Category: Tin PTN Tế bào gốc

  • Vai trò của EMV trong khối u não

    Tín hiệu ngoại bào cần thiết cho sự phát triển, cân bằng, thích nghi và tồn tại của hệ thống mô và cơ quan trong cơ thể. Có nhiều cơ chế và cấu trúc sinh học liên quan đến sự vận chuyển các tín hiệu bên trong cơ thể và một trong số đó là các bóng màng ngoại bào (EMVs).  EMVs có cấu trúc màng đôi và kích thước thay đổi, đường kính của nó có thể thay đổi từ kích thước của virus (exosomes, 30 – 100 nm) cho đến kích thước của vi khuẩn nhỏ (microvesicles, xấp xỉ 150 nm – 3000 nm). Các cấu trúc này tồn tại ở bất kì đâu có sự liên hệ giữa chất lỏng và tế bào như: máu, nước tiểu, sữa, và ngay cả trong môi trường nuôi cấy tế bào, dường như chúng hoạt động giống một cấu trúc truyền tín hiệu ở khoảng cách xa.

    Kể từ những phát hiện đầu tiên về vai trò của các thành phần chứa bên trong EMVs, nhiều nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu vai trò của EMVs bên trong các khối u. Những nghiên cứu này góp phần quan trọng cho sự phát triển một liệu pháp mới trong điều trị ung thư. Chức năng của EMVs có nguồn gốc từ khối u có thể được miêu tả ngắn gọn bằng 3 tính chất sau đây: chuyển đổi kiểu hình của tế bào nhận, thúc đẩy sự tăng sinh của các tế bào khối u, và tham gia vào sự điều hòa miễn dịch trong khối u.

    Trong một thời gian dài, receptor của các yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) được xem như một yếu tố trị liệu đích của khối u. Các nghiên cứu về khối u não đã chỉ ra rằng đột biến nổi bật nhất của EGFR trong các khối u não là biến đổi mất exons 2-7 tạo ra “delta 2-7 EGFR” hoặc “EGFR variant III” (EGFRvIII).  EGFR đột biến này có thể được vận chuyển từ tế bào có biểu hiện receptor đột biến sang các tế bào khác của khối u bởi các EMVs có nguồn gốc từ khối u. EGFRvIII không cần bắt cặp với tín hiệu tế bào, không cần gắn với ligand nhưng có hoạt tính bảo tồn và có khả năng cảm ứng sự phát sinh ung thư đối với các tế bào bình thường trên mô hình động vật.

    Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, EMVs có nguồn gốc từ khối u có thể tăng cường sự tăng sinh của các tế bào khối u theo cách thức phụ thuộc vào nồng độ. Khi dòng tế bào U87 được đồng nuôi cấy với EMVs ở các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy sự tăng rõ rệt của các hợp chất truyền năng lượng và hoạt động glycolytic. Thêm vào đó, các nghiên cứu về protein đã chứng minh rằng nhiều loại enzyme liên quan đến chu trình biến dưỡng cũng được vận chuyển bởi EMVs.

    Một trong những vấn đề hấp dẫn nhất về EMVs là khả năng điều hòa miễn dịch của nó trong các khối u. EMVs có nguồn gốc từ khối u đã từng được sử dụng như một loại vaccine ung thư không chứa tế bào bởi 2 lý do: thứ nhất, thành phần của nó chứa các kháng nguyên chuyên biệt khối u nên có thể kích thích các tế bào miễn dịch; thứ hai, EMVs chứa heat-shock protein có khả năng mang các kháng nguyên peptide, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, và làm dễ hoạt động của các tế bào trình diện kháng nguyên. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng về sự ức chế miễn dịch của EMVs cũng đã được tìm thấy. Các nhà khoa học cho rằng khối u phát tán các kháng nguyên có nguồn gốc từ khối u theo con đường EMV và những kháng nguyên này góp phần tăng cường hoạt tính của các tế bào T điều hòa, ức chế tế bào T hoạt hóa, tế bào NK và ức chế sự trưởng thành của tế bào DC.

    Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu về EMV, nhưng những tranh cãi về nó vẫn còn đang tiếp diễn. Các nghiên cứu tiếp theo chính là chìa khóa để hiểu rõ hơn về những vẫn đề còn tồn tại xung quanh EMVs.

    Hồng Nhung (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    dthnhung@hcmus.edu.vn

  • PRM – Kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị COPD

    Một phương thức quét phổi mới có thể giúp ích cho sự chẩn đoán và điều trị một căn bệnh ở phổi mà xấp xỉ 24 triệu ngưởi Mỹ mắc phải và là nguyên nhân gây tử vong thứ ba của nước này.

    Theo trang tin diện tử của Nature Science, 1 nhóm  nghiên cứu từ Đại học Y Michigan đã báo cáo 1 kỹ thuật gọi là sơ đồ phản ứng các tham số hay PRM. Họ dùng PRM để phân tích hình ảnh chụp cắt lớp hay CT của bệnh nhân bị chứng tắc nghẽn phổi mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease -COPD), trong dự án COPDGene của Viện tim, phổi, máu quốc gia.

    Những nhà nghiên cứu cho rằng PRM giúp họ phân biệt giữa giai đoạn tổn thương sớm trên những khí quản nhỏ của phổi đến những tổn thương nghiêm trọng như tràn khí phổi, từ đó xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh để phối hợp chặt chẽ với các bài kiểm tra hoạt động phổi của bệnh nhân dựa trên khả năng thở của họ.

    “Nói một cách đơn giản, với kỹ thuật PRM, chúng tôi có thể phân biệt các dạng phụ của COPD, như khiếm khuyết nhỏ của đường hô hấp (fSAD), tràn khí và phổi có chức năng bình thường”, Tiến sĩ Brian Ross, giáo sư nghiên cứu về X-quang, giáo sư về hóa sinh và là tác giả chính của bài báo cho biết. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 1 hướng mới để chẩn đoán và điều trị có hiệu quả hơn đồng thời còn là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá tác động của các loại thuốc mới và các phương pháp điều trị khác.

    COPD hạn chế khả năng thở của bệnh nhân, gây ra khó thở, ho, thở khò khè và giảm khả năng tập luyện thể dục, đi bộ hay làm những việc khác. Theo thời gian, nhiều bệnh nhân COPD ngày càng khó tham gia các hoạt động thường ngày khi bệnh của họ trở nên nặng hơn, đặc biệt khi kết hợp với việc hút thuốc, tiếp xúc lâu dài với bụi, các loại khí và hóa chất sẽ làm COPD có tiên liệu xấu hơn nhiều lần.

    Vào thập kỷ trước, kỹ thuật CT được cải tiến rất nhiều cho hình ảnh chụp COPD rõ ràng hơn nhưng PRM là sự liên kết cho những gì không thấy được-giúp cho những nhà nghiên cứu thấy rõ hơn các khiếm khuyết và đưa ra phương pháp chữa bệnh cho từng cá nhân (theo Ella Kazerooni, Thạc sĩ Y học, Giáo sư về tia X, đứng đầu chương trình tư liệu phổi U-M và là thành viên nhóm COPDGene).

    Giai đoạn đầu được thử nghiệm ở khối u trên não cho thấy những phản ứng tích cực trong việc điều trị, các nhà nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm trên COPD cho biết có thể xác định vùng phổi tổn thương theo không gian 3 chiều và sự phát tiển của chúng.

    Trước đây, Imbio (công ty con của U-M), đã được cấp bằng sáng chế về kỹ thuật PRM và phát triển công nghệ dự đoán phản ứng điều trị trên các bệnh ung thư khác. Hiện nay, Imbio tập trung phát triển PRM cho việc chẩn  đoán và theo dõi các dạng COPD.

    Với kỹ thuật PRM, các nhà nghiên cứu sử dụng một máy tính có cấu hình mạnh để quét CT trong thời gian bệnh nhân hít vào và thở ra một hơi thật sâu. Các hình ảnh được phân tích trong không gian 3 chiều, sao cho các mô phổi phồng lên và xẹp xuống theo đường thẳng. Tỷ trọng mô phổi khỏe mạnh sẽ có sự thay đổi so với mô phổi bệnh, và từ đó các nhà nghiên cứu sẽ tạo được một bản đổ 3 chiều của phổi bệnh nhân.

    Trong PRM, các vùng khác nhau sẽ có các màu khác nhau, dực theo sự thay đổi tín hiệu giữa các vùng ở 2 lần quét. Màu xanh tượng trưng cho sự khỏe mạnh, màu vàng chỉ thị cho sự đẩy khí ra khỏi các túi giảm và màu đỏ ám chỉ sự đẩy khí suy giảm nghiêm trọng.

    PRM có thể tiên đoán sự phát triển của COPD, bằng việc phát hiện các tiểu khí quản bất thường bao gồm các nhu mô phổi như tràn khí thủng. PRM giúp các bác sĩ xây dựng các phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân và lựa chọ bệnh nhân cho các thử nghiệm lâm sàng sắp tới.

    Mặc dù nghiên cứu hiện nay chủ yếu dựa trên các bản chụp CT trong 1 lần quét, ngoài ra cũng bao gồm dữ liệu của 2 bệnh nhân COPD (U-M) được lưu trữ trong 2 năm. Cần nhiều dữ liệu hơn để đảm bảo PRM có hiệu quả trong các nghiên cứu lâu dài.

    Một kiểm tra hơi thở rất đơn giản là đo khí dung vẫn tỏ ra hiệu quả khi chẩn đoán có bệnh hay không, nhưng nhược điểm của nó là không thể nhận dạng được các loại COPD khác nhau.

    Thúy Oanh (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    htoanh@hcmus.edu.vn

  • Phương pháp mới giúp sử dụng tế bào gốc vạn năng một cách an toàn

    Nhiều nghiên cứu đã và đang chỉ ra rằng tế bào gốc vạn năng  (tế bào gốc phôi hay tế bào gốc vạn năng do cảm ứng_IPS) có thể trị được nhiều căn bệnh khác nhau, nhưng trở ngại lớn nhất khiến việc đưa các tế bào này vào ứng dụng trị liệu trên người chính là các rủi ro tiềm ẩn bên trong các tế bào này như: chúng dễ sinh đột biến, khả năng hình thành khối u. Điều này đã và đang đặt ra thách thức cho các nhà khoa học nhằm tìm ra giải pháp khắc phục để có thể sử dụng những tế bào tuyệt vời này.

    Các nhà khoa học thuộc Mayo Clinic, Rochester, Minn đã tìm ra câu trả lời cho bài toán này và nhóm nghiên cứu đã công trên Stem cells Translational (số ra tháng 10/2012) giải pháp để phát hiện và loại bỏ các tế bào phát sinh đột biến trong các giai đoạn biệt hóa từ tế bào gốc vạn năng.

    Theo công bố này, đây là một chiến lược để sử dụng liệu pháp tế bào gốc một cách an toàn bằng cách loại bỏ các tế bào sai hỏng sau quá trình biệt hóa từ tế bào gốc. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một quy trình đơn giản bằng cách xử lý các tế bào gốc với Genotoxin – một tác nhân “dò tìm” các đột biến gen hoặc sự thay đổi về nhiễm sắc thể ở các tế bào sai hỏng và tiêu diệt các tế bào này.  Tác nhân này hoạt động liên quan đến 1 protein gọi là Puma, protein này có thể được hoạt hóa và truyền tín hiệu dẫn đến sự tự chết của tế bào.

    Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm quy trình này trên tế bào gốc thu nhận từ chuột và cho kết quả như mong đợi.

    Chiến lược này hứa hẹn mang lại nhiều kết quả khả quan cho việc ứng dụng tế bào gốc vạn năng trong điều trị lâm sàng.

    Nguồn: http://www.medicalnewstoday.com

    THN

  • Liệu pháp mới nhằm ngăn chặn suy tim trên chuột

    Một số stress về  tim mạch, ví dụ như đau tim hay cao huyết áp, thường xuyên dẫn đến sự phát triển một cách bất bình thường của tim và kết quả cuối cùng là gây ra hiện tượng suy tim. Các nhà khoa học tại Đại học Y Hannover và Viện sinh hóa Göttingen Max Planck đã phát hiện ra 2 phân tử RNA nhỏ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng các tế bào cơ tim ở chuột, đó là các microRNA được đặt tên miR-212 và miR-132. Họ quan sát thấy rằng những phân tử microRNA nêu trên hiện diện phổ biến trong những tế bào cơ tim của các con chuột mắc chứng phì đại tim. Để xác định vai trò của những microRNA này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra chuột biến đổi gen, trong đó tồn tại một số lượng rất lớn các microRNA miR-212 và miR-132. Theo tiến sĩ Kamal Chowdhury, nhà nghiên cứu tại khoa Sinh học phân tử của Viện hóa sinh Max Planck, những động vật được chuyển gen này có tim phát triển rất phì đại và chỉ sống được từ 3-6 tháng, trong khi những động vật cùng loài với sức khỏe bình thường có thể sống được đến vài năm. Đồng thời để so sánh, họ tiến hành bất hoạt các microRNA này ở một số con chuột. Kết quả là những con chuột này tuy có trái tim nhỏ hơn một ít so với các con chuột bình thường nhưng lại không có biểu hiện bất thường trong hành vi cũng như tuổi thọ. Điều quan trọng hơn là khi thu hẹp động mạch chủ của những con chuột trên, không quan sát thấy hiện tượng phì đại tim, trong khi điều này thường xảy ra ở những con chuột bình thường.

    Từ nghiên cứu trên, các nhà khoa học cho rằng họ có thể bảo vệ các con chuột bình thường chống lại các vấn đề tim mạch. Khi cho một hóa chất nhằm ức chế chọn lọc miR-132, ngay cả khi những con chuột này phải chịu đựng các vấn đề stress, tim của chúng vẫn không có hiện tượng phì đại. Giáo sư tiến sĩ Thomas Thum đã phát biểu: “Như vậy, lần đầu tiên, chúng tôi đã tiếp cận các liệu pháp trị liệu ở mức độ phân tử về vấn đề phì đại và suy tim ở chuột”. Thêm vào đó, tiến sĩ Ahmet Ucar giải thích rằng khi những con chuột tồn tại một lượng quá mức cả hai miR-132 và miR-212 ở tế bào cơ tim thì quá trình tái tạo tế bào bị hạn chế. Trong quá trình này, tế bào sẽ phân hủy những thành phần đã hư hỏng hoặc không còn cần thiết và tái sử dụng vật liệu nhằm tổng hợp nên một số thành phần khác có giá trị. Đây là một quá trình quan trọng trong suốt đời sống của tế bào nhằm đảm bảo sự tồn tại của chúng trong những điều kiện bất lợi. Ở những con chuột không có cả miR-212 và miR-132, quá trình này diễn ra tích cực hơn so với các tế bào cùng loài bình thường. Như vậy, sự giảm các quá trình tái tạo tế bào có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc phì đại cơ tim. Với những kết quả này, các nhà khoa học hy vọng họ có thể phát triển các liệu pháp tiềm năng nhằm hạn chế tình trạng suy tim trên người thông qua việc sử dụng các riêng lẽ hoặc kết hợp các chất ức chế một số microRNA.

    Lê Vân (trợ giảng BM Sinh lý học và CNSH Động vật)

    levan0312@gmail.com

  • Hệ thống nano phân phối thuốc trúng đích

    Các nhà khoa học thuộc Viện NanoSystems California và trường Đại học Northwestern đã phát triển một hệ thống nano có khả năng phân phát thuốc trong một số điều kiện nhất định (ví dụ: sự khác nhau về pH). Hệ thống này có thể phân phối thuốc đến các tế bào mục tiêu dựa vào sự khác nhau về mặt sinh lý hay những enzym của tế bào. Trong tương lai, hệ thống này có thể được sử dụng như một loại “vũ khí thông minh” giúp con người chống lại nhiều loại bệnh tật.

    pH là thước đo độ axit của một dung dịch (và trong cơ thể con người). Trong số những điểm khác biệt về mặt sinh lý của cơ thể, các tế bào khác nhau thì khác nhau về pH, nồng độ chất dinh dưỡng và enzym biểu hiện. Những điểm khác biệt này có thể giúp hệ thống phân phối thuốc phân biệt giữa các loại tế bào nhờ đó thuốc được phân phát trúng đích.

    Hệ thống nano mới này có khả năng chứa thuốc; sau đó, mở và phóng thích thuốc ở những điều kiện pH nhất định. Các hạt nano có hình dạng tổ ong và được bao bọc bởi những phân tử khác. Vỏ bọc được liên kết với cấu trúc tổ ong bằng lực tĩnh điện tạo nên phức hợp khép kín. Ở pH axit và trung tính, vỏ bọc vẫn liên kết với cấu trúc tổ ong. Tuy nhiên, ở pH bazơ, các liên kết này bị suy yếu và thuốc được phóng thích. Nhờ đó, thuốc chỉ được phân phối đến các tế bào có môi trường bazơ.

     

    Hệ thống này tan trong nước và đã được thí nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm. Trái ngược với những hệ thống nano khác chỉ có thể tan được trong dung môi hữu cơ, hệ thống này được thiết kế để có thể hoà tan trong nước nhờ đó có thể ứng dụng trực tiếp trong y tế. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy hệ thống này phân phối rất tốt trong môi trường nước. Bước tiếp theo sẽ thử nghiệm chúng trong môi trường sống.

    Các hạt nano này có đường kính khoảng 400 nm và cần được làm nhỏ hơn để phù hợp với chức năng phân phối thuốc. Hệ thống này sẽ tiếp tục được phát triển để có thể đáp ứng với những điều kiện khác như phản ứng với enzym hiện diện trong các tế bào bị bệnh.

    Nguyên Vũ (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    dnvu@hcmus.edu.vn

  • Phát hiện hormone liên quan đến bệnh béo phì ở ruồi giấm

    ScienceDaily (ngày 27 tháng chín năm 2012) – Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong ruồi giấm một hormone chuyển hóa quan trọng, là đặc trưng của động vật có xương sống. Các hormon, leptin, là một chất cảm biến dinh dưỡng, điều hòa tiêu thụ năng lượng vào và ra và cuối cùng là kiểm soát sự thèm ăn. Như vậy, điều này thật sự đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu về việc điều tra bệnh béo phì và tiểu đường ở cấp độ phân tử. Nhưng cho đến nay, các loài động vật có vú phức tạp như chuột là mô hình duy nhất để nghiên cứu các cơ chế của các hormone quan trọng này. Những phát hiện mới cho thấy rằng ruồi giấm có thể cung cấp những hiểu biết đáng kể vào nền tảng phân tử của sự cảm biến với chất béo.

    “Leptin rất phức tạp “, ông Akhila Rajan, tác giả đầu tiên cảu bài báo và một nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ trong phòng thí nghiệm của Norbert Perrimon, James Stillman, Giáo sư Sinh học phát triển tại Harvard Medical School. “Những loại hormone này có được chức năng nhiều hơn và phức tạp hơn khi chúng phát triển. Ở đây, trong ruồi giấm, chúng ta thấy leptin hầu như ở dạng nguyên thuỷ.”

    Để cho một sinh vật hoạt động bình thường trong điều kiện khác nhau, hệ thống cơ quan của nó phải học cách duy trì một trạng thái ổn định, hoặc “nội cân bằng”. Điều phối lượng thức ăn và dự trữ dinh dưỡng với các yêu cầu năng lượng là một cơ chế cân bằng nội môi chính gọi nội cân bằng năng lượng.  Leptin điều hòa nội cân bằng năng lượng bằng cách liên kết sự dự trữ chất béo của cơ thể với lượng calo thu vào. Đây là hormone mà nói với não, “Bạn đã có đủ.”

    Các nhà nghiên cứu biết rằng các phân tử tiết ra bởi các mô mỡ của ruồi giấm giao tiếp tình trạng như vậy trong suốt toàn bộ cơ thể của ruồi. Tuy nhiên, họ đã không được biết danh tính của những phân tử này, hoặc bản chất của các tín hiệu truyền tải. Rajan đưa ra giả thuyết rằng phân tử truyền tín hiệu này có khả năng tương tự như hormone leptin ở người, bởi ruồi và các loài động vật có vú tương tự nhau về con đường cảm nhận chất dinh dưỡng.

    Các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng ba phân tử ở ruồi có thể có cấu trúc tương tự leptin. Khi Rajan loại (knock-out) một trong số chúng, một loại protein được gọi là Upd2, ruồi biểu hiện, ở mức trao đổi chất, như thể chúng đang đói – mặc dù chúng tiêu thụ hàm lượng calo bình thường.

    “Bởi vì leptin là một chất cảm biến dinh dưỡng, điều này làm cho ý nghĩa”, ông Rajan. “Nếu bạn loại (knock out) các phân tử cảm nhận chất dinh dưỡng, cơ thể nghĩ rằng không có chất dinh dưỡng. Chặn phân tử này có thể bắt chước kiểu hình đói bụng.”

    Kiểm tra sau đó cho thấy rằng khi ruồi thực sự đói, mức độ Upd2 đi xuống, và khi chúng nhận được đầy đủ dinh dưỡng, mức độ Upd2 tăng lên. Điều này cung cấp thêm bằng chứng rằng, giống như leptin, Upd2 là một cảm biến chất dinh dưỡng.

    Tiếp theo, các nhà nghiên cứu thấy rằng Upd2 sử dụng một mạch thần kinh tương tự như leptin để lưu thông dinh dưỡng giữa não và các mô mỡ. Khi Upd2 đến não, chúng điều hòa bài tiết insulin, và “nói” với con ruồi để dự trữ dinh dưỡng và sử dụng năng lượng trong tăng trưởng.

    Cuối cùng, Rajan và các đồng nghiệp thiết kế một con ruồi thiếu Upd2 hoàn toàn và chèn vào gen leptin  của người ở chỗ của nó. Ruồi có thể kết hợp đầy đủ phân tử động vật có vú này, và tất cả các chức năng cảm ứng dinh dưỡng bình thường trở lại.

    “Ý nghĩa quan trọng ở đây là bây giờ chúng ta có thể tận dụng đầy đủ các bộ công cụ tinh vi di truyền có sẵn trong di truyền học của ruồi để giải quyết những câu hỏi sâu sắc phức tạp liên quan đến sinh học leptin” Perrimon nói. “Đây là tin tức tốt lành cho các nhà khoa học nghiên cứu bệnh béo phì ở cấp độ phân tử.”

    Thật thú vị, chuỗi axit amin của leptin có thể tách ra từ Upd2. Tuy nhiên, các protein được sản xuất bởi mỗi  gen có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc. “Có rất ít ví dụ về điều này trong các tài liệu,” Perrimon.

    “Bây giờ chúng ta đã xác định được Upd2 như là chất cảm biến dinh dưỡng của ruồi và đã bắt đầu làm việc trên các mạch não, bước tiếp theo là để đi sâu vào cơ chế”, Rajan nói thêm.

    Mỹ Hậu (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    halam132676@gmail.com

  • Vaccine thử nghiệm mới trong điều trị HIV

    HIV cuối cùng cũng đã để lộ điểm yếu của mình cho các nhà nghiên cứu để đưa ra một loại vaccine chống AIDS hiệu quả gần gũi hơn với thực tế.

    Một bài báo được công bố trên tạp chí Nature ngày 10/9/2012 đã làm sáng tỏ về một loại vacxin có thể giúp hệ miễn dịch chống lại virus xâm nhập và vì thế bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng. Các kết quả cũng đang được trình bày tại hội nghị vaccine AIDS 2012 tại Boston, Massachusetts, trong tuần.

    Những phát hiện này giúp giải thích các kết quả khác nhau từ một thử nghiệm lâm sàng của một loại vacxin AIDS đã khiến các nhà khoa học khó xử kể từ khi chúng được xuất bản cách đây 3 năm. Thử nghiệm được gọi là RV144, lần đầu tiên ghi nhận được sự thành công và nhìn thấy sự giảm nhiễm HIV. Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng của vacxin tương đối thấp khoảng 30%.

    Một manh mối xuất hiện năm ngoái với phát hiện rằng những người đáp ứng với vacxin chủng và chống được HIV có xu hướng sản xuất kháng thể chống lại một phần thụ thể trên vỏ protein của virus có tên là V1/V2. Nghiên cứu được công bố ngày 10/9 đã tiến xa hơn một bước và chỉ ra rằng những nngười đã được tiêm vacxin vẫn bị nhiễm HIV là do nhiễm phải virus có đột biến trong phần V2. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Morgane Rolland và Jerome Kim ở chương trình nghiên cứu HIV Quân sự Hoa Kỳ ở Silver Spring, Maryland. Họ đã kiểm tra 936 chuỗi HIV thu nhận từ 44 người tham gia thử nghiệm được tiêm vacxin và bị nhiễm, 66 người dùng giả dược. Thử nghiệm tiến hành ngẫu nhiên, do đó, bất kỳ sự khác biệt có hệ thống nào trong các chuỗi DNA virus giữa hai nhóm là do áp lực chọn lọc bởi virus không phù hợp với thuốc chủng ngừa.

    Nhóm nghiên cứu đã xác định được hai đột biến dường như có liên quan tới thành công của tiêm chủng. Cả hai đểu nằm trong khu vực V2 của vòng V1/V2. Roland và nhóm nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ nhiễm virus ở hai nhóm được tiêm vacxin và dùng giả dược. Nhóm tiêm vacxin 80% ít có khả năng bị nhiễm virus với những đột biến này. Điều này có nghĩa rằng vacxin gây ra một phản ứng miễn dịch, ngăn chặn virus lây nhiễm ở mức độ nhất định và chỉ có những virus có trình tự khác với hai vùng V1/V2 mới có cơ hội tốt tạo ra xâm nhiễm.

    Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học tại NIAID (National institute of Allergy and Infectious Diseases) được trình bày tại hội nghị vacxin mới đây đã  phân tích cấu trúc phân tử của các kháng thể từ máu của những người chích ngừa và phát hiện ra rằng một số kháng thể của họ có các axit amin tương tự trong khu vực V2.

    Tuy nhiên các nhà phát triển vaccine cũng phải đối mặt với các câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cải thiện đáp ứng chống lại V2. Một vacxin tương tự như vacxin được sử dụng trong RV144 được tạo ra để thử nghiệm ở Nam Phi và Thái Lan đối với hai nhóm đàn ông có quan hệ tình dục sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2014. Các nhà khoa học hy vọng trong vòng một năm tới sẽ đưa ra một loại vacxin mới có khả năng chống lại HIV và khu vực V2 của nó một cách mạnh mẽ và lâu dài hơn.

    Phí Thị Lan (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

  • Những phương pháp bảo vệ khả năng sinh sản của phụ nữ từ khám phá về sự chết tế bào

    Các nhà khoa học Melbourne đã khám phá một cách mới bảo vệ khả năng sinh sản của nữ giới mang lại hy vọng cho những phụ nữ bị ảnh hưởng khả năng sinh sản do những tác dụng phụ của liệu pháp điều trị ung thư hoặc ở thời kỳ tiền mãn kinh.

    Phương pháp này được các nhà khoa học từ viện nghiên cứu Walter và Eliza Hall Institute, đại học Monash và viện nghiên cứu y khoa Prince Henry khám phá ra trong quá trình nghiên cứu về cách chết đi của những tế bào trứng.

    Họ đã tìm ra hai protein chuyên biệt PUMA và NOXA, là nguyên nhân làm cho trứng trong buồng trứng chết đi. Những phát hiện này có thể dẫn đến những chiến lược mới nhằm bảo vệ khả năng sinh sản của phụ nữ bằng cách khóa hoạt động của hai protein này.

    Theo giáo sư Clare Scott từ viện Eliza Hall và Walter, nghiên cứu chỉ ra rằng: khi DNA của tế bào trứng bị hư hỏng sau khi tiếp xúc với phóng xạ hoặc hóa liệu pháp (trong việc điều trị một số bệnh ung thư) thì hai protein là PUMA và NOXA sẽ khởi sự cái chết của những tế bào trứng bị tổn thương. Việc trứng bị chết đi làm cho bệnh nhân nữ bị ung thư không thụ thai được.

    “PUMA và NOXA kích hoạt sự chết của tế bào cũng như cần thiết trong cái chết của nhiều dạng tế bào khác nhau trong đáp ứng với sự phá vỡ DNA. Quá trình loại bỏ những tế bào bị phá hủy này là một quá trình tự nhiên rất quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh, nhưng đối với phụ nữ đang điều trị ung thư nó có thể trở thành vấn đề lớn vì dẫn đến vô sinh”.

    Phó giáo sư Scott, tiến sĩ  Ewa Michalak và giáo sư Andreas Strasser từ viện Walter và Eliza Hall cùng với giáo sư Jeffrey Kerr từ đại học Monash và tiến sĩ Karla Hutt và giáo sư Jock Findlay từ viện nghiên cứu y khoa Prince Henry đã tập trung nghiên cứu của họ lên những tế bào trứng được gọi là noãn bào nang trứng nguyên thủy, chúng chịu trách nhiệm sản xuất trứng cho phụ nữ. Số lượng thấp của những noãn này có thể là nguyên nhân của mãn kinh sớm. Những phát hiện của họ được đăng online trên tạp chí Molecular Cell.

    Phó giáo sư Scott phát biểu rằng khi những tế bào sản xuất trứng này bị mất protein PUMA, chúng không chết sau khi bị phơi nhiễm với liệu pháp phóng xạ. “thông thường mọi người luôn muốn những tế bào bị hư hỏng này chết đi để tránh tạo ra những thế hệ con cái bất thường”. “Chúng tôi thật sự bất ngờ vì nhận thấy những tế bào này không những vẫn tồn tại khi bị phơi nhiễm phóng xạ mà chúng còn có khả năng sửa chửa những DNA bị hư hỏng. Ngoài ra chúng còn có khả năng sản sinh ra những tế bào trứng có khả năng thụ tinh để tạo ra những thế hệ con cái khỏe mạnh. Khi những tế bào này mất luôn cả protein NOXA, chúng thậm chí còn được bảo vệ tốt hơn dưới tác động của phóng xạ”.

    “ Chúng tôi thật sự mong muốn được nhìn thấy những thế hệ con cháu khỏe mạnh có thể được tạo ra từ những tế bào này, điều này có nghĩa là trong tương lai, công nghệ dược phẩm ứng dụng việc  khóa chức năng của của PUMA có thể được sử dụng để ngăn chặn tế bào trứng chết trong những bệnh nhân trải qua hóa trị hay xạ trị. Những kết quả của chúng tôi cho thấy rằng có thể duy trì khả năng sinh sản của những bệnh nhân này”, phó giáo sư Scott phát biểu.

    Một trong những người đứng đầu của nghiên cứu đồng thời cũng là trưởng nhóm sinh học sinh sản cá thể cái, giáo sư Jock Findlay ở viện Prince Henry nói rằng nghiên cứu này cũng liên quan đến việc làm trì hoãn thời kỳ mãn kinh vì thời gian mãn kinh bị ảnh hưởng bởi số lượng tế bào trứng mà một cá thể cái có được . Sự can thiệp làm chậm sự mất mát những tế bào trứng từ buồng trứng có thể làm chậm thời kỳ tiền mãn kinh. Cùng với việc kéo dài khả năng sinh sản ở cá thể cái, những liệu pháp điều trị tương tự có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh chẳng hạn như bệnh tim, chứng loãng xương.

    Kim Nguyền (Trợ giảng BM. Sinh lý học và Công nghệ Sinh học Động vật)

    ntknguyen@hcmus.edu.vn

  • Các tế bào gan, các tế bào sản xuất insulin, tuyến ức có thể nuôi trong các hạch bạch huyết

    Các hạch bạch huyết có thể cung cấp một môi trường thích hợp cho một loạt các tế bào và các mô từ các cơ quan khác, mở ra hy vọng một ngày nào đó có thể thay thế toàn bộ tế tào dựa trên sự cấy ghép nội tạng, theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Pittsburgh, khoa Y McGowan, Viện y học tái tạo.

    Trong một báo cáo gần đây công bố trên Nature Biotechnology, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên tiến hành trên một mô hình động vật thấy rằng các tế bào gan, mô tuyến ức và các tế bào đảo tụy sản xuất insulin có thể phát triển mạnh trong các hạch bạch huyết.

    Nhiễm virus viêm gan, bệnh xơ gan do rượu và các bệnh khác có thể gây hư hại lớn cho gan. Ghép gan là cách duy nhất để cứu bệnh nhân. Trẻ em với hội chứng DiGeorge thiếu chức năng tuyến ức để sản xuất các tế bào miễn dịch thiết yếu và bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng cấy ghép tuyến tụy.

    Tuy nhiên, niều người sẽ không qua khỏi để chờ đợi được cấy ghép vì sự khan hiếm của các cơ quan hiến tặng. Liệu pháp tế bào đang được khám phá, nhưng đưa các tế bào vào các mô đã bị tàn phá bởi bệnh thì khả năng  cấy ghép thành công và phục hồi chức năng bị hạn chế.

    Trong nghiên cứu này, nhóm của ông đã thử ngiệm khả năng của các hạch bạch huyết rất phong phú khắp cơ thể và có một nguồn cung cấp máu dồi dào, như một ngôi nhà mới cho các tế bào từ các cơ quan khác.

    Họ tiêm các tế bào gan khỏe mạnh từ các con chuột khỏe mạnh có di truyền giống nhau vào các hạch bạch huyết của những con chuột nhận tại các vị trí khác nhau. Kết quả là tại những chỗ tiêm đó phát triển phình ra và có chức năng giống gan. Thực vậy, những nút này đã cứu những con chuột đang trong nguy cơ chết vì bệnh gan. Tương tự như vậy, cấy ghép mô tuyến ức vào hạch bạch huyết của những con chuột thiếu cơ quan tạo ra hệ thống chức năng miễn dịch của cơ thể và cấy ghép tuyến tụy phục hồi khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở động vật mắc bệnh tiểu đường.

    “Mục tiêu của chúng tôi không nhất thiết phải thay thế tòa bộ gan, nhưng để cung cấp khối lượng tế bào đủ để ổn định chức năng gan và duy trì cuộc sống của bệnh nhân. Điều đó có thể kép dài thời gian cho đến khi bệnh nhân nhận được cơ quan tài trợ phù hợp. Có lẽ, trong một số trường hợp, cấy ghép tế bào trong các hạch bạch huyết có thể cho phép các cơ quan bị bệnh phục hồi”, Tiến sĩ Lagasse nói.

    Phí Thị Lan (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

  • Hồi phục trí nhớ ở mô hình chuột Alzheimer bằng cách khóa tín hiệu EGFR

    Một nhóm các nhà thần kinh học và hóa học từ Mỹ và Trung Quốc vào ngày 24/9 đã đưa ra một công bố, trong đó chỉ ra một số nhóm thuốc chống ung thư đang sử dụng hiện nay cũng như  vài hợp chất tổng hợp chưa được đánh giá trước đó, có hiệu quả trong việc hồi phục trí nhớ ở 2 mô hình động vật bệnh Alzheimer.

    GS, TS Yi Zhong, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã kiểm tra trong ruồi giấm và chuột, nói rằng ông và cộng sự rất ngạc nhiên với kết quả này, và họ đã cố gắng rất nhiều, sử dụng 2 phương pháp thử nghiệm độc lập và thu được kết quả là chúng đồng nhất với nhau.

    Đặc biệt, nghiên cứu cùng hướng về những gì mà nhóm của Zhong đã đề nghị: một mục tiêu tốt hơn để điều trị bệnh mất trí nhớ liên quan đến chuỗi amyloid-beta (Aβ ) thường gặp ở các bệnh nhân Alzheimer. Đó chính là thụ thể nhân tố tăng trưởng biểu mô (epidermal growth factor receptor), thường được gọi tắt là EGFR.

    Công bố mới này chỉ ra rằng tín hiệu trong tế bào, được cảm ứng bởi nhân tố hoạt hóa EGFR, cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh học của chứng mất trí nhớ liên quan Aβ trong các bệnh nhân Alzhiemer. Zhong và cộng sự đã nghiên cứu trước đó về chứng mất trí nhớ liên quan đến Aβ ở ruồi giấm với tế bào não biểu hiện chuỗi peptide Aβ-42 (một dạng chuyên biệt của protein, bao gồm 42 amino acid, gặp trong bệnh Alzheimer). Những con ruồi giấm này được xem như là mô hình bệnh một phần bởi vì gen mã hóa cho Aβ-42 ở người đã được chèn vào bộ gen của chúng và biểu hiện ra dạng protein. Trong các thử nghiệm khoa học, những con ruồi ấy bị giảm trí nhớ tương tự như đã thấy ở bệnh Alzheimer người.

    Sự hoạt hóa tăng cường EGFR làm ruồi mất trí nhớ trầm trọng

    Trong những thử nghiệm gần đây, nhóm của Zhong chứng minh rằng sự hoạt hóa tăng EGFRs ở tế bào não đã làm cho mô hình ruồi giấm bệnh Alzheimer bị mất trí nhớ trầm trọng hơn. Kết quả sau đó được kiểm chứng lại trong mô hình chuột Alzheimer, cũng dựa trên gen Aβ-42 của người.

    Điều này rất đáng chú ý, thậm chí nhiều hơn thế, Zhong nói, bởi vì có sự tương đồng, và các thí nghiệm độc lập cũng cho thấy EGFR như là một đích điều trị bệnh Alzheimer.

    Sàng lọc hơn 2000 hợp chất tổng hợp về khả năng chống lại sự mất trí nhớ cảm ứng bởi Aβ trên mô hình ruồi giấm cho thấy 45 hợp chất cho kết quả tích cực sau 2 tháng điều trị. 9 hợp chất trong đó được chọn để thử nghiệm trên mô hình chuột, và 4 trong số đó cho kết quả tích cực sau 2 tháng.

    “Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy rằng ba trong số các hợp chất này, JKF-006, JKF-011 và JKF-027, không chỉ cho thấy kết quả có hiệu quả trong việc hồi phục mất trí nhớ ở chuột, mà thậm chí còn khóa các Aβ-42 từ sự hoạt hóa các EGFR trong các thí nghiệm in vitro “, Zhong báo cáo.

    Khóa tín hiệu EGFR để ngăn ngừa mất trí nhớ

    Quan trọng hơn, một cơ chế chính xác không thể được kết luận chứng minh từ các thí nghiệm liên quan. Tuy nhiên, các bằng chứng có sẵn đều hướng các nhà khoa học đến sự hồi phục chứng mất trí nhớ xảy ra khi cụm protein beta-amyloid được ngăn không cho gắn vào các thụ thể EGF người , hoặc ngăn chặn các nhóm phosphate gắn với thụ thể, một quá trình được gọi là sự phosphoryl hóa. Cả hai quá trình đều đưa ra giả thuyết là có thể ngăn chặn sự khởi phát của dòng thác các tín hiệu nội bào EGFR.

    Zhong và các đồng nghiệp lưu ý những điểm không chắc chắn của bệnh Alzheimer. Mất trí nhớ xuất phát từ sự hoạt hóa EGFR cảm ứng bởi Aβ “có thể phản ánh tác dụng độc hại cấp tính của Aβ, mà có thể không phụ thuộc vào sự thoái hóa khớp thần kinh và tế bào thần kinh”, họ lưu ý. Để có được cái nhìn sâu sắc hơn, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm điều trị bằng thuốc ở chuột ở độ tuổi trung bình (8 tháng tuổi) với chứng mất trí nhớ trong một khoảng thời gian 18-ngày – khoảng sáu tuần lễ ngắn hơn so với thời gian dùng thuốc ban đầu đã cho thấy có hiệu quả.

    “Mười tám ngày – thời gian dùng thuốc ngắn nhất chúng tôi thử nghiệm là đủ để phục hồi trí nhớ trong những con chuột này, mặc dù chúng ta nên lưu ý rằng những con vật này có một vài thay đổi hình thái trong não mặc dù chúng bị mất trí nhớ nghiêm trọng khi điều trị bắt đầu,” Zhong nói.

    Vì những kết quả tích cực mà họ thu được trong việc hồi phục trí nhớ trong các mô hình động vật, nhóm nghiên cứu đề nghị tiến hành thử nghiệm bổ sung với chất ức chế EGFR, cũng như thử nghiệm các hóa chất sàng lọc ưa dùng trong điều trị của các bệnh nhân Alzheimer. “

    Mỹ Hậu (theo Science Daily) – Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc

    halam132676@gmail.com