TẾ BÀO GỐC MÁU CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH TẾ BÀO DO CHÚNG TẠO RA

Nghiên cứu gần đây được công bố ngày 29/11 trên Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy các tế bào máu trưởng thành có thể có liên hệ và ảnh hưởng đến hành vi của những tế bào gốc tạo ra chúng (quá trình “feedback loop”). Phát hiện này mở ra một con đường mới trong việc chữa trị những căn bệnh do các rối loạn của tế bào gốc gây ra, cũng như một số bệnh khác. Tiến sĩ Carolyn de Graaf và Giáo sư Doug Hilton về Sinh học phân tử Y sinh và Giáo sư Warren Alexander về Ung thư và Huyết học đồng chủ trì nghiên cứu này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những rối loạn của tế bào máu có thể dẫn đến sự rối loạn trong quá trình tương tác phản hồi với những tác động trên tế bào gốc máu. Điều này được phát hiện trong khi nghiên cứu về tác động của sự thiếu hụt Myb, một nhân tố phiên mã có chức năng ngăn cản sự sản sinh tiểu cầu trên mô hình động vật.  Nếu thiếu gene Myb thì động vật sẽ có rất nhiều tiểu cầu trong máu, việc này có thể làm thay đổi con đường truyền tín hiệu điều khiển hoạt động của tế bào gốc. Các tế bào gốc, thường được giữ trong ‘trạng thái nghỉ’ cho đến khi cần thiết, lại được đẩy vào chu trình liên tục và sản xuất các tế bào máu trưởng thành. Khi những tế bào gốc kiệt quệ hoàn toàn thì những rối loạn về máu xảy ra bởi vì không có đủ tế bào gốc cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu và huyết cầu mới. Nhóm nghiên cứu phân tích các tín hiệu gene trên những tế bào gốc máu nhằm tìm ra những tín hiệu bất thường, trong tương lai những tín hiệu gene này có thể được dùng để chẩn đoán và chữa trị bệnh.

Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Dược và Sức khỏe Quốc gia, Viện tim, phổi và huyết học Quốc gia, Hội đồng về Ung thư Victoria, Đại học Nghiên cứu Ung thư Australia, Murigen Pty Ltd và Trung tâm Tế bào gốc Australia.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *