Một peptide để bảo vệ chức năng não

brain-640x442

Một cấu trúc được gọi là “mạng lưới vi ống” là một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh của chúng ta. Chúng hoạt động như là một hệ thống truyền tin giữa các tế bào thần kinh, mang theo các protein cần thiết và tạo điều kiện thông tin liên lạc tế bào với tế bào. Nhưng trong các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh suy giảm trí nhớ tuổi già (Alzheimer), bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), và bệnh liệt rung (Parkinson), mạng lưới này bị phá vỡ, cản trở khả năng vận động và chức năng nhận thức.

Hiện nay, Giáo sư Illana Gozes của khoa y Sackler thuộc Đại học Tel Aviv, Israel, đã phát triển một peptide mới trong phòng thí nghiệm của mình, được gọi là NAP hoặc Davunetide, có khả năng vừa bảo vệ vừa phục hồi chức năng vi ống. Peptide là một hợp chất có nguồn gốc từ ADNP protein, trong đó điều hòa hơn 400 gen và là điều cần thiết cho sự hình thành não, trí nhớ và thói quen.

Giáo sư Gozes và nhóm nghiên cứu của bà ấy, bao gồm Tiến sĩ Yan Jouroukhin và nghiên cứu sinh Regin Ostritsky của TAU, quan sát thấy trong các mô hình động vật bị tổn thương vi ống, NAP đã có thể duy trì hoặc khôi phục sự vận chuyển của protein và các vật liệu khác trong tế bào, cải thiện tình trạng triệu chứng liên quan đến thoái hóa thần kinh. Những phát hiện này, được báo cáo trên tạp chí Neurobiology of diseases , chỉ ra rằng NAP có thể là một công cụ hiệu quả trong cuộc chiến chống một số tác dụng gây suy nhược của các bệnh thoái hóa về thần kinh.

brain-640x442
Nicole Briggs đang nhìn vào một bộ não người thật sự (st)

Đảm bảo hành trình qua não

Trong thí nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu sử dụng hai mô hình động vật khác nhau với những thiệt hại vi ống. Nhóm đầu tiên được tạo ra từ những con chuột bình thường có hệ thống vi ống bị phá vỡ thông qua việc sử dụng một hợp chất. Nhóm thứ hai là mô hình chuột chuyển gen bị bệnh ALS, trong đó hệ thống vi ống được phá hủy một cách mãn tính. Ở cả hai nhóm, một nửa số chuột này được tiêm NAP dạng đơn lẻ, trong khi một nửa lô đối chứng không được tiêm.

Để xác định tác động của NAP lên sự liên lạc của các tế bào thần kinh, các nhà nghiên cứu dùng các nguyên tố hóa học mangan cho tất cả các mô hình động vật và theo dõi chuyển động của nó qua não khi sử dụng một kỹ thuật MRI. Trong những con chuột được điều trị bằng NAP, các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng mangan đã có thể lưu hành qua bộ não bình thường – các hệ thống vi ống đã được bảo vệ khỏi thiệt hại hoặc phục hồi lại chức năng bình thường. Những con chuột không nhận được peptide trải qua những sự cố thông thường hoặc sự rối loạn chức năng liên tục của hệ thống vi ống.

Những phát hiện này đã được chứng thực bởi một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện ở Anh, đăng trên tạp chí Tâm thần học phân tử, mà tìm thấy NAP đã có thể cải thiện các thiệt hại trong các mô hình ruồi giấm thiếu vi ống, sửa chữa rối loạn chức năng tế bào thần kinh.

Làm giảm rối loạn chức năng nhận thức

NAP dường như có tiềm năng rộng rãi về chức năng bảo vệ thần kinh, Giáo sư Gozes người gần đây đã được trao giải thưởng nghiên cứu Meitner-Humblodt cho những đóng góp suốt đời của mình trong lĩnh vực khoa học về não nói.

Những ghiên cứu trước đây trên các peptide, thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Allon Therapeutics và Ramot, nhánh chuyển giao công nghệ của TAU, đã chỉ ra rằng bệnh nhân bị rối loạn chức năng nhận thức – tiền thân của bệnh Alzheimer – cho thấy sự cải thiện đáng kể điểm nhận thức của họ khi được điều trị với NAP. Nghiên cứu bổ sung cũng đã chỉ ra rằng NAP có một tác động tích cực trong việc điều chỉnh sự thiếu hụt vi ống ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Giáo sư Gozes lưu ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa phải được tiến hành để khám phá ra cách làm thế bào để tối ưu hóa việc sử dụng NAP như một liệu pháp điều trị, bao gồm cả những bệnh nhân có thể hưởng lợi nhiều nhất từ ​​sự can thiệp.

Dịch: Lâm Thị Mỹ Hậu

Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130613112230.htm

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *