Hình ảnh khối u lớn xuất hiện ở não khi bệnh nhân mắc glioblastoma.
Nhóm nghiên cứu đã thử nhiều cách kích thích hệ miễn dịch, đã ức chế khối u bằng một loại “vaccine”. Vaccine này được biến đổi di truyền từ tế bào khối u để có thể sản xuất các phần tử kích thích miễn dịch. Các tế bào khối u đã biến đổi này (được chiếu xạ để mất khả năng phân chia) được kết hợp với một số tiểu phần thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Phương pháp điều trị này đã có những kết quả khả quan trên mô hình động vật: 75% chuột rat trải qua điều trị đã được chữa khỏi hoàn toàn khối u não.
“Hệ miễn dịch của con người phức tạp hơn, do đó có thể kết quả sẽ không tốt như vậy khi thử nghiệm trên bệnh nhân. Tuy nhiên, với những tiên lượng xấu mà họ phải chấp nhận như hiện nay, mọi phương pháp mới đều quan trọng” – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. Trước đây nhóm đã thử kết hợp hoạt hóa hệ miễn dịch với hóa trị liệu. Khi chất hóa trị được đưa trực tiếp đến khu vực khối u, những kết quả tốt tiếp tục được khẳng định: 83% chuột còn sống.
Nhóm nghiên cứu mong muốn trong tương lai, phương pháp hóa trị liệu cục bộ có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để có thể tiêu diệt khối u ở mức cao nhất có thể. Tác giả Peter Siesjo hiện đang xin cấp phép nghiên cứu lâm sàng với liệu pháp kích thích hệ miễn dịch – có hoặc không kết hợp với hóa trị liệu cục bộ – như một phương pháp điều trị bệnh nhân mắc glioblastoma thể đa hình.
Tham khảo:
Sara Fritzell, Sofia Eberstål, Emma Sandén, Edward Visse, Anna Darabi, Peter Siesjö. IFNγ in combination with IL-7 enhances immunotherapy in two rat glioma models. Journal of Neuroimmunology, 2013; 258 (1-2): 91 DOI: 10.1016/j.jneuroim.2013.02.017
Theo Nature
Tiêu diệt khối u não bằng phương pháp miễn dịch May 30, 2013 – Nhóm nghiên cứu tại trường đại học Lund ở Thụy điển đã đem lại hy vọng cho các bệnh nhân mắc loại khối u não nghiêm trọng nhất, glioblastoma thể đa hình, khi cho biết có thể chống lại khối u bằng hệ miễn dịch của chính họ. Các khối u thường rất khó loại bỏ hoàn toàn bằng cách phẫu thuật vì tế bào khối u phát triển vào bên trong mô não khỏe mạnh. Bệnh nhân mắc bệnh này thường không thể sống quá một năm sau khi phát hiện khối u.
Hình ảnh khối u lớn xuất hiện ở não khi bệnh nhân mắc glioblastoma. Nhóm nghiên cứu đã thử nhiều cách kích thích hệ miễn dịch, đã ức chế khối u bằng một loại “vaccine”. Vaccine này được biến đổi di truyền từ tế bào khối u để có thể sản xuất các phần tử kích thích miễn dịch. Các tế bào khối u đã biến đổi này (được chiếu xạ để mất khả năng phân chia) được kết hợp với một số tiểu phần thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Phương pháp điều trị này đã có những kết quả khả quan trên mô hình động vật: 75% chuột rat trải qua điều trị đã được chữa khỏi hoàn toàn khối u não. “Hệ miễn dịch của con người phức tạp hơn, do đó có thể kết quả sẽ không tốt như vậy khi thử nghiệm trên bệnh nhân. Tuy nhiên, với những tiên lượng xấu mà họ phải chấp nhận như hiện nay, mọi phương pháp mới đều quan trọng” – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. Trước đây nhóm đã thử kết hợp hoạt hóa hệ miễn dịch với hóa trị liệu. Khi chất hóa trị được đưa trực tiếp đến khu vực khối u, những kết quả tốt tiếp tục được khẳng định: 83% chuột còn sống. Nhóm nghiên cứu mong muốn trong tương lai, phương pháp hóa trị liệu cục bộ có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để có thể tiêu diệt khối u ở mức cao nhất có thể. Tác giả Peter Siesjo hiện đang xin cấp phép nghiên cứu lâm sàng với liệu pháp kích thích hệ miễn dịch – có hoặc không kết hợp với hóa trị liệu cục bộ – như một phương pháp điều trị bệnh nhân mắc glioblastoma thể đa hình. Tham khảo: Sara Fritzell, Sofia Eberstål, Emma Sandén, Edward Visse, Anna Darabi, Peter Siesjö. IFNγ in combination with IL-7 enhances immunotherapy in two rat glioma models. Journal of Neuroimmunology, 2013; 258 (1-2): 91 DOI: 10.1016/ Nguyễn Thuỳ Linh |
Leave a Reply