So với trẻ được sinh theo phương pháp tự nhiên, những trẻ ra đời với sự hỗ trợ của công nghệ sinh sản (ART) có nguy cơ mắc một số khuyết tật về tim, hở môi và đường tiêu hóa cao hơn từ 2-4 lần. Đây là kết luận được công bố của Trung tâm nghiên cứu kiểm soát dịch bệnh (CDC).
ART, trong đó bao gồm thụ tinh trong ống nghiệm, một kỹ thuật thu trứng của người phụ nữ kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm, và chuyển lại cơ thể mẹ hoặc được hiến tặng cho một phụ nữ khác.
“Ngày nay, khoảng một phần trăm trẻ sơ sinh ra đời nhờ ART, và con số này sẽ tiếp tục tăng. Rủi ro dù có nhưng rất thấp, ART vẫn khiến các bậc cha mẹ phải xem xét khi dùng công nghệ này vì những tiềm năng và lợi ích mà ART mang lại “Jennita Reefhuis, một nhà dịch tễ học tại Trung tâm quốc gia của CDC về dị tật bẩm sinh và các khuyết tật, cho biết trong một thông cáo báo chí của cơ quan.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ 281 ca ART và 14.095 ca sinh tự nhiên. Các kết quả trong một ca sinh duy nhất cho thấy, ART tăng hai lần nguy cơ gặp phải một số loại khuyết tật tim, hơn hai lần nguy cơ sứt môi có hay không có hở hàm ếch, và hơn bốn lần nguy cơ khuyết tật đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ mắc phải dị tật bẩm sinh ở trẻ ART vẫn thấp. Ví dụ, sứt môi có hoặc không có vòm miệng xảy ra chỉ 1/950 ca sinh, có nghĩa tỷ lệ này ở những trẻ ART chỉ là 1/425 ca sinh..
ART không làm tăng đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh trong những ca đa thai. Tuy nhiên, ART có tác động gián tiếp, bởi vì nó làm tăng khả năng sinh đôi, một yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều loại dị tật bẩm sinh. Các nhà khoa học đề nghị mở rộng nghiên cứu để xác định ART có liên quan đến các khuyết tật trong những ca đa thai hay không.
ART đã phổ biến ở Hoa Kỳ từ những năm 1980, và số lượng trẻ sinh ra nhờ ART tăng gấp đôi từ năm 1996-2004. Năm 2002, khoảng 12% phụ nữ Mỹ trong độ tuổi từ 15 đến 44 sử dụng các dịch vụ về hỗ trợ sinh sản. Trong năm 2005, hơn 134.000 ca ART được thực hiện tại Hoa Kỳ, với sự ra đời của khoảng 52.000 trẻ sơ sinh, CDC cho biết.
Thúy Oanh (nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)
htoanh@hcmus.edu.vn
Leave a Reply