Author: tcnhat

  • Tuyển chọn SV/HVCH/NCS năm học 2015-2016

     

    ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

    TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    PTN NC & ƯD TẾ BÀO GỐC

    Số:04-02/TBG-2015

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2015

     

    THÔNG BÁO

    V/v Tuyển chọn SV/HVCH/NCS năm học 2015-2016

    Thực hiện kế hoạch nghiên cứu và đào tạo của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc năm 2015-2016, Lãnh đạo PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường Đại học KHTN, ĐHQG-HCM tổ chức tuyển chọn SV/HVCH/NCS tham gia vào các đề tài, dự án do PTN chủ trì từ năm 2015 theo kế hoạch như sau:

     

    1.  Đối tượng tuyển chọn

    Các thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Stem cell Innovation 2014”

    Sinh viên (ưu tiên sinh viên năm 3, 4), Học viên cao học, Nghiên cứu sinh thuộc tất cả các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước và ngoài nước thuộc các chuyên ngành:

    +       Sinh  học thực nghiệm – hướng sinh lý động vật

    +       Di truyền học

    +       CNSH Y dược

    +       Hoặc ngành Y, dược và các ngành liên quan khác

     

    2. Điều kiện tuyển chọn

    Các thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Stem cell Innovation 2014”: Tuyển thẳng. (Danh sách đính kèm: Tại đây)

    – Đối với Sinh viên: không nợ quá 3 tín chỉ tính đến thời điểm xét hồ sơ

    – Đối với Học viên cao học: hoàn thành ít nhất 02 học phần lý thuyết

    – Đối với Nghiên cứu sinh: nghiên cứu chưa báo cáo đề cương đầu vào; các nghiên cứu sinh cần trao đổi về đề cương nghiên cứu sinh trước khi phỏng vấn hay thi đầu vào nghiên cứu sinh.

    – Tất cả đối tượng tham gia tuyển dụng phải:

    + Nộp Bộ hồ sơ xét tuyển

    + Phỏng vấn trực tiếp với Lãnh đạo PTN và trưởng các nhóm nghiên cứu liên quan

    –  Đảm bảo thời gian học tập và nghiên cứu tại PTN sau khi khi trúng tuyển:

    +       Đối với SV: tối thiểu 6 tháng

    +       Đối với HVCH: tối thiểu 12 tháng

    +       Đối với NCS: tối thiểu 3 năm

     

    3. Quyền lợi

    – Được tạo điều kiện học tập, tiến hành các nghiên cứu, thực hiện luận án Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ do các Thầy (Cô) của PTN hướng dẫn.

    – Được PTN chi trả chi phí nghiên cứu bao gồm toàn bộ kinh phí hoá chất, vật tư, cơ sở vật chất thiết bị cho tiến hành nghiên cứu.

     

    4. Hồ sơ ứng tuyển

    PTN chỉ nhận hồ sơ trực tuyến, do đó TẤT CẢ CÁC ỨNG VIÊN PHẢI ĐĂNG KÍ NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN ở mục “Hồ sơ ứng tuyển” tại website của PTN: www.vinastemcelllab.com, sau khi đăng nhập, ứng viên tạo tài khoản, điền đầy đủ thông tin lý lịch khoa học và đăng kí ứng tuyển.

     

    Hồ sơ ứng tuyển gồm có:

    –   Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu trong PTN (Upload lên hệ thống)

    –  Bảng điểm đối với sinh viên; bản sao Bằng tốt nghiệp cử nhân đối với học viên cao học, và bản sao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ đối với NCS. (Scan và upload lên hệ thống)

    –  Ý tưởng nghiên cứu khoa học (trình bày trên giấy A4, tối đa 05 trang, Time New Roman, Cỡ chữ 12, khoảng cách 1,5) theo hướng nghiên cứu mà ứng viên chọn trong Mục 6. (Upload lên hệ thống).

    Tải file hướng dẫn ứng tuyển trực tuyến: Tại đây

    5. Thời gian xét tuyển

    – Nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 06/04/2015 đến 16h00 ngày 01/06/2015

    – Phỏng vấn trực tiếp: ngày 15/07/2015 (dự kiến)

    – Thông báo kết quả: ngày 30/07/2015 (dự kiến)

    – Tham gia vào phòng thí nghiệm: ngày 01/09/2015 (dự kiến)

     

    6. Số lượng ứng viên tuyển chọn

    – Nghiên cứu sinh: 02

    – Học viên cao học: 10

    – Sinh viên năm 4: 10

    – Sinh viên năm 3:  05

    7. Các hướng nghiên cứu

    – Nghiên cứu tái thiết lập chương trình tế bào.

    – Ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư.

    – Nghiên cứu điều trị bệnh đái tháo đường bằng ghép tế bào gốc.

    – Nghiên cứu điều trị thực nghiệm bệnh hoại tử xương và xương thuỷ tinh bằng ghép tế bào gốc.

    – Công nghệ in 3D trong tạo khí quản.

    – Nghiên cứu điều trị viêm gan/xơ gan bằng ghép tế bào gốc.

    – Nghiên cứu điều trị bệnh Parkinson bằng ghép tế bào gốc.

    – Hỗ trợ sinh sản: IVF, ICSI

    – Sàng lọc các hợp chất thiên nhiên trên mô hình tế bào gốc và tế bào gốc ung thư.

     

    8. Quy trình tuyển chọn

    –  Sơ tuyển: tuyển chọn qua hồ sơ: sau khi nhận hồ sơ Lãnh đạo PTN sẽ chọn những ứng viên đủ điều kiện tuyển chọn

    – Phỏng vấn: chỉ những ứng viên trúng tuyển trong đợt sơ tuyển được mời đến phỏng vấn (mời qua email và điện thoại)

    – Thông báo trúng tuyển và tham gia vào PTN: ứng viên được thông báo trúng tuyển bằng điện thoại và tham gia vào PTN theo lịch xét tuyển.

    9. Liên hệ

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Cô Huỳnh Thúy Oanh (htoanh@hcmus.edu.vn) và Cô Nguyễn Thị Mỹ Phước (ntmphuoc@hcmus.edu.vn), tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu & Ứng dụng Tế bào gốc, tòa nhà B2-3, Trường ĐH KHTN-ĐHQG TP.HCM, cơ sở Linh Trung, Thủ Đức.

     

     

    TM. PTN NC&UD TBG

    Phó trưởng phòng

    (Đã ký)

    Phạm Văn Phúc

     

  • ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI PHÔI NGƯỜI LÀM CHIA RẼ CÁC NHÀ KHOA HỌC

    ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI PHÔI NGƯỜI LÀM CHIA RẼ CÁC NHÀ KHOA HỌC

    Các nhà nghiên cứu đang bất đồng quan điểm trong việc biến đổi phôi người thông qua con đường di truyền học.

     

    02

    Hình. CRISPR/Cas9 tạo ra những biến đổi chính xác trên gen mục tiêu.

     

    Những nhà khoa học thống nhất rằng cần phải ngăn chặn những nhà nghiên cứu sử dụng những kĩ thuật biến đổi gen mạnh mẽ trên phôi người, nhưng họ đang chia rẽ vì lý do gì?

    Vài người nói rằng nếu nỗi sợ hãi về tính an toàn có thể dịu đi, ví dụ như những ứng dụng có một tương lai tươi sáng hơn và có thể giúp tiêu diệt những căn bệnh nguy hại. Những người khác lại cho rằng việc sửa đổi DNA của phôi, đồng nghĩa với việc những thay đổi đó có thể di truyền đến thế hệ sau, một con đường luân thường đạo lý không nên được thông qua.

    Mối lo ngại này xuất phát từ một bài báo được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 12 tháng 3 năm 2015 và một bài báo khác được mong chờ xuất hiện trên tạp chí Science, giữa những nghi ngờ rằng các nhà khoa học đã biến đổi hoàn toàn những gen của phôi người.

    Những kĩ thuật biến đổi gen sử dụng những enzyme nuclease để cắt DNA tại những điểm chuyên biệt và sau đó loại bỏ hoặc sửa lại những thông tin di truyền tại vị trí đó. Gần đây nhất, sự phấn khích tập trung vào một kĩ thuật gọi là CRISPR/Cas9, một phương pháp rất dễ sử dụng. Hiện nay, những kĩ thuật chỉ được ứng dụng trên những tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào không có khả năng sinh sản: ví dụ, công ty Sangamo BioSciences of Richmond, California đã sử dụng enzyme nuclease zinc finger (ngón tay kẽm), một công nghệ biến đổi gen cũ hơn, để loại bỏ một gen từ những tế bào bạch cầu mã hóa cho thụ thể mà virus HIV gắn vào để xâm nhập tế bào.

    Nhưng mối lo ngại tập trung vào việc sử dụng biến đổi gen để sửa đổi bộ gen của trứng và những trứng đã được thụ tinh – một quá trình được gọi là biến đổi tế bào dòng mầm.

    Edward Lanphier, chủ tịch của Sangamo và chủ tịch Hội đồng của Hội liên hiệp Y học tái tạo ở Washington DC, cùng với những đồng nghiệp ở hai tổ chức này đã viết một bài báo phản hồi trên tạp chí Nature kêu gọi các nhà khoa học ngưng việc biến đổi phôi người, thậm chí là trong nghiên cứu. Tác giả cảnh báo rằng những công việc như vậy có thể bị khai thác cho “những sửa đổi không mang tính chữa trị” – như để thay đổi màu mắt trẻ chẳng hạn – và gây ra một sự phản đối của công chúng về một “vi phạm đạo đức” có thể gây trở ngại cho việc sử dụng biến đổi gen trên tế bào sinh dưỡng

    Họ cũng có những phản đối đơn giản hơn. Lanphier nói “Chúng ta là con người, không phải là con chuột biến đổi gen”. “Chúng tôi tin rằng đó là một vấn đề đạo đức cơ bản xuyên biên giới đối với việc sửa đổi tế bào dòng mầm người”.

    George Church, một nhà di truyền học tại Đại học Y Harvard ở Boston, Massachusetts, đồng ý rằng cần phải có một lệnh tạm ngưng hoạt động biến đổi phôi, nhưng chỉ “cho đến khi vấn đề an toàn được làm sáng tỏ và sự đồng thuận chung chấp thuận nó”. Church, cùng với một nhóm các nhà khoa học đã gặp ở Napa, California, vào tháng giêng năm 2015 để thảo luận các vấn đề đạo đức và tiềm năng của những tiến trình nay, một phần trong công bố trên tạp chí Science mô tả chi tiết hơn về những lo ngại của họ.

    Một mối lo ngại rằng những enzyme nuclease có thể gây ra những đột biến tại các vị trí khác với vị trí mục tiêu và có khả năng gây bệnh. Church nói rằng những biến đổi gen ở động vật có khả năng tiết lộ cách thức làm thế nào để hiểu và tránh các biến chứng này. Trong một thử nghiệm ứng dụng, nhóm của ông đã biến đổi các gen liên quan đến hệ miễn dịch ở phôi heo để “nhân hóa” chúng hướng đến việc cho phép những cơ quan của heo có thể ghép cho người.

    Những chỉ định khác về tính an toàn sẽ đến từ những thử nghiệm trên tế bào sinh dưỡng. Sangamo đã chứng minh tính an toàn của những tế bào bạch cầu biến đổi trong một thử nghiệm lâm sàng của người với virus HIV.

    Church thấy căn bản không có vấn đề gì với việc biến đổi tế bào dòng mầm – ông lưu ý rằng ngay cả những liệu pháp trên tế bào sinh dưỡng vẫn là một dạng sửa đổi nhân tạo. Ông so sánh việc biến đổi gen trong phôi với việc thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm (IVF), mọi người vẫn phản đối cho đến khi nó đã được chứng minh là an toàn.

    Craig Mello, tại Đại học Massachusetts ở Worcester, một nhà di truyền học đã đạt giải Nobel, nói rằng “trong một tương lai xa, tôi có thể tưởng tượng rằng các tế bào dòng mầm đã biến đổi sẽ bảo vệ con người chống lại ung thư, đái tháo đường và các vấn đề liên quan đến tuổi tác khác. Trong thời gian gần hơn, đó có thể là một lý do chính đáng để thí nghiệm với phôi thai bị loại bỏ hoặc những tế bào gốc phôi vì mục đích nghiên cứu”.

    Nhưng Lanphier nói rằng hầu hết mọi trường hợp mà cha mẹ mang những gen gây bệnh, không phải tất cả những phôi của cặp đôi đó đều mang gen lỗi. Những kĩ thuật hiện hành có thể được sử dụng để sàng lọc di truyền và chọn ra những phôi thai khỏe mạnh trước khi cấy vào tử cung, phủ nhận sự cần thiết phải sửa chữa tế bào dòng mầm. Ông nói “hầu như luôn luôn có lựa chọn thay thế”

    Tuy nhiên, Church cho rằng đối với số ngày càng tăng của các trường hợp trong đó vài gen có liên quan đến một căn bệnh, hầu hết phôi cần phải được loại bỏ. Việc biến đổi sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ có được một phôi thai khỏe mạnh .

    Dana Carroll, một nhà di truyền học tại Đại học Utah ở Salt Lake City, người đã có mặt tại cuộc họp Napa, nói rằng Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ nên triệu tập một hội nghị bao gồm các chuyên gia y tế và những người quan tâm đến các khía cạnh tích cực và tiêu cực của tế bào dòng mầm biến đổi.

    Carroll cũng trích dẫn tầm quan trọng của việc giáo dục các thế hệ bác sĩ tiếp theo về việc biến đổi gen. “Hiện nay, họ cần được học tập những gì công nghệ có thể làm và những gì xã hội, cũng như lâm sàng, đang lo ngại.”

     

    Kiều Oanh dịch

    Theo Nature

    ngtkoanh@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://www.nature.com/news/ethics-of-embryo-editing-divides-scientists-1.17131

  • SỰ NHẢY VỌT CỦA CÔNG NGHỆ CRISPR TỪ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀO DOANH NGHIỆP

    SỰ NHẢY VỌT CỦA CÔNG NGHỆ CRISPR TỪ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀO DOANH NGHIỆP

    Các nhà khoa học đã khai trương công ty để phát triển liệu pháp tiềm năng của các enzyme phân cắt gen.

    01

    Hình: Feng Zhang, một trong những người sáng lập của Editas Medicine, hướng tới sử dụng kĩ thuật biến đổi gen CRISPR để điều trị bệnh.

    Một ngày nào, thay vì uống những viên thuốc được kê đơn để điều trị bệnh tật, các bệnh nhân có thể lựa chọn cách “giải phẫu” gen – bằng cách sử dụng một kĩ thuật biến đổi gen mới để cắt bỏ những đột biến có hại và thay bằng những DNA không đột biến.

    Hệ thống này được gọi là CRISPR (Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats – Cụm đều đặn tạo khoảng trống ở giữa các đoạn ngắn lặp lại đối xứng), đã bùng nổ trong những năm gần đây. Các kĩ sư di truyền, các nhà thần kinh học và thậm chí là các nhà thực vật học xem nó như là một công cụ nghiên cứu cho hiệu quả và độ chính xác cao hơn. Hiện nay, hệ thống biến đổi gen đã tách ra một công ty công nghệ sinh học và đã thu hút được sự quan tâm chú ý từ nhiều nhà đầu tư.

    Editas Medicine, đặt trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, thông báo khánh thành vào ngày 25 tháng 11 năm 2013 với vốn đầu tư mạo hiểm ban đầu là 43 triệu đô (USD). Công ty được sáng lập bởi 5 nhà nghiên cứu hàng đầu về CRISPR, hướng tới phát triển liệu pháp trực tiếp sửa đổi các gen liên quan đến bệnh.

    Chủ tịch lâm thời Kevin Bitterman, một nhà đầu tư mạo hiểm tại Polaris Partners ở Waltham, Massachusetts, một trong những người ủng hộ Editas nói, “Đây là nền tảng có thể gây tác động sâu sắc trên hàng loạt các rối loạn di truyền”

    Vết cắt đẹp nhất

    CRISPR được phát hiện dựa trên chiến lược mà vi khuẩn sử dụng để phát hiện và cắt nhỏ DNA ngoại lai. Enzyme cắt DNA Cas9 tìm thấy mục tiêu của nó với sự trợ giúp của một trình tự RNA chỉ dẫn, mà hiện nay các nhà nghiên cứu có thể thiết kế tập trung vào nơi tiềm năng của bất kỳ gen mong muốn nào.

    Feng Zhang, một nhà thần kinh học của Viện nghiên cứu não bộ McGovern thuộc Viện Công nghệ Massachusetts tại Cambridge, Massachusetts, một trong những người sáng lập Editas, đã nói “Editas không tiết lộ mục tiêu dự định, nhưng công nghệ này có thể được xem xét để thử nghiệm đầu tiên trên các bệnh gây ra bởi duy nhất một bản sao gen bị lỗi.” Đơn giản là chỉ cần vô hiệu hóa bản sao gây bệnh để dọn đường cho một bản sao tốt hơn thay vào vị trí đó. Điều kiện chữa trị liên quan đến hai bản sao gen mất chức năng sẽ cần đến sự sửa chữa gen bằng cách cắt nối các DNA khỏe mạnh – một kỳ công mà theo Zhang sẽ cần phải làm nhiều việc và nhiều kĩ thuật hơn.

    Cuộc cạnh tranh của CRISPR

    Hướng tiếp cận liệu pháp gen thông thường sử dụng virus để chuyển DNA – một phương pháp tương đối chính xác có thể đưa vào những gen có ích, nhưng không thể thay đổi những trình tự bị lỗi.

    Biến đổi gen mục tiêu, một loại mà Editas đang hướng tới, đã bị chi phối bởi một công ty: Sangamo BioSciences of Richmond, California. Sangamo sử dụng một hệ thống khác, dựa trên enzyme nuclease zinc-finger (liệu pháp ngón tay kẽm), để cắt và vô hiệu hóa các gen mong muốn. Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng CRISPR dễ sử dụng và phổ biến hơn enzyme nuclease zinc finger, nhưng Sangamo có một sự khởi đầu mạnh mẽ hơn Editas. Những thử nghiệm lâm sàng của công ty này đã cho thấy kết quả khả quan bằng cách sử dụng enzyme nuclease zinc-finger để phá vỡ gen mã hóa cho một protein bề mặt tế bào mà virus HIV sử dụng để xâm nhập vào tế bào miễn dịch.

    Philip Gregory, giám đốc khoa học của Sangamo, nói “CRISPR đã xuất hiện trong thế giới học thuật như một cơn bão và nó là một công nghệ mới rất hấp dẫn”. Nhưng ông cũng nói thêm, vẫn đang có vài nút thắt cần được giải quyết, gồm các nghiên cứu đã đề nghị rằng Cas9 có thể tạo ra những vết cắt tại các vị trí trong không phải là mục tiêu trong bộ gen. Zhang nói rằng nhóm của anh và những người khác vẫn đang làm việc để làm tăng tính chuyên biệt của enzyme và đã thu nhận được vài kết quả.

    Thật vậy, cả hai công ty hy vọng có được sự chấp thuận của Ủy ban Thực phẩm và Thuốc của Hoa Kỳ (FDA). Nicholas Bishop, một nhà phân tích công nghệ sinh học tại Cowen and Company ở NewYork nói “FDA sẽ không bao giờ chấp nhận một sản phẩm của liệu pháp gen”.

     

    Kiều Oanh dịch

    Theo Nature

    ngtkoanh@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://www.nature.com/news/crispr-technology-leaps-from-lab-to-industry-1.14299

  • CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN MÔ RUỘT CÓ CHỨC NĂNG  TỪ TẾ BÀO GỐC NGƯỜI

    CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN MÔ RUỘT CÓ CHỨC NĂNG TỪ TẾ BÀO GỐC NGƯỜI

    Tờ Science Daily ngày 8 tháng 1 năm 2015 đã đưa tin “ Công nghệ phát triển mô ruột sử dụng tế bào người có chức năng”. Công trình này được nghiên cứu bởi nhóm tác giả đứng đầu là Tiến sĩ Tracy C. Grikscheit, Viện Nghiên cứu Saban của Bệnh viện Nhi đồng Los Angeles. Với công nghệ mô phát triển ruột non từ tế bào gốc người mang các đặc điểm có chức năng giống mô ruột người, dự án nghiên cứu đã tiến một bước gần hơn trong việc giúp đỡ các bệnh nhân bằng công nghệ y học tái tạo này.

     

    p1

    Tiến sĩ Tracy C. Grikscheit – Viện nghiên cứu Saban thuộc Bệnh viện Nhi đồng Los Angeles

    Ruột non được phát triển từ công nghệ mô mang các đặc điểm quan trọng của màng nhầy lớp niêm mạc và các cấu trúc hỗ trợ chức năng bao gồm khả năng hấp thụ đường, các thành phần có cấu trúc từ nhỏ đến siêu nhỏ như các kết nối giữa các tế bào.

    Công nghệ hình thành và phát triển ruột non xuất phát từ tế bào gốc tồn tại trong ruột và mang nhiều hứa hẹn trong điều trị hội chứng ruột ngắn (Short Bowel Syndrome -SBS). Hội chứng này là nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động bất thường của đường ruột, đặc biệt ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh bị dị tật đường ruột bẩm sinh. Ruột non phát triển từ công nghệ này có thể cung cấp một liệu pháp điều trị thay thế cho kỹ thuật điều trị hiện tại, đó là cấy ghép ruột, và có tiềm năng giải quyết các thách thức đang đặt ra của cấy ghép ruột bao gồm: thiếu hụt tạng hiến tặng và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch kéo dài nhằm duy trì tạng ghép.

    Tiến sĩ Grikscheit thực hiện nghiên cứu này nhằm hướng đến giúp đỡ các bệnh nhân trẻ tuổi có tình trạng bệnh nặng nhất, bao gồm trẻ em sinh non và phát triển bệnh theo hướng trầm trọng được gọi là Viêm ruột hoại tử (Necrotizing Enterocolitis – NEC). Tình trạng Viêm ruột hoại tử đe dọa cuộc sống của bệnh nhân bởi vì ruột non bị cắt bỏ một đoạn lớn phần ruột bị hủy hoại. Sau khi bị cắt bỏ một phần ruột, em bé không đủ chiều dài ruột nên phụ thuộc vào việc cho ăn qua tĩnh mạch. Phương pháp cho ăn này rất tốn kém và có thể gây hủy hoại gan. NEC và các nguyên nhân khác gây thất bại chức năng ruột xảy ra với tỉ lệ 24./100.000 trẻ em đang sống, và tỉ lệ các trường hợp SBS ngày càng tăng. Gần 1/3 trẻ em chết trong độ tuổi 5 tuổi.

    Trước đó, vào tháng 7 năm 2011, nhóm nghiên cứu của bệnh viện Nhi đồng Los Angeles đã đăng lên tạp chí Tissue Engineering kết quả sử dụng ruột non từ công nghệ mô trên mô hình chuột. Kết quả này chỉ xác định được các thành phần cơ bản của ruột. Nhưng để phù hợp cho ứng dụng lâm sàng, nghiên cứu này cần phải kiếm tra thêm chức năng của các thành phần như khả năng hình thành màng bảo vệ mà vẫn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng hay đảm bảo cơ chế trao đổi điện thế chuyên biệt. Nghiên cứu mới chỉ ra ruột non từ công nghệ mô ở chuột có nét tương đồng cao với ruột non từ công nghệ mô ở người và cả hai đều chứa tế bào gốc và tế bào tiền thân. Chính các tế bào này sẽ góp phần tái tạo lại ruột giống phương pháp ghép ruột. Các tế bào gốc và tế bào tiền thân nằm ở một vị trí chuyên biệt trong mô kỹ nghệ và nằm gần với các tế bào đã có chức năng chuyên biệt.

    p2

    Hình 2: Khoa nhi đã tạo ra mô ruột (một phần tá tràng của ruột non) từ công nghệ mô, mô phỏng các chức năng cơ bản của ruột người. Các thí nghiệm đã chứng minh mô ruột này có khả năng phân giải đường thành glucose

    Các kết quả nghiên cứu trên đã mở ra hy vọng rất lớn cho các bệnh nhi bị tình trạng ruột ngắn bằng công nghệ mô sử dụng tế bào gốc.

    Nguyễn Thị Mỹ Phước dịch

    Theo Science Daily

    ntmphuoc@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://www.sciencedaily.com/releases/2015/01/150108141309.htm

  • TRUNG KHU THẦN KINH CHO VIỆC NÓI NHƯNG KHÔNG THẬT SỰ “NÓI”

    TRUNG KHU THẦN KINH CHO VIỆC NÓI NHƯNG KHÔNG THẬT SỰ “NÓI”

    Sau khi được phát hiện lần đầu tiên cách đây hơn 150 năm, vùng Broca vẫn được tin là trung khu thần kinh chịu trách nhiệm cho hành động nói của con người bao gồm cả việc phát âm. Nhưng những phát hiện gần đây của các nhà khoa học Đại học Berkeley California và Đại học John Hopkins, Maryland đang thách thức quan niệm lâu đời này.

    Vào những năm 1860, nhà vật lý học người Pháp Pierre Paul Broca phát hiện ra vùng trước não là trung khu cho việc nói, phát âm; ngày nay được gọi là vùng Broca. Đây là một trong những vùng não đã được nghiên cứu kỹ về chức năng ngôn ngữ. Những người bị rối loạn ngôn ngữ vùng Broca do chấn thương vùng não trước có khuynh hướng nói những câu ngắn, mệnh đề đơn và bỏ các liên từ.

    Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các khảo nghiệm trên 7 bệnh nhân bị chứng động kinh với các điện cực ghi nhận xung điện trên võ não để xác định được các vùng não được kích hoạt để tiếp nhận, xử lý và đáp ứng với các kích thích là ngôn từ. Các bệnh nhân được cho nghe các từ vựng và yêu cầu lặp lại các từ nghe được. Kết quả theo dõi tín hiệu điện cho thấy từ vùng vỏ não thính giác tín hiệu âm thanh là các từ được xử lý, chuyển ngang qua vùng Broca’s để chuẩn bị cho từ lặp lại và cuối cùng, phần vỏ não vận động tạo ra tín hiệu giúp bệnh nhân phát âm từ đó.

    Tiến sĩ Adeen Flinker, tại Đại học Berkeley, tác giả của công trình cho biết “Kết quả này cho thấy vùng Broca’s không phải là trung tâm tạo ra lời nói mà một vùng trung gian có chức năng tổng hợp và phối hợp thông tin ngôn ngữ để chuyển sang vùng não khác thực hiện chức năng nói. Vùng Broca’s hoàn toàn “im lặng” khi chúng ta nói, nhưng nó vẫn hoạt động trong suốt cuộc hội thoại với vai trò là chuẩn bị ngôn từ và hoàn thiện câu.”

    Nghiên cứu này có tiềm năng ứng dụng trong việc chẩn đoán và điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ, động kinh và tổn thương não.

    d

    Hình. Sự phân bố các vùng kích thích và các điểm hoạt động của não. (A) Sự phân bố về không gian của các vùng được kích thích, màu xanh là các điểm hoạt động trước khi phát âm, màu đỏ là các điểm hoạt động trong khi và sau khi phát âm. (B) Đồ thị phân bố các điểm hoạt động của não theo vùng chức năng, xanh da trời vùng STG (rãnh trên thái dương), xanh lá – vùng Broca’s, cam – vỏ não vận động.

    Lê Minh Dũng

    Theo neuroscientistnews.com

    lmdung@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://newscenter.berkeley.edu/2015/02/16/brocas-area/

  • Direct reprogramming of somatic cells: an update

    Direct reprogramming of somatic cells: an update

    Phuc Van Pham

    Abstract

    Direct epigenetic reprogramming is a technique that converts a differentiated adult cell into another differentiated cell—such fibroblasts to cardiomyocytes—without passage through an undifferentiated pluripotent stage. This novel technology is opening doors in biological research and regenerative medicine. Some preliminary studies about direct reprogramming started in the 1980s when differentiated adult cells could be converted into other differentiated cells by overexpressing transcription-factor genes. These studies also showed that differentiated cells have plasticity. Direct reprogramming can be a powerful tool in biological research and regenerative medicine, especially the new frontier of personalized medicine. This review aims to summarize all direct reprogramming studies of somatic cells by master control genes as well as potential applications of these techniques in research and treatment of selected human diseases.

    Keywords

    Direct reprogramming, Trans-differentiation; Induced pluripotent stem cells; Stem cell technology; Gene over-expression

    Full Text:

    PDF

  • SEMINAR: SỰ KÌ DIỆU CỦA TẾ BÀO GỐC- The Many Wonders of Stem Cell Treatments

    SEMINAR: SỰ KÌ DIỆU CỦA TẾ BÀO GỐC- The Many Wonders of Stem Cell Treatments

    You are cordially invited to a special seminar by Mr. Eric Drew, an internally renown advocator and speaker on stem cell therapies and policy making. He was among the first cancer patients treated by stem cells in the U.S.

    Title: “The Many Wonders of Stem Cell Treatments”
    ERIC DREW
    Director, Eric Drew Foundation
    Los Gatos, California 95031
    Host: Lect. Ngoc K. Phan, Director, Laboratory of Stem Cell Research and Application
    Moderators: Dr. Thai D. Nguyen & Dr. Phuc V. Pham
    Time: 14h00-15h00, Friday,13/03/2015
    Place: Room E104, University of Science, Linh Trung campus Thu Duc dist, HCM city
    Contact: Tel: +84908127890, +84862772910

    FREE ADMISSION

    SPECIAL_SEMINAR

  • SPECIAL SEMINAR “The Many Wonders of Stem Cell Treatments”

    SPECIAL SEMINAR “The Many Wonders of Stem Cell Treatments”

    You are cordially invited to a special seminar by Mr. Eric Drew, an internally renown advocator and speaker on stem cell therapies and policy making. He was among the first cancer patients treated by stem cells in the U.S.

    Title: “The Many Wonders of Stem Cell Treatments”
    ERIC DREW
    Director, Eric Drew Foundation
    Los Gatos, California 95031
    Host: Lect. Ngoc K. Phan, Director, Laboratory of Stem Cell Research and Application
    Moderators: Dr. Thai D. Nguyen & Dr. Phuc V. Pham
    Time: 14h00-15h00, Friday,13/03/2015
    Place: Room E104, University of Science, Linh Trung campus, Thu Duc dist, HCM city
    Contact: Tel: +84908127890, +84862772910

    FREE ADMISSION

  • Optimization of culture medium for the isolation and propagation of human breast cancer cells from p

    Biomed Res Ther. 2015; 2(2): 207-219

    Optimization of culture medium for the isolation and propagation of human breast cancer cells from primary tumour biopsies

    Binh Thanh Vu, Hanh Thi Le, Nhan Lu-Chinh Phan, Phuc Van Pham

    Abstract

    Breast cancer cells from patients hold an important role in antigen production for immunotherapy, drug testing, and cancer stem cell studies. To date, although many studies have been conducted to develop protocols for the isolation and culture of breast cancer cells from tumour biopsies, the efficiencies of these protocols remain low. This study aimed to identify a suitable medium for the isolation and propagation of primary breast cancer cells from breast tumour biopsies. Breast tumour biopsies were obtained from hospitals after all patients had given their written informed consent and were cultured according to the expanding tumour method in 3 different media: DMEM/F12 (Dulbecco’s Modified Eagle Medium: Nutrient Mixture F-12) supplemented with 10% FBS (Fetal bovine serum) and 1% antibiotic-antimycotic (Medium D); Medium 171 supplemented with 1X MEGS (Mammary Epithelial Growth Supplement) and 1% antibiotic-antimycotic (Medium M); or a 1:1 mixture of Medium D and Medium M (Medium DB). The cell culture efficiency was evaluated by several criteria, including the time of cell appearance, cell morphology, capability of proliferation, cell surface marker expression, ALDH (Aldehyde dehydrogenases) activity, karyotype, and tumour formation capacity in immune-deficient mice. Notably, primary cancer cells cultured in Medium DB showed a high expression of breast cancer stem cell surface markers (including CD44+CD24- and CD49f+), low expression of stromal cell surface markers (CD90), high ALDH activity, an abnormal karyotype, and high tumour formation capacity in immune-deficient mice. These findings suggested that Medium DB was suitable to support the survival and proliferation of primary breast cancer cells as well as to enrich breast cancer stem cells.

    Keywords

    Breast cancer; breast cancer stem cell; culture medium; primary cancer cell; tumor biopsy
    Optimization of culture medium for the isolation and propagation of human breast cancer cells from primary tumour biopsies
    Binh Thanh Vu, Hanh Thi Le, Nhan Lu-Chinh Phan, Phuc Van Pham
    Biomed Res Ther. 2015; 2(2): 207-219

    Full Text:

    PDF

  • New Year Message from Editor

    New Year Message from Editor

    Phuc Van Pham

    Abstract

    The Roman calendar identified January as the month in which looking back and looking forward were both appropriate. Biomedical Research and Therapy (BMRAT) now has one-year history of publication, following a one-year period of preparation, and the first volume has been wrapped up. The vital signs of the journal were positive from the beginning and are becoming stronger all the time.

    Full Text:

    PDF