Kỹ thuật chụp hình não giúp chẩn đoán các bệnh rối loạn vận động.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 của Đại học California mở ra phương pháp chẩn đoán cho các bệnh về rối loạn vận động thông qua hình ảnh chụp não bệnh nhân. Với các kết quả từ kĩ thuật chụp ảnh tán xạ và phép chiếu, các bác sĩ có thể chẩn đoán sớm các loại bệnh rối loạn và đưa ra liệu trình chữa trị và can thiệp thích hợp.

Nghiên cứu trong vòng 3 năm được tiến hành trên 72 bệnh nhân với các dấu hiệu rối loạn vận động lâm sàng nhất định. Sử dụng kỹ thuật ghi hình tán xạ tensor, những nhà nghiên cứu thành công trong phân loại bệnh nhân ra các nhóm bệnh với độ chính xác cao. Kết quả được công bố trên tạp chí Rối loạn Vận động (Journal Movement Disorders). Ông David Vaillancourt, phó giáo sư Khoa Ứng dụng Sinh lý học và Vận động học, cố vấn khoa học của đề tài cho biết “Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định các dấu hiệu riêng biệt ở não của từng loại bệnh, từ đó phân loại được chúng, điều mà trước đây không thực hiện được do sự trùng lắp các dấu hiệu lâm sàng giữa các bệnh”. “Không chỉ ở kỹ thuật hình ảnh, kết quả chẩn đoán từ dịch não tủy và máu cũng đem lại kết quả thành công tương tự”, ông cho biết thêm.

9-9

Hình ảnh chụp bằng phương pháp DTI thể hiện các vùng quan tâm khu vực Basal Ganglia.

Các loại bệnh rối loạn vận động như Parkinson, bệnh run, bệnh đa xơ cứng, chứng liệt trên nhân gia tăng (Progressive supranuclear palsy –PSP) cùng có các triệu chứng ban đầu giống nhau, điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị, có thể ảnh hưởng đến diễn tiến bệnh sau này.

Kỹ thuật Diffusion tensor imaging – DTI là một kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn dựa trên nghiên cứu các phân tử nước trong não và xác định vùng quan trọng gây tổn thương đến vùng chất trắng hoặc chất xám của não. Vaillancourt và các cộng sự khảo sát vùng hạch đáy và tiểu não ở từng bệnh nhân và sử dụng thống kê để thực hiện phân loại. Thực hiện nhiều phương pháp thống kê và so sánh giữa các nhóm, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các điểm khác biệt giữa các loại bệnh rối loạn này.

Vaillancourt so sánh kết quả chẩn đoán thu được từ nhóm sẽ giúp việc chẩn đoán và phân loại bệnh nhân hiệu quả hơn và chính xác hơn như một bài kiểm tra lượng cholesterol thông thường. “Một bệnh nhân đến với chúng tôi với các dấu hiệu lâm sàng ban đầu phù hợp với nhóm bệnh về vận động, với các thông tin thu thập được sau đó, chúng tôi có thể phân loại được bệnh nhân với dấu hiệu run đặc biệt và bệnh Parkinson”.

Vaillancourt và nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện được rất nhiều nghiên cứu trong chương trình của Viện Quốc gia về các Rối loạn Thần kinh và Dấu hiệu sinh học của bệnh Parkinson. Nhóm tiếp tục thực hiện các nghiên cứu dài hạn về dấu hiệu sinh học của bệnh Parkinson trên 150-180 người bệnh trong vài năm tới. Nhóm hướng đến sử sụng DTI và các kỹ thuật MRI khác để phân loại và theo dõi tiến trình của bệnh Parkinson.

Lê Minh Dũng
Theo ScienceDaily

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *