Author: tcnhat

  • Chữa trị HIV bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương bình thường

    Trong một nghiên cứu trước đây, người ta đã thành công trong việc chữa trị bệnh nhân nhiễm HIV bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương từ một bệnh nhân có đột biến di truyền kháng với HIV. Các ca ghép này thành công tại Berlin.

    Tuy nhiên, công bố kết quả gần đây của một nghiên cứu tại Brigham cho thấy có thể chữa trị việc nhiễm HIV bằng ghép tế bào gốc từ tuỷ xương cuả một người bình thường (không kháng với virut HIV). Toàn bộ kết quả này trình bày tại Hội nghị Quốc tế bào AIDS bởi TS Timothy Henrich và Daniel Kuritzkes.

    Hai người đàn ông bị nhiễm HIV đã không còn dương tính với HIV trong máu nữa sau khi cấy ghép tế bào gốc tuỷ xương. Đánh giá này được tiến hành sau 8 tháng sau khi cấy ghép. Họ được điều trị tại Bệnh viện Women’s Hospital và Brigham. Các xét nghiệm để phát hiện HIV bao gồm phát hiện RNA, DNA và kháng thể kháng HIV đều âm tính.

    Từ kết quả này nhóm nghiên cứu sẽ hồi cứu các bệnh nhân nhiễm HIV đã cấy ghép tuỷ xương trước đây và đánh giá lại kết quả để đưa ra kết luận chính xác hơn về phương pháp chữa trị này.

    PVP

     

     

  • Điều trị ung thư bằng hướng tiếp cận Epigenetics

    Jay Bradner, nhà nghiên cứu hóa học và cũng là một bác sĩ tại Viện Ung thư Dana-Farber ở Boston cho rằng hướng tiếp cận tiêu diệt tế bào ung thư trong tương lai sẽ tập trung vào Epigenetics hay còn gọi là ngoại di truyền. DNA là khuôn mẫu của tất cả sự biểu hiện gen ở tế bào. Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến sự thay đổi biểu hiện gen ngày càng được chú ý bởi các nhà khoa học chính là sự thay đổi cấu trúc trên nhiễm sắc thể và các protein liên quan đến việc đóng gói các nhiễm sắc thể này. Hiện tượng đó được gọi là Epigenetics.

    Các nghiên cứu trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy sự điều hòa bất thường của Epigenetics là một nguyên nhân dẫn đến ung thư. Bradner mong muốn tạo ra các loại thuốc có thể điều chỉnh lại quá trình điều hòa Epigenetics trong tế bào, từ đó dẫn đến việc điều trị ung thư.

    Tìm hiểu chi tiết tại link: http://www.nature.com/news/cancer-research-open-ambition-1.11136?WT.mc_id=FBK_NPG

    Jay Bradner (nature.com)

    Ngoài ra, Jay Bradner còn tham gia báo cáo tại hội nghị TEDx, trong báo cáo này, Bradner trình bày về nghiên cứu biệt dược mới của mình.

    Tìm hiểu chi tiết tại link: http://www.youtube.com/watch?v=70ua-1e9YN0

    Gia Khue

  • Bước đi táo bạo của việc lưu trữ iPS ở Nhật Bản

    Shinya Yamanaka, nhà nghiên cứu tế bào gốc thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản, đang hướng đến việc tạo một trung tâm lưu trữ các dòng tế bào gốc vạn năng cảm ứng (induced pluripotent stem cells – iPS cells). Với sự ủng hộ của Ủy ban Bộ Y Tế Nhật Bản bằng việc cho phép tạo ra các dòng tế bào khác nhau từ nguồn thu nhận máu cuống rốn nhũ nhi, kế hoạch của Yamanaka được xem như một “Bước đi táo bạo” theo cách nói của George Daley, một chuyên gia hàng đầu về tế bào gốc tại Trường Y Harvard, tại Boston, Massachusetts.

    Chi tiết xem tại link: http://www.nature.com/news/stem-cell-pioneer-banks-on-future-therapies-1.11129

    Shinya Yamanaka – Chuyên gia tế bào gốc tại Nhật Bản (nature.com)

    Gia Khuê

  • Điều trị đột quỵ bằng ghép tế bào gốc: kết quả đầy bất ngờ

    Một nghiên cứu quy mô pilot tiến hành ở Scotland tại Viện Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Southern General, lần đầu tiên sử dụng tế bào gốc thần kinh đã biến đổi di truyền để điều trị đột quỵ. Dòng tế bào mang tên ReN001.

    Nghiên cứu tiến hành trên 12 bệnh nhân đột quỵ từ nặng đến trầm trọng để đánh giá tính an toàn và hiệu quả khi ghép tế bào gốc thần kinh. Tất cả các bệnh nhân tham gia đều là nam và trên 60 tuổi. Trong đó có 6 bệnh nhân được ghép ở liều tế bào thấp và đã tiến hành; 6 bệnh nhân còn lại sẽ được ghép ở liều tế bào cao hơn và sẽ tiến hành trong vài tháng tới.

    Kết quả điều trị trên 5/6 bệnh nhân đầu cho thấy không có bất kì tác dụng phụ nào; cũng như không có bất kì vấn đề về hệ miễn dịch được báo cáo. Về hiệu quả, nếu tính theo thang điểm đo đột quỵ NIHSS từ 0-10 (với 10 là mức trầm trọng nhất) thì có sự cải thiện rõ rệt của bệnh nhân sau điều trị.

    Sau 3 tháng điều trị, kết quả cho thấy thang điểm NIHSS của bệnh nhân giảm từ 8 (từ 6-10) giảm xuống còn 4 (từ 3-9).

    Kết quả từ hình ảnh fMRI não cũng cho thấy có sự cải thiện đáng kể các vùng não.

    Từ kết quả nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ được tiến hành đánh giá ở Phase II với số lượng bệnh nhân lớn hơn đển đánh giá hiệu quả của liệu pháp này.

    mri-of-brain

    Kết quả chụp MRI của não.

    PVP

     

     

     

     

     

     

     

  • Tái tạo các khiếm khuyết và tổn thương đầu và miệng bằng tế bào gốc

    Một thử nghiệm lâm sàng điều trị các khiếm khuyết đầu và miệng được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu của Trường Nha ĐH Michigan và Trung tâm sức khoẻ răng miệng Michigan kết hợp Công ty Aastrom Bioscience Inc.

    Thử nghiệm tiến hành trên 24 người; được chia thành nhóm; mỗi nhóm 12 bệnh nhân. Nhóm đầu tiên được điều trị bằng phương pháp truyền thống là ghép xương; nhóm còn lại điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc.

    Tế bào gốc được thu nhận từ chính tuỷ xương của bệnh nhân và cấy ghép vào vùng khiếm khuyết.

    Kết quả rất hứa hẹn. Các bệnh nhân ghép tế bào gốc có thể trồng răng sau 6 hay 12 tuần. Đặc biệt sự hình thành xương và sửa chữa xương xảy ra nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Hơn nữa kĩ thuật mới này không phải cấy phép xương lại lần 2 như kĩ thuật truyền thống.

    Theo Kaigler, kĩ thuật này cần phải mất 5-10 năm nữa mới có thể trở thành kĩ thuật thường quy trong điều trị các khiếm khuyết miệng và mặt. Cần có thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân nữa để đánh giá và tối ưu hoá kĩ thuật.

    PVP

  • Đức cho phép thử nghiệm lâm sàng Phase I/II cấy ghép tế bào gốc để tái tạo cơ

    Công ty Pluristem Therapeutics Inc. vừa nhận được giấy phép thử nghiệm lâm sàng phase I/II để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm tế bào gốc vào cơ để tái tạo cơ trong bệnh nhân thay thế toàn bộ xương chậu.

    Tổn thương cơ là kết quả phổ biến trong các phẫu thuật xương chậu mà thường xuất hiện ở các nước phát triển do tai nạn.

    Ở các nước Châu Âu tỉ lệ phải trải qua phẫu thuật này chiếm đến 150 trường hợp cho 100.000 người. Tại Mỹ trong 10 năm từ năm 1998 đến năm 2008, có đến 300.000 ca phải trải qua phẫu thuật xương chậu toàn phần hay một phần.

    18 bệnh nhân đã tham gia vào nghiên cứu này. Các bệnh nhân sẽ được tiêm tế bào PLX hay placebo vào cơ; và được theo dõi trong 12 tháng.

    PVP

     

  • Liệu pháp biệt hoá: liệu pháp hứa hẹn trong điều trị ung thư

    Liệu pháp biệt hoá là phương pháp chữa trị ung thư bằng cách gây biệt hoá tế bào để chuyển tế bào gốc ung thư thành tế bào ung thư.

    Tế bào gốc ung thư là loại tế bào có đặc điểm của tế bào gốc và khả năng ung thư mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào gốc ung thư xuất thân từ các đột biến hay biến đổi trong tính tự làm mới của tế bào gốc bình thường.

    Giả thuyết sự tồn tại tế bào gốc ung thư đã được đưa ra từ rất lâu; nhưng đến mãi 5 năm gần đây; giả thuyết này được chứng minh thuyết phục. Tế bào gốc ung thư đã được chứng minh có tồn tại trong nhiều ung thư ở người như máu, vú, não, tuyến tiền liệt, tuyến tuỵ, dạ dạy… Chúng là những tế bào có tính kháng thuốc mạnh; kháng xạ trị mạnh nên dễ dàng sống sót sau điều trị bằng hoá hay xạ trị. Và cũng là nguyên nhân cho các hiện tượng tái phát và di căn.

    Vì thế các năm gần đây, việc điều trị ung thư chuyển sang một hướng mới; đó là  tiêu diệt các tế bào gốc ung thư. Để tiêu diệt trúng đích các tế bào này, nhiều nghiên cứu gặp phải rất nhiều khó khăn; do sự giống nhau về nhiều đặc điểm của nó với tế bào gốc bình thường khác.

    Liệu pháp biệt hoá nhằm gây biệt hoá tế bào gốc ung thư thành dạng dễ dàng tiêu diệt hơn.

    Mới đây, các nhà nghiên cứu của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Tp.HCM đã nghiên cứu biệt hoá tế bào gốc ung thư vú và thu được nhiều kết quả mới.

    Kết quả đăng tải trên tại chí OncoTarget and Therapy cho thấy tế bào gốc ung thư vú sau khi làm giảm biểu hiện gen CD44 sẽ giảm khả năng kháng thuốc điều trị ung thư vú là doxorubicin; nghĩa là chúng dễ dàng bị tiêu diệt khi dùng thuốc trị liệu này.

    Kết quả khác đăng trên Tạp chí Translational Medicine cho thấy khi làm giảm biểu hiện CD44, các tế bào gốc ung thư vú đã bị biệt hoá thành kiểu hình nhạy cảm hơn với các tác nhân điều trị. Chẳng hạn, giảm biểu hiện các gen kháng thuốc, giảm khả năng gây ung thư trên chuột, thay đổi chu kì tế bào…

    Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã kết hợp sử dụng phương pháp biệt hoá này với hoá trị liệu trên chuột thì cho thấy khi kết hợp biệt hoá tế bào gốc ung thư vú bằng làm biểu hiện CD44 và doxorubicin thì hiệu quả tiêu diệt khối u cao hơn việc sử dụng đơn lẻ bằng doxorubicin, khối lượng khối u đã giảm đi 4,38 lần hơn so với lô đối chứng.

    Tất cả các kết quả trên được đăng tải tại các Tạp chí chuyên ngành, có thể đọc thêm tại đây:

    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21792314

    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22152097

    http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22649280

     

    Tin SCL

     

     

  • Cancer stem cells tracked

    Lần đầu tiên, các nhà khoa học có thể theo dõi sự tiến triển của khối u từ một tế bào gốc ung thư duy nhất. Nghiên cứu trên được công bố trên Nature.com vào ngày 01/08/2012.

    Theo hình ảnh, khối u ung thư da đã tiến triển từ một tế bào gốc ung thư được đánh dấu màu đỏ

    Chi tiết theo dõi tại website: http://www.nature.com/news/cancer-stem-cells-tracked-1.11087?WT.mc_id=FBK_NPG

    Gia Khuê

  • THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ TUYỂN CHỌN SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP TẠI PTN TẾ BÀO GỐC (2012 – 2013)

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    PTN SLH & CNSH ĐỘNG VẬT

    Số: 06/2012

    V/v Tuyển chọn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tham gia học tập và nghiên cứu khoa học tại PTN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

     

     

     

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28  tháng 7  năm 2012

     

    THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN

    NHẬN HỒ SƠ TUYỂN CHỌN

    Để tạo điều kiện cho sinh viên, học viên cao học và NCS tiếp xúc, học tập nâng cao kĩ năng PTN, học tập kĩ năng tổ chức nghiên cứu, thực hiện các đề tài nghiên cứu đồng thời nâng cao chất lượng, tập trung chuyên sâu vào những hướng đề tài sẽ triển khai trong năm học 2012-2013, Lãnh đạo PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, PTN Sinh lý học và CNSH Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN-ĐHQG-HCM quyết định từ năm học 2012-2013 trở về sau, việc tuyển chọn sinh viên, học viên cao học và NCS tham gia vào các đề tài, dự án của PTN chỉ được tổ chức 1 đợt/1 năm học (vào tháng 07 đến tháng 09 hằng năm).

    Với mục đích như trên, Lãnh đạo PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, PTN Sinh lý học và CNSH Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN-ĐHQG-HCM quyết định gia hạn thời gian nộp hồ sơ xét tuyển tham gia vào PTN như sau:

    – Thời gian nộp hồ sơ ban đầu: 09/07/2012 đến 16h30 ngày 30/07/2012

    – Thời gian gia hạn nộp hồ sơ: 16h30 ngày 20/08/2012

    – Phỏng vấn trực tiếp: cuối tháng 08/2012 (dự kiến)

    – Thông báo kết quả: ngày 31/08/2012 (dự kiến)

    – Tham gia vào phòng thí nghiệm: ngày 05/09/2012 (dự kiến)

    Mọi thắc mắc xin liên hệ thầy Phan Lữ Chính Nhân

    Email: plcnhan@hcmus.edu.vn ĐTLL: 0912804550

     

    TM. Lãnh đạo PTN

    Phó trưởng PTN Tế bào gốc

    Trưởng PTN SLH&CNSH Động vật

    Phạm Văn Phúc

     

  • Tạo ra tế bào thần kinh chưa trưởng thành từ tế bào gốc

    Nhà sinh vật học RUB đã cố tình chuyển đổi các tế bào gốc từ tủy sống của chuột thành tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Điều này đạt được bằng cách thay đổi môi trường nuôi tế bào như chất nền ngoại bào (ECM), bằng cách sử dụng các chất natri chlorate. Thông qua chuỗi truyền tín hiệu, ECM xác định loại tế bào biệt hoá mà một tế bào gốc có thể tạo ra.

    Sulphate quyết định số phận của các tế bào gốc

    Sodium chlorate hoạt động trên các enzym chuyển hóa trong tế bào má bám vào nhóm sulphate protein. Nếu những sulphates không hiện diện, tế bào tiếp tục hình thành các protein của ECM, nhưng với chuỗi đường thay đổi. Những chuỗi lần lượt truyền đi những tín hiệu để xác định số phận của các tế bào gốc. Tế bào gốc có thể không chỉ phát triển thành tế bào thần kinh (neuron), nhưng cũng có thể hình thành các tế bào hình sao hoặc các oligodendrocytes, chịu trách nhiệm cho sự cân bằng giữa các tế bào thần kinh hoặc tạo thành lớp myelin cho nó.

    Điều gì sẽ xảy ra các tế bào gốc nếu sulphate bị thay đổi bởi clorat natri đã được kiểm tra bởi Tiến sĩ Michael Karus và các đồng nghiệp của ông.

    Tác dụng phụ tích cực: các tế bào thần kinh vẫn còn chưa trưởng thành

    RUB-Các phòng thí nghiệm của Giáo sư Tiến sĩ Stefan Wiese, Giáo sư Tiến sĩ Andreas Faissner và Giáo sư Tiến sĩ Irmgard Dietzel-Meyer hợp tác để nghiên cứu. Sử dụng kháng thể, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng các tế bào mà họ đã xử lí với chlorate natri phát triển thành tế bào thần kinh. Họ cũng phân tích dòng của ion Na + vào trong tế bào. Kết quả: các tế bào đã xử lý cho thấy lượng natri thấp hơn so với các tế bào thần kinh trưởng thành.

    Sodium chlorate, do đó, khởi động sự phát triển của các tế bào gốc thành các tế bào thần kinh, nhưng đồng thời cũng ức chế sự trưởng thành – một tác dụng phụ tích cực, như Wiese giải thích: “Nếu natri chlorate ngăn chặn các tế bào thần kinh trong một giai đoạn phát triển sớm, điều này có thể cho phép chúng đóng góp tích hợp vào hệ thống thần kinh sau ghép tốt hơn so với tế bào thần kinh trưởng thành”.

    PVP