TÌM RA GEN TRONG TẾ BÀO GỐC ĐIỀU KHIỂN VIỆC TÁI TẠO CƠ XƯƠNG

Từ lâu, gen Prox1 được biết là giữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Các nhà nghiên cứu Phần Lan đã phát hiện ra rằng Prox1 cũng rất cần thiết cho biệt hóa tế bào gốc cơ xương.

Cơ xương không chỉ quan trọng trong sự vận động mà còn quan trọng đối với sự điều chỉnh các chuyển hoá trong toàn bộ cơ thể. Cơ có khả năng tái sinh đáng kể sau khi chấn thương và thích ứng trong phản ứng tập luyện.

Gen Prox1 có vai trò quan trọng trong sự phát triển ở gan của thai nhi, mạch bạch huyết và thủy tinh thể ở mắt. Tuy nhiên, gen này cũng có khuyết điểm, Nó đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của ung thư đại trực tràng (Cell Reports 2014).

Các nhà nghiên cứu từ Viện Wihuri và Đại học Helsinki, Phần Lan, đã phát hiện ra các tế bào gốc cơ xương là tế bào vệ tinh biểu hiện gen Prox1. Các kết quả mới đáng ngạc nhiên của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho thấy rằng các tế bào này phân chia thành các sợi cơ khi Prox1 hoạt động.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Prox1 cũng được biểu hiện trong nhóm cơ co rút chậm ở người trưởng thành, có khả năng chịu đựng tốt và hoạt động trao đổi chất cao. Khoảng một nửa sợi cơ xương ở người lớn là sợi cơ co rút chậm.

Tác giả chính- Riikka Kivelä nói “Chuyển gen Prox1 vào tế bào cơ co rút nhanh làm tế bào này chuyển thành cơ co rút chậm ở chuột, Vì Prox1 ức chế sự hoạt động các gen ở sợi cơ co rút nhanh,”

Kivelä nói thêm “Những phát hiện mới của chúng tôi về vai trò thiết yếu của Prox1 trong sự biệt hóa tế bào vệ tinh và duy trì cơ co rút chậm cung cấp phương pháp mới quan trọng cho các nghiên cứu về cơ và các bệnh chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 2. Ở người, Prox1 là gen đa hình có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 “

 lvtrinh 41

Prox1 cần thiết cho sự biệt hóa của tế bào gốc cơ xương gọi là tế bào vệ tinh. Trong quá trình biệt hóa tế bào vệ tinh hình thành ống cơ đa nhân dài, nếu thiếu gen Prox1 thì chúng sẽ không biệt hóa được. Trong hình, protein myosin trong ống cơ biệt hóa được nhuộm màu xanh lá.

LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ THU THÚY dịch


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *