Thành công này có thể loại bỏ một trong những rủi ro lớn nhất trong cấy ghép cơ quan
Cấy ghép cơ quan đã cứu sống hàng ngàn người mỗi năm, nhưng một trong những rào cản lớn nhất sau cấy ghép là việc cơ thể bệnh nhân có dung nạp bộ phận mới trong cơ thể hay không. Thông thường, phải dựa vào thuốc để kéo dài quá trình dung nạp, nhưng trong một vài trường hợp cấy ghép cơ quan thất bại khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đào thải cơ quan lạ.
Bây giờ các nhà khoa học của Massachusetts General Hospital Center for Regenerative Medicine đã một giải pháp mới để giải quyết vấn đề này, nó giúp chúng ta tiến gần tới công nghệ tạo ra trái tim người trong phòng thí nghiệm.
Trong đó, vẫn sử dụng cơ quan người cho nhưng cơ quan này đã được dung hợp các tế bào người nhận khi cấy ghép.
Khử tế bào là quá trình sử dụng kỹ thuật y sinh để phân tách chất nền ngoại bào (ECM) của mô – nghĩa là thu nhận các phân tử cung cấp cấu trúc và điều kiện sinh hóa từ những tế bào sống xung quanh. Quá trình khử tế bào được thiết lập bởi MCGowwan Institute for Regenerative Medicine để tạo ra vật liệu sinh học tự nhiên hoạt động như hệ thống cho tế bào sinh trưởng và mô phát triển.
Việc tái cấu trúc ECM với các tế bào của chính bệnh nhân giúp loại bỏ nguy cơ đáp ứng miễn dịch.
Các nhà khoa học tại Center for Regenerative Medicine sử dụng kĩ thuật này làm tăng hiệu quả cấy ghép cơ quan của tế bào người cho ban đầu, và mô tim mới phát triển từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSCs) của người nhận – loại bỏ nguy cơ cơ thể thải loại cơ quan cấy ghép một cách hiệu quả vì nó được tạo ra từ chính tế bào cơ tim của họ.
Nhà nghiên cứu Jacques Guytte nói “tái tạo một trái tim hoàn chỉnh là thành quả của một quá trình kéo dài trong nhiều năm, vì vậy hiện tại chúng tôi đang sử dụng kỹ thuật tạo nên một bộ phận cơ tim có chức năng để thay thế mô tim hư hại do bị tổn thương hay suy tim”.
Trong nghiên cứu này, 73 trái tim người được sử dung và các nhà khoa học cảm ứng các tế bào gốc biệt hóa thành 500 tỉ tế bào cơ tim. Sau đó, họ đưa các tế bào này vào trong mô tim đã được khử tế bào.
Guyette nói “Tạo ra mô tim có chức năng gặp nhiều thách thức”. “Những thách thức này là việc cung cấp một khung nâng đỡ cấu trúc có thể hỗ trợ chức năng tim, đây là một nguồn cung cấp các tế bào tim chuyên biệt và là một môi trường cho các tế bào có thể tại quần thể khung nâng đỡ để hình thành các mô trưởng thành có khả năng thực hiện các chức năng của tim.”
Chỉ sau vài ngày, các tế bào cơ tim phát triển vào bên trong mô một cách ngẫu nhiên. Các nhà nghiên cứu nói đây là lần đầu tiên tái tạo được mô tim người từ chỉ từ các tế bào gốc đơn trong chất nền của tim một cách hoàn thiện.
“Tiếp theo, chúng tôi
cố gắng cải tiến phương pháp để tạo ra nhiều tế bào tim hơn vì việc tái hợp vào khung ngoại bào của toàn bộ quả tim có thể cần hàng chục tỷ tế bào và tối ưu hóa kỹ thuật nuôi cấy bằng bioreactor để cải thiện sự trưởng thành và chức năng của mô tim và tích hợp tín hiệu điện vào mô tim đã được tạo để có chức năng như tim người nhận”, Guyette nói.
Trong tương lai quá trình cấy ghép cơ quan sẽ an toàn và dễ dàng hơn như chúng ta mong đợi.
Quả tim được hình thành từ khung nâng đỡ ngoại bào và tế bào gốc trong phòng thí nghiệm.
LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA dịch
Theo: thescienceexplorer.com
Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vn, lethikimhoa19492@gmail.com
Link bài viết gốc: http://thescienceexplorer.com/brain-and-body/first-scientists-have-grown-functional-heart-muscle-stem-cells