Author: tcnhat

  • Stemcellgate – Cơ sở dữ liệu về tế bào gốc đầu tiên trên thế giới do PTN Tế bào gốc sáng lập

    Sự bùng nổ của Khoa học Tế bào gốc từ năm 2006 đến nay đã biến tế bào gốc trở thành trung tâm của khoa học sinh học và kể cả khoa học y sinh. Theo thống kê chưa đầy đủ có đến gần 50 Tạp chí về tế bào gốc đã ra đời, trong đó có những Tạp chí về tế bào gốc có uy tín rất lớn trong cộng đồng khoa học, phải kể như Cell Stem Cell có Impact factor đến 23,563; hàng nghìn đầu sách tế bào gốc; hơn 10.000 nghiên cứu lâm sàng tế bào gốc đã triển khai  trên khắp các quốc gia.

    Bên cạnh những nguồn thông tin đúng, chính xác thì nhiều thông tin, kết quả chưa chính xác, đặc biệt một số tạp chí không có sự phản biện KH tốt. Sự ra đời của Stemcellgate là nhằm tạo ra một Cơ sở dữ liệu về tế bào gốc không chỉ của Việt Nam mà của toàn cầu, với các kết quả nghiên cứu tế bào gốc được chọn lọc theo tiêu chuẩn của Scopus và Web of Science.

    Những người sáng lập cơ sở dữ liệu này hy vọng rằng Stemcellgate là nguồn thông tin đáng tin cậy cho những người nghiên cứu tế bào gốc nói riêng và y sinh học nói chung.

    Bên cạnh đó, Stemcellgate sẽ cung cấp các công trình nghiên cứu về tế bào gốc được đăng tải bằng tiếng Việt (tóm tắt) bằng tiếng Anh cho cộng đồng KH quốc tế. Chúng tôi hi vọng rằng Stemcellgate sẽ là kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu cho các nhà KH trong nước và nước ngoài tìm hiểu về tế bào gốc của Việt Nam.

    Giới thiệu vắn tắt về Stemcellgate

    1. Hình thức: cơ sở dữ liệu dạng mở theo hình thức kết hợp như Pubmed, Pubmed Central, Embase
    2. Đọc giả có thể tìm kiếm, citation và download các bài báo dạng fulltext (nếu bài báo đó đăng ở dạng Open Access) hay abtract (nếu bài báo đăng theo dạng truyền thống)
    3. Mỗi Tạp chí sẽ có 1 cổng thông tin riêng, số lược download, trích dẫn của từng bài, của tạp chí được phân tích sẽ cho thấy sơ bộ chỉ số uy tín của tạp chí, làm tiền đề đánh giá số tạp chí và bài báo
    4. Người sáng lập Stemcellgate: TS. Phạm Văn Phúc
    5. Năm hoàn thiện xong phần mềm: Tháng 4.2016; cơ sở dữ liệu sẽ cập nhật liên tục.

    21.4

    Website chính thức của Stemcellgate tại: www.stemcellgate.com

    Lộ trình hoàn thiện Stemcellgate

              Từ tháng 12.2015 đến tháng 4.2016: Hoàn thiện cài đặt, giao diện

              Từ tháng 5.2016-9.2016: cập nhật toàn bộ các công trình công bố về tế bào gốc của PTN Tế bào gốc, và của Việt Nam

              Từ tháng 9.2016-12.2016: xây dựng cổng tiếp nối tự động chuyển bài báo từ các tạp chí tế bào gốc đạt tiêu chuẩn vào Stemcellgate

              Từ 1.2017 bắt đầu khai thác cơ sỡ dữ liệu và tiếp tục nhận các tạp chí upload bài lên cơ sở dữ liệu

  • CƠ CHẾ MỚI TRONG TỔNG HỢP CÁC HỢP CHẤT KHÁNG UNG THƯ CỦA CÂY HOÀNG CẦM

    Giáo sư Carthie Martin vừa công bố một nghiên cứu mới của bà và cộng sự liên quan đến cách thức tổng hợp các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư của cây Hoàng cầm, một loại thảo dược Trung Hoa.

    20.4.1

    Hình 1: Cây Hoàng cầm- một loại thảo dược được dùng trong y học Trung Hoa hàng nghìn năm nay.

    Cây hoàng cầm có tên khoa học là Scutellaria baicalensis, được biết đến như một loại thảo dược có tác dụng hạ sốt cũng như chữa các bệnh về gan và phổi. Những nghiên cứu gần đây trên tế bào đã cho thấy các hợp chất flavon có trong rễ loại cây này không chỉ có tác động kháng khuẩn và chống oxy hóa mà còn có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không làm ảnh hưởng đến các tế bào thường. Thử nghiệm trên mô hình động vật cũng cho thấy các flavon này giúp ức chế sự tăng trưởng khối u, mở ra hy vọng mới cho điều trị ung thư.

    Đến nay cơ chế tổng hợp của nhiều loại flavon được biết đến tương đối rõ, tuy nhiên quá trình này của một số flavon khác có trong rễ của cây hoàng cầm như wogonin hay baicalin vẫn là một dấu chấm hỏi lớn cho các nhà khoa học do cấu trúc đặc biệt của các phân tử này: thiếu một nhóm OH trong cấu trúc phân tử.

    Giáo sư Cathie Martin, tác giả chính của công bố cho biết: “Nhiều flavon được tổng hợp dựa trên chất nền là naringenin. Tuy nhiên hợp chất này có chứa nhóm OH trong cấu trúc phân tử và không có enzyme nào có khả năng loại nhóm OH để tạo ra các flavon đặc biệt được tìm thấy trong rễ cây hoàng cầm.”

    Carthie và cộng sự của bà đã Làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc để tìm ra con đường mà cây hoàng cầm đã dùng để tạo ra các loại flavon đặc biệt này. Qua nhiều thí nghiệm, họ đã làm sáng tỏ cơ chế liên quan đến việc sử dụng nhiều loại enzyme giúp chuyển đổi một loại chất nền khác là chrysin thành các flavon này.

    Việc tìm ra con đường tổng hợp mới này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các flavon đặc biệt này với số lượng lớn để sử dụng trong các nghiên cứu sau nhằm chứng minh dược tính của các flavon này cũng như phát triển thành thuốc chữa ung thư nếu như chúng thực sự có hiệu quả.

    Lam Huyên dịch

    Theo Sciencedaily

    Email: ntlhuyen@hcmus.edu.vn

    Nguồn: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/04/160408163722.htm

  • LẦN ĐẦU TIÊN MÔ TIM CÓ CHỨC NĂNG ĐƯỢC TẠO RA TỪ TẾ BÀO GỐC

    Thành công này có thể loại bỏ một trong những rủi ro lớn nhất trong cấy ghép cơ quan

    Cấy ghép cơ quan đã cứu sống hàng ngàn người mỗi năm, nhưng một trong những rào cản lớn nhất sau cấy ghép là việc cơ thể bệnh nhân có dung nạp bộ phận mới trong cơ thể hay không. Thông thường, phải dựa vào thuốc để kéo dài quá trình dung nạp, nhưng trong một vài trường hợp cấy ghép cơ quan thất bại khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đào thải cơ quan lạ.

    Bây giờ các nhà khoa học của Massachusetts General Hospital Center for Regenerative Medicine đã một giải pháp mới để giải quyết vấn đề này, nó giúp chúng ta tiến gần tới công nghệ tạo ra trái tim người trong phòng thí nghiệm.

    Trong đó, vẫn sử dụng cơ quan người cho nhưng cơ quan này đã được dung hợp các tế bào người nhận khi cấy ghép.

    Khử tế bào là quá trình sử dụng kỹ thuật y sinh để phân tách chất nền ngoại bào (ECM) của mô – nghĩa là thu nhận các phân tử cung cấp cấu trúc và điều kiện sinh hóa từ những tế bào sống xung quanh. Quá trình khử tế bào được thiết lập bởi MCGowwan Institute for Regenerative Medicine để tạo ra vật liệu sinh học tự nhiên hoạt động như hệ thống cho tế bào sinh trưởng và mô phát triển.

    Việc tái cấu trúc ECM với các tế bào của chính bệnh nhân giúp loại bỏ nguy cơ đáp ứng miễn dịch.

    Các nhà khoa học tại Center for Regenerative Medicine sử dụng kĩ thuật này làm tăng hiệu quả cấy ghép cơ quan của tế bào người cho ban đầu, và mô tim mới phát triển từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSCs) của người nhận – loại bỏ nguy cơ cơ thể thải loại cơ quan cấy ghép một cách hiệu quả vì nó được tạo ra từ chính tế bào cơ tim của họ.

    Nhà nghiên cứu Jacques Guytte nói “tái tạo một trái tim hoàn chỉnh là thành quả của một quá trình kéo dài trong nhiều năm, vì vậy hiện tại chúng tôi đang sử dụng kỹ thuật tạo nên một bộ phận cơ tim có chức năng để thay thế mô tim hư hại do bị tổn thương hay suy tim”.

    Trong nghiên cứu này, 73 trái tim người được sử dung và các nhà khoa học cảm ứng các tế bào gốc biệt hóa thành 500 tỉ tế bào cơ tim. Sau đó, họ đưa các tế bào này vào trong mô tim đã được khử tế bào.

    Guyette nói “Tạo ra mô tim có chức năng gặp nhiều thách thức”. “Những thách thức này là việc cung cấp một khung nâng đỡ cấu trúc có thể hỗ trợ chức năng tim, đây là một nguồn cung cấp các tế bào tim chuyên biệt và là một môi trường cho các tế bào có thể tại quần thể khung nâng đỡ để hình thành các mô trưởng thành có khả năng thực hiện các chức năng của tim.”

    Chỉ sau vài ngày, các tế bào cơ tim phát triển vào bên trong mô một cách ngẫu nhiên. Các nhà nghiên cứu nói đây là lần đầu tiên tái tạo được mô tim người từ chỉ từ các tế bào gốc đơn trong chất nền của tim một cách hoàn thiện.

    “Tiếp theo, chúng tôi
    cố gắng cải tiến phương pháp để tạo ra nhiều tế bào tim hơn vì việc tái hợp vào khung ngoại bào của toàn bộ quả tim có thể cần hàng chục tỷ tế bào và tối ưu hóa kỹ thuật nuôi cấy bằng bioreactor để cải thiện sự trưởng thành và chức năng của mô tim và tích hợp tín hiệu điện vào mô tim đã được tạo để có chức năng như tim người nhận”, Guyette nói.

    Trong tương lai quá trình cấy ghép cơ quan sẽ an toàn và dễ dàng hơn như chúng ta mong đợi.

    11.4

    Quả tim được hình thành từ khung nâng đỡ ngoại bào và tế bào gốc trong phòng thí nghiệm.

    LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA dịch

    Theo: thescienceexplorer.com

    Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vnlethikimhoa19492@gmail.com         

    Link bài viết gốc: http://thescienceexplorer.com/brain-and-body/first-scientists-have-grown-functional-heart-muscle-stem-cells

  • TẠO TẾ BÀO CHỐNG LẠI UNG THƯ

    Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào gốc vạn năng cảm ứng để tăng sinh những tế bào của hệ thống miễn dịch trong liệu pháp điều trị ung thư mới

    Một trong những cách mà tế bào ung thư phát triển là trốn tránh khỏi các tế bào gây độc của hệ thống miễn dịch. Tế bào giết tự nhiên bất biến (iNKT) là những tế bào giúp đỡ hiếm gặp trong hệ thống miễn dịch, giúp hoạt hóa những tế bào gây độc khi những tế bào ung thư trốn tránh. Thật vậy, mức độ của tế bào iNKT trong máu là chỉ tiêu tốt trong điều trị lâm sàng.


    Hướng nghiên cứu kích thích tăng số lượng tế bào iNKT nhằm làm tăng hiệu quả của liệu pháp tế bào trong điều trị ung thư. Giáo sư Skin Kaneko cùng cộng sự, tại trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc vạn năng cảm ứng (CiRA), Đại học Kyoto, Nhật Bản sử dụng kỹ thuật tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS) để khảo sát hướng điều trị này. Trong những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học này đã tạo ra được tế bào iNKT chuyển biệt hóa. Những tế bào này được lấy từ tế bào iNKT của bệnh nhân, sau đó được chuyển biệt hóa thành tế bào iPS, tăng sinh và được biệt hóa thành tế bào iNKT. Từ đó, làm tăng đáng kể số lượng của tế bào iNKT so với nguồn ban đầu.

    213163

    Các  nhà nghiên cứu CiRA đã chuyển biệt hóa một loại tế bào iNKT thành tế bào iPS, sau đó biệt hóa thành tế bào iNKT có mang những đặc điểm của loại tế bào iNKT khác. Hướng này giúp làm tăng số lượng của tế bào iNKT trong liệu pháp điều trị ung thư. Ảnh trên là quần thể tế bào iNKT được chuyển biệt hóa từ tế bào iPS. Scale bar: 100um (Credit: Kaneko Laboratory, CiRA, Kyoto University)

    Thật bất ngờ, tuy những tế bào iNKT được chuyển biệt hóa có tính chất giống tế bào iNKT nhưng những tế bào này cũng thể hiện nhiều đặc tính có nguồn gốc từ những tế bào ban đầu như tính vạn năng. Những sự khác biệt này cho thấy tế bào iNKT được chuyển biệt hóa có thể theo những con đường biệt hóa khác nhau so với tế bào iNKT bình thường. Nhiều con đường biệt hóa khác nhau có thể mở ra các hướng biệt hóa những loại tế bào khác nhau trong liệu pháp điều trị ung thư. Giáo sư Kaneko giải thích: “Những bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch yếu kém. Hướng điều trị giúp tạo nhiều tế bào miễn dịch có tiềm năng là rất hữu ích.”

    Việc tạo ra những tế bào miễn dịch có hiệu quả cũng rất quan trọng trong việc tìm hiểu cách mà tế bào miễn dịch được hình thành. “Hệ thống miễn dịch có thể là hệ thống phức tạp nhất trong cơ thể”, theo giáo sư Kaneko. “Đơn giản chúng có thể giúp chúng ta phát triển những liệu pháp điều trị mới.”

    Nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu những con đường hình thành và biệt hóa của tế bào iNKT khác nhau và chọn lựa liệu pháp điều trị ung thư tốt nhất.

    Huỳnh Thúy Oanh dịch

                                                                                                  Theo ScienceDaily

    Email: htoanh@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/02/160216104558.htm

  • SUCCESS ON REPROGRAMING HEPATIC MYOFIBROBLASTS INTO HEPATOCYTES IN VIVO: ATTENUATE LIVER FIBROSIS AND IMPROVE LIVER FUNCTION

    By transfecting virus which carries 4 transcription factors (TFs) into myofibroblast, researchers were successful in the direct transformation of myofibroblast into iHepatocyte (iHep) in vitro and in vivo. This work helps to prevent liver fibrosis accomplishment by reducing myofibroblast number and improving liver function with an increase of iHep in liver cirrhosis.

    A team of collaborated researchers from Germany and Spain led by Song and Pacher reported their work on 25th February in Cell Stem Cell that they found 4 TFs which facilitate converting myofibroblasts to iHeps in vitro. They are FOXA3, GATA4, HNF1A, and HNF4A from a polycistronic lentiviral vector and the expression of these transcription factors converts mouse myofibroblasts into cells with a hepatocyte phenotype. Using the same TFs on in vivo transfection, researchers showed that “We have therefore been able to convert pro-fibrogenic myofibroblasts in the liver into hepatocyte-like cells with positive functional benefits. This direct in vivo reprogramming approach may open new avenues for the treatment of chronic liver disease”.

    First of all, scientists screened the essential TFs which can convert one type of cells to hepatocyte-like cells based on previous studies in order to apply in myofibroblast cell lineage. They discovered 4 TFs in 7 TFs playing critical roles on inducing myofibroblasts into iHeps, that can express liver functional protein and enzyme such as Albumin and CYP3A. Moreover, this converted cells showed the similar morphology, gene expression, function as hepatocyte. The authors then tried to directly reprogram myofibroblast into iHep on fibrosis mouse model by using 4 TFs above. Remarkably, this method was effective to convert myofibroblasts to iHeps. After 30 days induced in mice, iHeps in treated mice were 1-1.2% of hepatocyte population but the control mice did not show any iHeps. In addition, iHep induced mice reduced liver fibrosis markers such as collagen 1A1, hydroxyl proline… and improved liver function protein, for example, Albumin in treated mice better than control one. Finally, they demonstrated the evidence for confirmation of iHep in vivo lineage derived from myofibroblast reprograming on different liver cirrhosis mice models.

    “Our study demonstrates the direct conversion of pro-fibrogenic myofibroblasts in vivo into hepatocyte-like cells in the liver and shows that this can indeed ameliorate fibrosis in damaged livers. This approach provides a promising therapeutic potential for the treatment of chronic liver disease. Therefore, future studies should be aimed to enhance the efficiency of iHep generation through improvement in targeted transduction in order to provide beneficial therapeutic effects through iHep formation in more advanced liver fibrosis.”, the researchers said.

    213162

    demonstrating graphic the direct reprograming myofibroblast into iHepatocyte by trasnfected vector virus expression 4 Transcription factors FOXA3, GATA4, HNF1A and HNF4A in vitro and in vivo.

    LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA

    Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vnlethikimhoa19492@gmail.com         

    Original article: http://www.cell.com/cell-stem-cell/fulltext/S1934-5909(16)00011-4

  • TẠI SAO CRISPR TRỞ THÀNH KỸ THUẬT HOT

    Kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR được xem là “Khám phá công nghệ sinh học vĩ đại nhất thế kỉ”, “Kỹ thuật lớn nhất làm thay đổi cuộc chơi trong sinh học kể từ khi PCR được phát minh” và “Kỹ thuật Gen”. Bắt đầu từ những năm 2013 kỹ thuật này được dùng để thao tác trên tế bào người và kỹ thuật CRISPR đã nhanh chóng được sử dụng trong nghiên cứu và là cơ hội cho các nhà khởi nghiệp đầu tư vào CRISPR bắt đầu bằng cuộc chiến bằng sáng chế giữa MIT với UCLA.

    Điều gì đặc biệt về CRISPR khiến mọi người muốn hành động vì nó. Tóm lại, CRISPR (Clustered Regularly Interspaced Palindromic Repeats) được phát hiện vào những năm 1980 như là một phần của “hệ miễn dịch” được vi khuẩn sử dụng để chống lại sự xâm nhiễm của virus.

    Phương pháp chỉnh sửa bộ gen này được gọi là CRISPR-Cas9 được phát triển dựa trên hiểu biết về cơ chế của hệ miễn dịch này, bản chất của nó là vào trong tế bào vào cắt chuỗi DNA tại vị trí chính xác sau đó thay thế, biến đổi hoặc vô hiệu hóa gen. Phương pháp này liên quan tới sự biểu hiện của enzyme cắt nội mạch Cas9 đi kèm với RNA chỉ dẫn (sgRNA), RNA dẫn trực tiếp Cas9 tới vị trí đặc hiệu trên bộ gen và mở đầu cho sự tách mạch DNA. Tế bào sữa chữa sai hỏng, nhưng lại thường tạo ra đột biến mất hoặc chèn một đoạn nhỏ làm bất hoạt gen. Phức hợp CRISPR có thể biểu hiện trong tế bào bằng cách chuyển gen thông qua một vector virus hoặc chuyển bằng phức hệ hạt nano mang gen Cas-sgRNA.

    CRISPR-Cas9 cho phép cắt chuỗi DNA của tế bào tại điểm chính xác của một gen để thay thế, biến đổi hay bất hoạt gen đó.”

    Nó đã kích thích hầu hết các nhà khoa học và các nhà tư bản mạo hiểm đầu tư vì CRISPR có thể điều trị các bệnh về di truyền như Huntington, loạn dưỡng cơ. Mặt khác, nó cũng cho phép sửa đổi các gen của con cháu chúng ta, đã dẫn đến các tranh luận về việc “thiết kế một em bé” như bộ phim Gattaca. Đây không còn là khoa học viễn tưởng, vì các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉnh sửa gen trong phôi người sử dụng CRISPR.

    Tuy nhiên, cũng có thể CRISPR đã quá được thổi phồng bởi truyền thông. Dù sao nó cũng chỉ là một kĩ thuật như bao kĩ thuật cơ bản khác và chúng ta sẽ phải đợi vài năm nữa để chờ những sản phẩm đầu tiên được tung ra thị trường. Không có một sự đảm bảo rằng sẽ có một kĩ thuật rẻ hơn, tốt hơn, nhanh hơn CRISPR được phát hiện trong tương lai gần và thay thế CRISPR như CRISPR đã dần thay thế các kỹ thuật chỉnh sửa gen trước đó như TALENS và Zinc fingers. Cho tới nay, CRISPR vẫn rất hot.

    213161

    Phức hệ CRISPR-Cas9 đang chỉnh sửa mạch DNA.

    Link bài viết gốc: http://scitechconnect.elsevier.com/crispr-a-hot-technology/?utm_source=socialmedia&utm_medium=biomed&utm_campaign=Why%20Is%20CRISPR%20Such%20a%20Hot%20Technology%3F&sf16444936=1

    LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA dịch

    Theo Scitechconnect.elsevier.com

    Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vnlethikimhoa19492@gmail.com         

  • KĨ THUẬT TẠO TINH TRÙNG TỪ TẾ BÀO GỐC

    Các nhà khoa học ở Trung Quốc cuối cùng cũng thành công trong việc tạo tinh trùng có chức năng từ chuột trong phòng thí nghiệm. Để có được thành công này, các nhà nghiên cứu huấn luyện tế bào gốc phôi chuột để chuyển thành tế bào giống tinh trùng có chức năng, sau đó Tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng kĩ thuật tiêm tinh trùng vào trứng. Nghiên cứu được công bố ngày 25-2 trên tập san Cell Stem Cell, đã mở ra một hướng mới để tạo tinh trùng và một ngày nào đó có thể dùng để chữa bệnh vô sinh ở  Nam giới.

    Jiahao Sha đồng tác giả chính của công trình tại Đại Học Y Khoa Nanjing nói “Tái tạo tế bào mầm in vitro vẫn là mục đích chính trong sinh học sinh sản và y học sinh sản. Chúng tôi thiết lập một cách tiếp cận từng bước hiệu quả để rút ngắn sự hình thành tế bào giống tinh trùng có chức năng điều kiện phòng thí nghiệm. Phương pháp của chúng tôi hoàn toàn hợp với tiêu chuẩn vàng hiện nay được kiểm định bởi các nhà sinh học sinh sản. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng đây là phương pháp đầy hứa hẹn trong điều trị vô sinh ở nam.”

    Vô sinh tác động tới 15% cặp đôi, và khoảng 1/3 trường hợp là do nam giới. Nguyên nhân chính vô sinh ở nam là do thiếu dòng tiền thân tế bào mầm ở tinh hoàn để thành dòng tế bào giảm phân tạo ra tinh trùng có chức năng. Nhiều nghiên cứu đã thành công trong việc tạo tế bào mầm từ tế bào gốc nhưng vẫn chưa đánh giá được chức năng của tế bào mầm hay cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình giảm phân một cách toàn diện.

    Gần đây, một nhóm các chuyên gia sinh học sinh sản đề xuất tiêu chuẩn vàng để chứng minh các sự kiện chính diễn ra trong giảm phân xuất hiện ở các tế bào mầm được thí nghiệm. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu phải đưa ra bằng chứng chính xác về lượng DNA trong nhân ở mỗi giai đoạn giảm phân cụ thể, số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể bình thường và khả năng tế bào mầm tạo ra con khỏe mạnh. Cho tới nay, việc đạt được toàn bộ các bước cần thiết trong quá trình giảm phân vẫn là một khó khăn để tạo ra tinh trùng và trứng có chức năng trong nuôi cấy.

    Để khắc phục khó khăn này, nhóm của Sha cùng với đồng tác giả chính của nghiên cứu Qi Zhou và Xiao-Yang Zhao của Institute of Zoology ở Chinese Academy of Sciences phát triển một phương pháp dựa trên tế bào gốc bao gồm toàn bộ quá trình giảm phân và tạo ra tế bào giống tinh trùng có chức năng. Bước đầu tiên là đặt tế bào gốc phôi (ESCs) trong một hỗn hợp hóa chất kích thích tế bào gốc phôi chuyển thành tế bào mầm nguyên thủy. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu bắt chước điều kiện môi trường của mô chứa các tế bào mầm nguyên thủy này bằng cách nuôi chúng với các tế bào tinh hoàn cũng như các kích dục tố như testosteron.

    Dưới điều kiện sinh học thích hợp, tế bào gốc phôi từ tế bào mầm nguyên thủy trải qua quá trình giảm phân hoàn toàn trở thành tế bào giống tinh trùng có lượng DNA và nhiễm sắc thể chính xác. Để cung cấp minh chứng cuối cùng trong quá trình giảm phân cho tiêu chuẩn vàng, các nhà nghiên cứu tiêm các tế bào giống tinh trùng này vào trứng chuột và chuyển phôi vào chuột cái. Thật kinh ngạc, phôi phát triển bình thường và tạo ra con chuột khỏe mạnh, nó có thể sinh ra các thế hệ sau.

    Trong tương lai, các nhà nghiên cứu lên kế hoạch sử dụng kết quả này để nghiên cứu cơ chế phân tử kiểm soát giảm phân. Họ cũng sẽ kiểm tra cách tiếp cận này trên các động vật khác như linh trưởng để suy đoán nghiên cứu trên người. Tuy nhiên, trước khi kĩ thuật này được đưa vào lâm sàng, các nguy cơ có thể xảy ra phải được hạn chế và những trở ngại y đức về việc sử dụng tế bào gốc ph&ocir
    c;i cần được xem xét.

    Sha nói “Nếu phương pháp của chúng tôi an toàn và hiệu quả trên người thì nó có thể tạo ra tinh trùng đầy đủ chức năng sử dụng cho thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm,”. “Các liệu pháp điều trị hiện tại không có hiệu quả ở nhiều cặp vợ chồng, Do đó, chúng tôi hy vọng cách tiếp cận này có thể cải thiện tỷ lệ thành công cho điều trị vô sinh ở nam.”

    21316

    Sơ đồ tóm tắt cách Zhou và cộng sự tạo ra giao tử đực từ tế bào gốc phôi, mà nó có thể tạo ra giao tử khỏe mạnh và có thể thụ tinh, thực hiện chức năng giảm phân trong ống nghiệm.

    LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA dịch

    Theo Sciencedaily.com

    Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vnlethikimhoa19492@gmail.com         

    Link bài viết gốc: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/02/160225135207.htm?utm_source=dlvr.it&utm_medium=facebook

  • HUẤN LUYỆN TẾ BÀO GỐC ĐỂ TẠO MÔ CƠ

     

    Các nhà khoa học tại Sanford Burnham Prebys Medical Discovery Institute (SBP) đã tìm ra chìa khóa để cải thiện việc chữa lành tổn thương cho cơ. Trong một nghiên cứu công bố trên Cell Reports, các nhà khoa học mô tả tại sao tế bào gốc cơ (MuSCs) của bào thai tái tạo cơ tốt hơn so với tế bào MuSCs trường thành. Nghiên cứu này mở ra cánh cửa cho các cách tiếp cận mới điều trị các bệnh bao gồm loạn dưỡng cơ, căn bệnh đang ảnh hưởng tới 50000 người ở Mỹ và teo cơ đi kèm với ung thư và lão hóa.

    Matthew Tierney – một sinh viên tốt nghiệp tại SBP và cũng là tác giả đầu tiên của của công trình đã giải thích rằng: “Chúng tôi thấy rằng MuSCs bào thai tổ chức lại vi môi trường bằng cách tiết ra các protein đặc hiệu và làm cho vi môi trường có thể kích thích MuSCs trưởng thành tạo ra mô cơ mới hiệu quả hơn. Điều đó có nghĩa là cách  MuSCs trưởng thành thúc đẩy mô cơ tăng trưởng mà không phải là đặc tính bên trong nhưng lại có thể thay đổi,”

    Các protein này do MuSCs bào thai tiết ra là một phần của chất nền ngoại bào ECM, đây là một mạng lưới protein và  đường dạng chuỗi  đã tạo nên cấu trúc vi môi trường của MuSCs. Khi MuSCs bào thai phát triển thành MuSCs trưởng thành, chúng đảm nhận các nhiệm vụ  khác nhau và giúp thay đổi vi trôi trường theo thời gian nhằm hỗ trợ các chức năng riêng biệt. MuSCs bào thai có nhiệm vụ tạo ra mô cơ mới, trong khi đó MuSCs trưởng thành phụ trách sửa chữa cơ tổn thương và tự phân chia để duy trì các tế bào gốc và sửa chữa các tổn thương sau này.

    Trong bệnh loạn dưỡng cơ và bệnh teo cơ, quá trình thoái hóa cơ lấn át khả năng tái tạo cơ của MuSCs trưởng thành. Nghiên cứu mới này cho thấy rằng, MuSCs trưởng thành sống trong vi môi trường có đặc điểm của bào thai thì tái tạo cơ tốt hơn, cung cấp cơ sở cho việc phát triển thuốc mới thông qua tiếp cận này.

    Giáo sư tiến sĩ Alessandra Sacco tại Development, Aging, and Regeneration Program ở SBP và cũng là tác giả chính của công trình cho biết: “Những kết quả này giúp giải thích sự khác nhau giữa khả năng của MuSCs bào thai và trưởng thành trong quá trình sửa chữa cơ. Điều này thật sự rất cần thiết vì vẫn chưa có phương pháp điều trị nào khả dụng cho bệnh loạn dưỡng cơ và teo cơ”.

    “Phát hiện của chúng tôi phù hợp với các đánh giá tầm quan trọng của cấu trúc tế bào và sinh hóa xung quanh trạng thái tác động của tế bào. Kiểm soát vi môi trường là một hướng tiếp cận nổi bật để điều trị nhiều bệnh từ ung thư tới tim mạch và thoái hóa thần kinh. Chúng tôi rất hứng thú về vai trò quan trọng của nghiên cứu này trong điều trị các bệnh về cơ, và mong muốn áp dụng kết quả này để phát triển liệu pháp điều trị”.

     

    Hình minh họa: các tế bào gốc mô đều tạo ra cơ mới (màu xanh) và tái tạo sau tổn thương.

     

    LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA dịch

    Theo: sciencedaily.com

    Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vnlethikimhoa19492@gmail.com         

    Link bài viết gốc: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/02/160218132300.htm

     

  • KỸ THUẬT TẠO RA DẠ DÀY MINI SẢN XUẤT INSULIN Ở CHUỘT

    Các nhà cứu đã mất cả thập kỉ để cố gắng thay thế tế bào beta của Tụy sản xuất insulin, các tế bào bị mất trong bệnh Đái tháo đường. Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu báo cáo đã khám phá ra mô ở phần dưới của dạ dày có tiềm năng tốt nhất để tái thiết lập chương trình thành dạng tế bào Beta vào ngày 18-2-2016 trên Cell Stem Cell. Các nhà nghiên cứu đã thu mẫu mô này từ chuột và phát triển chúng thành “Cơ quan nhỏ – mini-organs” có thể sản xuất Insulin khi ghép trở lại động vật. Các tế bào gốc của mini-organs cũng góp phần vào quần thể tế bào sản xuất Insulin, giúp cho mô duy trì khả năng tăng tái tạo.

    Để tìm ra mô của cơ thể dễ tái thiết lập chương trình nhất để sản xuất insulin, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kĩ thuật di truyền trên chuột để biểu hiện 3 gen có khả năng chuyển các loại tế bào khác nhau thành tế bào Beta. Tác chính Qiao Zhou tại Harvard University Department of Stem Cell and Regenerative Biology, nói: “Chúng tôi đã thử qua tất cả, từ mũi cho tới đuôi của chuột”, “Chúng tôi đã khám phá ra điều ngạc nhiên đó là một số tế bào của vùng hậu vị của dạ dày là dễ nhất để chuyển đổi thành tế bào beta. Đây là mô làm nguyên liệu khởi đầu tốt nhất”.

    Vùng hậu vị nối dạ dày với ruột non. Khi tái thiết lập chương trình, các tế bào ở vùng này đáp ứng mạnh nhất với nồng độ đường cao, sản xuất ra glucose để bình thường hóa nồng độ đường huyết trong máu chuột. Để kiểm tra hiệu quả của các tế bào này, các nhà nghiên cứu phá hủy tế bào Beta tuyến tụy của chuột, nhằm ép cơ thể chuột chỉ dựa vào sự hiệu chỉnh của các tế bào ở Dạ dày. Nhóm đối chứng, không chứa mô tái thiết lập chương trình, chuột chết trong vòng 8 tuần. Ngược lại, ở nhóm thí nghiệm các con chuột có tế bào tái thiết lập chương trình duy trì nồng độ Insulin và đường huyết trong suốt 6 tháng theo dõi.

    Hậu vị dạ dày còn có thuận lợi khác là các tế bào gốc ở mô ruột thường xuyên làm mới. Khi các tế bào ở vùng hậu vị dạ dày biểu hiện các gen chuyển đổi, và trong thí nghiệm các tế bào được tái thiết lập đầu tiên bị chết đi để các tế bào gốc khởi tạo lại quẩn thể tế bào sản xuất insulin. Zhou nói: “Ở dạng khác nhau của bệnh, bệnh nhân thường bị mất tế bào Beta”, “Chúng tôi cung cấp một cách thuận lợi nhất để bổ sung các tế bào này”.

    Nhưng để có thể tiến gần hơn tới một liệu pháp tiềm năng, Zhou và đồng nghiệp phải tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau. “Khi chuột trưởng thành, chúng tôi bật 3 gen. Nhưng trong tương lai trên lâm sàng, chúng ta không thể làm chuyển gen trên người,” Ông ấy nói. Vì vậy, các nhà nghiên cứu lấy mô dạ dày từ chuột, làm nó biểu hiện các yếu tố tái thiết lập chương trình thành tế bào beta trong phòng thí nghiệm và khiến chúng phát triển trong một cái bóng nhỏ của dạ dày mini để sản xuất insulin và tự nó làm mới bằng tế bào gốc. Sau đó, nhóm nghiên cứu đặt những mini-organs này lên một cái màng bên trong khoang bụng của chuột.

    Khi các nhà nghiên cứu phá hủy các tế bào tụy của chuột để quan sát xem liệu mini-organs có thể bù cho tụy không, họ thấy rằng nồng độ đường giữ ở mức bình thường ở 5 trên 22 động vật thí nghiệm, đó là tỉ lệ thành công mà nhóm mong đợi. Zhou nói “Khi đặt chúng cùng với nhau, các tế bào gốc được thu tự tổ chức thành cơ quan trong chất nền”, “Tất cả hạn chế là liệu các mô bạn đã cấy có tái tổ chức thành các lớp chính xác không?”

    Tiềm năng sản xuất insulin của các tế bào hạ vị dạ dày có lẽ do sự tương đồng với các tế bào beta tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu thấy rằng rất nhiều gen thiết yếu cho chức năng của tế bào beta cũng biểu hiện bình thường trong tế bào sản xuất kích thích tố của vùng Hạ vị. “Lợi điểm nhất của phương pháp này là có thể sinh thiết từ mỗi người, tăng sinh các tế bào này invitro và tái thiết lập chúng thành tế bào beta, và sau đó cấy ghép chúng để tạo ra liệu pháp đặc trị cho bệnh nhân,” Zhou nói. “Đó là điều mà chúng tôi đang làm hiện nay. Chúng tôi rất phấn khởi”.

     

     Hình minh họa: Một lát cắt của mini-organs tạo ra tế bào tiết insulin, được nhuộm miễn dịch phát huỳnh quang. Hình này cho thấy rất nhiều tế bào được cảm ứng sản xuất insulin (red) xuất hiện trong mini-organs. Các tế bào gốc và tế bào tiền thân dạ dày (green) được phát hiện ở màng nền của tuyến. Nhân tế bào được đánh dấu màu xanh.

     

    LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA dịch

    Theo Sciencedaily.com

    Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vnlethikimhoa19492@gmail.com         

    Link bài viết gốc: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/02/160218132245.htm

     

     

  • 02 công trình của PTN Tế bào gốc được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu

    Theo thông báo của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, kết quả xét chọn từ các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ cho giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016, PTN Tế bào gốc có 02 công trình được đề cử trao giải thưởng năm nay từ 2 Hội đồng chuyên ngành khác nhau, trong tổng số 9 đề cử (05 đề cử cho giải thưởng chính, 04 đề cử cho giải thưởng trẻ).

    Khởi động từ năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của các nhà quản lý, nhà khoa học và toàn xã hội. Sự kiện tổ chức Giải thưởng được cộng đồng khoa học, báo chí lựa chọn trong các sự kiện KH&CN ấn tượng năm 2014, 2015.

    Năm 2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Cơ quan Thường trực của Giải thưởng đã tiếp nhận 49 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng. Theo kế hoạch, từ ngày 05/2 đến 04/3/2016, các Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia đã đánh giá các hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng. Kết quả 09 (chín) hồ sơ đã được đề cử xét chọn tại Hội đồng Giải thưởng (danh sách kèm theo phía dưới).

    Dự kiến, Hội đồng Giải thưởng sẽ xem xét, lựa chọn, đề xuất nhà khoa học đạt Giải thưởng năm 2016 vào tháng 4/2016. Lễ trao Giải thưởng dự kiến được tổ chức vào ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2016 tại Hà Nội.

    Danh sách 09 đề cử xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 tại Hội đồng Giải thưởng:

     TT

    Tên công trình

    Tên người đề nghị xét tặng

    Ngành

    Cơ quan công tác

    ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG CHÍNH (05 đề cử)

    1

    Nguyen Duc Khoang, Do Dang Trung, Nguyen Van Duy, Nguyen Duc Hoa, Nguyen Van Hieu*, “Design  of  SnO2/ZnO  hierarchical  nanostructures  for  enhanced ethanol gas-sensing performance”. Sensors and Actuators B 174 (2012) 594-601.

    GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

    Vật lý

    Viện ITIMS, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
     

    2

    Do Cong Cuong, Dao T. Khoa, and Yoshiko Kanada-En’yo, “Folding-model analysis of inelastic α+ 12 C scattering at medium energies, and the isoscalar transition strengths of the cluster states of  12 C”. Physical Review C 88 (2013) 064317.

    GS.TS. Đào Tiến Khoa

    Vật lý

    Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.

    3

    Nam T. S. Phan*, Phuong H. L. Vu, Tung T. Nguyen, “Expanding applications of copper-based metal-organic frameworks in catalysis: Oxidative C-O coupling by direct C-H activation of ethers over Cu2(BPDC)2(BPY) as an efficient heterogeneous catalyst”. Journal of Catalysis, 2013, 306, 38-46.

    GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam

    Hóa học

    Trường Đại học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
     

    4

    Nguyen Van Tuyen et al, “Nucleophile – Directed Selective Transformation of cis-1-Tosyl-2-tosyloxymethyl-3-(trifluoromethyl)aziridine into Aziridines, Azetidines, and Benzo-Fused Dithianes, Oxathianes, Dioxanes, and (Thio)morpholines”. Chemistry A European Journal, 2013 (19), 5966-5971.

    GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến

    Hóa học

    Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
     

    5

    Nguyen,  N.M.,  Dultz,  S.,  Picardal,  F.,  Bui,  T.K.A.,  Pham,  V.Q.,  Schieber,  J., “Release  of  potassium  accompanying  the  dissolution  of  rice  straw  phytolith”. Chemosphere,  2015, 119, 371–376.

    PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh

    Khoa học Trái đất và Môi trường

    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
     

    ĐỀ CỬ GIẢI THƯỞNG TRẺ (04 đề cử)

    1

    P. V. Dong, T. D. Tham, and H. T. Hung, “3-3-1-1 model for dark matter”. Physical Review D 87, 115003 (2013).

    TS. Phùng Văn Đồng

    Vật lý

    Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

    2

    Nga T.T. Tran, Quan H. Tran, Thanh Truong*, “Removable Bidentate Directing Group Assisted-Recyclable Metal-Organic Frameworks-Catalyzed Direct Oxidative Amination of Sp2 C-H Bonds”. Journal of Catalysis, 2014, 320, 9-15.

    TS. Trương Vũ Thanh

    Hóa học

    Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM

    3

    Phuc Van Pham, Khanh Hong-Thien Bui, Dat Quoc Ngo, Ngoc Bich Vu, Nhung Hai Truong, Nhan Lu-Chinh Phan, Dung Minh Le, Triet Dinh Duong, Thanh Duc Nguyen, Vien Tuong Le and Ngoc Kim Phan, “Activated platelet-rich plasma improves adipose-derived stem cell transplantation efficiency in injured articular cartilage”. Stem Cell Research & Therapy 2013.

    TS. Phạm Văn Phúc

    Khoa học sự sống – Y Sinh Dược học

    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
     

    4

    Phuc Van Pham, Ngoc Bich Vu, Vuong Minh Pham, Nhung Hai Truong, Truc Le-Buu Pham, Loan Thi-Tung Dang, Tam Thanh Nguyen, Anh Nguyen-Tu Bui, Ngoc Kim Phan, “Good manufacturing practice-compliant isolation and culture of human umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells”. Journal of Translational Medicine 2014

    TS. Phạm Văn Phúc

    Khoa học sự sống – Sinh học Nông nghiệp

    Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
     

     

    Tác giả bài viết: NMAn

    Nguồn tin: nafosted