đường ruột, một phân tử tín hiệu giúp kiểm soát nồng độ đường huyết và duy trì khả năng phòng vệ của đường ruột đối với vi khuẩn có hại.

    Cani cho rằng A. muciniphila dường như có một “thương thuyết” với các tế bào của niêm mạc ruột và hệ thống miễn dịch để gửi một tín hiệu tác động đến việc sản xuất ra các phân tử kháng khuẩn, cũng như tăng sản xuất chất nhầy.  Cani “tin” rằng một ngày nào đó A. muciniphila có thể được sử dụng để điều trị các rối loạn như bệnh béo phì, tiểu đường và viêm đại tràng ở người.

    Nguyễn Thị Kiều Oanh
    ngtkioanh@gmail.com
    Nguồn:  http://www.nature.com/news/gut-microbe-may-fight-obesity-and-diabetes-1.12975

  • Mức estrogen quá cao có thể gây biến chứng đối với các trường hợp mang thai đơn sinh nhờ IVF

    Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Massachusetts General Hospital – MGH) đã xác định được một nhân tố có thể đóng vai trò quan trọng đằng sau sự gia tăng nguy cơ khi sinh của các ca thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Hai bài báo đăng trên tạp chí “Sinh sản và Vô sinh” ủng hộ giả thuyết rằng hàm lượng estrogen quá cao tại thời điểm chuyển phôi làm gia tăng nguy cơ trẻ được sinh ra nhỏ hơn tuổi thai và nguy cơ Tiền sản giật (Pree-clampsia), một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con. Họ cũng đưa ra một phương pháp nhằm giảm những nguy cơ này dựa trên thử nghiệm trong một nhóm nhỏ bệnh nhân.

    Cả hai bài báo đều đề cập đến những ca mang thai do IVF dẫn đến đơn sinh, không phải những ca đa sinh, đa sinh hiện nay vẫn là yếu tố nhiều nguy cơ nhất của bất kỳ công nghệ hỗ trợ sinh sản. Nhưng những ca mang thai IVF đơn sinh được hỗ trợ lại có nhiều khả năng dẫn đến sinh non, nhẹ cân và những biến chứng nghiêm trọng khác hơn mang thai đơn sinh không được hỗ trợ. Trong số ra tháng 1/2013, các nhà điều tra tại Khoa Sản của MGH báo cáo rằng nên đông lạnh phôi của phụ nữ có lượng estrogen quá cao tại thời điểm thu trứng, và chuyển phôi vào chu kỳ sinh sản muộn khi lượng hoóc-môn gần giống với một chu kỳ tự nhiên, sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sơ sinh nhỏ và loại bỏ tỷ lệ tiền sản giật trong một nhóm nhỏ các bệnh nhân.

    Tại hầu hết các trung tâm sinh sản, IVF bao gồm một quy trình gồm nhiều giai đoạn phối hợp để kích thích buồng trứng, dẫn đến sự phát triển và trưởng thành của nhiều trứng cùng một lúc. Trước khi rụng, trứng được lấy ra để thụ tinh bên ngoài cơ thể người mẹ. Nếu thụ tinh thành công và có vẻ phát triển bình thường, phôi sẽ được chuyển vào tử cung của mẹ trong vòng 5 ngày kể từ ngày thu trứng theo một quy trình được gọi là cấy truyền phôi tươi.

    ivf

    Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF

    Tế bào trứng phát triển và trưởng thành trong những túi nhỏ của buồng trứng được gọi là nang trứng, nơi tạo ra rất nhiều estrogen, vì vậy sự phát triển của nhiều nang trưởng thành có thể dẫn đến nồng độ estrogen cao đáng kể. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy lượng estrogen quá cao trong thai kỳ sớm có thể cản trở sự phát triển của nhau thai, và các nghiên cứu khác đã liên kết những bất thường nhau thai với sự tăng nguy cơ trong tiền sản giật và trẻ sơ sinh nhỏ.

    Trong số tháng 6/2012 của tạp chí “Sinh sản và Vô sinh”, nhóm nghiên cứu thuộc MGH báo cáo rằng: trong số gần như 300 ca mang thai IVF đơn sinh từ ​​năm 2005 đến 2010, những phụ nữ có nồng độ estrogen ngay trước khi thu trứng cao sẽ có tỷ lệ mắc tiền sản giật và trẻ sơ sinh nhỏ cao hơn rất nhiều so với những trường hợp bình thường. Những phụ nữ có đỉnh estrogen cao từ 90% trở lên có nguy cơ cao gấp chín lần sinh trẻ sơ sinh nhỏ và cao gấp năm lần bị tiền sản giật.

    Theo quan sát đó, nhóm nghiên cứu thuộc MGH đã kiểm tra bằng cách nào mà một quy trình được thiết lập cho các bà mẹ có nguy cơ biến chứng khi điều trị khả năng sinh sản, được gọi là hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS), có thể tác động lên những nguy cơ liên quan đến nồng độ estrogen rất cao. Tại Trung Tâm Sinh Sản MGH, nếu nồng độ estrogen của bệnh nhân dùng thụ tinh trong ống nghiệm vượt quá 4.500 pg/ml vào ngày dự kiến ​​họ sẽ được nhận mũi kích hoạt nội tiết tố cuối cùng giúp trưởng thành trứng – cho thấy nguy cơ bị hội chứng OHSS – cần tiến hành ​​tư vấn cho bệnh nhân các lựa chọn thay thế. Các lựa chọn này bao gồm hoãn quy trình cho đến chu kỳ IVF trong tương lai, hoặc tiến hành thu trứng và thụ tinh nhưng đông lạnh phôi, chờ cấy vào chu kỳ sau để có thời gian cho buồng trứng phục hồi.

    Báo cáo của nhóm vào tháng 1 đã so sánh kết quả của 20 bệnh nhân chọn đông lạnh phôi của họ và cấy vào sau vì nguy cơ bị hội chứng OHSS, với kết quả của 32 bệnh nhân có nồng độ estrogen trước khi thu trứng lớn hơn 3.450 pg/ml và lựa chọn chuyển phôi tươi. Ở những bà mẹ lựa chọn đông lạnh phôi và chuyển vào ở chu kỳ tiếp theo, chỉ có 10% trẻ sinh ra nhỏ hơn tuổi thai, con số này nhỏ hơn rất nhiều so với 35% trẻ sơ sinh của những bà mẹ chuyển phôi tươi. Trong khi tỷ lệ bị tiền sản giật sau khi chuyển phôi tươi là gần 22% thì không ai trong số các bệnh nhân đã chọn đông lạnh phôi phát triển tiền sản giật.

    Đặng Thanh Long
    dtlong@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/02/130225131624.htm

  • Định hướng của ĐH Quốc gia – Tp.HCM về sự phát triển của PTN Tế bào gốc

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

    Tp.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 5 năm 2013

    THÔNG BÁO

    Kết luận của PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM tại buổi làm việc với trường Đại học Khoa học Tự nhiên về Phòng thí nghiệm Nghiên cứu & Ứng dụng Tế bào gốc

    Ngày 02/5/2013, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã có buổi làm việc với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) về Phòng thí nghiệm Nghiên cứu & ứng dụng Tế bào gốc (NC&UD TBG). Tham dự buổi làm việc có: Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo Ban KHTC, Lãnh đạo Ban Khoa học Công nghệ (KHCN), Lãnh đạo Trường ĐH KHTN, Phòng Thí nghiệm NC&UD TBG. Sau khi nghe Trường KHTN báo cáo tình hình hoạt động của Phòng thí nghiệm NC&UD TBG cùng những ý kiến trao đổi, thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp, Phó Giám đốc Huỳnh Thành Đạt kết luận như sau:

    1. ĐHQG-HCM ghi nhận và đánh giá cao các nỗ lực của Phòng thí nghiệm NC&UD TBG-Trường ĐH KHTN giai đoạn qua đã phát triển các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc đạt những thành tựu đáng kể.

    2. ĐHQG-HCM giao Trường KHTN phối hợp với các đơn vị trong ĐHQG-HCM (Trường Đại học Quốc tế , Khoa Y, …) xây dựng Chiến lược phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ TBG vào các lĩnh vực liên quan giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó cần lưu ý tận dụng tối đa nguồn lực của các đơn vị trong toàn ĐHQG-HCM, hợp tác trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên cứu cần hướng tới các sản phẩm quốc gia, có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Giao cho Trường ĐH KHTN chủ trì xây dựng Quy trình ứng dụng công nghệ TBG và trình Giám đốc ĐHQG-HCM trước ngày 15/6/2013.

    3. Về định hướng phát triển về mô hình tổ chức: ĐHQG-HCM ủng hộ việc thành lập Viện nghiên cứu tế bào gốc trực thuộc trường Đại học KHTN theo mô hình ĐHQG-HCM ra quyết định thành lập Viện; Trường ĐH KHTN sẽ bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo Viện. Giao Trường ĐH KHTN chuẩn bị đề án thành lập Viện, trình ĐHQG-HCM trong tháng 6 năm 2013.

    4. Về phát triển cơ sở vật chất: Trường ĐH KHTN cần tập trung xây dựng cơ sở vật chất Viện nghiên cứu tế bào gốc tại cơ sở Linh Trung, Thủ Đức.

    5. Giao Ban KHCN và Ban KHTC là đầu mối hỗ trợ, hướng dẫn Trường ĐH KHTN về việc xây dựng đề án thành lập Viện nghiên cứu tế bào gốc cũng như Chiến lược phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ TBG vào các lĩnh vực liên quan giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030.

    6. Giao cho Ban KHCN trình ĐHQG-HCM thành lập Tổ Công tác thực hiện các công việc trên. Thành phần Tổ công tác gồm PGS.TS Đỗ Hồng Lan Chi, Phó Trưởng ban KHCN; TS. Nguyễn Ninh Thụy, Phó trưởng ban KHTC cùng một số nhân sự do Trường ĐH KHTN đề xuất.

    Trên đây là kết luận của Phó Giám đốc Huỳnh Thành Đạt tại phiên làm việc trên. Văn phòng ĐHQG-HCM trân trọng thông báo dến các cá nhân, đơn vị có liên quan đế biết và thực hiện.

    TL. GIÁM ĐỐC
    KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
    PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

    (đã ký)

    Nguyễn Đình Tứ
  • Hợp chất trong nước bọt của người có tác dụng đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương

    Theo các nhà khoa học Hà Lan, một hợp chất có trong nước bọt của người giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Nghiên cứu này có thể đem lại hi vọng cho những bệnh nhân phải chịu đựng những vết thương không lành mãn tính do bệnh tiểu đường, chấn thương và bỏng. Bên cạnh đó, những hợp chất này có thể sản xuất hàng loạt nên chúng có tiềm năng trở thành thuốc kháng sinh ở dạng kem và cồn sát trùng.

    “Chúng tôi hi vọng nghiên cứu này giúp ích cho những bệnh nhân phải chịu đựng những vết thương không lành như loét chân, loét do bị tiểu đường cũng như cho nhiều phương pháp trị liệu vết thương do chấn thương như bỏng”, theo Menno Oudhoff.

    Cụ thể, các nhà khoa học tìm thấy histatin, một loại protein kích thước nhỏ trong nước bọt có khả năng giết vi khuẩn, có vai trò trong quá trình làm lành vết thương. Trong thí nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu nuôi cấy tế bào biểu mô ở mặt trong của má trên đĩa đến khi mặt đĩa được phủ đầy các tế bào. Sau đó, vết thương nhân tạo trên lớp tế bào ở mỗi đĩa được tạo ra bằng cách cạo một đường để loại bỏ các tế bào.Ở đĩa đối chứng, tế bào được ủ với dung dịch đẳng trương. Ở đĩa thí nghiệm, tế bào được ủ với nước bọt của người.

    Sau 16 giờ, các nhà khoa học nhận thấy rằng vết thương được xử lí với nước bọt hầu như lành hẳn. Ở đĩa có chứa vết thương không được xử lí với nước bọt, phần lớn vết thương vẫn chưa lành. Điều này chứng minh rằng nước bọt của người chứa nhân tố giúp đẩy nhanh quá trình đóng kín vết thương của các tế bào ở miệng. Bởi vì nước bọt là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần nên bước tiếp theo là xác định thành phần nào có tác dụng trong quá trình làm lành vết thương. Bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật, các nhà nghiên cứu phân tích nước bọt thành các thành phần riêng lẻ, kiểm tra chúng trên mô hình vết thương và cuối cùng kết luận rằng histatin có vai trò quan trọng đối với sự làm lành.

    histatin

    Cấu trúc protein Histatin-1

    “Nghiên cứu này không chỉ trả lời cho câu hỏi: Tại sao động vật hay liếm vào vết thương của chúng”, Gerald Weissmann phát biểu. “ Nó còn giải thích tại sao vết thương trong miệng hay nhổ răng thì lành nhanh hơn những vết thương ở da và xương. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng sử dụng nước bọt như một loại thuốc mới”.

    Trương Thị Hoàng Mai
    tthmai@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2008/07/080723094841.htm

  • “Công tắc” quan trọng trong quá trình làm lành vết thương

    Các nhà khoa học từ viện Y Sinh A*STAR đã xác định được “công tắc” phân tử điều khiển sự di cư của các tế bào da trong quá trình làm lành sẹo. Phát hiện này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều bệnh nhân bị tiểu đường và những người có vết thương mãn tính không hoặc khó lành, dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến việc loại bỏ chi. Cơ chế tắt-mở này có thể nắm giữ chìa khóa phát triển những liệu pháp trị liệu nhằm giảm hoặc loại bỏ các vết thương mãn tính.

    Các nhà khoa học đã phát hiện phân tử “micro-RNA”, được gọi là miR-198 kiểm soát nhiều quá trình khác nhau trong sự làm lành vết thương bằng cách đóng các quá trình này ở da khỏe mạnh. Khi da bị tổn thương, sự sản xuất miR-198 nhanh chóng dừng lại và nồng độ của miR-198 giảm xuống, giúp quá trình làm lành vết thương được khởi động.

    Ở vết thương không thể lành do bệnh tiểu đường, phân tử miR-198 không biến mất và quá trình làm lành vết thương bị khóa. Điều này xác định miR-198 như một dấu ấn sinh học có tiềm năng trong chẩn đoán vết thương không lành.
    lam_lanh_vet_thuong

    Quá trình làm lành vết thương ở làn da khỏe mạnh

    Tầm quan trọng của phát hiện

    Vết thương mãn tính ở những bệnh nhân tiểu đường là gánh nặng y tế toàn cầu và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc loại bỏ các chi dưới. Ở Singapore, bệnh tiểu đường là một trong năm bệnh phổ biến nhất được chẩn đoán và cứ 1 trong 9 người độ tuổi từ 18-69 bị tiểu đường. Tuy nhiên, những vết thương mãn tính chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng và chưa có cách chữa trị hiệu quả. Vết thương khó lành cũng ảnh hưởng đến người già và những người khuyết tật, đặc biệt là những người sử dụng xe lăn hay bị liệt giường.

    Dr. Prabha Sampath phát biểu: “Chúng tôi hi vọng sẽ sử dụng nghiên cứu này nhằm cải thiện những vấn đề của bệnh nhân. Dựa trên nghiên cứu, chúng tôi khảo sát khả năng điều chỉnh sự đóng mở bị thiếu sót ở vết thương mãn tính bằng việc tác động lên miR-198 và các phân tử tương tác với miR-198 nhằm phát triển hướng điều trị mới.”

    Giáo sư Birgitte Lane, giám đốc điều hành IMB, phát biểu: “Sự đóng mở này được phát hiện như nhân tố điều hòa mới trong quá trình làm lành vết thương, và có thể là nhân tố rất quan trọng. Vết thương khó lành là vấn đề lớn trong chăm sóc sức khỏe, và nghiên cứu này đặc biệt rất đúng lúc khi dân số bắt đầu già hóa và bệnh tiểu đường gia tăng mạnh trên toàn thế giới. Những phát hiện này cung cấp cho chúng ta nền tảng để phát triển những hướng trị liệu giảm bớt hậu quả do vết thương mãn tính gây ra và cải thiện sự chăm sóc sức khỏe.”

    Phân tử FSTL1-miR-198

    Phân tử miR-198 và protein follistatin-like 1 (FSTL1) được tìm thấy trong tín hiệu đơn được sản xuất bởi tế bào. Tuy nhiên, miR-198 và protein FSTL1 không được sản xuất cùng lúc. Hai phân tử này có vai trò trái ngược nhau: miR-198 (được tìm thấy ở da không bị tổn thương) ức chế sự di cư của tế bào da và quá trình làm lành vết thương, trong khi FSTL1 (được biểu hiện sau khi tổn thương) kích thích sự di cư và làm lành vết thương. “Công tắc điều hòa” điều khiển sự biểu hiện của miR-198 và FSTL1 và bên cạnh đó, kiểm soát sự cân bằng giữa trạng thái không hoạt động của các tế bào da với sự di cư tế bào trong quá trình làm lành vết thương.

    Dr. Sampath và cs cho rằng khi không bị tổn thương, da chứa nồng độ cao phân tử miR-198 nhưng không có protein FSTL1. Họ chứng minh nồng độ cao miR-198 ngăn cản sự di trú tế bào da bằng cách ức chế nhiều gene như PLAU, LAMC2 và DIAPH1, những gene cần thiết trong quá trình làm lành vết thương. Tuy nhiên, khi xảy ra tổn thương, sự sản xuất miR-198 bị tắt bởi tín hiệu TGF-β1 (Transforming growth factor β1). Điều này cho phép FSTL1 được sản xuất và những gene điều hòa quá trình di cư tế bào da không bị khóa, kích thích sự di chuyển của các tế bào đến vùng tổn thương nhằm làm lành vết thương.

    Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm trên các mẫu da của vết thương loét không lành mãn tính từ những bệnh nhân bị đái tháo đường. Họ quan sát thấy không giống da khỏe mạnh bị tổn thương, những mẫu thí nghiệm chứa nồng độ cao miR-198 (ức chế sự di cư tế bào và làm lành vết thương) và sự thiếu vắng protein FSTL1 (kích thích sự di chuyển tế bào trong quá trình làm lành). Điều này cho thấy “công tắc” đã bị sai sót ở những bệnh nhân có vết thương không lành mãn tính.
  • Công dụng đáng chú ý của tế bào gốc máu trong các trường hợp khẩn cấp

    Nhóm nghiên cứu của Inserm, CNRS và MDC dẫn đầu bởi Michael Sieweke của Trung tâm Miễn dịch học Marseille Luminy (CNRS, INSERM, Đại học Aix Marseille) và Trung tâm Max Delbrück về Dược học Phân tử, Berlin-Buch, hôm nay, đã công bố vai trò ngoài mong đợi của các tế bào gốc máu: những tế bào này không chỉ đơn thuần bảo đảm sự làm mới một cách liên tục các tế bào máu của chúng ta, trong các trường hợp khẩn cấp, các tế bào này còn có khả năng sản xuất ra các tế bào bạch cầu theo nhu cầu của cơ thể khi đáp ứng lại các phản ứng viêm và nhiễm. Khả năng này có thể được sử dụng vào việc bảo vệ khỏi sự viêm nhiễm ở các bệnh nhân đang được điều trị cấy ghép tuỷ xương, khi mà hệ miễn dịch của họ đang tự phục hồi.

    Chi tiết của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 10 tháng 4.

    Các tế bào trong máu của chúng ta nuôi dưỡng, làm sạch và bảo vệ các mô, nhưng vòng đời của chúng cũng có hạn. Thời gian tồn tại của một tế bào hồng cầu hiếm khi vượt quá 3 tháng, các tế bào tiểu cầu chết sau 10 ngày và hầu hết các tế bào bạch cầu chỉ sống được vài ngày. Cơ thể cần sản xuất các tế bào để thay thế sự mất mát này trong suốt thời gian sống. Đây chính là vai trò của các tế bào gốc máu. Làm tổ trong tuỷ xương (phần mô mềm ở giữa các xương dài như xương ức, cột sống, xương chậu và xương vai), các tế bào gốc máu sản xuất hàng tỉ tế bào mới vào trong dòng máu mỗi ngày. Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, chúng không những phải tăng sinh mà còn phải biệt hoá.

    HSC

    Sơ đồ biệt hóa của tế bào gốc máu

    Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu vẫn đang quan tâm làm sao quá trình đặc biệt này được điều khiển trong các tế bào gốc. Michael Sieweke và nhóm của ông trước đây đã khám phá ra rằng quá trình này không phụ thuộc một cách ngẫu nhiên với việc biệt hoá mà số phận của chúng được quyết định dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và các tín hiệu từ môi trường. Một vấn đề quan trọng là: Làm sao các tế bào gốc kiểm soát đáp ứng một cách chính xác với các trường hợp khẩn cấp? Ví dụ, liệu chúng có thể đáp ứng với yêu cầu sản xuất ra các tế bào bạch cầu như các đại thực bào để tiêu diệt vi khuẩn khi có sự nhiễm xảy ra không? Cho đến hiện nay, câu trả lời này đã được làm rõ: các tế bào gốc không thể giải mã các tin nhắn đó và đã biệt hoá một cách ngẫu nhiên. Nhóm nghiên cứu Michael Sieweke vừa mới chứng tỏ rằng, ngoài sự nhạy cảm với các tín hiệu như đã biết, tế bào gốc nhận biết và sản xuất ra các tế bào cần thiết nhất khi đối mặt với các trường hợp nguy hiểm.

    “Chúng tôi vừa mới khám phá ra một phân tử sinh học đã được sản xuất với một lượng lớn trong cơ thể trong quá trình nhiễm hoặc viêm, điều này sẽ cảm ứng các tế bào gốc,” Tiến sĩ Sandrine Sarrazin, nghiên cứu tại viện Inserm, đồng tác giả của nghiên cứu đã cho biết. “Dưới tác dụng của phân tử này, được gọi là M-CSF (Nhân tố kích thích tạo colony đại thực bào – Macrophage colony stimulating factor), việc đóng mở dòng tế bào tuỷ (gene PU.1) được kích hoạt và các tế bào gốc nhanh chóng sản xuất ra các tế bào phù hợp nhất cho các trường hợp ví dụ như đại thực bào.”

    “Hiện nay chúng tôi đã nhận diện được tín hiệu này, việc đẩy nhanh tiến độ quá trình sản xuất của các tế bào như thế là hoàn toàn có thể ở các bệnh nhân đang phải đối mặt với các nguy cơ viêm nhiễm cấp tính.”, tiến sĩ Michael Sieweke, giám đốc nghiên cứu CNRS cho biết. “Đây là trường hợp của 50.000 bệnh nhân trên toàn thế giới mỗi năm, những người hầu như không có khả năng chống lại sự viêm nhiễm ngay sau khi cấy ghép tuỷ xương. Cảm ơn M-CSF, nó có thể kích thích sự sản xuất của các tế bào có ích trong khi tránh việc sản xuất ra các tế bào khác tấn công ngược lại cơ thể của người bệnh. Vì vậy, chúng có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự viêm nhiễm trong khi hệ miễn dịch của họ đang được tái cấu trúc.”

    Khám phá dường như đơn giản này khá là độc đáo, cả về phương pháp tiếp cận và phương pháp tiến hành. Để đưa ra được các kết luận như trên, nhóm nghiên cứu đã phải đánh giá sự thay đổi trạng thái trong mỗi tế bào. Điều này làm thách thức trở nên gấp bội: các thế bào gốc không những rất hiếm (chỉ có 1 tế bào gốc trong 10,000 tế bào ở tuỷ xương chuột), mà chúng còn khó có thể phân biệt được với các thế hệ tế bào phát triển từ chúng.

    “Để biệt hoá các tế bào chính, chúng tôi sử dụng các marker huỳnh quang để đánh dấu các trạng thái (mở hoặc đóng) của các tế bào dòng tuỷ: protein PU.1. Trước hết là trên động vật, sau đó quan sát tiến trình phát triển của sự biệt hoá tế bào dưới kính hiển vi, các tế bào gốc đều ‘sáng’ đồng nghĩa với việc các tế bào gốc hầu hết phản ứng ngay lập tức với M-CSF,” Noushine Mossadegh-Keller, kỹ sư phụ tá tại CNRS, đồng tác giả trong nghiên cứu này đã nói. “Để chắc chắn hoàn toàn, chúng tôi phục hồi từng tế bào và chắc chắn rằng các gen của tế bào dòng tuỷ được hoạt hoá trong tất cả các tế bào “xanh”, tức là các tế bào đã gắn với các marker huỳnh quang: một khi chúng nhận biết được các tín hiệu cảnh báo, chúng sẽ thay đổi đặc tính.”

    Nguyễn Thị Minh Nguyệt
    ngtmnguyet@hcmus.edu.vn
    http://www.sciencedaily.com/releases/2013/04/130410131227.htm

  • “Siêu kháng thể” mới chống HIV

    Cơ thể bệnh nhân nhiễm HIV có thể sản xuất một “siêu kháng thể” có tên CH103 vô hiệu hóa được 55% virút HIV, mở ra hi vọng mới cho việc điều chế các loại vắcxin chống “căn bệnh thế kỷ”.

    tuoitre

    Nghiên cứu mới cho thấy siêu kháng thể được tạo ra bởi cơ thể thành công trong việc chống lại virút HIV.

    Như chúng ta đã biết, khi ai đó bị nhiễm HIV cơ thể sẽ sản xuất các kháng thể để tấn công lại chúng. Tuy nhiên, virút HIV luôn biến đổi để tồn tại trước sự tấn công của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Do đó, cơ thể lại tiếp tục sản xuất kháng thể virút mới mà sau đó gặp phải sự biến đổi mới của virút HIV. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có khả năng phát triển các kháng thể có hiệu quả cao có thể trung hòa các đột biến HIV.

    “Mặc dù virút đột biến và có hàng triệu loài bán virút ra đời bởi vì sự đột biến đó, nhưng có một phần của virút không thể thay đổi nếu không virút không thể lây nhiễm – đây là nhược điểm của chúng”, giáo sư Barton Haynes, tác giả chính của nghiên cứu, làm việc tại ĐH Duke, bang North Carolina (Mỹ), nói với BBC.

    Nghiên cứu trên của các nhà khoa học thực hiện trên một bệnh nhân ở châu Phi bị nhiễm virút HIV khoảng 4 tuần. Họ nhận thấy cơ thể bệnh nhân sản xuất một kháng thể có tên CH103 có thể vô hiệu hóa 55% các mẫu HIV. Siêu kháng thể này được xem là sản phẩm của cuộc chiến giữa hệ thống miễn dịch và virút HIV đang cố gắng đấu tranh với nhau.

    Giáo sư Jane Anderson, chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Homerton, London, đồng thời là chủ tịch của Hiệp hội HIV Anh, cho biết: “Nghiên cứu trên là bước tiến mới trên con đường phát triển vắcxin điều trị HIV, cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách thức mà hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với virút HIV và làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ giữa virút này và kháng thể con người”.

    Theo báo Tuổi Trẻ
    Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/541305/sieu-khang-the-moi-chong-hiv.html

  • Chuyển dạng trung mô – biểu mô trong các mẫu ung thư vú người

    Những nghiên cứu cận lâm sàng đã chứng minh rằng có mối liên hệ giữa sự kích hoạt bất thường hiện tượng chuyển dạng trung mô – biểu mô (epithelial-mesenchymal transitions – gọi tắt là hiện tượng EMT) với tình trạng di căn của khối u. Để kiểm chứng lí thuyết này trên mức độ lâm sàng, gần đây nhóm nghiên cứu của Daniel Haber và Shyamala Maheswaran đã tiến hành phân tích hiện tượng EMT trên các tế bào khối u có khả năng tuần hoàn trong cơ thể của các bệnh nhân ung thư vú.

    Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp lai RNA in situ với kĩ thuật nhuộm màu kép để xác định trạng thái biểu mô hay trung mô trong các mẫu khối u vú sơ cấp và các tế bào khối u tuần hoàn phân lập từ bệnh nhân ung thư vú giai đoạn di căn. Hầu hết tế bào trong các mẫu khối u sơ cấp biểu hiện trạng thái biểu mô, ngoài ra có một quần thể nhỏ tế bào biểu hiện các marker của cả 2 trạng thái biểu mô và trung mô. Điều thú vị là khi khảo sát các tế bào tuần hoàn, các nhà khoa học thu được kết quả trái ngược: trạng thái trung mô biểu hiện ở các mẫu thu từ 17 bệnh nhân.

    Những thí nghiệm sâu hơn tiếp tục được tiến hành trên 11 bệnh nhân đã qua điều trị với vật liệu là quần thể tế bào khối u tuần hoàn. Với 6 bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp, số lượng các tế bào khối u tuần hoàn giảm và chúng cũng giảm biểu hiện trạng thái trung mô. Với các bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp, kết quả cho thấy có sự gia tăng biểu hiện trạng thái trung mô ở các tế bào khối u tuần hoàn. Điều này cho thấy có sự thay đổi giữa 2 trạng thái biểu mô và trung mô trên bệnh nhân và sự thay đổi này phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân với liệu pháp.

    a_Lam

    Hình ảnh 5 loại tế bào khối u tuần hoàn trong cơ thể bệnh nhân được nhuộm bằng phương pháp RNA-ISH với các marker cho trạng thái biểu mô và trung mô (màu xanh lá cây – biểu mô, màu đỏ – trung mô)

    Nghiên cứu này đã cho thấy vai trò quan trọng của hiện tượng EMT trong bệnh ung thư vú giai đoạn di căn. Tác giả Maheswaran tin rằng “việc kiểm soát hiện tượng EMT ở các tế bào khối u tuần hoàn có thể trở thành phương pháp dùng để kiểm soát quá trình tăng trưởng khối u”.

    *Tham khảo theo [1] Vanessa Marchesi. Epithelial–mesenchymal transitions in human breast cancer samples, Nature Reviews Clinical Oncology 10, 184, 2013 và [2] Yu, M. et al. Circulating breast tumor cells exhibit dynamic changes in epithelial and mesenchymal composition, Science 339, 580–584, 2013.

    Khuất Tấn Lâm
    ktlam@hcmus.edu.vn

  • Bước đột phá trong điều trị ung thư mà không gây tác dụng phụ trên chuột: Phương pháp hoá trị mới có thể chữa trị trên người bị ung thư.

    Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh, mỗi năm có khoảng 500.000 người chết vì bệnh ung thư ở Mỹ. Cuộc vận động chống lại bệnh ung thư gần đây đã đạt được thành công lớn dưới sự lãnh đạo của Giáo sư M. Frederick Hawthorne trường Đại học Missouri Curators. Nhóm của Hawthorne đã phát triển một hình thức mới của liệu pháp chiếu xạ, phương pháp này đã được áp dụng thành công trên chuột. Phương pháp điều trị mới này không gây ra các tác dụng phụ có hại như các phương pháp hoá trị và xạ trị thông thường. Các thử nghiệm cận lâm sàng có thể sẽ được tiến hành sớm sau khi Hawthorne bảo đảm được nguồn kinh phí.

    Hawthorne, người gần đây nhận được Huy chương quốc gia về khoa học do Tổng thống Obama trao tặng đã phát biểu: “Từ năm 1930, các nhà khoa học đã tìm kiếm thành công phương pháp điều trị ung thư “Boron neutron capture therapy_BNCT” tạm dịch là “Liệu pháp chiếu xạ bắt giữ neutron boron”. Ông chia sẻ “Nhóm của chúng tôi tại Viện Quốc tế MU về Nano và Dược học Phân tử cuối cùng đã tìm ra cách để ứng dụng một cách có hiệu quả lên tế bào ung thư kết hợp với hoá học nano”.

    Các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường và quá trình hấp thu chất của chúng cũng nhiều hơn các tế bào bình thường. Nhóm của giáo sư Hawthorne đã dựa vào đặc tính này, cho các tế bào ung thư hấp thu và dự trữ hoá chất boron, hoá chất này được thiết kể bởi Hawthorne. Những tế bào ung thư có chứa boron được tiếp xúc với neutron, neutron là một tiểu phần của nguyên tử, các nguyên tử boron bị vỡ và xé các tế bào ung thư, nhưng không làm tổn thương các tế bào bình thường lân cận.

    Những tính chất vật lý của boron đã làm cho kỹ thuật của Hawthorne trở nên khả thi. Dạng đặc biệt của boron sẽ phân tách khi nó bắt một neutron và giải phóng lithium, helium và năng lượng. Giống như những quả bóng trên một bàn bida, các nguyên tử helium và lithium thấm qua tế bào ung thư và phá huỷ nó từ phía bên trong mà không gây hại cho các mô xung quanh.

    boron

    Cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư của kỹ thuật BNCT

    “Kỹ thuật BNCT này có thể được sử dụng cho nhiều loại ung thư”, Hawthorn đã nói. “Kỹ thuật này cho thấy kết quả rất khả quan trên chuột. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc thử nghiệm trên động vật lớn hơn, và sau đó trên người. Tuy nhiên, trước khi chúng tôi có thể bắt đầu điều trị trên người, chúng tôi cần phải xây dựng một quy trình và các thiết bị ổn định. Một khi điều đó được thiết lập, MU sẽ là nơi sử dụng liệu pháp xạ trị này đầu tiên”.

    Nguyễn Thị Minh Nguyệt
    ngtmnguyet@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/04/130403131354.htm