Các nhà khoa học của Mĩ và Trung Quốc đã báo cáo về khả năng sử dụng tế bào gốc người như là liệu pháp vacxin chống lại ung thư ruột kết, nghiên cứu được đăng tải trên Stem Cells.
Thuyết về việc sử dụng các tế bào gốc phôi nhằm gây đáp ứng miễn dịch để tạo nên đáp ứng kháng khối u đã tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, thuyết này vẫn chưa được nghiên cứu trên động vật do vậy việc khám phá khả năng gây đáp ứng miễn dịch kháng ung thư ruột kết của tế bào gốc người vừa mang tính mới vừa là một kết quả ngoài mong đợi.
Theo Dr. Zihai Li, “ Kết quả nghiên cứu đã mở ra một mô hình mới trong nghiên cứu vacxin ung thư”. Các tế bào ung thư và tế bào gốc giống nhau nhiều điểm về phân tử lẫn đặc tính sinh học. Việc gây đáp ứng miễn dịch cơ thể chủ bằng tế bào gốc, chúng ta có thể “đánh lừa” hệ thống miễn dịch để cơ thể tưởng rằng có sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể, do vậy hệ miễn dịch sẽ kích ứng một chương trình chống lại khối u.
Nhóm chuột được tiêm tế bào gốc phôi người (hESCs) đã đáp ứng chống lại các tế bào ung thư ruột kết. Nhóm chuột ung thư này có biểu hiện giảm mạnh sự tăng trưởng khối u khi được gây đáp ứng miễn dịch. Điều này cho thấy chuột được gây đáp ứng miễn dịch bằng hESCs có thể tạo ra một đáp ứng kháng mạnh với khối u.
Gần đây, các nhà khoa học có thể tạo ra các tế bào cảm ứng đa tiềm năng (iPSCs) có đặc tính giống tế bào gốc phôi. Điều này là một thách thức nếu chúng ta có thể sử dụng các iPSC thay cho hESCs trong các nghiên cứu điều trị bằng tế bào gốc.
Ngoài ung thư ruột kết, nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng có thể sử dụng tế bào gốc trong nhiều bệnh ung thư khác và rất có thể sử dụng tế bào gốc như vacxin cho bệnh ung thư.
Ngọc Nhi (Theo Sciencedaily)
Leave a Reply