Tiêm tế bào gốc giúp cải thiện tình trạng chấn thương cột sống ở chuột rat

Một nhóm nghiên cứu quốc tế tại SAN DIEGO, California, đã đưa ra báo cáo về việc tiêm các tế bào gốc thần kinh người lên chuột Rat bị chấn thương tủy sống cấp tính (spinal cord injury – SCI). Theo kết quả này thì sau một liều tiêm duy nhất đã làm tái sinh tế bào thần kinh tại vị trí tổn thương, đồng thời giúp cải thiện chức năng và khả năng di chuyển ở chuột.

12-9Giáo sư Bác sĩ Martin Marsala, tại Khoa Gây mê hồi sức cùng với các đồng nghiệp tại Đại học California, Trường Y San Diego, và các trường khác tại  Slovakia, Cộng hòa Séc và Hà Lan, cho biết việc ghép tế bào gốc thần kinh thu nhận từ tủy sống của thai người lên vị trí tổn thương cột sống ở chuột Rat đã đưa ra một loạt các lợi ích trong điều trị: làm giảm sự co cứng cơ và hình thành các liên kết mới giữa các tế bào gốc thần kinh được tiêm vào với các tế bào còn sống tại vị trí tổn thương trên cơ thể chuột.

Bác sĩ Marsala, một chuyên gia về chấn thương cột sống và các rối loạn liên quan đến chấn thương cột sống cho biết: “Lợi ích chính trong liệu pháp này là đã cải thiện tình trạng tại vị trí tổn thương, kiểm soát khả năng di chuyển trong các thử nghiệm đi bộ và ức chế sự co cứng cơ”. 
Co cứng (Spasticity) – là một thuật ngữ dùng để chỉ sự trương lực hoặc co thắt quá mức ở cơ không kiểm soát được – đây là một biến chứng nghiêm trọng và phổ biến trong chấn thương tủy sống.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các tế bào gốc người được tiêm vào tập trung nhiều tại vị trí chấn thương trên chuột. Bác sĩ Marsala nói: “Tất cả các tế bào được ghép vào đều có sự sát nhập mạnh mẽ và sự trưởng thành của tế bào gốc thần kinh người được ghép vào đã được ghi nhận. Điều quan trọng hơn là các khối u nang hoặc khoang trống có thể hình thành trong hoặc xung quanh vị trí tổn thương cột sống đã không có mặt trong bất kỳ mô hình chuột nào. Vị trí tổn thương trên chuột đã hoàn toàn lấp đầy bởi các tế bào được ghép vào. “

Những con chuột Rat bị chấn thương cột sống sau ba ngày sẽ được ghép tế bào gốc đã thu nhận từ người và không sử dụng bất cứ vật liệu hỗ trợ nào khác trên vị trí tổn thương. Ngoài ra, chuột còn được sử dụng thuốc để ngăn chặn các phản ứng loại thải miễn dịch với tế bào gốc dị loài được ghép. Theo BS. Marsala, các tế bào gốc sau khi được tiêm vào sẽ có hai tác động chính là: kích thích tế bào thần kinh trên chuột tái sinh và thay thế một phần chức năng của tế bào thần kinh bị mất.

“Nguồn tế bào gốc thu nhận từ tủy sống chứa nhiều các yếu tố tăng trưởng khác nhau, có thể có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và có thể thúc đẩy sự tăng sinh các sợi thần kinh của các tế bào thần kinh chủ. Chúng tôi cũng đã chứng minh rằng tế bào thần kinh được ghép có thể phát triển và liên kết với các tế bào thần kinh chủ và ở một mức độ nào đó sẽ khôi phục lại liên kết giữa, trên và dưới vị trí tổn thương. Sự phục hồi này sẽ khôi phục lại khả năng vận động và cảm giác ở chuột. ” Bác sĩ Marsala cho biết thêm

Các nhà khoa học đã sử dụng một dòng tế bào gốc phôi người đã được cho phép gần đây để tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người ở những bệnh nhân bị chấn thương cột sống do chấn thương mãn tính. Marsala cho biết: mục tiêu cuối cùng là phát triển tế bào thần kinh tiền thân (có khả năng trở thành một trong ba loại tế bào chính trong hệ thống thần kinh) từ các tế bào gốc vạn năng cảm ứng (IPS) lấy từ bệnh nhân, nhờ đó có khả năng sẽ loại bỏ việc ức chế miễn dịch trong điều trị.

Trong khi chờ phê duyệt của UC San Diego’s Institutional Review Board, một bước nhỏ tiếp theo trong giai đoạn 1 được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả với bệnh nhân đã bị một chấn thương cột sống lưng (giữa đốt sống T2-T12) trong 1-2 năm trước đó và những người mất khả năng cử động cơ và cảm giác ở dưới vùng chấn thương cột sống.

Tài liệu tham khảo:
Sebastiaan van Gorp et al., 2013. Amelioration of motor/sensory dysfunction and spasticity in a rat model of acute lumbar spinal cord injury by human neural stem cell transplantation. Stem Cell Research & Therapy, 4(5): 57. DOI: 10.1186/scrt209

Bùi Nguyễn Tú Anh
Theo Stem Cell Research News

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *