NHỮNG ĐỘT BIẾN TRONG KHỐI U ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG VACCINE CHO UNG THƯ

o1

Những nỗ lực sơ bộ của con người nhằm tạo ra những đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ.

o1

Vaccine cá nhân có thể mang lại những lựa chọn mới cho việc điều trị ung thư do nhiều đột biến di truyền.

Trong một thử nghiệm lâm sàng nhỏ, vaccine được làm từ những protein đột biến được tìm thấy trong những khối u giúp ích cho những đáp ứng của hệ miễn dịch với ung thư.

Những kết quả mới nhất từ sự cố gắng không ngừng nghỉ trong việc tạo ra những liệu pháp ung thư cá nhân hóa đã được công bố vào ngày 2 tháng 4 năm 2015 trên tạp chí Nature. Trong trường hợp này, ba bệnh nhân với khối u ác tính được nhận những vaccine, được thiết kế từ những protein bị đột biến được tìm thấy trong những khối u của họ, để cảnh báo hệ miễn dịch.

Ton Schumacher, một nhà nghiên cứu ung thư tại Viện Ung thư Hà Lan tại Amsterdam cho rằng còn quá sớm để nói rằng liệu những kết quả đáp ứng miễn dịch sẽ đủ để kiềm hãm sự tăng trưởng của khối u nhưng thử nghiệm này là bằng chứng chủ yếu của ý tưởng đó.  Ông nói, “Chúng tôi thực sự không biết bằng cách mạnh mẽ nào mà một đáp ứng miễn dịch có ý nghĩa trong thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, nó là một bước tiến quan trọng”.

Ung thư là một bệnh di truyền do những đột biến làm tế bào tăng sinh không kiểm soát. Nhưng những protein đột biến được tạo ra bởi những tế bào ác tính có thể hoạt động như một cuộc gọi cảnh báo với những tế bào miễn dịch, trong một ý nghĩa nào đó sẽ báo hiệu sự hiện diện của tế bào, là một tác nhân “lạ”.

Không may là, nhiều cuộc gọi đó đã không bao giờ được nghe thấy. Một số khối u ngăn chặn những đáp ứng miễn dịch lân cận (nearby immune responses) và những protein đột biến của khối u có thể không biểu hiện ở mức độ đủ cao để tập hợp những tế bào miễn dịch. Nhà miễn dịch học Beatriz Carreno của trường Đại học Washington ở St.Louis, Missouri cho biết, từ lâu, những nhà nghiên cứu đã mơ ước về việc sử dụng những protein bị đột biến đó để tạo ra một loại vaccine, nhưng vẫn còn thiếu tiền cho những công nghệ để làm việc đó.
Thành công lâm sàng
Sự xuất hiện của việc giải trình tự bộ gen ung thư và những hiểu biết về việc cải thiện hệ thống miễn dịch đã tập hợp với nhau, làm cho những tiếp cận đó trở nên khả dĩ. Năm 2014, hai nhóm nghiên cứu đã cho thấy những vaccine đó có thể hoạt động trên chuột. Hiện nay, Carreno và cộng sự đã đưa những cách tiến cận đó đến gần hơn với con người.
Các nhà nghiên cứu đã giải trình tự bộ gen những khối u trong những mẫu bệnh phẩm được lấy từ ba người có khối u ác tính và liệt kê những protein bị đột biến trong mỗi mẫu đó. Sau đó, họ chọn 7 protein/bệnh nhân để sử dụng làm vaccine.
Những tế bào bạch cầu được lấy từ mỗi bệnh nhân và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tạo ra các tế bào miễn dịch, gọi là những tế bào tua. Sau đó, những tế bào này được tiếp xúc với các mảnh vỡ của protein, cho phép chúng trưởng thành trong phòng thí nghiệm và sau đó được truyền vào bệnh nhân. Đến lúc đó, những tế bào tua đã được tiếp xúc với những mảnh vỡ protein và có khả năng trình diện những mảnh vỡ protein đó với những tế bào miễn dịch của cơ thể. Kết quả: Những tế bào miễn dịch đã được huấn luyện với mục tiêu là những protein đột biến được tạo bởi khối u. Thật vậy, những tế bào miễn dịch hiện diện rõ ràng trong máu bệnh nhân hai tuần sau khi gây đáp ứng miễn dịch.
Schumacher nói, trong nhiều thập kỉ qua, các nhà nghiên cứu đã có gắng để phát triển các vaccine cho ung thư, nhưng những dấu hiện thành công ban đầu có xu hướng nhường đường cho những thất vọng trong những thử nghiệm lâm sàng rộng lớn hơn. Điều này cũng có thể đúng trong trường hợp này, nhưng cũng có lý do để chúng ta có thể hy vọng. Những vaccine trước đây được làm từ những protein của tế bào bình thường, nhưng điều đơn giản là chúng xuất hiện phong phú hơn trong khối u. Hệ miễn dịch được huấn luyện để chịu đựng những protein đó, vì thế những đáp ứng với những protein đó còn yếu, thậm chí là sau khi gây đáp ứng miễn dịch. Schumacher cũng ghi nhận rằng, trong trường hợp này, những protein không có trong những tế bào bình thường và vì thế nói tạo ra một đáp ứng mạnh mẽ hơn.
Carreno thêm vào rằng những vaccine cũ cũng liên quan chung đến chỉ một protein liên quan đến ung thư. Những vaccine của Ông dựa trên 7 protein. Carreno nghĩ rằng hướng tiếp cũng có thể hoạt động trên những bệnh ung thư khác nhau chứa một loạt những đột biến như khối u phổi, đại tràng và bàng quang. Và mặc cho những thủ tục phức tạp, những công ty dược phẩm cho thấy rằng họ sẵn sàng đương đầu với những phức tạp vì liệu pháp ung thư cá nhân. Carreno nói “Các con đường để xác định những protein bị đột biến sẽ có được nhiều hiệu quả hơn theo thời gian” và “liệu pháp này không phức hơn những liệu pháp khác đang được xem xét hiện nay.”
 
Kiều Oanh dịch
Theo Nature
 
ngtkoanh@hcmus.edu.vn
Link bài báo: http://www.nature.com/news/tumour-mutations-harnessed-to-build-cancer-vaccine-1.17250

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *