Thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư vú nhắm đến tế bào gốc

Các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan (University of Michigan, U-M), Hoa Kì , đã tiến hành một số các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ung thư vú . Kết quả ghi nhận được mang lại nhiều hi vọng trong điều trị ung thư.

Thử nghiệm này được tiến hành trên các phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn 4, các nhà khoa học điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc để khóa các tế bào gốc ung thư của bệnh nhân. Theo nhiều nghiên cứu, “tế bào gốc ung thư” là các tế bào có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị cổ điển, chúng là các tế bào gây nên sự di căn của khối u.

Một trong những người được thử nghiệm liệu pháp điều trị mới này là một phụ nữ người Ấn Độ, Mary Diesing. Bệnh nhận này đã phải chung sống với ung thư vú trong 8 năm. Các tế bào ung thư đã di căn đến xương, và gan của cô ấy, Kết quả điều trị rất khả quan và cải thiện được tình trạng của bệnh nhân.

Các thử nghiệm lâm sàng tại U-M được khởi động từ năm 2003 sau khi nhà khoa học Canada John Dick khám phá các tế bào gốc trong bệnh nhân leukemia. Mặc dù, thuyết về tế bào gốc ung thư còn nhiều tranh cãi, nhưng các thử nghiệm của các nhà khoa học tại U-M đã và đang giúp cho nhiều bệnh nhân ung thư. Phương pháp này giúp ngăn chặn di căn, tiến triển của bệnh, và cải thiện điều kiện sống của các bệnh nhân ung thư giai đoạn 4.

Các nhà khoa học tại U-M hiện đang khởi động 2 chương trình thử nghiệm lâm sàng khác nhắm đến tế bào gốc ung thư. Nhóm nghiên cứu cũng đã khám phá về các tế bào gốc ung thư tụy, vùng đầu và cổ.  Các thử nghiệm của nhóm đã, đang và sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp trong điều trị ung thư.

Ngọc Nhi

(http://www.detnews.com/article/20100930/METRO/9300421/U-M-stem-cell-trial-shows-promise-against-breast-cancer)

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *