Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các tế bào gốc được tìm thấy trong mắt có thể phục hồi thị lực ở trẻ em đục thủy tinh thể.
Nghiên cứu cho thấy một phương pháp phẫu thuật mới đã loại bỏ phần thủy tinh thể bị đục, đồng thời bảo tồn các tế bào gốc xung quanh và cho phép họ tái tạo chức năng thủy tinh thể .
“Sự thành công của công trình này sẽ mở ra một cách tiếp cận mới trong cách tái sinh mô hoặc các bộ phận của người bằng cách khai thác sức mạnh tái tạo của cơ thể của chúng ta,” cho biết Giáo sư Kang Zhang, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện mắt Shiley , Đại học California, San Diego.
Kết quả của công trình đã được đăng trên tạp chí Nature. Các nhà khoa học đã chứng minh một kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu giúp loại bỏ phần thấu kính (thủy tinh thể) mà không làm tổn hại đến một cấu trúc khác trong mắt được gọi là nang thấu kính (lens capsule). Cấu trúc này chứa các tế bào gốc biểu mô của thủy tinh thể và được sử dụng để tái tạo chức năng thấu kính trong mắt.
“Từ các nghiên cứu khoa học cơ bản đã dẫn đến giả thuyết rằng việc bảo vệ và kích thích các tế bào gốc tự thân trong mắt có thể thúc đẩy sự tái sinh của phần thủy tinh thể bị cắt bỏ. Và quả thật, giả thuyết của họ là đã đúng, “Dr Dusko Ilic, Giảng viên khoa sức khỏe phụ nữ tại Đại học Hoàng gia London.
Hình: Việc theo dõi mắt của trẻ đầu đời rất quan trọng để có thể phát hiện sớm tình trạng đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu đã chứng minh giả thuyết của mình bằng cách thử nghiệm các phương pháp phẫu thuật mới ở thỏ và các loài linh trưởng trước khi thử nghiệm trên bệnh nhân. Sau đó, họ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới này trên 12 trẻ em dưới 2 tuổi, đồng thời so sánh với 25 trẻ em khác sử dụng các kỹ thuật thông thường, bao gồm việc thay thế thủy tinh thể nhân tạo. Phương pháp thay thủy tinh nhân tạo được coi là một kỹ thuật đòi hỏi loại bỏ hoàn toàn phần thủy tinh thể bị đục trong đó có các quần thể tế bào gốc trong mắt.
Các trẻ em được điều trị theo phương pháp thông thường có tỷ lệ bị viêm sau phẫu thuật cao hơn, khởi phát sớm bệnh tăng nhãn áp và dễ bị đục trở lại so với những người được điều trị theo phương pháp mới.
Đối với trẻ em trải qua phẫu thuật theo phương pháp mới,thủy tinh thể tái tạo khá tốt “, giáo sư Zhang cho biết. ‘Chúng tôi đã phục hồi chức năng thị giác của bệnh nhân và rõ ràng thủy tinh thể đã tái sinh.
“Điều này cho thấy rằng có thể có một cách tiếp cận mới trong điều trị. Chúng ta có thể “bật” các tế bào gốc không hoạt động của chúng ta. Thử tưởng tượng chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta có thể làm điều đó cho các cơn đau tim, hoặc “bật” các tế bào gốc thần kinh trong bộ não? ‘ Giáo sư Zhang cho biết
Trung bình có 3 đến 4 trẻ em bị đục thủy tinh thể bẩm sinh trong mỗi 10.000 trẻ emở Anh. Quá trình này thông thường bắt đầu bằng các mảng đục trong thủy tinh thể làm suy giảm thị lực và nếu không chữa trị sẽ dẫn đến mù lòa.
Dịch từ bài viết của Kulraj Singh Bhangra
Bùi Nguyễn Tú Anh
Xem thêm công trình tại: http://www.nature.com/nature/journal/v531/n7594/full/nature17181.html