Author: tcnhat

  • PHÁT HIỆN MỚI VỀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ

    Một nghiên cứu gần đây đã đưa ra bằng chứng cho thấy khối u não sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng, điều này đã đặt ra nghi ngờ cho sự phỏng đoán hơn 10 năm qua rằng đường là nguồn năng lượng chính của khối u.

    Nếu được xác nhận, điều này có thể thay đổi nền tảng về phương pháp chữa trị ung thư trong tương lai, bởi vì cho tới hiện nay, các nhà khoa học hiện vẫn đang tập trung mọi nỗ lực trong việc làm thiếu hụt nguồn cung cấp đường đối với tế bào ung thư.

    Elizabeth Stoll, nhà nghiên cứu chuyên về thần kinh của trường đại học Newcastle, UK, người dẫn đầu trong nghiên cứu trên, đã phát biểu trên tờ The Independent rằng: “60 năm qua, chúng ta đã cho rằng tất cả khối u đều lấy nguồn năng lượng từ đường, và bộ não cũng được cung cấp năng lượng bởi đường. Do đó, bạn chắc chắn sẽ nghĩ ra khối u não cũng sẽ như thế”.

    U thần kinh đệm là một kiểu hình của khối u não phát triển từ tế bào thần kinh đệm với chức năng hỗ trợ các neuron và giúp duy trì hàng rào máu – não. Các tế bào này chiếm đến 90% trên tổng số các tế bào não, và cho đến hiện nay vẫn còn nhiều điều chưa biết về chúng.

    Khối u thần kinh đệm có 3 loại: astrocytoma, oligodendroglioma, và glioblastoma. Glioblastoma là loại thường gặp nhất và phát triển nhanh nhất. Tại Mỹ khoảng 30 % bệnh nhân chỉ sống được 2 năm sau khi phát hiện bệnh.

    Stoll và cộng sự đã tìm ra một hướng mới trong việc chữa trị – tạo nên một sự khác biệt lớn. Họ phát hiện khi những tế bào ung thư bị ức chế về khả năng sử dụng nguồn năng lượng từ chất béo, tỉ lệ phát triển của chúng giảm một cách đáng kể, tương ứng với tăng tỉ lệ sống.

    Nhóm đã tiến hành thí nghiệm trên mô ung thư của người hiến tặng bị u thần kinh đệm đã trải qua phẫu thuật, và mô hình chuột mắc bệnh được tiêm chất ức chế sự oxi hóa của chất béo Etomoxir.

    Stoll nói: “Chúng tôi đã thử nghiệm etomoxir trên mô hình động vật, và kết quả cho thấy thuốc này đã làm chậm sự phát triển của khối u thần kinh đệm, tăng thời gian sống trung bình thêm 17%. Những kết quả này cho thấy đây là loại thuốc hoàn toàn mới có thể hỗ trợ điều trị bệnh trên lâm sàng trong tương lai”.

    Khái niệm ung thư phát triển dựa trên nguồn năng lượng từ glucose – một loại đường đơn mà các tế bào khỏe mạnh sử dụng như nguồn năng lượng, đã tồn tại từ những năm 1950, khi nhà khoa học người Đức Otto Warburg, người được trao giải Nobel, đã quan sát và thấy rằng những khối u phát triển chủ yếu bởi chuyển hóa glucose.

    Quá trình này gọi là “tác động Warburg” được cho là diễn ra trong hơn 80% tế bào ung thư.

    Sam Apple đã phát biểu trên tờ báo The New York Times, “Cơ bản đối với hầu hết các ung thư, cơ chế của phương pháp chụp cắt lớp positron, một kĩ thuật quan trọng trong việc xác nhận và chuẩn đoán ung thư, khá đơn giản, đó là phát hiện những điểm trong cơ thể có tế bào sử dụng nguồn glucose mạnh hơn bình thường”.

    Với việc nhiều tế bào ung thư phụ thuộc vào glucose cho sự phát triển và những tế bào não khỏe mạnh cũng dựa vào đường để duy trì chức năng, nên các nhà khoa học đã cho rằng tế bào ung thư trong não cũng tuân theo quy luật đó.

    Quan điểm này cũng được các nhà khoa học sử dụng để các nhà khoa học thao tác với các mẫu mô trong phòng thí nghiệm.

    Stoll giải thích trên tờ The Independent, thông thường các nhà khoa học thu nhận tế bào ung thư não từ bệnh nhân và nuôi trong môi trường máu. Nhưng bởi việc nuôi những tế bào này trong môi trường có lượng đường nhiều hơn chất béo dường như đã làm biến đổi chúng, cảm ứng sự chuyển đổi sử dụng nguồn năng lượng từ đường do cạn kiệt nguồn chất béo.

    Nhóm của Stoll đã tránh sự thay đổi này bằng việc nuôi tế bào ung thư của chuột và người trong điều kiện không huyết thanh.

    Stoll cũng cho biết, “Việc cho tế bào v&ag
    rave;o trong huyết thanh chỉ nhằm làm tế bào phát triển trong nuôi cấy. Nếu bạn thu tế khối u não ác tính và cho tiếp xúc với huyết thanh, huyết thanh này sẽ biến đổi chúng. Sau đó, chúng có thể chuyển đổi khá dễ dàng.”

    Chúng ta nên làm sáng tỏ rằng phát hiện của Stoll hiện tại chỉ mới thử nghiệm trên mô hình động vật và với tế bào khối u não được thu nhận từ người. Do đó, cho đến khi nhóm nghiên cứu chứng minh được những ảnh hưởng tương tự của thuốc etomoxir trên người, chúng ta không thể đưa ra bất cứ kết luận nào.

    Nhà nghiên cứu cũng cho biết họ vẫn chưa đưa ra được bất cứ giải định nào về quá trình chế độ ăn có chất béo hay đường ở giai đoạn này.

    Tuy nhiên bất cứ hướng mới nào trong nghiên cứu ung thư đều có thể mang đến hi vọng.

    Kết quả đã được công bố trên tạp chí Neuro-Oncology.

    lvtrinh 37

    Hình lát cắt u thần kinh đệm

    LÊ VĂN TRÌNH – VÕ HỒNG NGỌC dịch

    Theo: sciencealert.com

  • BỆNH NHÂN UNG THƯ LYMPHOMA GIAI ĐOẠN MUỘN THUYÊN GIẢM SAU KHI ĐIỀU TRỊ TẾ BÀO T


    Trong một công trình được công bố trên Science Translational Medicine, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson đã chia sẽ dữ liệu từ một nghiên cứu với bệnh nhân ung thư lymphoma non-Hodgkin giai đoạn muộn nhận điều trị JCAR014, một tế bào T với thụ thể kháng nguyên khảm (CAR-T), và liệu pháp hóa học. Tế bào CAR-T được làm từ tế bào miễn dịch của chính bệnh nhân được biến đổi gen để nhận diện và giết tế bào ung thư tốt hơn.

    lmphong 3

    Tiến sĩ Cameron Turtle, một trong những nhà lãnh đạo nghiên cứu.

    Công trình đã báo cáo kết quả của 32 bệnh nhân đầu tiên trong thử nghiệm liều lượng JCAR014 sau khi sử dụng liệu pháp hóa học loại bỏ hết các tế bào lympho để tạo một môi trường hỗ trợ phát triển tế bào CAR-T trong cơ thể bệnh nhân. Khám phá quan trọng trong nghiên cứu đã chứng minh sự quan trọng trong lựa chọn thuốc để loại bỏ hết tế bào lympho và hiệu quả của liều khác nhau tế bào CAR-T. 50% của 18 bệnh nhân được đánh giá là có hiệu quả sau khi nhận tế bào CAR-T và thuốc fludarabine và cyclophosphamide (Cy/Flu) có đáp ứng hoàn toàn, so với 8% tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn bệnh nhân nhận JCAR014 và cyclophosphamide không có fludarabine. Với một báo cáo trước đó, độc tính được quan sát trong một vài bệnh nhân trong nghiên cứu liều tiêm, những người nhân liều tế bào CAR-T cao nhất. Nghiên cứu tiếp tục với liều tế bào CAR-T trung bình.

    Trong các bệnh nhân nhận Cy/Flu và liều trung bình JCAR014, dữ liệu cho thấy một hiệu quả và đặc điểm tác dụng phụ hứa hẹn. Đặc biệt:

    • Tỉ lệ đáp ứng toàn bộ: 82% (9/11)
    • Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn: 64% (7/11)
    • Hội chứng giải phóng cytokine nghiêm trọng: 9% (1/11)
    • Gây độc thần kinh nghiêm trọng: 18% (2/11)

    Tiêu chuẩn của JCAR014 là sử dụng tỉ lệ 1:1 giữa tế bào CAR-T giúp đỡ (CD4+) và CAR-T giết (CD8+) để tiêu diệt tế bào khối u biểu hiện CD19, một phân tử được tìm thấy trên bề mặt của nhiều tế bào ung thư máu, bao gồm lymphoma và leukemia. Bằng cách kiểm soát hỗn hợp tế bào T mà các bệnh nhân phải nhận, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mối liên hệ giữa liều tế bào và kết quả trên bệnh nhân đã bỏ qua trước đó. Dữ liệu cho thấy với tỉ lệ tế bào 1:1, hiệu quả điều trị tăng lên, trong khi độc tố tác dụng phụ giảm xuống tối thiểu.

    “Với thành phần điều trị xác định, chúng tôi có khả năng tạo ra nhiều dữ liệu hơn về hiệu quả của tế bào cả tác động có lợi chống lại ung thư và bất kì tác dụng phụ cho bệnh nhân”, Tiến sĩ Stan Riddell nói, một trong tác giả chính của công trình.

    “Nghiên cứu này cho thấy sự đúng đắn của liều tế bào CAR-T và sự loại bỏ tế bào lympho, chúng tôi có thể đạt được các tỉ lệ đáp ứng rất tốt cho bệnh nhân NHL, những người không có sự lựa chọn điều trị nào khác”, Tiến sĩ Cameron Turle nói, một nhà nghiên cứu liệu pháp miễn dịch tại Fred Hutch và là một người dẫn đầu nghiên cứu công trình.

    Nhờ việc hiểu rõ nghiên cứu JCAR014 là chìa khóa để phát triển JCAR017, một sản phẩm tương tự cho điều trị các loại ung thư máu dương tính với CD19. Giống như JCAR014, JCAR017 sử dụng tỉ lệ 1:1 tế bào CAR-T giúp đỡ và tiêu diệt, và công ty tin tưởng tiềm năng của nó để điều trị tốt nhất bệnh lymphoma non-Hodgkin, leukemia lymphocyte mãn tính, và bệnh leukemia cấp tính ở người lớn và trẻ nhỏ. JCAR017 hiện đang ở giai đoạn 1, nghiên cứu đa trung tâm.

    “Chúng tôi được khuyến khích bởi tính hiệu quả và thời gian đáp ứng mà chúng tôi đang thấy với thành phần xác định điều trị CAR-T ở bệnh nhân ung thư lymphoma và các bệnh ung thư ác tính tế bào B khác “, Mark J. Gilbert, Giám đốc Y khoa Juno cho biết.” Chúng tôi hy vọng rằng những hiểu biết từ JCAR014 sẽ làm cho nó có thể mang lại nhiều phương pháp điều trị cứu sống cho bệnh nhân nhiều hơn với bệnh ung thư máu. “

    Lê Minh Phong dịch

    Theo ScienceDaily

  • Lễ khai mạc cuộc thi Stem Cell Innovation lần 3 năm 2016 và Vòng loại giữa 42 đội thi

    Vào sáng ngày 29/10/2016, tại sân trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, cơ sở Linh Trung, đã diễn ra lễ khai mạc cuộc thi Ý tưởng tế bào gốc – Stem cell innovation lần 3 năm 2016.

    Khai mac 0

    ThS. Phan Kim Ngọc, Trưởng PTN NC&ƯD Tế Bào Gốc, tuyên bố khai mạc cuộc thi.

    Buổi lễ khai mạc đã diễn ra vô cùng long trọng với sự hiện diện của các khách mời đến từ Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM và trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Tp.HCM. Bên cạnh đó, còn có sự tham dự của các ông bà đại diện Công ty Zeiss Việt Nam, Công ty Khoa học Kỹ thuật Lan Oanh và Công ty Vitech, là các nhà tài trợ cho cuộc thi. Tuy không thể đến tham dự, đại diện Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và Chủ tịch Hội Tế bào gốc Tp.HCM cũng gửi lời chúc mừng đến Ban tổ chức cuộc thi.

    Khai mac 1

    PGS.TS. Ngô Đại Nghiệp, Phó trưởng Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, phát biểu chúc mừng cuộc thi.

    Tiếp sau lễ khai mạc, Vòng loại của cuộc thi Stem cell innovation lần 3 chính thức diễn ra với sự tranh tài giữa 42 đội thi xuất sắc nhất trong số 272 đội đã tham gia thi Vòng sơ loại. Tại Vòng loại này, 42 đội tham gia thi đối kháng trực tiếp trên sân thi đấu, dưới hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Mức độ câu hỏi đi từ dễ đến khó, gồm nhiều dạng như câu hỏi kiến thức, sự kiện, hình ảnh, video…

    Sau 5 lượt thi đấu, đã có 12 đội thi may mắn nhất được lọt vào Vòng Bán kết của cuộc thi. Đó là các đội: NAN, Phoenix, Vô đối, CNU, Trophy Receptor, Cây bắt ruồi, Hậu Duệ MD (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM), Pokemon, KHH, H2T (ĐH Khoa học Huế), Dendrobium (ĐH Quốc Tế, ĐHQG Tp.HCM) và P2N (ĐH Cần Thơ). Giải thưởng của Vòng loại bao gồm hiện kim và hiện vật là 1 USB “chuyên biệt” của PTN NC&ƯD Tế Bào Gốc cho mỗi thành viên trong 12 đội chiến thắng.

    Khai mac 2

    12 đội thi đã chiến thắng trong Vòng loại với tấm vé vàng trên tay

    Như vậy, Vòng loại cuộc thi Stem cell innovation lần 3 năm 2016 đã diễn ra vô cùng gay cấn và kết thúc cũng đầy bất ngờ với 12 tấm vé vàng dành cho 12 đội thi xuất sắc nhất. Không biết đội thi nào trong số 12 đội sẽ đạt giải thưởng cao nhất của cuộc thi? Chúng ta hãy cùng chờ xem những diễn biến tiếp theo của cuộc thi tại Vòng Bán kết sẽ diễn ra vào ngày 12/11/2016.

    Một số hình ảnh của cuộc thi:

    Khai mac 3

    Chuẩn bị sân thi đấu

    Khai mac 4

    Các đội thi check-in

    Khai mac 5

    Các đội thi đã sẵn sàng thi đấu

    Khai mac 6

    Phỏng vấn đội thi đến từ Hà Nội

    Khai mac 7

    Đội thi đến từ Huế giải thích câu trả lời của mình

    Khai mac 8

    Tất cả các đội thi chụp ảnh lưu niệm

  • DANH SÁCH SINH VIÊN TRÚNG TUYỂN ĐỢT 1 NĂM HỌC 2016-2017

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    Số: 0210-16/TBG

    V/v Tuyển chọn sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016

    THÔNG BÁO

    Các bạn sinh viên (Danh sách đính kèm) đã trúng tuyển vào PTN Tế bào gốc

    STT Họ tên MSSV Nhóm
    1 Nguyễn Đình Vân Khanh 1418117 Cơ – Xương – Khớp
    2 Nguyễn Đăng Ngọc Phúc 1318292 Cơ – Xương – Khớp
    3 Đặng Minh Thành 1318335 Gan-Mật-Tiêu hóa
    4 Võ Hồng Ngọc BTBTIU13120 Gan-Mật-Tiêu hóa
    5 Đỗ Minh Nghĩa 1315294 Ung thư sàng lọc
    6 Tô Bảo Ngọc 1318249 Ung thư sàng lọc
    7 Võ Hồng Phúc 1315380 Ung thư sàng lọc
    8 Nguyễn Trung Kiên 1415191 Tim mạch
    9 Văn Đức Huy 1418107 Tiểu đường

    Các bạn tham dự buổi họp với Lãnh đạo PTN vào lúc 9h00 ngày 28/10/2016 tại Tòa nhà B2-3, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, cơ sở Linh Trung, Thủ Đức

    Mọi thắc mắc xin liên hệ cô Huỳnh Thúy Oanh (htoanh@hcmus.edu.vn).

                                                                              TM. Lãnh đạo PTN. TBG

                                                                                Phó Trưởng phòng

                                                                                (đã ký)

                                                                               Phạm Văn Phúc

  • Tiêm tế bào gốc vào não giúp bệnh nhân đi lại sau đột quỵ – Kỳ 2

    Kỳ 2: Phương thức chữa trị là chìa khoá cho sự thành công

    Gần đây, những bệnh nhân phải phụ thuộc xe lăn do đột quỵ đã có thể đi lại sau khi được tiêm tế bào gốc vào não. Một số bệnh nhân đột quỵ khác cũng cho thấy sự cải thiện trong việc nói và cử động tay của họ.

    “Chúng tôi đã từng nghĩ rằng các mối liên kết giữa các tế bào não đã bị phá huỷ”, ông Gary Steinberg, nhà giải phẫu thần kinh tại Đại học Stanford nói, “Bây giờ, chúng tôi phải suy nghĩ lại về điều này, cá nhân tôi nghĩ rằng các mối liên kết này đã bị bất hoạt, và việc điều trị của chúng tôi giúp hoạt hoá lại các mối liên kết này.”

    tin Kh 13

    Kiểm tra cử động ở bệnh nhân đột quỵ

    Thông qua một lỗ khoan trên hộp sọ, Steinberg tiêm các tế bào vào vùng não điều khiển chuyển động cơ, nơi đã bị hư hại bởi cơn đột quỵ. Mỗi người tham gia thử nghiệm được nhận 2,5 hoặc 5 hoặc 10 triệu tế bào.

    Dung dịch được tiêm vào chứa các tế bào gốc trung mô được lấy từ tủy xương của hai người hiến tặng khỏe mạnh. SanBio đã thay đổi tính di truyền của tế bào để kích hoạt một gen được gọi là Notch1, gen này sẽ giúp kích hoạt các yếu tố kích thích phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh. Thí nghiệm trên chuột cho thấy các tế bào gốc đã bị biến đổi sẽ biến mất trong vòng một tháng hoặc lâu hơn, nhưng trước đó, chúng sẽ tiết ra một số yếu tố tăng trưởng giúp xây dựng các cầu nối giữa các tế bào não. Bên cạnh đó, các tế bào gốc còn thúc đẩy sự hình thành mạch máu mới để nuôi dưỡng những mô não đang phát triển.

    Steinberg nói, “Các tế bào gốc tiết tất cả các loại yếu tố tăng trưởng, để sửa chữa cũng như thay đổi hệ thống miễn dịch, nhằm loại bỏ tình trạng viêm có thể làm cản trở việc sửa chữa.”

    Trong thử nghiệm của ReNeuron, bệnh nhân được nhận tế bào gốc thần kinh thu nhận từ ​​não thai bỏ, sau đó nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để sản xuất số lượng lớn hơn. Julian Howell, Giám đốc y tế tại ReNeuron nói: “Cả hai công ty đang ở trong cùng một giai đoạn phát triển, và thật tốt khi nghe về những cải thiện lớn ở một số bệnh nhân. Các nghiên cứu có kiểm soát là hoàn toàn cần thiết để xác định rõ lợi ích cũng như nguy cơ của liệu pháp tế bào gốc cho bệnh đột quỵ.”

    Hiện nay, có khoảng 30 thử nghiệm tương tự đang được tiến hành. Những thử nghiệm này truyền tế bào gốc vào bệnh nhân đột quỵ bằng cách tiêm vào máu, nhưng không có phương pháp nào cho thấy kết quả đáng ghi nhận như hai thử nghiệm tiêm vào não bộ. Steinberg nói: “Chúng ta vẫn còn phải nghiên cứu nhiều hơn nữa, để tìm ra loại tế bào, lượng tế bào, cũng như phương pháp chuyển tế bào thích hợp”.

    Tham khảo chi tiết tại:

    Clinical Outcomes of Transplanted Modified Bone Marrow–Derived Mesenchymal Stem Cells in Stroke: A Phase 1/2a Study. Stroke.

    http://stroke.ahajournals.org/content/early/2016/06/02/STROKEAHA.116.012995.abstract

    Đặng Thanh Long

    Theo New Scientist

  • Muc tiêu – Sứ mệnh

    Muc tiêu – Sứ mệnh

    Tầm nhìn

    Đến năm 2020, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc là PTN hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng Tế bào gốc với chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thực hiện các dịch vụ KHCN, sản xuất các sản phẩm có giá trị chất xám cao; và là trung tâm đào tạo sau đại học về tế bào gốc; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của một PTN nghiên cứu hiện đại.

    Sứ mạng

    PTN Tế bào gốc là nơi thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tế bào gốc với trọng tâm là y học tái tạo, góp phần vào phát triển và ứng dụng y học tái tạo cho đất nước.

    Mục tiêu

           Xây dựng và phát triển PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc với các chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KHCN và đào tạo phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành y học tái tạo của ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM và khu vực phía Nam.

           Phấn đấu trở thành PTN nghiên cứu hàng đầu trong cả nước về tế bào gốc.

           Phấn đấu có đủ năng lực để hội nhập vào khu vực và thế giới.

     Hệ thống các giá trị cốt lõi

    Các giá trị cốt lõi là nền tảng cho sứ mạng, định hướng cho mọi hoạt động đạt tới tầm nhìn, mục tiêu của PTN Tế bào gốc, bao gồm:

           Chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả trong mọi hoạt động

           Môi trường nghiên cứu khoa học, đào tạo lành mạnh, công bằng

           Tự do sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nề nếp và kỉ luật trong tác phong và công việc

  • Tiêm tế bào gốc vào não giúp bệnh nhân đi lại sau đột quỵ – Kỳ 1

    Kỳ 1: Niềm hy vọng cho tất cả bệnh nhân

    Gần đây, những bệnh nhân phải phụ thuộc xe lăn do đột quỵ đã có thể đi lại sau khi được tiêm tế bào gốc vào não. Một số bệnh nhân đột quỵ khác cũng cho thấy sự cải thiện trong việc nói và cử động tay của họ.

    Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, tăng xông, là một loại bệnh gây ra do tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não, làm cho một vùng não bị chết. Nguyên nhân bệnh thường diễn tiến âm thầm nhưng lại đột ngột gây ra bệnh, dẫn đến khó cứu chữa và để lại hậu quả nặng nề.

    tin Kh 12

    Có 2 nguyên nhân gây ra đột quỵ, dẫn đến chết 1 vùng não

    “Một người phụ nữ 71 tuổi chỉ có thể di chuyển ngón tay cái bên trái của mình vào lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm”, ông Gary Steinberg, nhà giải phẫu thần kinh tại Đại học Stanford, người thực hiện quy trình thử nhiệm cho một số trong 18 bệnh nhân, nói. “Bây giờ bà ấy đã có thể đi lại và nâng cánh tay qua khỏi đầu.”

    Được thực hiện bởi công ty SanBio ở Mountain View, California, đây là lần thử nghiệm thứ hai để xác nhận việc tiêm tế bào gốc vào não của bệnh nhân có thể giúp xoá bỏ các hậu quả của đột quỵ. Trong lần thử nghiệm đầu tiên được thực hiện bởi công ty ReNeuron, Anh, bệnh nhân cũng cho thấy có sự giảm rõ rệt các hậu quả của bệnh đột quỵ sau một năm được tiêm tế bào gốc.

    Tất cả bệnh nhân trong đợt thử nghiệm mới nhất đều cho thấy sự cải thiện. Sử dụng thang điểm 100 để đánh giá độ di động với 100 điểm là hoàn toàn di động, liệu pháp mới giúp bệnh nhân tăng điểm rõ rệt, trung bình tăng 11,4 điểm, một con số được coi là có ý nghĩa lâm sàng cho bệnh nhân. “Những cải thiện đáng kể nhất nằm ở sức mạnh, sự phối hợp, khả năng đi lại, khả năng sử dụng bàn tay và khả năng giao tiếp, đặc biệt là ở những người không thể nói lưu loát do đột quỵ”, Steinberg nói.

    Trong cả hai đợt thử nghiệm, kết quả cải thiện khả năng di động của bệnh nhân đều không có sự khác biệt mặc dù bệnh nhân đã bị đột quỵ từ sáu tháng hoặc ba năm trước.

    Hiệp hội Đột quỵ Anh rất hoan nghênh kết quả này nhưng cũng khuyến cáo rằng các thử nghiệm khác vẫn rất cần thiết để cung cấp thêm bằng chứng về khả năng điều trị của liệu pháp này.

    Tham khảo chi tiết tại:

    Clinical Outcomes of Transplanted Modified Bone Marrow–Derived Mesenchymal Stem Cells in Stroke: A Phase 1/2a Study. Stroke.

    http://stroke.ahajournals.org/content/early/2016/06/02/STROKEAHA.116.012995.abstract

    Đặng Thanh Long

    Theo New Scientist

  • TƯNG BỪNG NGÀY HỘI SNH VIÊN NĂM NHẤT

    Gian hàng của PTN NC&UD Tế bào gốc đã tham gia Ngày hội dành cho sinh viên năm nhất được tổ chức ngày 8.10.2016 tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, cơ sở Linh Trung với nhiều hoạt động bổ ích và thú vị. 

     

    Chúng tôi đã sẵn sàng!!!

    Các bạn sinh viên được tiếp cận các kiến thức mới mẻ về lĩnh vực Y-Sinh-Dược học và Tế bào gốc, bên cạnh đó, các bạn được sử dụng các thiết bị hiện đại như kính hiển vi điện tử để quan sát các vật mẫu thí nghiệm, cũng như được làm quen với các chú chuột rất dễ thương.

     

     

    Gian hàng “trong vòng vây” của các bạn sinh viên

    Ngoài ra, một cuộc thi rất hấp dẫn được PTN tổ chức hằng năm, chính là Stem Cell Innovation (SCI) 2016, cũng đã thu hút rất động các bạn sinh viên đến đăng ký tham gia. Các bạn có thể truy cập vào đường dẫn sau để tìm hiểu thêm thông tin về cuộc thi này nhé: www.stemcellinnovation2016.com

    Các bạn sinh viên đăng ký thi SCI 2016

  • TƯNG BỪNG NGÀY HỘI SNH VIÊN NĂM NHẤT

               Gian hàng của PTN NC&UD Tế bào gốc đã tham gia Ngày hội dàn

    (more…)