Production of islet-like insulin-producing cell clusters in vitro from adipose-derived stem cells
Abstract
Keywords
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Sáng ngày 27-01-2015, Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, phát triển và hội nhập. Buổi lễ đã hân hạnh được đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Võ Văn Thưởng cùng đại diện các bộ, ngành đã đến tham dự.
Trong lễ kỷ niệm này, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc hân hạnh là một trong ba đơn vị đại diện cho trường Đại học Khoa học tự nhiên tham gia triển lãm thành quả khoa học công nghệ.
Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc là một trong những phòng thí nghiệm phát triển nhất của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Với hơn 7 năm hình thành và phát triển, Phòng thí nghiệm đã có những đóng góp to lớn cho Đại học Quốc gia về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Đến nay Phòng thí nghiệm đã công bố hơn 50 công trình trên các tạp chí, sách quốc tế; nộp đăng kí 5 sáng chế, giải pháp hữu ích; phát hành 2 tạp chí quốc tế là “Biomedical Research and Therapy” và “Progress in Stem Cell”. Phòng thí nghiệm cũng thực hiện nhiều dự án hợp tác quốc tế của Đại học Quốc gia với nhiều đơn vị như Đại học UCLA- Mỹ, Trung tâm ung thư MD Anderson- Mỹ, Đại học Jeju- Hàn Quốc, Đại học Tsukuba- Nhật bản…
Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư hiện đại, Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng Tế bào gốc hứa hẹn tiếp tục giữ vững vị trí là một đơn vị nghiên cứu mạnh của Đại học Quốc gia, góp phần đưa Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh phát triển để thực sự trở thành Nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và tri thức Việt Nam.
Targeting specificity of dendritic cells on breast cancer stem cells: in vitro and in vivo evaluations
Published Date January 2015 Volume 2015:8 Pages 323—334
DOI http://dx.doi.org/10.2147/OTT.S77554
Received 15 November 2014, Accepted 3 January 2015, Published 30 January 2015
Sinh Truong Nguyen,1 Huyen Lam Nguyen,1 Viet Quoc Pham,1 Giang Thuy Nguyen,1 Cuong Do-Thanh Tran,1 Ngoc Kim Phan,1,2 Phuc Van Pham1,2
1Laboratory of Stem Cell Research and Application, 2Faculty of Biology, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam
Abstract: Breast cancer is a leading cause of death in women, and almost all complications are due to chemotherapy resistance. Drug-resistant cells with stem cell phenotypes are thought to cause failure in breast cancer chemotherapy. Dendritic cell (DC) therapy is a potential approach to eradicate these cells. This study evaluates the specificity of DCs for breast cancer stem cells (BCSCs) in vitro and in vivo. BCSCs were enriched by a verapamil-resistant screening method, and reconfirmed by ALDH expression analysis and mammosphere assay. Mesenchymal stem cells (MSCs) were isolated from allogeneic murine bone marrow. DCs were induced from bone marrow-derived monocytes with 20 ng/mL GC-MSF and 20 ng/mL IL-4. Immature DCs were primed with BCSC- or MSC-derived antigens to make two kinds of mature DCs: BCSC-DCs and MSC-DCs, respectively. In vitro ability of BCSC-DCs and MSC-DCs with cytotoxic T lymphocytes (CTLs) to inhibit BCSCs was tested using the xCELLigence technique. In vivo, BCSC-DCs and MSC-DCs were transfused into the peripheral blood of BCSC tumor-bearing mice. The results show that in vitro BCSC-DCs significantly inhibited BCSC proliferation at a DC:CTL ratio of 1:40, while MSC-DCs nonsignificantly decreased BCSC proliferation. In vivo, tumor sizes decreased from 18.8% to 23% in groups treated with BCSC-DCs; in contrast, tumors increased 14% in the control group (RPMI 1640) and 47% in groups treated with MSC-DCs. The results showed that DC therapy could target and be specific to BCSCs. DCs primed with MSCs could trigger tumor growth. These results also indicate that DCs may be a promising therapy for treating drug-resistant cancer cells as well as cancer stem cells.
Keywords: dendritic cells, 4T,1 cell line, breast tumor, breast cancer stem cells, verapamil, drug resistance
Sáng ngày 24/12/2014, tại hội trường I, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Đại Học Khoa học Tự nhiên-Đại Học Quốc Gia HCM đã tổ chức Ngày hội Tế bào gốc kỷ niêm 7 năm hình thành và phát triển PTN (2007-2014). Ngày Hội diễn ra với nhiều hoạt động phong phú cùng với sự tham gia của hơn 500 các nhà khoa học, các bác sĩ, học viên cao học, sinh viên và các thành phần khác. Mở đầu ngày hội, Trưởng phòng thí nghiệm Thầy Phan Kim Ngọc ôn lại quá trình hình thành và các mục tiêu hoạt động của PTN. Tiếp nối chương trình, Phó trưởng PTN TS. Phạm Văn Phúc tổng kết lại những thành tựu của PTN trong 7 năm hoạt động. Trong khuôn khổ của ngày hội, PTN đã tổ chức buổi lễ Tri ân nhằm tôn vinh các đóng góp của các Thầy/Cô cho sự hình thành và phát triển của PTN.
Chương trình được tiếp tục bằng buổi tổng kết cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo Tế bào gốc” lần 1 – Stem Cell Innovation. Sau hơn 3 tháng diễn ra cuộc thi, hơn 249 sinh viên đến từ 8 trường đại học trên toàn quốc đã tham gia vô cùng tích cực với 109 ý tưởng về tất cả các lĩnh vực ứng dụng tế bào gốc. Trải qua Vòng loại, Vòng Sàn ý tưởng, Bán kết và Chung kết, 6 ý tưởng xuất sắc nhất đã dành được giải thưởng chung cuộc. Giải nhất đã được trao cho ý tưởng “Sử dụng tế bào gốc cá chình điện (Electrophorus electricus) tạo máy phát điện sinh học” của nhóm sinh viên năm nhất đến từ trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Tp.HCM.
Sự kiện thứ 3 trong ngày Tế bào gốc 2014 là buổi hội thảo “Gặp gỡ Tế bào gốc” lần 3 của hội Tế bào gốc Thành phố Hồ Chí Minh do PTN Tế bào gốc đăng cai tổ chức bao gồm các báo cáo, nghiên cứu về tính an toàn của tế bào trong nghiên cứu và ứng dụng.
Mở đầu hội thảo, TS. Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng PTN Tế bào gốc, đã báo cáo về “Những thách thức của ứng dụng tế bào gốc trong chăm sóc sức khoẻ”. Tiếp sau TS. Phạm Văn Phúc, ThS. Trương Hải Nhung (ThS. Phó Trưởng PTN Tế bào gốc) cùng với ThS. Vũ Bích Ngọc và ThS. Phạm Lê Bửu Trúc đã trình bày những khó khăn trong nghiên cứu và ứng dụng Tế bào gốc từ in-vitro đến cận lâm sàng và lâm sàng.
Sau khi nghe các báo cáo viên trình bày, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, chủ yếu xoay quanh các vấn đề về tính ứng dụng của tế bào gốc tại Việt Nam, cũng như tính an toàn của nó khi được sử dụng trên người.
Tuy buổi gặp gỡ chỉ diễn ra gói gọn trong 60 phút ngắn ngủi, nhiều thắc mắc còn chưa kịp giải đáp, nhưng các diễn giả đã phần nào phác họa được bức tranh nghiên cứu Tế bào gốc tại Việt Nam và trên Thế giới cho những người tham dự. Ban Tổ Chức hy vọng tình hình nghiên cứu Tế bào gốc tại Việt Nam sẽ ngày càng tươi sáng hơn, nhận được nhiều ủng hộ hơn từ cộng đồng.
Sự kiện thứ 4 trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Tế bào gốc là buổi “Tọa đàm Tế bào gốc –Từ nghiên cứu đến ứng dụng”. Buổi tọa đàm diễn ra với sự tham gia của các Khách mời là các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tế bào gốc. Buổi tọa đàm được chủ trì bởi GS.TS. Trương Đình Kiệt – Chủ tịch Hội Tế bào gốc TPHCM và ThS.GVC. Phan Kim Ngọc – Trưởng Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ứng dụng Tế bào gốc. Các nhà khoa học và các bác sĩ tham gia giải đáp các câu hỏi gồm TS. Phạm Văn Phúc – Phó trưởng Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, TS.DS. Nguyễn Đức Thái – Cố vấn cấp cao Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, các bác sĩ TS.BS. Huỳnh Nghĩa – ĐH Y dược TPHCM, TS.BS. Bùi Hồng Thiên Khanh – ĐH Y dược TPHCM, ThS.BS. Lê Thị Bích Phượng – Đơn vị Tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh và Bà Trương Thị Thu Huyền – Ngân hàng Tế bào gốc Mekostem. Hơn 100 câu hỏi về các vấn đề liên quan tế bào gốc đã được gửi về cho buổi tọa đàm. Trong đó, được quan tâm nhiều nhất là các câu hỏi liên quan đến tình hình nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam, hiện trạng sử dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh về máu, về thoái hóa khớp, bệnh tự miễn, bệnh ung thư. Các câu hỏi lần lượt được các chuyên gia giải đáp và phản hồi rõ ràng, đầy đủ. Buổi tọa đàm kết thúc trong khi vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời do giới hạn thời gian, các câu hỏi sẽ được chuyển đến cho các chuyên gia và được trả lời qua thư điện tử.
Các khách mời tham dự buổi tọa đàm. (từ trái sang: Bà Trương Thị Thu Huyền, TS.DS. Nguyễn Đức Thái, TS. Phạm Văn Phúc, ThS.GVC. Phan Kim Ngọc, GS.TS. Trương Đình Kiệt, TS.BS. Huỳnh Nghĩa, ThS.BS. Lê Thị Bích Phượng, TS.BS. Bùi Hồng Thiên Khanh)
Ngoài các sự kiện được tổ chức bên trong Hội trường, ngoài sân trường ĐH Khoa học tự nhiên cũng đã diễn ra buổi triễn lãm tế bào gốc với các nội dung đặc sắc và phong phú. Khu vực gian hàng tế bào gốc với sự tham gia của Công ty Becton Dickinson Asia, Công ty Thế giới Gen- Geneworld và PTN Tế bào gốc đem tới cho khách tham quan những hình ảnh, thông tin về các thiết bị, máy móc phục vụ quá trình nghiên cứu cũng như những sản phẩm từ tế bào gốc. Tại khu vực Thành tựu tế bào gốc, các công trình nghiên cứu về Tế bào gốc được trưng bày ở dạng poster một cách ngắn ngọn súc tích, giúp khách tham quan hiểu rõ hơn các nghiên cứu về tế bào gốc cũng như những tiềm năng ứng dụng to lớn của nó. Ngay cạnh khu vực trưng bày thành tựu tế bào gốc là bức tường Ước mơ tế bào gốc. Đây là nơi các bạn sinh viên, các khách tham quan cũng như các nhà nghiên cứu viết lên những ước mơ của mình, những ước mơ mà công nghệ tế bào gốc có thể góp phần biến thành hiện thực. Nổi bật và chiếm một lượng lớn trên bức tường ước mơ tế bào gốc là những ước mơ mông muốn đẩy lùi ung thư, chữa trị cá bệnh nan y, nâng cao chất lượng sống. Một khu vực khác cũng thu hút được sự chú ý của rất nhiều bạn sinh viên là khu vực Ý tưởng tế bào gốc, đây là khu vực trưng bày các ý tưởng đã đạt được giải cao trong cuộc thi Stem Cell Innovation. Triễn lãm đã tạo một sân chơi học tập và nghiên cứu cho tất cả sinh viên cũng như các khách tham quan yêu thích lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y học, dược học và nông nghiệp các lĩnh vực có liên quan đến tế bào và tế bào gốc trên người và động vật.
Ngày Hội Tế bào gốc đã kết thúc tốt đẹp trong không khí thân mật và ấm cúng của buổi tiệc đêm.
Mouse model is one of the most useful tools to understand disease’s mechanism as well as evaluate treatment’s efficiency of the disease by novel therapies. To create a mouse model for myocardial injury for cell therapeutic studies, an occluding suture of the left coronary artery in mice was made with sewing thread Prolene 7-0. That left anterior descending artery (LAD) closing caused infarction leading to ischemia and death of cells after that. The animals were then monitored survival ratio, body weight, blood pressure and analyzed Histopathology using Hematoxylin and Eosin (H&E) stain, Trichrome stain, and Immunohistochemistry (IHC) stain to evaluate the injuries of myocardium. The results showed that six weeks after narrowing the left coronary artery, the survival percentage of the experimental group was 77% (survival 17/22), body weight and blood pressure of the experimental group (n=17) tended to decrease comparing to the control group (n=10) or heart function of the experimental group was weakening. Supporting for that results, Histopathology assessments were also showed that the damages and the death of myocardium in the experiment group. H&E stain gave the presentation that heart septum of the experimental group was thinner than the control group. Collagen formation was also observed in the experimental group by Trichrome stain results. In addition, IHC stain also indicated that the Annexin-V (death cell marker) was expressed much stronger than those of the control group. In conclusion, the mouse model for myocardial injury caused by ischemia has been created successfully by LAD ligation.
EUREKA! Các đề tài nghiên cứu ngày càng gần hơn với thực tiễn. Nhằm kích thích khả năng sáng tạo và tư duy khoa học của đối tượng sinh viên, giải thưởng Eureka ra đời nhằm tôn vinh những điển hình là sinh viên có công trình nghiên cứu xuất sắc. Năm 2014, hơn 2.430 đề tài của 36 trường đã tham gia vào cuộc thi này. Kết quả, ban tổ chức đã trao 1 giải đặc biệt, 8 giải nhất, 12 giải nhì, 14 giải ba và 28 giải khuyến khích cho các đề tài được hội đồng khoa học đánh giá cao. Trường Đại học Khoa học tự nhiên có 15 giải trong đó có 3 giải thuộc về sinh viên của phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng Tế Bào Gốc.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc trung mô máu dây rốn trên mô hình chuột xơ gan bằng CCl4”do sinh viên Lê Văn Trình thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Trương Hải Nhung và CN. Nguyễn Hải Nam đã xuất sắc đạt giải nhất. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt Nam, đề tài bước đầu đã đánh giá được một liệu pháp mới đó là dùng tế bào gốc thay cho các liệu pháp điều trị xơ gan thông thường. Đề tài mới chỉ thực hiện ở mức trên mô hình động vật nhưng đã mang lại những dấu hiệu khả quan. Kết quả của đề tài mang tính đóng góp lớn vào lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt đây là nhóm đang dẫn đầu về các liệu pháp tế bào gốc sử dụng trong điều trị xơ gan.
Đề tài “Xây dựng quy trình nuôi cấy nang trứng từ mô buồng trứng đông lạnh trên chuột nhắt trắng Mus musculus var.Albino” do sinh viên Nguyễn Trường Sơn thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Phan Kim Ngọc và CN. Huỳnh Thúy Oanh đạt giải ba.
Đề tài đạt Giải khuyến khích “Khảo sát tác dụng của dịch chiết rau đắng biển lên sự tăng sinh và biệt hóa của tế bào gốc thần kinh” do sinh viên Đoàn Xuân Hiển thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Trương Hải Nhung và CN. Lâm Thái Thành.
Đây là năm mà phòng thí nghiệm có nhiều sinh viên đạt giải và giải cao trong sân chơi học thuật lớn do thành Đoàn tổ chức, điều này chứng tỏ sinh viên của phòng đã ngày càng trưởng thành và phòng thí nghiệm đã có nhiều đề tài được đánh giá cao hơn, đánh dấu một bước phát triển mới và là động lực cho các em sinh viên khóa sau cố gắng để đạt được những thành tích cao hơn nữa.
Thông báo về kết quả vào vòng Chung kết và cơ cấu giải thưởng
Cuộc thi ý tưởng “STEM CELL INNNOVATION”
Lần I, năm 2014
Căn cứ vào kết quả của vòng thi bán kết diễn ra vào ngày 13/12/2014, Ban tổ chức trân trọng thông báo và chúc mừng các đội thi và cá nhân có ý tưởng xuất sắc được vào vòng Chung kết của hội thi, danh sách như sau:
STT |
Họ và tên |
Tên ý tưởng |
Đơn vị |
1 |
Nguyễn Lê Thành Công |
Viên Thuốc Mang Tế Bào Tiết Insulin |
ĐH KHTN TP. HCM |
2 |
Trần Văn Luân |
Sử dụng tế bào gốc cá chình điện (Electrophorus electricus) tạo “máy phát điện sinh học” |
ĐH KHTN TP. HCM |
3 |
Nguyễn Quang Phát |
Tiểu cầu giá rẻ cho bệnh nhân |
KHOA Y – ĐHQG TP.HCM |
4 |
Cao Văn Tâm |
Thiết kế hệ thuốc nano điều trị hướng đích tế bào gốc ung thư |
ĐH KHTN HÀ NỘI |
5 |
Lê Thị Thu Thảo |
“Buồng trứng tổ ong nhân tạo” |
ĐH KHTN TP. HCM |
6 |
Huỳnh Văn Tín |
Liệu pháp tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC) trong điều trị đái tháo đường. |
KHOA Y – ĐHQG TP.HCM |
Các cá nhân và đội thi có tên trong danh sách trên sẽ trình bày ý tưởng vào lúc 8 giờ 00 thứ bảy ngày 20/12/2014 tại hội trường I, tòa nhà I, Trường ĐH KHTN TP. HCM cơ sở Nguyễn Văn Cừ. Riêng đội thi đến từ ĐH KHTN Hà Nội sẽ thi và chất vấn trực tuyến. Thứ tự thi sẽ được bốc thăm vào đầu giờ thi.
Cơ cấu giải thưởng:
Tất cả các cá nhân đạt giải sau đây được nhận một khóa học tập và làm việc 1 năm tại PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc – ĐH KHTN TP. HCM
– 1 giải đặc biệt 10.000.000 đồng (Nếu có ý tưởng xuất sắc) + Kỉ niệm chương + giấy khen
– 1 giải nhất 5.000.000 đồng + Kỉ niệm chương + giấy khen
– 1 giải nhì 3.000. 000 đồng + Kỉ niệm chương + giấy khen
– 2 giải ba 2.000.000 đồng + Kỉ niệm chương + giấy khen
– 2 giải khuyến khích 1.000.000 đồng + giấy khen
– 1 giải khán giả bình chọn: USB thẻ đeo 8GB + Giấy khen (chọn từ 20 ý tưởng được “thích” (like) và “chia sẻ” (share) nhiều nhất qua Facebook của Phòng thí nghiệm bắt đầu từ ngày 20 đến hết 8g sáng ngày 24/12/2014
Ngoài ra, tất cả các nhóm và đội thi đạt các giải trên sẽ nhận được thêm phần thưởng của các đơn vị:
– Công ty BCE Vietnam: 1 giỏ quà gồm: 1 sổ tay + bút + dù che nắng + lịch để bàn và 500.000 đồng tiền mặt.
– Công ty TNHH Geneworld: 1 giỏ quà gồm: 1 bộ mỹ phẩm dưỡng da + 1 sổ tay
– PTN Tế bào gốc: 1 USB thẻ đeo 8GB + 1 cuốn sách Công nghệ Tế bào gốc
Lưu ý: Các đội thi có mặt 7 giờ 30 sáng ngày 20/12/2014, mang đồng phục của hội thi
BTC STEM CELL INOVATION 2014
NGÀY TẾ BÀO GỐC 2014 – STEM CELL DAY 2014
I. Mục đích-Ý nghĩa
– Thông qua tổ chức ngày Tế bào gốc, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y – sinh học, sinh viên, bác sĩ và bệnh nhân nâng cao hiểu biết về tế bào gốc, tiếp cận những tiến bộ mới nhất, quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
– Đẩy mạnh hợp tác, nghiên cứu trong lĩnh vực tế bào gốc.
– Tạo sân chơi học tập và nghiên cứu cho tất cả sinh viên yêu thích lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, y học, dược học và nông nghiệp các lĩnh vực có liên quan đến tế bào và tế bào gốc trên người và động vật.
II. Nội dung
Ngày tế bào gốc gồm 04 chương trình
Nội dung: Cuộc thi ý tưởng về các lĩnh vực về sinh học, công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan đến tế bào và tế bào gốc trên người và động vật.
Thời gian: Từ 01/10 đến 24/12/2014
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
(Kế hoạch đính kèm)
Nội dung: Hội thảo chuyên đề về những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng TBG tại Việt Nam.
Thời gian: Từ 8h đến 11h30 ngày 24/12/2014
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Thành phần tham dự:
– Các nhà nghiên cứu về tế bào gốc
– Các chuyên gia, giảng viên, học viên, sinh viên và các đối tượng quan tâm khác
Nội dung: Giới thiệu về liệu pháp TBG trong điều trị bệnh. Trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, bác sĩ và bệnh nhân, những người quan tâm về các phương pháp và kết quả điều trị bằng tế bào gốc
Thời gian: Từ 13h30 đến 17h ngày 24/12/2014
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Thành phần tham dự:
– Bác sĩ đã tham gia điều trị, dự định sẽ tham gia điều trị bằng liệu pháp TBG
– Bệnh nhân đã tham gia điều trị, dự định sẽ tham gia điều trị bằng liệu pháp TBG
– Các chuyên gia, giảng viên, học viên, sinh viên và các đối tượng quan tâm khác
Nội dung: Triển lãm các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng TBG của PTN NCUD TBG, các đề tài đoạt giải cuộc thi Stem Cell Innovation, các thông tin khác liên quan đến TBG
Thời gian: Từ 07h30 đến 17h ngày 24/12/2014
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
III. Ban tổ chức
Ngày Tế bào gốc 2014-Stem Cell Day 2014 được tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm bởi PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP. HCM
Chào các bạn thí sinh,
BTC xin gởi đến các bạn kết quả vòng loại ở file đính kèm
https://drive.google.com/file/d/0Bz2DiDYjy0CWQllaRnp2cFNMQm8/view?usp=sharing
1/ Ở vòng này, chỉ còn lại 20 ý tưởng. Do vậy các bạn phải nỗ lực hơn nữa.
Vòng thi Bán kết sẽ được tổ chức từ 8g00 đến 12g00 ngày thứ bảy 13/12/2014.
2/ Cách tính điểm vòng thi này sẽ thay đổi, tính khả thi và khoa học ở vòng này sẽ chiếm tỉ lệ cao 40%, còn lại là tính mới 50% và phong cách trình bày 10%. So với vòng sàn Tính khá thi và khoa học chỉ chiếm 30%.
Do vậy, các bạn chuẩn bị bài báo cáo cần nhấn mạnh phần phương pháp thực hiện, càng logic và càng khoa học để mang lại được tính khả thi cao nhất có thể.
Thời lượng báo cáo đúng 10 phút (BTC sẽ cắt vừa hết phút thứ 10), thời gian chất vấn 5 phút.
3/ Ban giám khảo sẽ thay đổi về số lượng và học vị: sẽ có 2 giáo sư, 2 tiến sĩ, 3 nghiên cứu sinh sẽ chất vấn các bạn.
4/ Trường hợp các bạn ở xa không tham gia báo cáo thì phải làm clip không quá 5 phút gửi về BTC trước ngày thứ 6. Sáng thứ bảy các bạn sẽ online và skype trực tiếp để BGK chất vấn. Thứ tự báo cáo sẽ được thông báo kèm theo.
5/ Nếu có khó khăn về phương pháp luận, các bạn vui lòng liên hệ qua email các chuyên viên trong phòng Thí nghiệm tế bào gốc, sau đây là link đến các hướng nghiên cứu và thông tin cán bộ.
http://vinastemcelllab.com/vi/
Chúc mừng các bạn đã lọt vào vòng trong và chúc các bạn thi tốt.
Trân trọng