Author: tcnhat

  • Hội nghị Liệu pháp gene và miễn dịch lần 2 – 2015

    Trong 2 ngày 25 – 26 tháng 9 năm 2015, dưới sự tài trợ chính của Zeiss, SISS và BD Bioscience và sự phối hợp tổ chức giữa Đại học California, Los Angeles, Mỹ, A – IMBN Asia-Pacific International Molecular Biology Network và Đại học Quốc gia TP.HCM (VNU), hội nghị Liệu pháp Gen và Miễn dịch lần thứ 2 với chủ đề Những phát kiến mới trong nghiên cứu y học tái tạo và ung thư đã được diễn ra tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP HCM.

    Hội nghị đã thu hút gần 1000 lượt khách tham quan các gian hàng và tham dự các buổi báo cáo.Hội nghị gồm các báo cáo của các nhà khoa học, bác sĩ, nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước đã mang đến cho hội nghị một không khí học thuật sôi nổi.

    Trong suốt 2 phiên báo cáo toàn thể và 7 phiên báo cáo tiểu ban, các báo cáo xoay quanh các vấn đề trọng tâm trong y học tái tạo và ung thư: Liệu pháp Trúng đích và Các con đường Truyền tín hiệu; Các kết quả thu được trong Nghiên cứu Ứng dụng Tế bào gốc; Enzyme học và Sinh học cấu trúc của các protein ung thư; Công nghệ Nano; Miễn dịch học và Liệu pháp Miễn dịch; và Chẩn đoán ung thư. Ngoài ra, hội nghị cũng đã dành 1 tiểu ban Thảo luận Bàn tròn xung quanh Nghiên cứu y sinh ở Việt nam và nhận được nhiều ý kiến đóng góp sôi nổi và thiết thực của các khách mời danh dự.

    Gần 15 gian hàng triển lãm đã giới thiệu cho khách tham quan nhiều loại sản phẩm, thiết bị, phần mềm, công nghệ hiện đại, tân tiến trong nghiên cứu sinh học và công nghệ sinh học. Đặc biệt, các buổi giới thiệu kết hợp ăn trưa (Innovation Showcase Luncheon) thực hiện bởi Merck Millipore và BD Bioscience đã mang đến những công nghệ mang tính đột phá đầy tiềm năng ứng dụng trong nghiên cứu, như phương pháp Flow Cytometry hình ảnh – là sự kết hợp giữa máy Flow Cytometry thông thường với kính hiển vi – và các tác nhân giúp nâng cao chất lượng các thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang – BV480 và BV421.

    Tham dự báo cáo bên cạnh một lực lượng đông đảo các bạn sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ, hội nghị còn có vinh dự được đón tiếp các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, như – GS. Ken Ichi Arai, Giáo sư danh dự trường Đại học Tokyo, Nhật Bản; GS. Fuyu Tamanoi, Đại Học California Los Angeles , Hoa Kỳ; GS. TS. Brad Nelson, Đại học British Columbia; GS.TS Trương Đình Kiệt, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học Y dược TP.HCM, GS. TS. Mong Hong Lee, Trung tâm Ung thư MD Anderson, Trường Đại học Texas, Hoa Kỳ, GS. TS. BS. Yasuhiko Nishioka, Đại học Tokushima, Nhật Bản;  GS. TS. BS. Phan Toàn Thắng, Đại học quốc gia Singapore; GS. TS. Mai Suan Li, Viện Vật lý, Hàn lâm khoa học Ba Lan, cùng các nhà khoa học khác; GS.TS. Byungsuk Kwon, Đại học Ulsan; GS. TS Somi Kim Cho, Đại học Quốc gia Jeju; GS.TS. Yongsung Hwang, Viện Y Sinh Soonchunhyang (SIMS); TS. Vy Phan Lai, Đại học California, Los Angeles; GS TS Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả nước.

     

    1

    Ảnh lưu niệm trong phiên toàn thể ngày 25-9

    2_copy

    Đại diện Ban tổ chức PGSTS Nguyễn Hội Nghĩa, GS.TS Ken Ichi Arai, GS.TS Fuyui Tamanoi và GS.TS.BS Alush Gaishi phát biểu trong phiên khai mạc.

    3_copy

    TS. Phạm Văn Phúc trao kỉ niệm chương cho các nhà tài trợ

    4

    Các Giáo sư trao đổi tại phiên toàn thể.

    5

    Bài báo cáo của TS Phan Lai Vy – Đại học UCLA ( Hoa Kỳ) về liệu pháp miễn dịch thu hút nhiều sự chú ý.

    6

    Phiên Thảo luận về Nghiên cứu Y sinh ở Việt Nam với sự tham gia của nhiều khách mời danh dự.

    7

    GS.TS Phạm Mạnh Hùng cho ý kiến về chiến lược phát triển nghiên cứu Y sinh tại Việt Nam.

  • CUỘC THI “STEM CELL INNOVATION” NĂM 2015 ĐÃ CHÍNH THỨC TRỞ LẠI VỚI NHIỀU HỨA HẸN HẤP DẪN CHO CÁC BẠN SINH VIÊN TRÊN KHẮP CẢ NƯỚC

    CUỘC THI “STEM CELL INNOVATION” NĂM 2015 ĐÃ CHÍNH THỨC TRỞ LẠI VỚI NHIỀU HỨA HẸN HẤP DẪN CHO CÁC BẠN SINH VIÊN TRÊN KHẮP CẢ NƯỚC

    Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, cuộc thi đã thu hút hơn 200 sinh viên tham gia với hơn 100 ý tưởng được gửi về cho ban tổ chức. Các thí sinh đến từ các Trường đại học khắp cả nước, có thể kể đến như: ĐH Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ĐH Y Dược Tp.HCM, Đại học Nông Lâm, Đại Học Quốc Tế, Đại Học Văn Lang, Đại Học Hồng Bàng, Khoa Y- ĐHQG tp.HCM, Đại học Y dược Cần Thơ… Các kết quả mà “Stem Cell Innovation” gặt hái được từ năm 2014 đã thực sự chứng minh đây là một cuộc thi mang tính kích thích sáng tạo cao, được hỗ trợ chuyên môn dựa trên nền tảng học thuật chuyên nghiệp của Hội đồng giám khảo là các Giáo Sư, Tiến Sĩ và các nghiên cứu sinh đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y học, dược học, nông nghiệp….

     

    1

    Hình: Các thí sinh nhận giải thưởng từ ban tổ chức và quà từ nhà tài trợ.

    Bạn Trần Văn Luân, đại diện nhóm tác giả đã đạt quán quân trong cuộc thi “Stem cell Innovation” lần 1 năm 2014 chia sẻ: “Cuộc thi thật sự thu hút em từ những thông tin đầu tiên. Chúng em có thể viết ra những ý tưởng ấp ủ của mình và cụ thể hóa nó bằng các phương pháp thực tế. Mặc dù chỉ là sinh viên năm nhất của trường ĐH Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, nhưng chúng em vẫn muốn thử sức một lần “cháy” với ước mơ của mình, và thật sự rất bất ngờ và hạnh phúc khi ý tưởng của chúng em đạt giải nhất trong cuộc thi này. Em rất hy vọng cuộc thi có thể diễn ra hằng năm, từ đó các bạn sinh viên không chỉ có thể có nhiều cơ hội hơn để trải nghiệm một sân chơi thú vị mà còn nhận được nhiều phần thưởng giá trị hấp dẫn. Điều tuyệt vời nhất là sau cuộc thi, em được nhận vào học tập và nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, em nghĩ đây là một cơ hội để mình tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa để có thể tiếp tục phát triển các ý tưởng trong thời gian sắp tới”.

    2

    Hình: Nhóm tác giả đạt giải nhất cuộc thi Stem Cell Innovation lần 1- 2014

    Bạn Nguyễn Lê Thành Công, giải ba cuộc thi Stem Cell Innovation lần I- năm 2014 chia sẻ: “Thật sự đây là một cuộc thi đầy mới mẻ. Trên thế giới có khá nhiều các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên ở Việt Nam “Stem Cell Innovation” dường như là cuộc thi tìm kiếm ý tưởng mang tính học thuật đầu tiên và duy nhất dành cho các bạn sinh viên tham gia trong lĩnh vực y sinh học. Tôi nghĩ rằng các bạn sinh viên sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ cuộc thi này.” Hiện nay Thành Công đã tốt nghiệp và đang là cán bộ nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc.

     

    3

    Hình: Nhóm tác giả đạt giải nhì cuộc thi Stem Cell Innovation lần 1- 2014

    Nhóm tác giả Cao Văn Tâm, Trương Linh Huyền đến từ ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội, giải nhì cuộc thi Stem cell Innovation năm 2014 cho biết: “Ở miền Bắc không có các cuộc thi như thế này. Chúng em phải bay vào TPHCM để được trình bày ý tưởng của mình vào buổi thi chung kết, và rõ ràng là chúng em không chút nào hối hận về chuyến đi này. Các thí sinh trong cuộc thi đều có các ý tưởng rất hay và đầy tính sáng tạo. Chúng em cũng nhận được rất nhiều đóng góp chuyên môn từ các thầy cô trong hội đồng, thật sự đó là những kiến thức, kinh nghiệm rất giá trị. Cuộc thi là một trải nghiệm mà chúng em không thể nào quên, để lại những bài học thực tế cho con đường khoa học mà chúng em sẽ tiếp tục theo đuổi sau này”.

    Stem Cell Innovation – một sân chơi học thuật đầy thử thách và ý nghĩa cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu y sinh học, một bệ phóng cho những ước mơ về khoa học tế bào và tế bào gốc, dù là táo bạo nhất!

    Còn chần chờ gì nữa, STEM CELL INNOVATION 2015 đang chờ đón bạn!

  • Vitamin C stimulates human gingival stem cell proliferation and expression of pluripotent markers

    In Vitro Cellular & Developmental Biology – Animal

    pp 1-10

    First online: 20 October 2015

    Vitamin C stimulates human gingival stem cell proliferation and expression of pluripotent markers

    • Phuc Van Pham
    • , Nga Yen Tran
    • , Nhan Lu-Chinh Phan
    • , Ngoc Bich Vu
    • , Ngoc Kim Phan

     

    Abstract

    Gingival stem cells (GSCs) are a novel source of mesenchymal stem cells (MSCs) that are easily accessed from the oral cavity. GSCs were considered valuable autograft MSCs with particular characteristics. However, the limitation in the number of available GSCs remains an obstacle. Therefore, this study aimed to stimulate GSC proliferation by ascorbic acid (AA) and determined the effects of AA on GSC pluripotent potential-related gene expression. GSCs were isolated from gum tissue by explant culture and continuously subcultured before analysis of stemness and effects of AA on pluripotent-related gene expression. GSCs cultured with various concentrations of AA showed increased proliferation in a dose-dependent manner. AA-treated GSCs showed significantly higher expression of SSEA-3, Sox-2, Oct-3/4, Nanog, and TRA-1-60 compared with control cells. More importantly, GSCs also maintained their stemness with MSC phenotypes and failed to cause tumors in nude athymic mice. Our results show that AA is a suitable factor to stimulate GSC proliferation.

    Keywords

    Gingival stem cell Gum stem cell Mesenchymal stem cell Pluripotent marker

    Title
    Vitamin C stimulates human gingival stem cell proliferation and expression of pluripotent markers
    Journal
    In Vitro Cellular & Developmental Biology – Animal

    DOI
    10.1007/s11626-015-9963-2
    Print ISSN
    1071-2690
    Online ISSN
    1543-706X
    Publisher
    Springer US
    Additional Links
    Topics
    Keywords
    • Gingival stem cell
    • Gum stem cell
    • Mesenchymal stem cell
    • Pluripotent marker
    Industry Sectors
    Authors
    Author Affiliations
    • 1. Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Viet Nam National University, Ho Chi Minh City, Viet Nam
    • 2. Faculty of Dentistry, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City, Viet Nam
    http://link.springer.com/article/10.1007/s11626-015-9963-2

  • Trịnh Vạn Ngữ

    PERSONAL INFORMATION

    Full name: Trịnh Vạn Ngữ

    Gender: Male

    Date of birth: December 02nd, 1990

    Place of birth: Lam Dong province, Viet Nam

    Mobile Phone: +84972837398

    E-mail: tvngu@hcmus.edu.vn

    AWARDS

    –          Toshiba scholarship, 2015

    –          Honorable Mention – Students’ Scientific Research, 2013

    PUBLICATIONS

    Papers

    1. Trinh Van Ngu, Phan Lu Chinh Nhan, Pham Van Phuc, 2014, Effects of 5 Aza 2′ Deoxycitidine on differentiation of Breast cancer stem cells, Vietnam National University, Hanoi City – Science and Technology Journal.

    Presentations

    1. Phan Lu Chinh Nhan, Trinh Van Ngu, Pham Van Phuc, Evaluation of 5 Aza 2′ Deoxycitidine – demethyl agent on differentiation of Breast cancer stem cells, 2015, The 3rd Stem cell conference, Dalat City, Viet Nam.
    2. Trinh Van Ngu, Phan Lu Chinh Nhan, Pham Van Phuc, 2014, Effects of 5 Aza 2′ Deoxycitidine on differentiation of Breast cancer stem cells, Young scientist Conference, Ha Noi, Viet Nam
    3. Trinh Van Ngu, Phan Lu Chinh Nhan, Pham Van Phuc, Effects of 5 Aza 2′ Deoxycitidine on differentiation of Breast cancer stem cells, 2014, 9th Scientific conference – University of Science, Ho Chi Minh City, Viet Nam.

    Posters

    1. Vu Thanh Binh, Le Thi Hanh , Phan Lu Chinh Nhan, Trinh Van Ngu, Phan Kim Ngoc, Pham Van Phuc, 2013, Studying on culture and estimating drug resistance of transforming breast cancer cells. Viet Nam Science – Biotechnology conference 2013, Ho Chi Minh, Viet Nam.
    2. Vu Thanh Binh, Phan Lu Chinh Nhan, Le Thi Hanh, Trinh Van Ngu, Nguyen Hoang Nam, Pham Van Phuc, Phan Kim Ngoc, 2013, Compare the efficiency of primary culture of breast cancer cells by the tissue fragment culture method and single cell culture method, The 1st Gene and immunotherapy conference, Ho Chi Minh, Viet Nam
    3. Le Thi Hanh, Phan Lu Chinh Nhan, Vu Thanh Binh, Duong Thanh Thuy, Trinh Van Ngu, Nguyen Hoang Nam, Nguyen Thi Huyen Trang, Pham Van Phuc, 2013,  Evaluation of drug resistant properties of transformation breast cancer cells from breast cancer tumor culture, The 1st Gene and immunotherapy conference, Ho Chi Minh, Viet Nam.
    4. Vu Thanh Binh, Phan Lu Chinh Nhan, Le Thi Hanh, Trinh Van Ngu, Nguyen Hoang Nam, Pham Van Phuc, Phan Kim Ngoc, 2013, Studying on culture and estimating drug resistance of transforming breast cancer cells. International symposium on chemical engineering, Ho Chi Minh, Viet Nam.
  • CN.Trương Châu Nhật

    Trương Châu Nhật

    Nhóm Nghiên cứu Liệu pháp Tế bào gốc trong điều trị bệnh Tiểu đường

    Email: tcnhat@hcmus.edu.vn

    Research gate: https://www.researchgate.net/profile/Nhat_Truong

    Publication:

    2.1. Đăng trên tạp chí Quốc tế

    TT

    Tên tác giả, tên bài viết, tên tạp chí và số của tạp chí,

    trang đăng bài viết, năm xuất bản

    Sản phẩm của đề tài/ dự án

    (chỉ ghi mã số)

    Số hiệu ISSN

    (ghi rõ thuộc ISI hay không)

    Điểm IF

    1

    Ngoc Kim Phan, Thuy Thanh Duong, Truc Le-Buu Pham, Loan Thi-Tung Dang, Anh Nguyen-Tu Bui, Vuong Minh Pham, Nhat Chau Truong, Phuc Van Pham, Preliminary evaluation of intravenous infusion and intrapancreatic injection of human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells for the treatment of diabetic mice. Biomedical Research and Therapy, 2014. 1(3): p. 1-8.

     

    2198-4093

     

    2

    Phuc Van Pham, Ngoc Bich Vu, Nhan Lu-Chinh Phan, Dung Minh Le, Nhat Chau Truong, Nhung Hai Truong, Khanh Hong-Thien Bui, Ngoc Kim Phan, Good manufacturing practice-compliant isolation and culture of human adipose-derived stem cells. Biomedical Research and Therapy, 2014. 1(4): p. 9.

     

    2198-4093

     

    2.2. Đăng trên tạp chí trong nước

    TT

    Tên tác giả, tên bài viết, tên tạp chí và số của tạp chí,

    trang đăng bài viết, năm xuất bản

    Sản phẩm của đề tài/ dự án

    (chỉ ghi mã số)

    Số hiệu ISSN

    Ghi chú

    1

    Nguyễn Gia Khuê, Phạm Minh Vương, Bùi Nguyễn Tú Anh, Trương Châu Nhật, Nguyễn Vương Tường Vy, Đoàn Ngọc Trung, Lê Thị Bích Phượng, Phan Lữ Chính Nhân, Phạm Văn Phúc, Phan Kim Ngọc, Biệt hóa tế bào gốc mô mỡ thành tế bào tiết insulin và đánh giá khả năng điều tiết insulin của tế bào biệt hóa. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 2013. 17(1)

     

    1859-2376

     

    2

     

     

     

     

    2.3. Đăng trên kỷ yếu Hội nghị Quốc tế

    TT

    Tên tác giả, tên bài viết, tên Hội nghị, thời gian tổ chức, nơi tố chức

    Sản phẩm của đề tài/ dự án

    (chỉ ghi mã số)

    Số hiệu

    ISBN

    Ghi chú

    1

    Vuong Minh Pham, Nhat Chau Truong, Loan Thi-Tung Dang, Phuc Van Pham, Assessment of the effects of long-term in vitro culture on the number of chromosomes, immune-phenotype and expression of genes related to tumorgenesis of human adipose-derived stem cells, The 2nd Gene and Immunotherapy Conference in Vietnam, 25-26/9/2015

    2

    2.4. Đăng trên kỷ yếu Hội nghị trong nước

    < td width="59">

    TT

    Tên tác giả, tên bài viết, tên Hội nghị, thời gian tổ chức, nơi tổ chức

    Sản phẩm của đề tài/ dự án

    (chỉ ghi mã số)

    Số hiệu

    ISBN

    Ghi chú

    1

    Trương Châu Nhật, Phạm Minh Vương, Phan Kim Ngọc, Xây dựng quy trình lập nhiễm sắc thể đồ và đánh giá sự ổn định về số lượng nhiễm sắc thể của tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ mô mỡ người trong nuôi cấy thời gian dài, Hội nghị Khoa học lần thứ 9 trường ĐH KHTN Tp.HCM, 21/11/2014 (the 9th scientific conference, University of Sciences, 21/11/2014)

    2

     

     

  • Thông báo cuộc thi “Stem cell Innovation” Lần 2, 2015

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PHÒNG THÍ NGHIỆM NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    BTC STEMCELL INNOVATION

    ***

    THỂ LỆ

    Cuộc thi ý tưởng “STEM CELL INNOVATION”

    Lần II, năm 2015

    I.      MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

    –       Tạo sân chơi học tập và nghiên cứu cho tất cả sinh viên yêu thích lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y học, các lĩnh vực có liên quan đến tế bào và tế bào gốc trên người và động vật.

    –       Kích thích khả năng sáng tạo để giải quyết các vấn đề về sinh học ứng dụng, y tế cộng đồng phù hợp yêu cầu của xã hội.

    II.     NỘI DUNG

    Điều 1: Đối tượng tham gia

    Đối tượng đang là sinh viên quốc tịch Việt Nam chuyên ngành sinh học, công nghệ sinh học, y dược học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước.

     

    Điều 2: Hình thức tham gia – Nội dung

    Hình thức:

    –         Tham gia dạng cá nhân hoặc nhóm tác giả. Nhóm tác giả có số lượng không quá 3 thành viên. Một cá nhân hoặc nhóm tác giả có thể đăng kí dự thi với nhiều ý tưởng khác nhau.

    –         Tác giả hoặc nhóm tác giả đăng kí ý tưởng theo mẫu trực tuyến qua website cuộc thi: http://www.biomedconference.com/index.php/stemcellinnovation/

    Nội dung:

    Nhóm hoặc tác giả đăng kí ý tưởng tham gia cuộc thi thuộc các lĩnh vực về sinh học, công nghệ sinh học, y dược có liên quan đến tế bào và tế bào gốc trên người và động vật.

    Các vòng thi:

    Cuộc thi tiến hành theo 4 vòng:

    • Vòng loại: Tác giả hoặc nhóm tác giả đăng ký tên ý tưởng và tóm tắt nội dung ý tưởng theo biểu mẫu đăng trên website cuộc thi. Hội đồng khoa học cuộc thi sẽ đánh giá và chọn 100 ý tưởng xuất sắc nhất vào vòng sau.
    • Vòng sàn ý tưởng:
      • Dự kiến diễn ra trong 2 ngày 28, 29/11/2015 tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.
      • Tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày ý tưởng dưới dạng powerpoint đúng trong 5 phút. Ý tưởng được phản biện bởi hội đồng khoa học và các tác giả khác trong 5 phút sau đó. 20 ý tưởng xuất sắc nhất sẽ được hội đồng khoa học chọn vào vòng sau.
      • Đối với các tác giả hoặc nhóm tác giả nếu được chọn vào vòng này nhưng không thuôc địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có thể dự thi bằng cách quay một đoạn clip không quá 5 phút trình bày về ý tưởng và gửi về BTC trước 48 giờ diễn ra Vòng sàn ý tưởng. Địa chỉ gửi: stemcellinnovation2015@gmail.com
    • Vòng bán kết:
      • Dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến 12/12/2015 tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.
      • Tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày cách thực hiện ý tưởng không quá 15 phút và trả lời chất vấn trước hội đồng giám khảo do BTC lập.
      • Các tác giả gửi bản thiết kế poster giới thiệu ý tưởng của mình về mail ban tổ chức trước ngày 5/12/2015, các poster này sẽ được share trên facebook và được bình chọn bởi khán giả trong suốt thời gian diễn ra vòng bán kết.
      • 4 ý tưởng được hội đồng giám khảo đánh giá xuất sắc nhất và 1 ý tưởng được khán giả bình chọn cao nhất (tổng số lượt like trên facebook nhiều nhất) sẽ lọt vào vòng chung kết.
    • Vòng chung kết
      • Dự kiến diễn ra vào ngày 19/12/2015 tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.
      • Các  nhóm tác giả vượt qua vòng bán kết sẽ được tham gia một tuần thực nghiệm tại PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế Bào Gốc, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.. Tại đây các nhóm tác giả sẽ được làm việc khoa học và có thể trao đổi, hoàn thiện  ý tưởng của mình dưới sự hỗ trợ về kiến thức chuyên môn của các thầy cô và cán bộ nghiên cứu.
      • 5 tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày ý tưởng, cách thức thực hiện ý tưởng trong 15 phút và được phản biện bởi hội đồng khoa học.

     

    Điều 3: Tiêu chí đánh giá

    Vòng loại: Tính mới và sáng tạo (70%) có cơ sở khoa học (30%).

    Vòng sàn ý tưởng: Tính mới và sáng tạo (40%); tính thực tiễn, khả thi (30%), có cơ sở khoa học (30%).

    Vòng bán kết: Tính mới và sáng tạo (40%); tính thực tiễn, khả thi (30%), có cơ sở khoa học (30%).

    Vòng chung kết: Tính mới và sáng tạo (40%); Tính thực tiễn (30%); Có đề xuất phương pháp thực hiện khoa học (20%); Hình thức trình bày (10%).

     

    Điều 4: Quy định trình bày

    Đối với các ý tưởng dự thi vòng loại: ý tưởng được trình bày theo mẫu trực tuyến hoặc viết tay tại các Innovation Box gồm: Tên ý tưởng; ý nghĩa mục tiêu của ý tưởng; nội dung thực hiện (ngắn gọn, súc tích, không quá 500 từ); thông tin liên lạc

    Đối với các ý tưởng vào bán kết, chung kết:

    1.  Các công trình phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 (210 x 297),  sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13, khoảng cách dòng 1.5, đánh số thứ tự ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang. Các công trình chỉ được phép dài tối đa 10 trang (không kể phần phụ lục) đối với ý tưởng tham gia vòng loại và 50 trang đối với ý tưởng vào chung kết.

    2.  Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1; 1.1.1;…

    3.  Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường. Các ký hiệu phải có chú thích rõ ràng. Các bảng vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh hoạ… phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích.

    4.  Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết đúng tiếng nước đó.

    5.  Công trình không được viết lời cảm ơn, không đề tên (nhóm) tác giả, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch chân các câu trong c
    ông trình.

    6.  Trang trí trang bìa, trang 1 theo mẫu. Trang bìa đóng bìa cứng (không dùng gáy lò xo), trang 1 để rời và không được phép ghi bất cứ thông tin nào khác thông tin theo mẫu.

    7.   Phần nội dung đề tài:

    – Trang thứ 1: tóm tắt ý tưởng.

    – Trang thứ 2 trở đi: trình bày theo nội dung quy định:

    + Đặt vấn đề: tình hình thực tế, những mô hình hay giải pháp đã được thực hiện và những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân giúp hình thành ý tưởng, sự cần thiết và tính khả thi của ý tưởng.

    + Mục tiêu: nêu lên được sản phẩm cụ thể mà tác giả muốn hướng đến trong ý tưởng (VD: thiết bị, máy móc, sản phẩm, quy trình, cửa hàng,… với các tính năng mới, sáng tạo do tác giả đề xuất)

    + Phương pháp và nội dung thực hiện: phương pháp sử dụng, lộ trình và nội dung thực hiện, các mô hình đề xuất để thể hiện tính sáng tạo của ý tưởng.

    + Ý nghĩa – đề nghị: ý nghĩa khoa học và thực tiễn (tính khả thi), hiệu quả kinh tế – xã hội, quy mô và phạm vi áp dụng. Đánh giá ưu, nhược điểm của ý tưởng. Đề nghị để ý tưởng được thực hiện.

    + Tài liệu tham khảo và phụ lục: trình bày theo phần mềm EndNote.

    Đối với ý tưởng tham gia Sàn ý tưởng:

    –       Trình bày trực tiếp ý tưởng trước Hội đồng đánh giá.

    –       Thời gian trình bày: 5 phút. Hội đồng đánh giá – nhận xét: 5 phút.

    –       Hình thức trình bày: bất kỳ hình thức nào nhưng phải đảm bảo các nội dung: đặt vấn đề, mục tiêu, phương pháp và nội dung thực hiện, ý nghĩa – đề nghị.

     

    Điều 5: Giải thưởng và quyền lợi người tham gia

    Các ý tưởng tham gia cuộc thi vượt qua vòng loại sẽ được nhận giấy chứng nhận đã tham gia cuộc thi ý tưởng “Stem Cell Innovation – Lần II, Năm 2015”.

    20 đội vào bán kết sẽ nhận một phần quà là áo đồng phục của cuộc thi.

    Các ý tưởng vào vòng chung kết sẽ được nhận quà lưu niệm, quà của nhà tài trợ và giấy khen từ BTC cuộc thi  “Stem Cell Innovation – Lần II, Năm 2015”

     

    Cơ cấu giải thưởng: Tất cả tác giả hoặc nhóm tác giả vào vòng chung kết sẽ nhận được một khóa học tập và nghiên cứu tại PTN Tế bào gốc – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong thời gian 1 năm.

    –       Giải Đặc biệt: 20.000.000đ, kỉ niệm chương, giấy khen của PTN Tế bào gốc

    –       Giải nhất: 10.000.000 đồng kỉ niệm chương, giấy khen của PTN Tế bào gốc

    –       Giải nhì: 5.000.000 đồng và giấy khen của PTN Tế bào gốc

    –       Giải ba: 3.000.000 đồng và giấy khen của PTN Tế bào gốc

    Điều 7: Quy định về sở hữu trí tuệ các ý tưởng tham gia

    Tất cả các ý tưởng nằm trong 5 vị trí đầu sẽ thuộc quyền sở hữu của PTN tế bào gốc. PTN tế bào gốc có toàn quyền đăng ký sở hữu trí tuệ và khai thác, sử dụng theo đúng quy định của luật Sở hữu trí tuệ. Tác giả có nghĩa vụ hỗ trợ ban tổ chức và đơn vị sở hữu hoàn tất các thủ tục đăng ký SHTT.

    Tác giả Ý tưởng nếu được khai thác thương mại, tác giả ý tưởng sẽ được hưởng sẽ được hưởng 30% lợi nhuận sau thuế.

    Tác giả các ý tưởng nằm ngoài 5 vị trí đầu được toàn quyền khai khác tự do nếu có đơn vị kinh doanh khác muốn khai thác.

    Điều 8: Thời gian đăng ký và tham gia

    Vòng loại: 01/10 đến 15/11/2015.

    Vòng Sàn ý tưởng: 28,29/11/2015 (thứ bảy và chủ nhật).

    Vòng bán kết: 12/12/2015 (thứ bảy).

    Vòng chung kết 19/12/2015 (thứ bảy)

    Trao giải: Stem Cell day 24/12/2015

     

    BTC STEM CELL INNOVATION 2015

  • Cơ hội tham dự Hội nghị Liệu Pháp Gene và Miễn Dịch 2015 Dành cho Sinh viên

    Cơ hội tham dự Hội nghị Liệu Pháp Gene và Miễn Dịch 2015 Dành cho Sinh viên

    Ban tổ chức Hội nghị liệu pháp Gen và Miễn dịch xin gửi đến tất cả bạn sinh viên, học viên cao học trong cả nước

    Cơ hội tham gia hội nghị miễn phí

    Phí tham dự hội nghị dành cho sinh viên, học viên cao học là 25USD. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho các bạn Sinh viên, Học viên có cơ Hội tham gia không gian học thuật và giao lưu, học hỏi các thành tựu từ các nhà khoa học đến từ các Trường, Viện, Đơn vị nghiên cứu Uy tính trên thế giới. Ban Tổ Chức Hội Nghị đã chuẩn bị một số chỗ ngồi miễn phí (có giới hạn) cho các bạn sinh viên và học viên mong muốn tham gia và thoả các điều kiện dưới đây:

    + Đối tượng: Sinh viên, học viên cao học trong cả nước

    + Gửi email đăng ký gửi về Ban Tổ Chức và điền đầy đủ các thông tin theo mẫu sau:

    –        Tiêu đề email (subject): Đăng ký tham gia Hội Nghị Gic 2015

    –        Nội dung:

    • Tên – mã số sinh viên (mã số học viên)  (ví dụ: Nguyễn Văn A – 0915273), tên Trường
    • Số điện thoại liên lạc:
      • Nội dung đăng kí ( có thể đăng kí nhiều tiểu ban, nhưng chú ý không trùnng thời gian với nhau) (ví dụ: Nội dung đăng kí:Opening and plenary session A+ session 1 + session 4). Chương trình hội nghị ở cuối thông báo.
      • 1 bài luận (essay) bằng Tiếng Anh, tối thiểu 300 từ nói về suy nghĩ, mong muốn của bạn đối với hội Nghị hoặc session (tiểu ban) mà bạn đăng ký (đây là phần quan trọng nhất để Ban Tổ Chức có cơ sở chọn lựa – nếu đăng ký nhiều tiểu ban, bạn có thể chọn viết về tiểu ban bạn yêu thích nhất)

    *Chú ý: – Tất cả các báo cáo đều bằng tiếng Anh.

    BTC sẽ chọn những bạn có đủ các yêu cầu trên và có bài luận tốt nhất. Chỉ những cá nhân thoả các điều kiện trên mới nhận được E-mail phản hồi từ ban tổ chức với thẻ và barcode tham gia Hội Nghị.

     

    Số lượng chỗ có hạn, xin mời các bạn sinh viên, học viên quan tâm nhanh chóng đăng ký tham dự.

    Đăng kí vui lòng gửi về email: gic2015.scl@gmail.com

    Hạn chót 23h00 ngày 21/09/2015

    Số lượng chỗ ngồi có hạn vì vậy việc đăng ký có thể được kết thúc trước thời hạn khi đã đủ chỗ

    Mọi chi tiết về chương trình Hội Nghị xin truy cập tại website: http://www.gic2015.com/

    http://www.gic2015.com/index.php/GIC-VN/index/pages/view/TentativeProgram

    BTC Hội Nghị

     

    Tóm tắt chương trình hội nghị

    Hội nghị dự kiến diễn ra trong 02 ngày 25, 26 tháng 09 năm 2015 tại Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, Tp HCM), bao gồm các nội dung chính như sau:

    Opening and Plenary session A.  8h00-12h00 25/9/2015 (80 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Chair: Prof. David Eisenberg

    HHMI Investigator; Professor, Dept. of Biological Chemistry; Dept. of Chem & Biochem;
    Director, Center for Global Mentoring, UCLA, US

    Co-Chair: Prof. Ken Ichi Arai

    President and CEO, SBI Biotech Co., Ltd, Tokyo, Japan; Former Dean of Institute of Medical Science, University of Tokyo; Founding President of The Asia-Pacific International Molecular Biology Network  (A-IMBN), Japan

    Tiểu ban 1: “Targeted Therapy and Signal Transduction”. 13h30-15h00 25/9/2015 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co-chair: Prof. Mong Hong Lee, PhD. Professor, Department of Molecular and Cellular Oncology, Division of Basic Science Research, The University of Texas MD Anderson Cancer Center, Houston, TX; Executive Editor, Journal of Cancer Science & Therapy; Editor-in-Chief, Cancer Hallmarks, USA

    Co-chair: Prof. Yasuhiko Nishioka, PhD., MD. Professor and Chairman, Department of Respiratory Medicine and Rheumatology, Institute of Health Biosciences, University of Tokushima, Japan

    Tiểu ban 2: “Stem Cells from the bench to the bed13h30-15h00 25/9/2-15 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co-chair: Prof. Phan Toan Thang, PhD., MD. National University of Singapore, Singapore

    Co-chair: Prof. Wing Ping Deng, PhD Stem Cell Research Center, Taipei Medical University, Taiwan

    Tiểu ban 3: Enzymology and Structural Biology of Cancer Proteins 15h50-17h40 25/9/2015 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co-chair: Prof. David Eisenberg, PhD. HHMI Investigator; Professor, Dept. of Biological Chemistry;
    Dept. of Chem & Biochem; Director, Center for Global Mentoring, UCLA, USA

    Co-chair: Prof. Kiyoshi Fukui, PhD. MD. Director and Professor, The Institute for Enzyme Research, Division of Enzyme Pathophysiology, The University of Tokushima, Japan

    Tiểu ban 4: Nanotechnology 15h50-17h40 25/9/2015 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co-chair: Prof. Le Quoc Minh, PhD. Director of Research, Vietnam Academy of Science and Technology (VAST); Secretary General, Vice President of Vietnam Materials Research Society (V-MRS); Member of International Committee on Imaging Science (ICIS) Viet Nam

    Co-chair: Prof. Fuyu Tamanoi, PhD. Director, JCCC Signal Transduction and Therapeutics Program Area ; Professor, Microbiology, Immunology & Molecular Genetics, UCLA, USA

    Plenary session B: 10h00-12h00 26/9/2015 (80 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co-chair: Prof. Fuyu Tamanoi, PhD.

    Director, JCCC Signal Transduction and Therapeutics Program Area ; Professor, Microbiology, Immunology & Molecular Genetics, UCLA, USA

    Co-chair: Prof. Win Ping Deng, PhD.

    Vice Dean, College of Oral Medicine; Director, Stem Cell Research Center Taipei Medical University, Taiwan

    Co-chair: Prof. Brad Nelson, PhD.

    Director and Distinguished Scientist, Deeley Research Centre, BCCA; Professor, Biochemistry and Microbiology, UVIC; Adjunct Professor, Biology, UVIC; Professor, Medical Genetics, UBC.

    Tiểu ban 5: Immunology and Immunotherapy. 14h00-15h30 26/9/2015 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Chair: Prof. Byungsuk Kwon, PhD. Department of Biological Science, University of Ulsan, San 29 Mukeo-dong Nam-ku, Ulsan, Ulsan 680-749, South Korea.

    Tiểu bang 6: Cancer Prevention Diagnosis 14h00-15h30 26/9/2015 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co-chair: Prof. Brad Nelson, PhD.- Director and Distinguished Scientist, Deeley Research Centre, BCCA; Professor, Biochemistry and Microbiology, UVIC; Adjunct Professor, Biology, UVIC; Professor, Medical Genetics, UBC

    Co-chair: Prof. Ta Thanh Van, PhD.- Vice President of Hanoi Medical University; Director, Center for Gene and Protein Research; Director, Quality Control Center for Medical Laboratory VN

    Tiều bang 7: Young scientist forum 15h30-17h20 26/9/2015 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co chair: Prof. Somi Kim Cho, PhD.- Faculty of Biotechnology College of Applied Life Sciences Jeju National University, Jeju- Korea

    Co chair: Vy Phan Lai, PhD- Associate Director, Center for Global Mentoring, UCLA, USA

    Tiểu bang 8: Biomedicine and Social Issues 15h30-17h20 26/9/2015 (30 chỗ cho Sinh viên, Học viên)

    Co-chair: Madame Ninh T. Ton Nu – Director of Tri Viet Foundation; Former Ambassador of Vietnam in the European Community

    Co-chair: Ms. Nicoletta Dentico – Co-director, Health Innovation in Practice – HIP

     

    Các bạn Sinh viên, học viên được nhận xuất ăn trưa nếu tham gia “Innovation Showcase” của Nhà Tài Trợ:

    INNOVATION SHOWCASE LUNCHEON 1

    12:15-13:30, 25th Sept, 2015, University of Science, VNU-HCM, VN

    227 Nguyen Van Cu, District 5, HCM, VN

    Sponsored by:

    44990880eea14.jpg


    INNOVATION SHOWCASE LUNCHEON 2

    12:30-14:00, 25th Sept, 2015, University of Science, VNU-HCM, VN

    227 Nguyen Van Cu, District 5, HCM, VN

    Sponsored by:

  • ISOLATION AND CHARACTERIZATION OF MULTIPOTENT AND PLURIPOTENT STEM CELLS FROM HUMAN PERIPHERAL BLOOD

    ISOLATION AND CHARACTERIZATION OF MULTIPOTENT AND PLURIPOTENT STEM CELLS FROM HUMAN PERIPHERAL BLOOD

    Article · July 2015

    Ciro Gargiulo
    Human Medicine International Center

    Phuc Van Pham
    Ho Chi Minh City University of Science

    Abstract

    Stem cells are commonly classified based on the developmental stage from which they are isolated, although this has been a source of debate amongst stem cell scientists. A common approach classifies stem cells into three different groupings: Embryonic Stem Cells (ESCs), Umbilical Cord Stem Cells (UCBSCs) and Adult Stem Cells (ASCs), which includes stem cells from bone marrow (BM), fat tissue (FT), engineered induced pluripotent (IP) and peripheral blood (PB). By definition stem cells are progenitor cells capable of self-renewal and differentiation hypothetically “ab infinitum” into more specialized cells and tissue. The main intent of this study was to determine and characterize the different sub-groups of stem cells present within the human PB-SCs that may represent a valid opportunity in the field of clinical regenerative medicine. Stem cells in the isolated mononucleated cells were characterized using a multidisciplinary approach that was based on morphology, the expression of stem cell markers by flowcytometry and fluorescence analysis, RT-PCR and the capacity to self-renew or proliferate and differentiate into specialized cells. This approach was used to identify the expression of hematopoietic, mesenchymal, embryonic and neural stem cell markers. Both isolated adherent and suspension mononucleated cells were able to maintain their stem cell properties during in-vitro culture by holding their capacity for proliferation and differentiation into osteoblast cells, respectively, when exposed to the appropriate induction medium.

  • A comparison of the chemical and liver extract-induced hepatic differentiation of adipose derived st

    A comparison of the chemical and liver extract-induced hepatic differentiation of adipose derived stem cells

    Article in In Vitro Cellular & Developmental Biology – Animal · August 2015
    Impact Factor: 1.00 · DOI: 10.1007/s11626-015-9939-2

    Truong Nhung
    Ho Chi Minh City University of Science

    Phuc Van Pham
    Ho Chi Minh City University of Science

    Abstract

    Adipose-derived stem cells (ADSCs) have been put forward as promising therapeutics for end-stage liver disease (ESLD). In the present study, we compared the effects of defined chemicals and liver extract on the hepatic differentiation of ADSCs. ADSCs were isolated according to the method described in our previously published study. Subsequently, the differentiation of ADSCs was induced separately by chemicals (including hepatic growth factor (HGF), fibroblast growth factor (FGF), and oncostatin M (OSM)) and liver extract (30 μg/ml) in a total period of 21 d. The efficiency of hepatic differentiation was evaluated by changes in the cell morphology, gene expression, and cellular function. The results showed that the liver extract promoted the hepatic differentiation of ADSCs to a significantly greater extent than the chemicals. In the group of ADSCs treated with liver extract, changes in the cell morphology began sooner, and the expression of alpha-FP and albumin genes was higher than that in the chemically treated group. The ADSCs in both the groups stained positive for anti-alpha trypsin (AAT) and albumin markers. The cells also exhibited glycogen storage capacity. Therefore, we concluded that the liver extract could efficiently induce the differentiation of ADSCs into hepatocyte-like cells. This study reveals the potential of mesenchymal stem cell differentiation in the liver extract, which supports further preclinical and clinical research on the application of ADSCs in ESLD treatment.