Author: tcnhat

  • A simple in vitro method for evaluating dendritic cell-based vaccinations

    A simple in vitro method for evaluating dendritic cell-based vaccinations

    Authors Pham PV, Nguyen NT, Nguyen HM, Khuat LT, Le PM, Pham VQ, Nguyen ST, Phan NK

    Published Date August 2014 Volume 2014:7 Pages 1455—1464

    DOI http://dx.doi.org/10.2147/OTT.S67057

    Received 30 April 2014, Accepted 9 June 2014, Published 18 August 2014

    Phuc Van Pham, Nhung Thi Nguyen, Hoang Minh Nguyen, Lam Tan Khuat, Phong Minh Le, Viet Quoc Pham, Sinh Truong Nguyen, Ngoc Kim Phan

    Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam

    Background: Dendritic cell (DC) therapy is a promising therapy for cancer-targeting treatments. Recently, DCs have been used for treatment of some cancers. We aimed to develop an in vitro assay to evaluate DC therapy in cancer treatment using a breast cancer model.
    Methods: DCs were induced from murine bone marrow mononuclear cells in Roswell Park Memorial Institute (RPMI) 1640 medium supplemented with GM-CSF (20 ng/mL) and IL-4 (20 ng/mL). Immature DCs were primed with breast cancer stem cell (BCSC)-derived antigens. BCSCs were sorted from 4T1 cell lines based on aldehyde dehydrogenase expression. A mixture of DCs and cytotoxic T lymphocytes (CTLs) were used to evaluate the inhibitory effect of antigen-primed DCs on BCSCs. BCSC proliferation and doubling time were recorded based on impedance-based cell analysis using the xCELLigence system. The specification of inhibitory effects of DCs and CTLs was also evaluated using the same system.
    Results: The results showed that impedance-based analysis of BCSCs reflected cytotoxicity and inhibitory effects of DCs and CTLs at 72 hours. Differences in ratios of DC:CTL changed the cytotoxicity of DCs and CTLs.
    Conclusion: This study successfully used impedance-based cell analysis as a new in vitro assay to evaluate DC efficacy in cancer immunotherapy. We hope this technique will contribute to the development and improvement of immunotherapies in the near future.

    Keywords: CTLs, cytotoxicity assay, dendritic cells, immunotherapy, targeting therapy

    Download Article [PDF]

  • PHÁT HIỆN MỚI VỀ CƠ CHẾ DI CĂN VÀ TÁI PHÁT CỦA TẾ BÀO GỐC UNG THƯ

    Tế bào ung thư khi tách khỏi khối u sẽ tìm một vị trí phát triển mới thích hợp hơn, thông tin mới nhất từ các nhà nhiên cứu tại Đại học Illinois.

    Một số yếu tố đặc biệt giúp tế bào ung thư chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể, quá trình này được gọi là sự di căn (metastasis). Sự di căn có thể giúp tế bào tránh được các biện pháp điều trị tại chỗ khối u. Nhóm nghiên cứu tại Illinois kết hợp với Đại học đã phát hiện ra rằng các tế bào khởi tạo khối u có thể lẫn trốn tốt trong các mô rắn nhưng lại phát triển mạnh ở điều kiện các mô mềm. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications.

     

    “Nguyên nhân tái phát ung thư vẫn chưa được biết rõ”, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Ning Wang phát biểu. Các nhà nghiên cứu chia sẻ: Tại sao một số tế bào còn sót lại có thể trở nên mạnh mẽ hơn? Chúng tôi cho rằng các tế bào ung thư này có một số đặc tính giống tế bào gốc cho phép chúng di chuyển đến các mô khác nhau. Thông thường, nếu bạn đặt một tế bào gan vào trong phổi, nó sẽ chết. Nhưng một tế bào chưa biệt hóa sẽ sống”

     

    Hai năm trước, nhóm nghiên cứu của Wang đã trình bày phương pháp chọn lọc tế bào khởi sự khối u, hay còn gọi là tế bào gốc ung thư (cancer stem cell) bằng phương pháp nuôi cấy. Nhờ phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể phân phân lập tế bào gốc ung thư từ mô ung thư da melanoma, một loại ung thư da phổ biến và có nguy cơ tái phát sau khi điều trị cao, nhằm nghiên cứu môi trường xung quanh ảnh hưởng đến khả năng phân chia của tế bào và nguyên nhân gây ra khối u mới.1.7

    Các nhà nghiên cứu cho tế bào gốc ung thư phát triển trong gel có độ cứng khác nhau, một số rất mềm và một số rất đặc nhằm mô phỏng các mô khác nhau trong cơ thể. Những kết quả thu được rất thú vị.

    Những tế bào gốc ung thư đặt trong môi trường gel mềm phát triển rất mạnh. Nhưng trong môi trường gel đặc, chúng lại không tăng sinh. Tuy nhiên, những tế bào này lại không chết, chúng không hoạt động, giống như là đang “ngủ đông”. Sau đó, nếu chuyển những tế bào ngủ đông này sang môi trường gel mềm, chúng lại “thức giấc” bắt đầu phân chia và phát triển.

    Wang dự đoán rằng tính chất ngủ đông và thức giấc của tế bào gốc ung thư khi đặt trong các môi trường nuôi cấy khác nhau có thể là mấu chốt để giải thích rằng tại sao các mô mềm như mô não hay phổi là nơi các tế bào gốc ung thư dễ di căn đến.

    “Chúng ta thấy rất nhiều cơ quan rắn khác nhau trong cơ thể có thể bị ung thư, nhưng nếu bạn để ý tại các vị trí ung thư do di căn, hầu hết là ở các mô mềm” Wang cho biết. “Não, phổi, gan và xương đều là những mô mềm. Điều này có thể không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Chúng tôi cần làm thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh điều đó”.

    Tiếp theo, Wang và  cộng sự hy vọng có thể tìm ra có chế tại sao tế bào gốc ung thư có khả năng kháng lại thuốc, một tính trạng làm cho việc tái phát ung thư trở nên khó điều trị hợn. Hiểu rõ cơ chế này sẽ giúp các bác sĩ điều trị ung thư tái phát tốt hơn. Theo Wang, nếu hiểu rõ cơ chế hoạt động của tế bào gốc ung thư có thể tìm ra cách ngăn chặn sự di căn của chúng ngay giai đoạn đầu.

    “Vấn đề nổi bật trong nghiên cứu vừa công bố này là cơ chế điều khiển tế bào gốc ung thư tăng sinh. Việc hiểu biết những có chế này giúp chúng tôi nhận biết ra những mục tiêu chưa từng được biết trước đó, những mục tiêu đặc biệt cho thử nghiệm các loại thuốc mới. Điều này có thể giúp chúng tôi tìm ra cách ngăn chặn và điều trị tái phát của ung thư”, Wang phát biểu.

    Công trình được tài trợ bởi NIH và có sự tham gia nghiên cứu của các trung tâm Department of Bioengineering, the Beckman Institute for Advanced Science and Technology, the Institute for Genomic Biology và  the Micro and Nanotechnology Laboratory tại Illinois. Công trình được đăng tải trên tạp chí Nature Publishing Group với tiêu đề: Matrix softness regulates plasticity of tumor-repopulating cells via H3K9 demethylation and Sox2 expression.

    Theo ScienceBlog.com

    VNN

    http://engineeringatil.scienceblog.com/2014/08/06/cell-mechanics-may-hold-key-to-how-cancer-spreads-and-recurs/elq=57b76d48f7d14deda6cde03c0599c416&elqCampaignId=11

     

  • KHÁM PHÁ MỚI VỀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA XƠ CỨNG BẰNG TẾ BÀO GỐC

    Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố nghiên cứu chuột bị đa xơ hóa có thể di chuyển được sau khi được ghép tế bào gốc từ người. Các nhà nghiên cứu đã tiêm tế bào gốc thần kinh người vào tủy sống của chuột và nghĩ rằng chúng sẽ bị thải loại nhưng điều đáng ngạc nhiên đã xảy ra là các con chuột có dấu hiệu phục hồi bệnh.

    Giáo sư Tom Lane từ Đại học Utah, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu nói: “Nghiên cứu sinh Lu Chen đến và nói với tôi các con chuột đang di chuyển, thật không thể tin vào điều đó”.

    Nghiên cứu này đã mở ra một cơ hội mới cho các bệnh nhân bị đa xơ cứng. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 2,3 triệu người bị mắc bệnh này. Các nghiên cứu cho thấy bệnh đa xơ cứng là một loại bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các bao myelin của dây thần kinh. Bệnh đa xơ cứng thường gây viêm lặp đi lặp lại phá hủy màng bọc myelin, để lại nhiều vùng mô sẹo dọc theo lớp bao ngoài của các tế bào thần kinh, gây tắc hoặc cản trở đường truyền xung điện thần kinh. Bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực, rối loạn vận động, mệt mỏi và nói ngọng. Hiện tại, các loại thuốc ức chế hoạt động của hệ miễn dịch được chỉ định cho điều trị bệnh này ở giai đoạn đầu nhưng chưa có thuốc điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn sau.

    1.5

    Dây thần kinh bình thường (trên – phải) dây thần kinh bị phá hủy màng bọc myelin (dưới – phải) trong bệnh đa xơ cứng.

    Các nhà khoa học đã biệt hóa tế bào gốc phôi người thành tế bào tiền thân thần kinh, tế bào có tiềm năng biệt hóa thành các loại tế bào thần kinh. Khi ghép vào chuột các tế bào này giải phóng các chất tiết làm giảm triệu chứng của bệnh đa xơ hóa. Các chất tiết này đang được tiếp tục nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng họ sẽ tiềm ra một phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh này.

    Giáo sư Lane giải thích “thay vì phải ghép tế bào gốc cho bệnh nhân, chúng tôi có thể phát triển một loại thuốc giống như các chất trên, như thế mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn”.

    Giáo sư Sorel Bickley từ hiệp hội bệnh đa xơ cứng bình luận:”Đây là một khám phá thú vị, phát hiện này là một ý tưởng mới cho các nhà khoa học nghiên cứu các liệu pháp điều trị bệnh đa xơ cứng”

    VNN

    (Theo Bionews UK)

  • NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ SỰ DI CĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ VÚ

    Các nhà nghiên cứu Johns Hopkins cho biết học đã xác định được các tín hiệu hóa học mà tế bào ung thư vú sử dụng để “chiêu mộ” hai loại tế bào bình thường khác cho quá trình xâm lấn của khối u. Nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 5 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

    “Ngăn chặn một trong những tín hiệu hóa học này trong khối u của chuột đã làm giảm sự xâm lấn hoặc di căn của tế bào ung thư vú” giáo sư Gregg Semenza, giám đốc chương trình sinh học tái tạo mạch của Đại học Y Johns Hopkins phát biểu.  “Nếu tìm ra một loại thuốc an toàn có thể ngăn chặn tín hiệu này ở người thì đó là một phương thức điều trị ung thư vú hiệu quả đối với những bệnh nhân đã kháng hóa trị.”

    Nhóm nghiên cứu của giáo sư Semenza đã nghiên cứu tín hiệu hóa học HIF-1, nhân tố được tiết ra khi tế bào ở tình trạng thiếu oxi. Trước đó, nhóm nghiên cứu đã xác định được HIF-1 chính là nhân tố giúp các tế bào ung thư vú sống sót trong điều kiện thiếu oxi và xâm lấn đến cơ quan khác của cơ thể như phổi. “Trong ung thư vú, nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân không phải là các khối u ban đầu mà là do các tế bào di căn” giáo sư Semenza nói.

    1.4

    Tương tác giữa tế bào ung thư vú và tế bào gốc trung mô tiết ra các nhân tố “chiêu mộ” tế bào bạch cầu

    Cũng trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu của Semenza đã phát hiện HIF-1 cảm ứng tế bào gốc trung mô (MSC) giải phóng các nhân tố giúp tế bào ung thư vú dễ dàng xâm lấn hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của tế bào gốc có thể giúp cho tế bào ung thư kêu gọi thêm các tế bào bạch cầu của cơ thể vật chủ. Ung thư vú cần sự hỗ trợ của một số tế bào của cơ thể chủ trong quá trình di căn, bao gồm tế bào gốc trung mô và một trong các tế bào bạch cầu. Semenza chia sẻ.

    Nghiên cứu sự tăng sinh của tế bào ung thư trên đĩa nuôi cấy, Semenza và cộng sự đã sử dụng hóa chất để ngăn chặn sự trao đổi tín hiệu giữa tế bào ung thư vú, tế bào gốc trung mô và tế bào bạch cầu để tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng. Kết quả cho thấy khi đồng nuôi cấy với tế bào gốc trung mô, các tế bào ung thư sẽ giải phóng các hóa chất dẫn dụ các tế bào bạch cầu. Nồng độ của các chất này tăng lên khi có mặt của nhân tố HIF, nghĩa là trong điều kiện thiếu oxi.

    Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tế bào ung thư vú biểu hiện yếu các tín hiệu dẫn dụ tế bào bị mất khả năng di căn so với tế bào ung thư vú bình thường khi ghép vào mô hình chuột.

    Tất các các tế bào ung thư vú được sử dụng trong nghiên cứu này đều không biểu hiện các thụ thể estrogen, progesterone, EGF-2 cho nên chúng không đáp ứng với các liệu pháp điều trị trúng đích dựa vào các thụ thể trên. Ở người, các bệnh nhân mang tế bào ung thư vú này thường dẫn đến tình trạng tử vong sớm vì chúng tiết nhiều nhân tố HIF-1, Semenza nói. “Nghiên cứu này chứng minh thêm rằng thuốc ức chế HIF-1 hỗ trợ có hiệu quả trong liệu pháp hóa trị, đặc biệt ở những bệnh nhân mang tế bào ung thư vú không biểu hiện các thụ thể estrogen, progesterone, EGF-2” Một số loại thuốc tiềm năng cho phương pháp điều trị này đang trong giai đoạn đầu phát triển, ông chia sẻ.

    VNN

    (Theo science daily)

  • TẾ BÀO GỐC MANG VIRUS HERPES DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NÃO

    Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc Harvard (HSCI) ở bệnh viện tổng hợp Massachusetts đã đề ra một giải pháp làm thế nào để tiêu diệt tế bào ung thư một cách hiệu quả bằng cách sử dụng virus. Các nhà nghiên cứu đã dùng tế bào gốc để chuyển virus vào trong khối u não glioblastoma multiforme và cải thiện đáng kể tình trạng sống sót của những con chuột thí nghiệm. Ung thưglioblastoma multiform là một trong những bệnh ung thư não rất khó điều trị và bệnh này thường gặp ở người trưởng thành.

    Sử dụng virus ly giải (oncolytic virus) để điều trị các bệnh ung thư não đã được thử nghiệm lâm sàng phase I, II và đã được một số thành công nhất định. Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng, oncolytic HSV (Oncolytic Herpes Simplex Virus) là một công cụ đầy tiềm năng, chúng có khả năng xâm nhiễm vào các tế bào não đang phân chia. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị này chưa được áp dụng trên người. Vấn đề tồn tại của các nghiên cứu trước còn tồn tại là làm thế nào để kéo dài thời gian tồn tại của virus herpes trong khối u.

    Shard và các cộng sự đã sử dụng tế bào gốc trung mô (MSC) được thu nhận từ tủy xương để mang virus ly giải. Vì tế bào gốc trung mô là công cụ thường được sử dụng để vạn chuyển thuốc vào cơ thể và hầu như ít gây đáp ứng miễn dịch cho cơ thể. Shard và cộng sự để chuyển virus herpes vào tế bào gốc trung mô người và ghép những tế bào này vào mô hình chuột mang khối u não. Dựa vào những hình ảnh ghi nhận được, virus herpes từ tế bào gốc đã xâm nhập vào lớp tế bào ung thư não bên ngoài khối u và sau đó là tất cả các tế bào khối u.

    1.3

    Virus herpes được chuyển vào tế bào gốc có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư não. Các tế bào ung thư: màu xanh. Tế bào gốc mang virus herpes: màu đỏ. Virus lây nhiễm vào tế bào ung thư: màu vàng.

    “Vậy làm thế nào để áp dụng liệu pháp này vào điều trị lâm sàng” giáo sư Shah phát biểu. “Chúng ta biết rằng 70-75% bệnh nhân ung thư não phải trải qua phẫu thuật để loại bỏ khối u. Nghiên cứu trước của chúng tôi cho thấy MSC mang các chất trị liệu được đóng gói trong gel có khả năng làm giảm kích thước khối u não. Vì thế, chúng tôi chuyền virus herpes vào tế bào gốc trung mô và đóng gói những tế bào này vào trong gel và chuyển vào khối u. Sau đó, chúng tôi so sánh hiệu quả điều trị của virus được chuyển vào MSC và được đóng gói trong gel với virus được tiêm trực tiếp vào khối u”.

    Các phân tử đánh dấu trên bề mặt tế bào được sử dụng để thoi dõi làm thế nào virus có thể tấn công tế bào ung thư. Shah và cộng sự thấy rằng tế bào gốc được đóng gói trong gel có khả năng sống sót lâu hơn và cho phép virus nhân lên và tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u. Các con chuột được ghép virus được chuyển nhờ tế bào gốc có khả năng sống sót cao hơn so với nhóm còn lại.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra một nhược điểm của phương pháp này là không phải tất cả các khối u não đều đáp ứng với virus. Để khắc phục hạn chế này, các nhà nghiên cứu đã gắn thêm các hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư vào virus. Sau đó chuyển các virus này vào mô hình chuột ung thư não đã kháng virus trước đó. Kết quả cho thấy nhóm điều trị với virus có gắn các hóa chất tiêu diệt ung thư có thời gian sống sót tăng lên đáng kể.

    “Chiến lược điều trị của chúng tôi có thể khắc phục những vấn đề của các liệu pháp điều trị lâm sàng hiện tại” Shah phát biểu. “Nghiên cứu này sẽ thúc đẩy các thử nghiệm lâm sàng sử dụng virus ly giải để điều trị ung thư, không chỉ điều trị ung thư não mà còn các loại ung thư khác”.

    Các thử nghiệm tiền lâm sàng về sử dụng tế bào gốc mang virus herpes để điều trị ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da đã di căn lên não sẽ được tiếp tục nghiên cứu. Shah dự đoán rằng liệu pháp này sẽ được đưa lên ứng dụng lâm sàng trong vòng 2-3 năm tới.

    Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Journal of the National Cancer Institute bởi giáo sư Khaiid Shah và cộng sự. Nghiên cứu được tài trợ bởi quỹ James S. McDonnell FoundationNational Institutes of Health.

    Trích dẫn: Duebgen, M., et. al. Stem cells loaded with multimechanistic oncolytic herpes simplex virus variants for brain tumor therapy. Journal of the National Cancer Institute. June 2014

    VNN

    (Theo Harvard Stem Cell Institute)

  • KHÁM PHÁ RA CÔNG THỨC THUỐC MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

    Các nhà hóa học đã xác định được cấu trúc chính xác của hợp chất chống ung thư được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ung thư. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho thấy cấu trúc của TIC10 khác biệt hẳn so với cấu trúc của một hợp chất khác được công bố bởi một nhóm nghiên cứu khác vào năm ngoái. Điều thú vị là cấu trúc giống với TIC10 được công bố trước đó lại không có hoạt tính chống ung thư.

    1.2

    Cấu trúc đúng của hợp chất TIC10, có hoạt tính sinh học trong điều trị ung thư

    Các nhà hóa học tại Viện nghiên cứu Scripps (TSRI) đã xác định cấu trúc chính xác của một hợp chất chống ung thư đầy hứa hẹn sự chấp thuận của thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA ) cho thử nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân ung thư.

    Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí hóa học quốc tế Angewandte Chemie một hợp chất có tên là TIC10 vào tuần qua. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học TSRI đã chỉ ra rằng cấu trúc của TIC10 khác biệt cơ bản so với một hợp chất tương tự đã được công bố trước đó. Nhưng cấu trúc tương tự với TIC10 đã công bố lại được cho là không có khả năng chống ung thư.

    Ngược lại, cấu trúc TIC10 lại có khả năng chống ung thư hiệu quả trên mô hình động vật. Khám phá này cho thấy đây là một cấu trúc có hoạt tính sinh học tiềm năng có thể được ứng dụng để thử nghiệm điều trị ung thư lâm sàng. “Hợp chất mới này sẽ tạo ra một sự quan tâm mạnh mẽ cho cộng đồng nghiên cứu ung thư” giáo sư Kim D. Janda thuộc Trung tâm nghiên cứu TSRI phát biểu.

    Tiềm năng kháng ung thư

    TIC10 được công bố đầu tiên trên tạp chí Science Tranlational Medicine vào đầu năm 2013. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hợp chất này trong thư viện chứa hàng ngàn hợp chất tại Viện nghiên cứu ung thư Quốc gia (NCI). Hợp chất này có khả năng kích thích tế bào sản xuất một loại protein TRAIL chống ung thư mạnh (TIC10 có nghĩa là TRAIL-Inducing Compound #10).

    Vì là phân tử nhỏ, TIC10 sẽ dễ dàng được sử dụng vào trong các liệu pháp điều trị hơn là sử dụng chính protein TRAIL. Các báo cáo cho thấy rằng TIC10 có hoạt tính rất mạnh và có khả năng làm giảm nhiều loại khối u ở chuột, bao gồm cả ung thư nguyên bào thần kinh đệm glioblastoma được cho ra rất khó điều trị.

    Ung thư có thể phát triển để kháng lại TRAIL nhưng Janda đã nghiên cứu một hợp chất có khả năng chống lại sự kháng thuốc này. Thông tin mới nhất từ TIC10 được Janda cho biết “Chúng tôi đã tạo ra được phân tử điều hòa hoạt động của TRAIL và chúng tôi có những phân tử có thể chống lại sự kháng thuốc của tế bào ung thư, sự kết hợp là rất quan trọng”.

    Công bố đầu tiên về TIC10 bao gồm cả hình ảnh cho thấy có thể dự đoán cấu trúc của nó. “Chúng tôi thấy hình ảnh này và yêu cầu một trong các nghiên cứu của chúng tôi, Jonathan Lockner, thiết kế một vài cái” Janda chia sẻ. Các nhóm nghiên cứu thường xác định các cấu trúc được dự đoán bằng kỹ thuật khối phổ, hiện tại vân chưa có công bố nào về đặc tính phân tử của TIC10. “Chưa có những dữ liệu về cộng hưởng từ hạt nhân hoặc tinh thể X-ray, vậy nên không có quy trình để tổng hợp” Lockner nói. “Chuyên môn của chúng tôi là ngành hóa học và chúng tôi có thể tổng hợp chúng từ các hợp chất đơn giản”.

    Cấu trúc ban đầu mà Lockner và cộng sự tổng hợp đã không cho kết quả như mong muốn. Khi thử nghiệm, hợp chất TIC10 đã không kích thích các tế bào sản xuất TRAIL, ngay cả ở nồng độ cao. “Dĩ nhiên, chúng tôi thật sự sốc, là một nhà hóa học chắc bạn không muốn tạo ra một hóa chất không có tác dụng gì và giao cho các nhà sinh học” Lockner nhớ lại.

    Sau nhiều tháng nỗ lực nghiên cứu, Lockner và cộng sự đã tìm ra cấu trúc đúng của TIC10 có hoạt tính sinh học. Các thử nghiệm cuối cùng đã đưa ra kết luận: cấu trúc mới của hợp chất TIC10 có khả năng kích thích tế bào sản xuất protein TRAIL và là hợp chất tiềm năng cho điều trị ung thư.

    Hiện tại, với cấu trúc đúng của TIC10 và những sự hiểu biết chính xác về cấu trúc, cách tổng hợp hợp chất này, Janda, Lockner và các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu khả năng điều trị ung thư của TIC10 khi kết hợp với các phân tử cản trở sự kháng protein TRAIL.

    VNN

    (Theo Science Daily)

  • CÁC TẾ BÀO UNG THƯ TUẦN HOÀN – BIOMARKER MỚI CHO UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

    Ở Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất và gây tử vong đứng hàng thứ hai ở nam giới. Ước tính năm 2014 sẽ có 29480 trường hợp tủ vong do bệnh này gây nên. Trong những năm gần đây, liệu pháp kiểm soát sự di căn sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt (metastatic castration-resistant prostate cancer – mCRPC) kết hợp với nhiều liệu pháp hỗ trợ khác đã được FDA phê duyệt. Việc kiểm soát sự di và định lượng tế bào ung thư đề kháng sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt gặp nhiều khó khăn vì các tế bào này thường di căn đến xương. Hơn nữa, các phương pháp hiện tạị như dựa vào các dấu ấn sinh học (biomarkers) và hình ảnh chẩn đoán lâm sàng cho kết quả không hiệu quả. Mặc dù kháng nguyên chuyên biệt ung thư tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen – PSA) được sử dụng để chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng kháng nguyên này không đưa ra chẩn đoán chính xác trong trường hợp mCRPC. Vì thế các phương pháp mới, biomarker mới để chẩn đoán ung thư di căn cần được phát triển.

    Các tế bào ung thư tuần hoàn (circulating tumor cells – CTC) là quần thể tế bào ung thư hiếm gặp, được bắt nguồn từ khối u nguyên phát hoặc khối u di căn và xâm nhập và máu ngoại vi. Các nghiên cứu chứng minh rằng CTC là tế bào khối u bị biến đổi di truyền và là mục tiêu cho chẩn đoán bệnh ung thư. Trong các loại ung thư khác, sinh thiết ung thư được thực hiện trước và sau khi áp dụng các liệu pháp điều trị để đánh giá hiệu quả điều trị và xác định liệu pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến xương nên sinh thiết xương gây đau đớn cho bệnh nhân. Vì thế, chẩn đoán dựa vào CTC là phương pháp ít xâm lấn, có thể lặp lại nhiều lần, chính xác và cho biết đặc tính phân tử của khối u trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, CTC rất hiếm, chiếm tỉ lệ khoảng 1/109 trong máu bình thường nên việc xác định các tế bào này trong máu ngoại vi là một thách thức lớn. Trong bài này giới thiệu một số vấn đề còn tồn tại trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt và các phương pháp xác định CTC trong ung thư tuyến tiền liệt.

    Các phương pháp để xác định ung thư tuyến tiền liệt

    Ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến xương và hạch lympho. Di căn đến xương thường gặp với tỉ lệ 90% ở bệnh nhân ung thư tuyến liệt giai đoạn cuối và là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh này. Tiêu chuẩn để đánh giá ung thư và di căn của ung thư tuyến tiền liệt là dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp CT-99mTc-MDP ở bụng và xương chậu để đánh giá các hạch lympho và xương. Phương pháp mRECIST cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh này. Chụp cắt lớp PET sử dụng các đồng vị phóng xạ 18F-FDG, 18F-NaF, 11C- ngày càng được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt.

    Chẩn đoán dựa vào nồng độ của PSA được sử dụng phổ biến để xác định ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng sau khi sử dụng các liệu pháp điều trị, chẩn đoán dựa vào PSA không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Thật vậy, không có một khuyến cáo nào cho việc đánh giá hiệu quả của điều trị ung thư tuyến tiền liệt dựa vào mức độ giảm của PSA. Vì thế, một biomarker mới cho theo dõi tình trạng bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt là cần thiết.

    Việc phát hiện các DNA, RNA từ tế bào khối u chứa trong huyết tương và huyết thanh của bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã mở ra hướng mới cho việc chẩn đoán sự di căn của tế bào ung thư. Những tế bào ung thư bị chết hay các mô ung thư hoại tử sẽ giải phóng các vật liệu di truyền này và tuần hoàn trong máu. Nguyên tắc để xác định các vật liệu di truyền tuần hoàn trong máu này là dựa vào độ nhạy cao của phương pháp PCR. Nhưng hạn chế chính là không thể phân lập được acid nucleic từ khối u tuần hoàn trong máu.

    Các phương pháp để xác định CTC

    Sự tồn tại của CTC ở bệnh nhân bị ung thư giai đoạn di căn được báo cáo đầu tiên vào năm 1869. Các tế bào này rất khó thu nhận để nghiên cứu và chúng xuất hiện với tần suất cực kỳ thấp 1/109 tế bào máu bình thường. Dù vậy, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của sinh học hơn hai thập kỷ qua cho phép phát hiện CTC với độ chính xác cao. Các phương pháp phát hiện CTC dựa vào đặc điểm sinh học hay đặc tính tự nhiên của tế bào để phát hiện chúng.

    1.1

    Các chiến lược phát hiện CTC. CTC có thể được làm giàu từ mẫu máu ngoại vi dựa vào các đặc tính sinh học và đặc tính tự nhiên của chúng, hoặc có thể được phân tích trực tiếp từ mẫu máu đã ly giải hồng cầu thông qua phương pháp xử lý hình ảnh chất lượng cao. Phân lập CTC dựa vào đặc tính sinh học có thể được thực hiện bằng phương pháp chọn lọc dương hoặc âm nhờ vào kháng nguyên chuyên biệt trên bề mặt tế bào khối u; khả năng sống của tế bào và kiểu hình. Các chiến lược phân lập CTC dựa vào các đặc tính tự nhiên của tế bào như tỷ trọng, kích thước, độ tích điện.

    Phân lập CTC dựa vào kháng nguyên bề mặt: hai chiến lược chính phát hiện CTC dựa vào kháng nguyên bề mặt được nghiên cứu. Phương pháp chọn lọc dương: các marker chuyên biệt bề mặt CTC được sử dụng để tách chúng ra khỏi các tế bào máu bình thường. Các marker chuyên biệt này thường được sử dụng như EpCAM. Phương pháp chọn lọc âm: sử dụng các marker chuyên biệt bề mặt các tế bào bạch cầu để loại bỏ các tế bào miễn dịch này ra khỏi máu, hỗn hợp còn lại sẽ chứa CTC.

    Phân lập CTC dựa vào hạt từ tính miễn dịch: nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dựa vào kháng thể kháng EpCAM gắn hạt từ tính để bắt giữ các CTC. Sau đó, các tế bào này được chọn lọc dương với CK (cytokeratin)-8, CK-18, CK-19 hoặc chọn lọc âm với CD45 bằng phương pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang. Ngoài ra, marker Cadherin-11 được sử dụng kết hợp với EpCAM để xác định CTC trong quá trình chuyển dạng từ biểu mô sang trung mô.

    Phân lập CTC bằng microfluidic devices: nguyên tắc của phương pháp này là máu ngoại vi sẽ được dẫn qua một hệ thống vi ống. Trên bề mặt của hệ thống vi ống đó có gắn kháng thể kháng EpCAM, cho phép bắt giữ các CTC biểu hiện EpCAME. Chiến lược này được các nhà khoa học ở Bệnh viện tổng hợp Masachusetts nghiên cứu và phát
    triển.

    Phân lập CTC dựa vào các đặc tính sinh học khác: các phương pháp này dựa vào sự xâm lấn và khả năng tiết ra các protein chuyên biệt của CTC. Ví dụ như phương pháp ELIPOST (enzyme-linked immunosorbent spot) cho phép phát hiện PSA trong dịch nuôi cấy có chứa CTC (24-48 h). Tương tự, các CTC được xác định dựa vào khả năng xâm lấn vào lớp nền collagen khi nuôi cấy trên hệ thống cell-adhesion matrix Vita assay (Vitatex, USA).

    Phân lập CTC dựa vào các đặc tính tự nhiên của tế bào: dựa vào một số đặc tính tự nhiên của CTC khác biệt so với tế bào máu ngoại vi bình thường như tỷ trọng, kích cỡ, độ dẫn điện… một số phương pháp được phát triển để phân lập CTC. Sau khi được làm giàu bằng các phương pháp trên, các CTC được xác định bằng các pháp hóa mô miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch huỳnh quang hay các kỹ thuật sinh học phân tử như PCR. Ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp vi lọc được sử dụng để thu nhận các CTC có kích thước lớn hơn tế bào lympho, nghĩa là các lỗ lọc được thiết kế sao cho các CTC được giữ lại và các tế bào lympho sẽ lọt qua. Ví dụ như kỹ thuật ISET (phân lập tế bào ung thư biểu mô dựa vào kích thước) (RARECELLS, France) cho phép phân lập các tế bào với đường kính lỗ lọc 8 um. Sau đó, các tế bào này sẽ được xác định bằng phương pháp hóa tế bào miễn dịch huỳnh quang.

    Bên cạnh các phương pháp thoi dõi, đánh giá hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt như chẩn đoán dựa vào hình ảnh, xét nghiệm PSA, sinh thiết kiểm tra di căn ở xương. Các phương pháp phát hiện CTC và phân lập CTC với độ chính xác cao cho phép tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả hơn, từ đó đề ra các phác đồ điều trị thích hợp hơn cho bệnh nhân. Trong tương lai có thể CTC là một biomarker mới trong việc chẩn đoán, điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

    VNN

    Tài liệu thak khảo: David T. Miyamoto, Lecia V. Sequist and Richard J. Lee Circulating tumour cells—monitoring treatment response in prostate cancer

     

  • Tập huấn SV/HVCH/NCS tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số: 29/TBG

    V/v Tập huấn SV/HVCH/NCS tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2014

    THÔNG BÁO

    Phòng thí nghiệm NC&UD Tế bào gốc yêu cầu các bạn sinh viên (Danh sách đính kèm) tham gia chương trình tập huấn theo nội dung bên dưới từ ngày 18/08-30/08/2014 tại PTN TBG, ĐH Khoa học tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ F4 Q5 TP.HCM

    NỘI DUNG

    NỘI DUNG

    13:30-17:00, thứ 2, 18/08/2014

    08:30-11:30, thứ 3, 26/08/2014

    Welcome SV 2014-2015

    Chăm sóc động vật thí nghiệm

    Thẻ tạm, Blouse, tủ cá nhân

    Thao tác trên chuột

    Giới thiệu tổng quan Lab

    08:30-11:30, thứ 4, 27/08/2014

    08:30-11:30, thứ 3, 19/08/2014

    Sử dụng KHV truyền thẳng đếm bạch cầu

    Quy chế SV

    Sử dụng KHV đảo ngược chụp và xuất hình đúng chất lượng

    08:30-11:30, thứ 4, 20/08/2014

    Pha, chuẩn bị hóa chất cơ bản

    08:30-11:30, thứ 5, 28/08/2014

    Sử dụng pH ký, cân phân tích, máy khuấy từ

    Sử dụng tủ nuôi cấy, tủ thao tác ATSH, tủ ủ ấm, máy ly tâm

    08:30-17:00, thứ 5, 21/08/2014

    Hướng dẫn viết Labnote, sử dụng Endnote

    08:30-11:30, thứ 6, 29/08/2014

    Hướng dẫn trích dẫn TLTK, khai thác thư viện

    Giải đáp thắc mắc, phân về nhóm nghiên cứu

    Phân lịch vệ sinh lab, trực thường trực

    Bầu lớp trưởng, lớp phó

    08:30-11:30, thứ 6, 22/08/2014

    Chuẩn bị dụng cụ vô trùng, xử lý dụng cụ sau thao tác, sử dụng các loại dụng cụ đặc biệt

     

    Nhóm

    Họ tên

    MSSV

    Nhóm

    Họ tên

    MSSV

    1

    Bùi Anh Khoa

    1118197

    5

    Nguyễn Thị Ngọc Trâm

    1118494

    Phí Thị Hạnh Lan

    1118214

    Trần Di Minh Đức

    1218495

    Dương Thanh Ngọc Quyên

    1118368

    Trương Thị Bích Ngọc

    1118292

    Lê Thị Ngân Hà

    1115755

    Huỳnh Lê Kim Giang

    1118091

    Trần Thị Tuyết Trinh

    1118500

    Nguyễn Thị Hoài Nga

    1118271

    2

    Nguyễn Thị Lan Hương

    1118181

    6

    Trần Phương Thảo

    1118427

    Ông Bỉnh Nguyên

    1363009

    Đỗ Quang Huy

    1118154

    Lê Thị Thu Thảo

    1118417

    Nguyễn Lâm Hồng Kiều Vân

    1215653

    Nguyễn Lê Thành Công

    1115068

    Nguyễn Trọn
    g Hòa

    BTIU09083

    3

    Từ Tiểu My

    1118262

    La Quốc Quân

    1115782

    Nguyễn Lâm Tuyền

    1115689

    7

    Lê Đức Mỹ

    1118264

    Lý Trác Thức

    1118466

    Trần Thị Bảo Trâm

    1118497

    Nguyễn Thị Thu Mỹ

    1118265

    Huỳnh Khánh Linh

    1218186

    Nguyễn Ngọc Cường

    1115745

    Nguyễn Hoàng Minh

    1218220

    4

    Nguyễn Anh Tú

    1118527

    Trần Hồng Vân

    1363008

    Huỳnh Mạnh Cầm

    1115050

    Nguyễn Thị Ngọc Linh

    1363022

    Đào Thị Thanh Thủy

    1118456

    Phan Văn Tiến

    1115605

    –       Thời gian tiếp nhận và tìm độ tương thích giữa SV/HVCH với nhóm nghiên cứu là 30 ngày (01/09-30/09/2014)

    –       Từ 01-03/10/2014, thông báo Danh sách SV/HVCH chính thức tham gia nhóm nghiên cứu

    –       Mọi thắc mắc xin liên hệ thầy Phan Lữ Chính Nhân (plcnhan@hcmus.edu.vn) hoặc cô Huỳnh Thúy Oanh (htoanh@hcmus.edu.vn).

    TM. Lãnh đạo PTN
    Phó Trưởng PTN Tế bào gốc

     

     

    Phạm Văn Phúc

     

  • Preliminary evaluation of intravenous infusion and intra-pancreatic injection of human umbilical cor

    Preliminary evaluation of intravenous infusion and intra-pancreatic injection of human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells for the treatment of diabetic mice

    Ngoc Kim Phan, Thuy Thanh Duong, Truc Le-Buu Pham, Loan Thi-Tung Dang, Anh Nguyen-Tu Bui, Vuong Minh Pham, Nhat Chau Truong, Phuc Van Pham

    Abstract

    Type 1 diabetes mellitus is characterized by the destruction of pancreatic islet beta cells, which leads to insulin insufficiency, hyperglycemia, and reduced metabolic glucose level. Insulin replacement is the current standard therapy for type 1 diabetes mellitus but has several limitations. Pancreatic islet transplantation can result in the production of exogenous insulin, but its use is limited by immune-rejection and donor availability. Recent studies have shown that mesenchymal stem cells (MSCs) can trans-differentiate into insulin-producing cells (IPCs), which could be utilized for diabetes mellitus treatment. Previously published reports have demonstrated that MSC or IPC transplantation could produce significant improvement in mouse models of diabetes mellitus. This study was aimed at determining the effects of two different methods of MSC transplantation on the efficacy of diabetes mellitus treatment in mouse models. The MSCs were isolated from umbilical cord blood and were proliferated following a previously published procedure. Diabetes mellitus was induced in mice by streptozotocin (STZ) injection. Thirty days after transplantation, the weight of the mice treated by intra-venous infusion and intra-pancreatic injection was found to be 22% and 14% higher than that of the un-treated mice. The blood glucose concentrations in both intra-venous infusion and intra-pancreatic injection groups decreased and remained more stable than those in the control group. Moreover, insulin was detected in the serum of the treated mice, and the pancreas also showed gradual recovery. Based on the results of this preliminary investigation, intra-venous infusion seems more suitable than intra-pancreatic injection for MSC transplantation for diabetes mellitus treatment.

     

    Keywords

    Type 1 diabetes mellitus; umbilical cord blood; mesenchymal stem cells; intravenous transplantation; intra-pancreatic injection

    Full Text:

    HTML PDF

  • Danh sách sinh viên/HVCH đã trúng tuyển vào PTN Tế bào gốc năm 2014

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC
    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số: /TBG

    V/v Tuyển chọn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại PTN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2014

    THÔNG BÁO

    Các bạn sinh viên/HVCH (Danh sách đính kèm) đã trúng tuyển vào PTN Tế bào gốc

    STT

    HỌ TÊN

    MSSV

    STT

    HỌ TÊN

    MSSV

    1

    Nguyễn Thị Lan Hương

    1118181

    11

    Huỳnh Khánh Linh

    1218186

    2

    Lê Thị Ngân Hà

    1115755

    12

    Dương Thanh Ngọc Quyên

    1118368

    3

    Nguyễn Lâm Tuyền

    1115689

    13

    Nguyễn Anh Tú

    1118527

    4

    La Quốc Quân

    1115782

    14

    Nguyễn Lâm Hồng Kiều Vân

    1215653

    5

    Huỳnh Mạnh Cầm

    1115050

    15

    Nguyễn Hoàng Minh

    1218220

    6

    Huỳnh Lê Kim Giang

    1118091

    16

    Nguyễn Ngọc Cường

    1115745

    7

    Trần Di Minh Đức

    1218495

    17

    Ông Bỉnh Nguyên

    1363009

    8

    Trương Thị Bích Ngọc

    1118292

    18

    Trần Hồng Vân

    1363008

    9

    Từ Tiểu My

    1118262

    19

    Nguyễn Thị Ngọc Linh

    1363022

    10

    Trần Thị Tuyết Trinh

    1118500

     

     

    Thông báo về việc tập huấn và tham gia Phòng thí nghiệm sẽ được thông tin từ 10-15/08/2014 trên website Phòng thí nghiệm Tế bào gốc

    Mọi thắc mắc xin liên hệ thầy Phan Lữ Chính Nhân (plcnhan@hcmus.edu.vn) hoặc cô Huỳnh Thúy Oanh (htoanh@hcmus.edu.vn).

    TM. Lãnh đạo PTN

    Trưởng PTN Tế bào gốc

     

     

    Phan Kim Ngọc